Chùa Phật Linh

http://chuaphatlinh.com


PHẬT LÀ AI?

PHẬT LÀ AI?         Nam mô A Di Đà Phật!          Kính bạch Chư Tôn Đức!          Con pháp danh là Đồng Duyên. Vừa rồi, con có nhân duyên gặp một ông tây. Ông có hỏi con về đức Phật. Nay con xin hỏi Chư Tôn Đức trả lời dùm.Hỏi:          Ông hỏi tại sao bạn tin Phật? Phật là ai?
PHẬT LÀ AI?
         
Nam mô A Di Đà Phật!
          Kính bạch Chư Tôn Đức!
          Con pháp danh là Đồng Duyên. Vừa rồi, con có nhân duyên gặp một ông tây. Ông có hỏi con về đức Phật. Nay con xin hỏi Chư Tôn Đức trả lời dùm.
Ông tây hỏi:
          Ông hỏi tại sao bạn tin Phật? Phật là ai?
Trả lời:
          Đức Phật là người giác ngộ về sự thật của cuộc đời và chân tâm; đức Phật là bậc giải thoát sanh tử luân hồi; đức Phật là bậc thanh tịnh; đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ.
+ Đức Phật là bậc giác ngộ (hiểu biết): Ngài đã giác ngộ được sự thật của cuộc đời hay còn gọi là  thế tục đế và sự thật của chân tâm, Phật tánh hay còn gọi là chân đế.
  1. Sự thật của cuộc đời - Thế Tục Đế:
Cuộc đời có nhiều thú vui, khoái lạc và hạnh phúc. Nói tóm gọn là ngũ dục như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghĩ. Cho nên, con người tìm đủ mọi cách để hưởng thụ. Khi con người chết đi thì tất cả thú vui và hạnh phúc của cuộc đời nầy đều tiêu tan. Vì thân nầy do tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) tạo thành, nên thân nầy giả tạm. Do đó, cuộc đời nầy cũng giả tạm. Đây là sự thật của cuộc đời, mà đức Phật đã hiểu ra.
Trong cuộc sống, con người có 2 cái khổ, là cái khổ về thân và cái khổ về tâm.
a) Cái khổ về tâm: cầu không được như ý là khổ; sự chia ly vĩnh biệt với người thân là khổ; Ở gần với người thù hận là khổ.
b) Cái khổ về thân: cái khổ của sanh ra; cái khổ của sự già; cái khổ của bệnh tật và cái khổ của sự chết.
2) Sự thật của chân tâm: là sự vắng lặng, thanh tịnh hay còn gọi là niết bàn; Phật tánh là tánh giác ngộ của chúng sanh.
+ Đức Phật là bậc giải thoát sanh tử luân hồi: Chúng sanh sau khi chết đi, tùy theo nghiệp thiện ác, mà sẽ lưu chuyển sang kiếp khác trong lục đạo luân hồi. Nếu thuộc về nghiệp thiện sẽ sanh làm trời, người, A Tu La. Nếu thuộc về nghiệp ác sẽ sanh địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh. Vì chúng sanh tham, sân, si, mà tạo vô lượng nghiệp thiện ác, nên phải bị nghiệp thiện ác lôi kéo trong lục đạo luân hồi đời đời kiếp kiếp không biết bao giờ mới ra khỏi được. Đức Phật là bậc xuất thế thoát ly sanh tử luân hồi, vì Ngài  tu giới, tu định và tu huệ. Cho nên, Ngài đã diệt được gốc rễ tham, sân, si .v.v. không còn luân hồi khổ đau nữa.
+ Đức Phật là bậc thanh tịnh: Ngài tu tập và chứng các bậc thiền định, cùng thành tựu 6 loại thần thông như 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh). Ngài luôn sống trong an định, nên thân tâm của Ngài luôn luôn thanh tịnh.
+ Đức Phật là bậc đại trí tuệ: Ngài chỉ dạy chúng sanh rất nhiều phương pháp tu tập để diệt trừ phiền não, khổ đau và chuyển người phàm phu thành Thánh nhân.
+ Đức Phật là bậc đại từ đại bi: Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài không trừng phạt ai, không đưa ai xuống địa ngục. Ngược lại, Ngài nguyện xuống địa ngục cứu độ chúng sanh.
+ Ông tây hỏi:
  • Đức Phật có khả năng chuột tội cho chúng sanh không?
+ Đáp:
  • Đức Phật không có nói là Ngài sẽ chuột tội cho ai hết, nhưng Ngài chỉ dạy cho chúng sanh tự chuột tội cho chính mình. Tại sao?
  • Bởi vì, giả như người cha nói với ông quan tòa là con của tôi lở dại giết người. Nay tôi xin quan tòa cho tôi chịu tội thế cho con của tôi. Xin hỏi quý vị, ông quan tòa có đồng ý không? Chắc chắn là ông quan tòa không đồng ý. Vì sao? Vì ai làm tội, thì người tội phải chịu trừng phạt.
  • Giả như người con nói với ông quan tòa là cha của tôi lở dại giết người. Nay tôi xin quan tòa cho tôi chịu tội thế cho cha của tôi. Xin hỏi quý vị, ông quan tòa có đồng ý không? Chắc chắn là ông quan tòa không đồng ý. Vì sao? Vì ai làm tội, thì người tội phải chịu trừng phạt.
  • Giả như người cha thương con, sợ con bị tội giết người, và bị trừng phạt đọa vào địa ngục. Người cha nói rằng tôi tự tử chết để chuộc tội cho con của tôi, thì người con có hết tội không? Chắc chắn là người con không hết tội, mà người cha lại bị ông diêm vương xử thêm tội tự sát.
  • Giả như có người nói rằng tôi sẽ chuộc tội cho mọi người. Vậy, chúng ta có tin không? Trên thực tế, ông quan tòa có bao giờ vì người đó tha cho tội nhân nào không? Nếu như người đó chuộc tội được cho mọi người, mà mọi người trong xã hội cứ mãi làm tội, không ngừng nghĩ. Vậy, người đó có dại không? Và như vậy chẳng khác nào là khuyến khích người ta cứ làm tội.
  • Đức Phật không nói rằng Ngài sẽ chuột tội cho ai hết, mà Ngài dạy mọi người tự chuộc tội cho chính mình, bằng cách là: thứ nhứt Ngài dạy cho mọi người phải biết ăn năn lổi lầm của mình và hối cải không làm tội lổi nữa; thứ hai là ngưng làm các điều ác qua giới luật, ví dụ như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; thứ ba là làm các điều thiện như phóng sanh, bố thí, .v.v. mọi người nếu đều đoạn ác, tu thiện, thì mọi người đã tự chuộc tội lấy mình. Tóm lại là đức Phật dạy cho mọi người tự chuộc tội lấy mình.
+ Ông tây hỏi:
  • Nếu những người không tin đức Phật. Đức Phật có đưa họ vào địa ngục không? hoặc họ làm tội, thì Đức Phật có trừng phạt không?
+ Trả lời:
  • Đức Phật không phải là ông quan tòa xử tội ai hết. Đức Phật chỉ dạy cho mọi người cái nào đúng và cái nào sai; cái nào chánh và cái nào tà. Ai là gieo nhân tốt thì được quả lành; ai gieo nhân xấu thì chịu quả ác.
  • Đức Phật không bắt buột ai tin đức Phật, nhưng Ngài chỉ muốn mọi người hiểu biết về luật nhân quả và tạo nhân thiện.
  • Đức Phật không đưa ai xuống địa ngục, dù người đó tin hay không tin, dù người đó làm ác. Ngược lại, đức Phật nguyện xuống địa ngục cứu độ chúng sanh.
Xin cám ơn những ông tây đã hỏi rất thiết thực, tìm hiểu về đức Phật.
 
A Di Đà Phật!
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây