Chùa Phật Linh

http://chuaphatlinh.com


KINH PHẬT ĐỘ SANH HAY ĐỘ TỬ

KINH PHẬT ĐỘ SANH HAY ĐỘ TỬ
 
Hỏi:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi. Có người nói rằng Đức Phật chỉ độ sanh chứ không độ tử. Vậy, họ nói như thế có đúng không?
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị Phật tử!
          Quan niệm của người đời độ sanh là độ cho người sống; độ tử là độ cho người mất. Cho nên, ai đó nói rằng đức Phật chỉ độ sanh, không có độ tử. Đó là quan niệm cá nhân. Chúng ta có thể tìm hiểu như sau:

KINH PHẬT ĐỘ SANH HAY ĐỘ TỬ
 
Hỏi:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi. Có người nói rằng Đức Phật chỉ độ sanh chứ không độ tử. Vậy, họ nói như thế có đúng không?
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị Phật tử!
          Quan niệm của người đời độ sanh là độ cho người sống; độ tử là độ cho người mất. Cho nên, ai đó nói rằng đức Phật chỉ độ sanh, không có độ tử. Đó là quan niệm cá nhân. Chúng ta có thể tìm hiểu như sau:
          Độ nghĩa là đưa qua (Đưa qua bờ giác ngộ); Sanh nghĩa là chúng sanh. Chúng sanh là nhóm người chết đi, rồi sanh lại trong luân hồi sanh tử nên gọi là chúng sanh. Do đó, độ sanh nghĩa là độ chúng sanh. Chúng sanh gồm sáu loại: 1) Trời; 2) A Tu La; 3) Người; 4) Địa ngục; 5) Ngạ quỹ; 6) Súc sanh. Chúng sanh ở cõi nầy được chia thành 2 hình thức. Đó là hửu hình và vô hình.
- Chúng ta có thân vật chất gọi là con người, là hửu hình. Hửu hình sống trong dương gian.
- Chúng ta chết đi, mất thân nầy gọi là con ma, nói theo dương gian. Con ma còn gọi là cô hồn (Vong hồn cô đơn). Con ma là vô hình, sống trong thế giới vô hình hay còn gọi là âm cảnh. Qua đó, chúng ta thấy vô hình từ hửu hình; hửu hình từ vô hình; nói cách khác con ma từ con người; con người từ con ma. Qua đó,chúng ta mới biết ma là ai? Ma là chúng ta; chúng ta là ma, chứ ma là ai? Vậy, con người và con ma hay vô hình và hửu hình đều là chúng sanh cả.
+ Hửu hình và vô hình khác nhau chổ nào?
Hửu hình có thân người khác với vô hình không có thân.
+Hửu hình và vô hình giống nhau chổ nào?
Hửu hình và vô hình đều có tâm thức giống nhau.
Con người thích lên xe hoa lấy vợ, lấy chồng, sanh con đẽ cháu, tiếp nối tông đường, thì con ma cũng vậy.
Con người thích ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, thì con ma cũng vậy.
Con người có vui, có buồn, thì con ma cũng vậy.
Con người có thương ghét, tham lam, sân hận, si mê .v.v. thì con ma cũng vậy. Vậy, con người và con ma đều có tâm thức giống nhau. Nên con người và con ma cũng đều là chúng sanh cả. Vì thế, chúng ta biết rằng trong thế giới vô hình vẫn có chúng sanh, nhưng vì chúng ta không thấy được. Vì họ không có thân vật chất.
Kinh là lời dạy của Đức Phật. Lời dạy của Đức Phật giúp cho chúng sanh thức tỉnh cuộc đời, giác ngộ chân lý và giải khổ sanh tử luân hồi. Người sống nghe Kinh hết khổ thì được an. Vậy là Đức Phật đã an tâm cho họ rồi. Cho nên, chúng ta có thể nói đó là cầu an hay còn gọi là độ sinh. Độ sinh là độ cho người sống.
Nếu cha mẹ của quý vị qua đời. Quý vị có muốn họ được nghe Kinh Phật hay không? Nếu họ nghe Kinh có tội không? Nếu họ nghe Kinh có cần thiết và lợi ích không? Chắc chắn là cần thiết và lợi ích. Nếu người mất nghe Kinh thức tỉnh cuộc đời giả tạm, thì họ an lạc. vậy, Kinh Phật cũng độ tử, hay còn gọi là cầu siêu.
Tóm lại, Kinh Phật có thể độ sinh lẩn  độ tử và độ cho tất cả chúng sanh muôn loài nói chung.
Hỏi:
Nam Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạch Thầy! Con nghe có người nói rằng người chết theo nghiệp. Họ nói rằng cầu siêu không cần thiết?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý vị!
Họ nói như vậy chưa đúng. Chúng ta phải nói rằng con người chết đi phải chịu nghiệp quả thiện ác của họ. Trước chúng ta định nghĩa lại chữ Nghiệp, bỡi vì có vài người cứ thắc mắc tốt xấu gì cũng đều nói là do cái nghiệp cả.
Nghiệp được dịch từ chữ Karma tiếng Sansrit - Ấn Độ. Nghiệp nghĩa là chỉ sự hoạt động hay hành động tạo tác của thân, khẩu và ý.
Ví dụ:
Khẩu nói ác gọi là nghiệp ác; Khẩu nói thiện gọi là nghiệp thiện.
Thân làm ác gọi là nghiệp ác; Thân làm thiện gọi là nghiệp thiện.
Ý nghĩ ác gọi là nghiệp ác; Ý nghĩ thiện gọi là nghiệp thiện. Do đó, nghiệp có thiện, có ác tùy vào hành động tạo tác của thân, khẩu và ý. Nghiệp thiện, ác cũng không nhất định. Vì bạn tạo nghiệp ác; bạn cũng có thể làm nghiệp thiện. Hay nói cách khác, đó là bạn đã chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện. Nên nói, nghiệp thiện ác không cố định.
Vậy, nghiệp chỉ là cái tên gọi để chỉ hành động tạo tác tốt xấu của thân, khẩu và ý, chứ nghiệp không phải là một chủ tể.
Ví dụ:
Tên cướp đi cướp của và giết người. Cảnh sát bắt tên cướp giao cho ông quan tòa. Ông Tòa sẽ căn cứ vào nghiệp ác của tên cướp mà xử tội. Sau đó, cảnh sát đem tên cướp nầy giam vào nhà tù.
Chúng ta thấy rằng việc cướp của, giết người là nghiệp ác. Nghiệp ác nầy là nhân, hay còn gọi là nghiệp nhân ác; Nghiệp nhân ác nầy đưa đến tên cướp ngồi tù. Ngồi tù là nghiệp quả ác. Qua ví dụ nầy, chúng biết nghiệp chỉ là cái tên gọi để chỉ hành động thiện ác; chứ nghiệp không phải là chủ tể để xử tội hay lôi tên cướp vào nhà tù được. Ông quan tòa và cảnh sát mới là chủ tể. Họ mới có thể xử tội và đưa tên cướp vào nhà tù. Do đó, người chết đi không có theo cái tên gọi (Nghiệp), chúng ta có thể nói rằng họ sẽ phải chịu nghiệp quả thiện ác, mà họ đã tạo nghiệp nhân thiện ác khi còn sống. Ông Diêm Vương mới là người chủ tể để xử tội họ.
Chư Phật và Chư Bồ Tát nguyện độ tất cả chúng sanh trong sanh tử luân hồi. Chư Phật và Chư Bồ Tát có khả năng hóa độ chúng sanh qua lục thông như: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mệnh thông và lậu tận thông. Vì thế, chúng ta biết rằng chư Phật và chư Bồ Tát có thật lực tha lực. Chư Phật và Chư Bồ Tát có cùng một nguyện độ tất cả chúng sanh, nên ở đâu có chúng sanh là ở đó có Chư Phật và Chư Bồ Tát. Ở cõi trời Đâu Suất có Bồ Tát Di Lặc thuyết pháp; Ở Ta Bà nầy có Đức Phật Thích Ca, có Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quan Âm; Ở địa ngục có Bồ Tát Địa Tạng và các cõi tịnh độ của các Chư Phật khác.
Chúng ta là con Phật. Chúng ta muốn hướng theo Phật hay theo nghiệp?
Những bậc tu hành mà họ chưa chứng được Thánh A La Hán và Bồ Tát, thì họ vẫn còn luân hồi. Vì họ chưa làm chủ được sanh tử luân hồi. Huốn chi, chúng ta còn là phàm phu, còn khổ đau trong sanh tử luân hồi, thì chúng ta không cầu Chư Phật và Chư Bồ Tát hóa độ, vậy chúng ta cầu ai?
- Trong Kinh Vu Lan kể lại, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên chết làm ngạ quỹ trong thế giới vô hình. Ngài Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ trong thế giới vô hình.
- Trong Kinh Địa Tạng, Đức Phật kể lại tiền thân của Ngài Bồ Tát Địa Tạng. Khi Ngài còn là người Phật tử nữ tại gia. Ngài phát bồ đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm cứu mẹ bằng mọi phương pháp. Đặc biệt, Đức Phật Thích Ca giảng Kinh Địa Tạng tại cung trời đao lợi để hóa độ cho mẹ của Ngài là hoàng hậu Maya. Mục đích là muốn hoàng hậu Maya học và tu theo hạnh của Bồ Tát Địa Tạng. Qua đó, nếu Phật tử có cha mẹ chết xuống địa ngục, làm ngạ quỹ hay cô hồn .v.v. Vậy, quý vị có bỏ luôn cho cha mẹ theo nghiệp hay không? Nếu quý vị bỏ cho người thân của mình trong luân hồi, thì chúng ta có xứng đáng là con của đức Phật không? Hạnh hiếu là nền tảng căn bản đạo đức của con người mà bạn làm chưa xong; huốn chi làm Thánh.
Chúng ta là con Phật. Sao chúng ta không hướng người thân theo Phật, nghe Kinh, mà lại để họ theo nghiệp?
Nếu cha mẹ của quý vị không phải là những bậc A La Hán, Bồ Tát, thì sau khi họ mất đi, chắc chắn sẽ phải lặn hụp trong sanh tử luân hồi rồi. Vậy, quý vị là con Phật; quý vị có nên tìm cách cứu cha mẹ của mình không?
 
Hỏi:
Nếu con ngồi thiền và rãi tâm từ, thì người mất có giải thoát sanh tử luân hồi không?
Trả lời:
Rãi tâm từ là mở tâm từ bi của quý vị ra và có thể an ủi cho người mất. Quý vị ngồi thiền và rãi tâm từ, thì quý vị nghĩ cô hồn có được giác ngộ giải thoát không? Chắc chắn là không rồi. Nếu rãi tâm từ mà chúng sanh giác ngộ giải thoát, thì Đức Phật cần gì thuyết pháp 49 năm. Ngài thuyết pháp để giác ngộ chúng sanh trước và sau mới hướng dẫn họ tu hành.
 
Hỏi:
Bạch Thầy! Nghi thức siêu độ như thế nào?
Trả lời:
          Các tôn giáo đều soạn ra những nghi lễ như: Lễ cưới, lễ tang, .v.v. Bên đạo Phật, Chư Tôn Đức cũng có soạn ra những nghi thức cầu an, cầu siêu, .v.v. Nội dung của nghi thức cầu gồm:
1) Thỉnh Chư Phật và Chư Bồ Tát tiếp độ
2) Thỉnh chư hương linh
3) Khai thị hương linh
4) Quy y hương linh và cho hương linh phát lồ sám hối
5) Cho hương linh thọ thực
6)  Khai thị về sự vô thường của cuộc đời
7) Giới thiệu về tịnh độ đạo tràng hoằng pháp của Đức Phật Di Đà
8) hướng dẫn hương linh phát nguyện vãng sanh
9) Hướng dẫn hương linh niệm Phật
10) Hồi hướng
 
Hỏi:
Thưa Thầy! Có người nói rằng tu là phải tự lực, chứ không có nương về tha lực.
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Thưa quý vị!
Họ nói như vậy cũng gần đúng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Vì họ chưa am hiểu về tự lực và tha lực. Hôm nay, chúng ta có thể tìm hiểu về tự lực và tha lực.
+ Tự lực: là sự nổ lực của chính mình.
+ Tha lực: là sự hướng dẫn và trợ duyên của người khác.
Ví dụ: Hột xoài và quả xoài
          Hột xoài nhờ có đất, nước, gió và nhiệt độ để nãy mầm thành quả xoài.
- Hột xoài nẫy mầm thành quả xoài là tự lực.
- Đất nước, gió và nhiệt độ là tha lực.
Hột xoài không có tha lực của đất, nước, gió và nhiệt độ, thì nó không thành quả xoài được. Ngược lại, đất, nước, gió và nhiệt độ không có hột xoài, thì nó cũng không thành quả xoài.
Chúng ta tự hỏi rằng chúng ta từ đâu sanh ra? Chúng ta từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên? Chắc chắn rằng ai cũng đều biết là chúng ta do người mẹ sanh ra. Nếu không có người cha, thì người mẹ có tự lực sanh ra chúng ta không? Chắc chắn là không phải hôn? Nếu có sự hòa hợp của cha mẹ mà không có sự hòa hợp của đứa bé, thì không có sự thụ thai. Qua đây, chúng ta mới thấy rằng sự hiện diện của đứa bé là có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ hay nói cách khác là ý muốn của cha mẹ muốn có em bé. Có nhiều trường hợp, cha mẹ không muốn có em bé, nên họ đi phá thai. Do đó, em bé không tự lực ra đời được. Vậy, nếu không có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ, thì chắc chắn em bé không tự lực để có hiện diện trong cuộc đời nầy được.
Tóm lại:
- Người cha không tự lực sanh ra em bé.
- Người mẹ cũng không tự lực sanh ra em bé.
- Em bé cũng không tự lực sanh ra chính mình.
- Sự hòa hợp của cha mẹ trợ duyên cho em bé là tha lực.
- Ý muốn hòa hợp cá nhân của cha mẹ và em bé là tự lực. Tự lực và tha lực luôn trợ duyên với nhau.
          Chúng ta biết rằng em bé sau khi sanh ra, bé cần sửa mẹ, cần cha mẹ cho ăn, cho uống và tắm rửa, chăm sóc. Đồng thời, cha mẹ phải đi làm kiếm tiền để nuôi bé trưởng thành. Nếu cha mẹ sanh bé ra, không cho ăn uống và phơi nắng bé, thì bé đã chết. Vậy, bé tự lực trưởng thành là nhờ sự trợ duyên tha lực của cha mẹ.
-  Bé tự trưởng thành là tự lực của bé.
-  Cha mẹ chăm sóc bé là tha lực.
          Khi bé học hành thành bác sĩ, kỷ sư, nha sĩ, .v.v. đều nhờ trợ duyên hướng dẫn giáo dục của các thầy cô giáo.
- Sự nổ lực học hành của bé là tự lực.
- Sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo là tha lực.
          Trong Phật giáo nói sao?
          Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề; Ngài đi thuyết pháp 49 năm và Ngài thành lập Tam Bảo để cho chúng sanh nương tựa. Do đó, Ngài dạy các Phật tử phải quy y Tam Bảo cho đến khi thành Phật.
+ Quy y là trở về nương tựa; Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.
+ Phật là bậc giác ngộ chân lý.
+ Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là những phương pháp như thiền định, thiền quán để giúp chúng sanh tu tập thành Phật. Do đó, lời dạy của đức Phật còn gọi là Pháp.
+ Tăng là sự hòa hợp của đoàn thể tu hành hay còn gọi là Tăng đoàn.
- Nương tựa Phật là nương tựa tha lực của đức Phật để trở về tánh giác của mình.
- Nương tựa pháp là nương tựa lời dạy của Đức Phật và các pháp môn thiền định, thiền quán.
- Nương tựa Tăng là nương tựa Tăng đoàn.
Vậy, Đức Phật dạy:
- Nương tựa Tam Bảo là nương tựa tha lực của Tam bảo.
- Sự nổ lực tu hành cá nhân là nương tựa tự lực của chính mình.
          Nếu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, mà chúng ta lìa Tam Bảo, thì chúng ta có thể tự lực thành Phật không? Chắc chắn là không? Do đó, sự tu hành cần phải có sự tự lực nổ lực và sự trợ duyên tha lực của Tam Bảo nói chung.
         
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây