Chùa Phật Linh

http://chuaphatlinh.com


TU SĨ GIẢ CÓ THẬT KHÔNG?

TU SĨ GIẢ
 
Hỏi:
Thưa Thầy!
Người ta nói có người giả làm Sư đi khất thực. Điều nầy có đúng không?
Trả lời:
Nam mô Thích Mâu Ni Phật!
Kính thưa Quý Phật Tử!
        Tại cổng chùa Hoằng Pháp, TT Thích Chân Tín có để 1 cái bảng thông báo. Trên bảng có in hình ảnh và ghi rằng cẩn thận Sư giả .v.v. Vậy, Sư giả là có chứ! Trong xã hội cũng có người thiện, người ác; trong gia đình có đứa nên, có đứa hư; trong chính quyền cũng có người tốt, người xấu; trong đạo cũng có người thật, người giả.
        Giáo Hội Phật Giáo là tổ chức giúp các tự viện về:
  1. Hành chánh.
  2. Liên kết Tăng đoàn.
  3. Hoằng pháp.
Giáo Hội Phật Giáo không phải là tổ chức giáo quyền kiểm soát và xử tội ai cả. Do đó, trong Tăng đoàn vẫn có Sư giả. 1) Sư giả vì lý do chính trị; 2) Sư giả vì lý do kinh tế; 3) Sư giả vì lý do Tôn Giáo.
  1. Sư giả vì lý do chính trị: Họ làm Sư để theo dõi tổ chức Phật giáo, hoặc làm giao liên, hoặc lãnh đạo Phật giáo .v.v.
  2. Sư giả vì lý do kinh tế: Họ vì nghèo nên giả sư để kiếm sống qua ngày. Chính quyền Việt Nam cũng đã bắt rất nhiều lần và đăng lên báo chí. Nhưng cũng thả họ ra, vì họ chỉ xin ăn. Ai thích cho hay không bố thí cũng được. Chứ họ không có ăn trộm, nên không bị tội hình sự. Tuy nhiên, họ vi phạm lợi dụng chiếc áo nhà tu, gây ảnh hưởng không tốt cho hàng tu sĩ Phật giáo. Vì thế, Quý Phật tử phải am hiểu điều nầy và cảnh giác. Giả sử có người đến nhà vận động xây Chùa. Chúng ta không biết người nầy ở đâu? Chúng ta không nên giúp. Quý vị phải biết:
  1. Người nầy ở đâu? Có giấy tờ tu sĩ không?
  2. Hoặc có người quen giới thiệu.
  3. Hoặc Giáo Hội giới thiệu.
  4. Có giấy phép và bản vẻ xây dựng Chùa không?
Đại khái như vậy, thì chúng ta mới tin tưởng được.
Người đi khất thực chỉ có buổi sáng thôi. Quá 11 giờ trưa là không được đi khất thực nữa. Tại sao đi khất thực? Đi khất thực là tập cho mọi người thực hành bố thí. Vì bố thí năng sinh phước báu. Người khất thực trước khi ăn phải tụng Kinh hồi hướng phước báu cho người thí chủ. Vậy, cả hai đều được lợi lạc.  
  1. Sư giả vì lý do tôn giáo: Ở Ấn Độ có Sư vào cung đình xin gặp Vua và ra tay ám sát Vua. Cuối cùng, Vua bắt người nầy điều tra, mới biết đây là ngoại đạo giả Sư. Mục đích muốn cho ông Vua ghét Phật giáo và đàn áp Phật giáo. Chúng ta thấy có Sư nào làm gì tai tiếng trên báo chí, thì chúng ta phải tìm hiểu Sư nầy:
  1. Sư nầy có phải là tu sĩ Phật giáo hay không?
  2. Nếu là tu sĩ thì có giấy tờ tu sĩ hay không?
  3. Nếu là tu sĩ, thì đệ tử của ai? Ở Chùa nào?
  4. Nếu người là tu sĩ ở nhà, thì họ tu tại gia, là người đời rồi.
Qua đó, chúng ta không thể nghe người khác nói và từ đó kết luận đúng rồi. Phật tử phải có chánh kiến. Muốn có chánh kiến, thì phải tìm hiểu nguyên do và nguồn gốc của đương sự. Nếu không có bằng chứng nói trên, coi chừng tin giả.
Hỏi:
Thưa Thầy!
Nói vậy, Giáo Hội không bài trừ Sư giả để tại tiếng cho đức Phật, Phật giáo và Tăng đoàn thì sao?
Trả lời:
Đức Phật và Phật giáo không làm gì sai để bị tai tiếng. Chỉ có con người làm sai, nên họ mới bị tai tiếng thôi.
Giáo Hội không có quyền bắt sư giả và xử tội. Giáo Hội chỉ lo giải quyết hành chánh và hổ trợ cho các tự viện về việc hoằng pháp thôi. Sư giả thuộc về một phần tệ nạn xã hội. Chỉ có chính quyền mới bắt và xử tội thôi. Ở xã hội nào cũng có những tệ nạn như vậy. Không có gì đáng lo. Chỉ cần Phật tử am hiểu những điều nói trên và cẩn thận là được rồi.
Đức Phật chỉ dạy đạo đức và chỉ dạy cho mọi người cái nào đúng và cái nào sai? Ai làm đúng thì họ được tốt; Ai làm sai thì họ bị xấu. Nếu họ làm sai, thì bạn nghĩ đó là lổi của đức Phật hay là lổi của người đó? Đó là lổi của họ. Đức Phật và Phật giáo đâu có làm xấu đâu, thì ai dám chê xấu được. Người nào làm xấu, đó là lổi cá nhân của họ.
Nam mô A Di Đà Phật!

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây