Sách Pháp Môn Tu Tịnh Độ
- Thứ bảy - 01/01/2022 17:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
LỜI GIỚI THIỆU
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch chư Tôn Đức!
Kính thưa quý Phật tử!
Quý Thầy thường dạy:
“Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà,
Niệm bất nhất, bất sanh tịnh độ”.
Chúng sanh vì ái nhiễm, mà sanh vào thế giới ta bà nầy, hay còn gọi là cõi dục (cõi ham muốn). Do đó, chúng sanh đam mê dục lạc trần gian, không còn biết chân tâm Phật tánh của mình nữa. Vì thế, Không còn có nhiều người biết hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát luân hồi khổ.
Đức Phật Thích Ca đã từ bi chỉ dạy nhiều phương pháp cho chúng sanh tu tập. Ngõ hầu, chúng sanh mới thanh tịnh hóa thân tâm của mình. Pháp môn tịnh độ được đức Phật Thích Ca dạy rõ trong kinh A Di Đà. Đặc biệt, pháp môn nầy được áp dụng phổ biến ở Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam trong thời mạt pháp.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch chư Tôn Đức!
Kính thưa quý Phật tử!
Quý Thầy thường dạy:
“Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà,
Niệm bất nhất, bất sanh tịnh độ”.
Chúng sanh vì ái nhiễm, mà sanh vào thế giới ta bà nầy, hay còn gọi là cõi dục (cõi ham muốn). Do đó, chúng sanh đam mê dục lạc trần gian, không còn biết chân tâm Phật tánh của mình nữa. Vì thế, Không còn có nhiều người biết hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát luân hồi khổ.
Đức Phật Thích Ca đã từ bi chỉ dạy nhiều phương pháp cho chúng sanh tu tập. Ngõ hầu, chúng sanh mới thanh tịnh hóa thân tâm của mình. Pháp môn tịnh độ được đức Phật Thích Ca dạy rõ trong kinh A Di Đà. Đặc biệt, pháp môn nầy được áp dụng phổ biến ở Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam trong thời mạt pháp.
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Biên soạn ĐĐ Thích Hạnh Định
Phật lịch 2565 – 2021
MỤC LỤC
A. Lời giới thiệuMỤC LỤC
B. Duyên khởi
I. Phần tha lực
II. Phần tự lực
- Tín
- Nguyện
- Hành
A. LỜI GIỚI THIỆU
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch chư Tôn Đức!
Kính thưa quý Phật tử!
Quý Thầy thường dạy:
“Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà,
Niệm bất nhất, bất sanh tịnh độ”.
Chúng sanh vì ái nhiễm, mà sanh vào thế giới ta bà nầy, hay còn gọi là cõi dục (cõi ham muốn). Do đó, chúng sanh đam mê dục lạc trần gian, không còn biết chân tâm Phật tánh của mình nữa. Vì thế, Không còn có nhiều người biết hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát luân hồi khổ.Niệm bất nhất, bất sanh tịnh độ”.
Đức Phật Thích Ca đã từ bi chỉ dạy nhiều phương pháp cho chúng sanh tu tập. Ngõ hầu, chúng sanh mới thanh tịnh hóa thân tâm của mình. Pháp môn tịnh độ được đức Phật Thích Ca dạy rõ trong kinh A Di Đà. Đặc biệt, pháp môn nầy được áp dụng phổ biến ở Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam trong thời mạt pháp.
Chúng con đã được nghe và học pháp môn tịnh độ qua sự chỉ dạy của chư Tôn Hiền Đức Tăng. Vì thế, chúng con muốn viết lại tóm tắt ngắn gọn bài viết nầy, sao cho dễ học, dể nhớ . Đồng thời, chúng con cũng muốn chia xẻ với những ai muốn tìm hiểu về pháp môn nầy.
Sự hiểu biết của chúng con có giới hạn, nên sự trình bày có thể chưa rõ ràng và thiếu sót. Chúng con rất mong chư Tôn Đức chỉ dạy thêm để làm cho đề tài về pháp môn tịnh độ rõ ràng hơn. Chúng con xin tri ân!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chùa Phật Linh ngày 07/09/2015
Trụ trì Thích Hạnh Định
Chùa Phật Linh ngày 07/09/2015
Trụ trì Thích Hạnh Định
PHÁP MÔN TU TỊNH ĐỘ
B. DUYÊN KHỞI:
Con người ai cũng muốn được hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi ý muốn được thỏa mãn, thì người ta cảm thấy vui. Niềm vui đó chính là hạnh phúc. Thử hỏi, mỗi chúng ta có bao nhiêu ý muốn? Chắc nhiều lắm phải không? Người nhỏ thì muốn lớn; người già thì muốn trẻ; người bệnh thì muốn khỏe; người nghèo thì muốn giàu; người tài thì muốn danh thơm; người có địa vị thì muốn có quyền lực; người cô đơn thì muốn mái ấm gia đình, .v.v. mỗi người có hoàn cảnh và ý muốn khác nhau, nên mỗi người đi tìm hạnh phúc khác nhau.
Cuộc đời có nhiều thú vui, dục lạc, có thể thỏa mãn những nhu cầu ý muốn của con người. Cho nên, người người ai cũng đam mê tha thiết những dục lạc trần gian. Những dục lạc đó là gì? Nói chung là ngũ dục (5 thứ ham muốn): “Tài, sắc, danh, thực, thùy”.
1. Tài là tiền tài.
2. Sắc là sắc đẹp, vật chất.
3. Danh là danh thơm, tiếng tăm, quyền lực.
4. Thực là ăn uống.
5. Thùy là ngủ nghỉ.
Mọi người ai cũng ham muốn có tiền để được ấm no, thụ hưởng vật chất; ai cũng muốn đẹp và hưởng sắc đẹp; ai cũng muốn danh thơm và quyền lực, .v.v. Do đó khi ước muốn, mà không được thì khổ lắm. Phật dạy rằng đây là: “ Cầu bất đắc khổ”. Có người muốn gì đều được như ý, do đó họ có những cảm giác rất hạnh phúc. Nhưng cảm giác hạnh phúc đó tồn tại trong thời gian nào thôi, rồi cũng sẽ tan biến theo thời gian. Nên chúng ta gọi cái hạnh phúc đó là ảo giác, hư ảo. Hạnh phúc của cuộc đời nầy giống như mật trên lưỡi dao. Nếu liếm mật không khéo, lưỡi dao sẽ cắt lưỡi của chúng ta. Ý nói rằng mặt trái của hạnh phúc là đau khổ. Thế nên, không được hạnh phúc thì cũng khổ, mà được hạnh phúc rồi,lại mất nó đi càng khổ đau hơn. Cho nên, cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc nhất thì chính cái hạnh phúc đó làm chúng ta đau khổ nhất và nó có thể giết chúng ta luôn. Cho nên đức Phật dạy rằng con người có hai cái khổ. Thứ nhất là khổ về tâm, thứ hai khổ về thân.
+ Khổ về tâm:
1. Cầu bất đắc khổ: sự mong cầu không được là khổ.
2. Ái biệt ly khổ: chia ly với người thương yêu là khổ.
3. Oán tắng hội khổ: gặp người oan gia là khổ.
+ Khổ về thân:
- Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ.
Chuyện kể lại của một ông tài xế ở Trung Hoa. Ông tài xế là làm tài xế hơi 10 năm cho một ông thương gia giàu có. Vị thương gia nầy chỉ lo làm ăn tính toán ngày lẫn đêm, vì ông phải quản lý vài công ty và có rất nhiều công nhân. Một hôm, ông bị đứt mạch máu não và chết sớm, chỉ hưởng dương 52 tuổi. Bà Trần bắt đầu phải thay thế chồng quản lý công ty và công nhân. Hằng ngày, ông tài xế phải đưa bà Trần tới lui trông coi công việc thế cho ông chồng. Vài tháng sau khi ông Trương mất, thì bà Trần thương ông tài xế và ông Tài cũng thương lại bà chủ. Hai người bắt đầu … và ông tài xế trở thành ông chủ.
Ông Tài nói: “Ngộ kiếp xưa có tạo phúc, nên kiếp nầy ngộ được hưởng. Bấy lâu nay, ngọ tưởng là ngộ làm cho ông chủ, nhưng giờ ngộ nghĩ là ông chủ làm cho ngộ. Ông chủ lo lắng làm ngày đêm tạo sự nghiệp, xây nhà Villa và tiền bạc ở nhà bank đều để lại cho ngộ xài, chiếc xe Mercedes ông chủ mua, ngộ cũng lái luôn và ông chủ cưới vợ cho ngộ luôn. Ông chủ tốt quá! Ngộ mang ơn ông chủ quá!”.
Còn ông chủ sau khi được an táng ở nghĩa địa, thì hằng đêm ông ngồi trên nhà mồ khóc lóc hu hu . . .!!! nữa đêm thanh vắng, ông khóc nhiều và lớn lắm, làm vang động ra cả nghĩa địa.
+ Mấy con ma láng giềng đến hỏi: “ Sao ông chủ khóc vậy? đàn ông là nam nhi đại trượng phu, thì đâu có khóc”.
+ Ông chủ trả lời: “ Đàn ông bên ngoài cười nụ, nhưng bên trong khóc thầm. Đàn ông, đàn bà nào lại không khổ đau. Đau khổ thì sao không khóc?”.
+ Những người láng giềng hỏi: “Vậy, ông chủ buồn cái gì?”.
+ Ông chủ trả lời: “Nị nghĩ coi. Ngộ có sự nghiệp, có giang sơn gấm vóc. Ngộ có nhà cao cửa rộng, mà giờ ngộ phải ở ngôi nhà mồ nầy. Nếu nị là ngộ, thì nị có khóc không?”.
+ Những người láng giềng hỏi: “ông chủ có nhà cao cửa rộng, sao ông không về ở cung vàng điện ngọc của ông đi?”.
+ Ông chủ trả lời: “ Cung vàng điện ngọc, vợ của ngọ đã dẫn người khác về ở rồi! hu hu . . .!!! chiếc xe Mercedes của ngọ mới sắm, người khác đã xài rồi; ngọ sắm có con vợ, người khác cũng xài luôn. Hu hu . . .!!!”.
+ Ông láng giềng nói: “Nị sắm chỉ có một con vợ mất đâu có sao. Còn ngọ sắm tới bốn con vợ, mà người ta cũng xài luôn rồi! Thôi! Nị đừng khóc! Đời là cõi mộng mà! Đâu có cái gì là của mình”.
Qua câu chuyện trên vừa thật, cũng vừa dí dỏm. Mục đích cho thấy ông chủ đã dày công tạo sự nghiệp trong cõi mộng. Khi mộng tan rồi, thì tất cả sự nghiệp cuộc đời đều tiêu tan. Do đó, ông chủ chết đi không đem theo được cái gì cả, ngay cả vợ con, tài sản. Tất cả chỉ là giả tạm mà thôi. Vì thân nầy còn không phải của mình huống chi là vật ngoài thân. Ông chủ chết đi chỉ đem theo được khổ đau, vì luyến tiếc sự nghiệp trần gian. Đó là do ông chưa thức tĩnh và vẫn cứ si mê cõi mộng là thật. Nên đức Phật dạy: “Sống si mê, chết cũng si mê; sống khổ đau, chết đau khổ; nếu sống bình an, chết an lạc”. Như vậy, trong câu nầy chúng ta thấy rõ ông chủ được ví đại diện cho chúng ta. Ma láng giềng là ví cho những người thiện hữu tri thức đến tỉnh thức ông chủ đừng chấp cái giả tạm trong cõi mộng và nên xã để trở về với chính mình (Phật tánh).
Thời đại ngày nay, con người văn minh tân tiến, phát triển khoa học kỹ thuật vật chất, mục đích là để thỏa mãn nhu cầu ham muốn và sự hưởng thụ dục lạc của con người. Vì thế, khoa học càng phát triển hiện đại bao nhiêu, thì con người càng si mê bấy nhiêu. Tiếc thay, khoa học chưa nghiên cứu ra được thuốc nào làm sao cho con người hết phiền não, khổ đau, sống hoài không chết, hết sanh tử luân hồi. Ngược lại, khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho con người si mê quên đi cái khổ sanh tử luân hồi.
Trong kinh Viên Giác và kinh Thủ Lăng Nghiêm, ngài A Nan hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, nguyên nhân nào chúng sanh cứ mãi bị luân hồi?”. Đức Phật dạy: “Ái dục là gốc sanh tử luân hồi. Chúng sanh bị khổ sanh tử luân hồi là vì chúng sanh tham ái và tham dâm dục”. Chúng sanh ham muốn thương yêu và từ đó sanh ra ham muốn dâm dục. Loài súc sanh không có lý trí như con người, nên chúng nó không cần tình cảm yêu thương hay cưới hỏi, chỉ cần giải quyết việc ham muốn dâm dục mà thôi. Do đó, tham ái là nguồn sống, là sức sống của chúng sanh. Con người khi lớn lên tới tuổi trưởng thành 13,14 tuổi bắt đầu nghĩ tới tình cảm trai gái. Khi tình cảm hạnh phúc lứa đôi đã được xây dựng rồi, bắt đầu lo tiền bạc, công danh, sự nghiệp, .v.v. mục đích là để bảo vệ và duy trì hạnh phúc gia đình nầy.
Có nhiều người nghèo, đói khát hay tật bệnh, nhưng họ không có nghĩ đến tự tử. Có nhiều người cơm no áo ấm, có sự nghiệp, có danh thơm, nhưng họ lại tự tử, tự kết thúc sự sống và cuộc đời của mình. Đa phần lý do là tình cảm. Vậy, con người ta đi tìm tiền tài, vật chất, danh thơm, . . . là để xây dựng và phát triển cái hạnh phúc tình yêu, tình cảm gia đình. Khi mái ấm gia đình tan rã, thì sức sống cũng tiêu tan luôn. Do đó, đức Phật dạy rằng chúng sanh tạo ra dây ái và tự cột chúng sanh trong chốn luân hồi nầy. Đời đời kiếp kiếp không bao giờ ra khỏi được. Nên mới nói: “Ái hà thiên xích lãng”. Tạm dịch: “ Sông ái như ngàn móc xích”.
Chư Tôn Đức thường nói:
“Ái bất nhiễm bất sanh Ta Bà,
Niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ”
Tất cả chúng sanh đều do tham ái và nhiễm ái mà sanh cõi dục nầy. Vì thế, không ai mà không ái cả và cũng khó mà thoát cái ái dục. Đó là chỉ có một cái ái dục nầy thôi, chứ có thêm một cái ái dục thứ hai, thì chắc chắn không ai tu đạo nỗi. Vậy muốn thoát luân hồi khổ, thì phải cắt dây ái nầy đi là xong. Nói như vậy nghe đơn giản, nhưng trên thực tế thật khó vô cùng, vì dây ái vô hình, không có hình tướng biết đâu, mà chặt, mà cắt. Nó như con ma ẩn hiện bất thường. Bình thường không biết nó ở đâu, khi nó nhập được vào chúng sanh thì 1000 người đều bị nó sai khiến hết cả 1000 người.
Đức Phật đã thức tỉnh được thế giới nầy là cõi dục, cõi mê, nên Ngài tầm sư học đạo giải thoát sanh tử luân hồi. Vì vậy là con Phật biết đến Phật pháp, mà không mau lo tu học theo đức Phật, thì khi mất thân nầy rồi, không biết bao giờ mới giải thoát.
Thời Phật còn tại thế. Ngài đã giác ngộ cho hàng đệ tử tại gia và xuất gia đi theo con đường giải thoát sanh tử luân hồi hay nói cách khác là con đường xuất thế gian. Ngài chỉ dạy 2 cách tu tập đốn tu và tiệm tu. Người căn cơ lanh lẹ, Ngài chỉ dạy pháp: “Trực chỉ chân tâm, minh tâm kiến tánh thành Phật” Nghĩa là “ Chỉ thẳng vào chân tâm, rõ tâm thấy tánh thành Phật”. Hoặc Ngài chỉ dạy con đường tiệm tu, sẽ đưa hành giả thành tựu chứng tứ quả thánh Thanh Văn (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán). Để đạt được các quả thánh nói trên, thì các hành giả phải tu pháp tam vô lậu học (Tu Giới, tu Định và tu Huệ). Đây là nhân đưa đến quả Thánh; Đây cũng là nhân đưa đến giải thoát sanh tử luân hồi.
- Tu giới là để thân dứt trừ nghiệp ác.
- Tu định là để tâm được thanh tịnh.
- Tu Huệ là để diệt trừ si mê, vọng niệm vô minh.
Chúng ta sanh sau thời đức Phật hơn 2500 năm. Chúng ta không có cơ hội gặp đức Phật khai ngộ. Chúng ta nương vào giáo pháp của Ngài mà tu hành. Nếu chúng ta không thành tựu được thánh quả, thì kiếp sau chắc chắn chúng ta sẽ sanh lại trong cõi luân hồi sanh tử nữa. Vì thế, đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy chúng ta có thể tu tập phương pháp Tịnh Độ, cầu sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Đức Phật dạy trong vũ trụ có nhiều thế giới. Thế giới luân hồi của chúng sanh trong sáu đường như: trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Đó là vì chúng sanh tham, sân, si tạo đủ thứ nghiệp thiện, ác. Cho nên, nghiệp thiện ác nầy là nhân đưa đến quả luân hồi sanh tử.
Thế giới của chư Phật là Tịnh Độ. Vậy Tịnh Độ nghĩa là gì? Tịnh Độ là quốc độ thanh tịnh. Vì sao quốc độ đó thanh tịnh? Quốc độ đó thanh tịnh là vì những hành giả ở đó thanh tịnh. Cõi Ta Bà này gọi là Uế Độ. Vì chúng sanh ở đây tâm bất tịnh, nên cảnh giới bất tịnh. Ví dụ như trên thế giới nầy, chúng sanh chiến tranh tàn sát xảy ra không dứt; cướp của, giết người, nước mắt tuông rơi vì cảnh chia ly, . . .
Ở cõi Ta Bà, chư Tăng đã phải thiết lập tu viện, thiền viện, tịnh xá . . . để làm nơi thanh tịnh cho chúng sanh về nương tu học. Mục đích là thanh tịnh hóa chính mình. Những nơi như vậy có thể gọi là Tịnh Độ Ta Bà. Chư Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như vị lai tu tập giác ngộ thành Phật là để độ chúng sanh. Cho nên, chư Phật nào cũng thiết lập Tịnh độ để giáo hóa chư Thanh Văn và Bồ Tát. Vì các vị Thánh Thanh Văn và Bồ Tát giác ngộ cũng chưa viên mãn. Vì lẽ đó, quý Ngài phải về Tịnh Độ gặp Phật học hỏi thêm trí huệ bát nhã và phương tiện độ sanh. Do đó, đức Phật Thích Ca kể cho hàng Thánh chúng về rất nhiều Tịnh Độ của chư Phật như Tịnh Độ Lưu Ly của đức Phật Dược Sư; Tịnh Độ Đâu Suất của Ngài Di Lặc, Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà .v.v. và Ta Bà Ngũ Trược Ác Thế nầy là nơi hóa độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí,. . . Do đó, cõi Ta Bà còn gọi là Phàm Thánh Đồng Cư Uế Độ. Ở địa ngục là nơi hóa độ của Bồ Tát Địa Tạng. Ở cõi trời Đẩu Suất là đạo tràng hóa độ của Bồ Tát Di Lặc. Qua đó, chúng ta thấy rằng nơi nào có chúng sanh là nơi đó đều có chư Phật, Bồ Tát thị hiện hóa độ. Như vậy, chư Phật, Bồ Tát chia nhau đi hóa độ các cõi.
Nói tóm lại, Tịnh Độ là nói về mục đích, cứu cánh và ý muốn của vị hành giả hướng đến. Tịnh Độ không phải là pháp môn tu, nhưng nói pháp môn tu Tịnh Độ là cho mọi người dễ hiểu. Chứ pháp môn tu tập có thể áp dụng niệm Phật, thiền tông, mật tông cũng được, .v.v. tùy theo thích nghi của hành giả. Mục đích sao cho nhất tâm bất loạn.
Đức Phật Thích Ca có dạy trong Kinh Di Đà pháp tu Tịnh Độ gồm có 2 phần. Đó là phần tha lực và tự lực.
+ Thế nào là tha lực và tự lực?
- Tha lực là sự trợ giúp, trợ duyên của người khác.
- Tự lực là sự nổ lực của chính mình.
Còn đứa con cũng phải chịu ăn, uống, tập bò, tập đi và học hành để trưởng thành. Đây là phần tự lực của người con.
Ví dụ: như cây xoài lớn lên là do nhờ nhân hột xoài. Nhân hột xoài tự lớn lên thành cây xoài là nhờ trợ giúp, trợ duyên của đất, nước, không khí, nhiệt độ ánh sáng mặt trời, .v.v. Nhân hột xoài trưởng thành quả xoài gọi là tự lực.
- Sự trợ giúp của đất, nước, không khí, nhiệt độ là tha lực.
- Tương tự như vậy, hôm nay chúng ta biết đến nhân quả luân hồi, biết đến chân lý và
Phật pháp . . . là do ý muốn của đức Phật. Ý muốn đó chính là tha lực của đức Phật. Vì đức Phật Thích Ca ra đời là muốn thuyết pháp hóa độ chúng sanh và thiết lập Tam Bảo cho chúng sanh nương tựa.
- Việc học hỏi và tu tập của chúng ta gọi là tự lực.
I. PHẦN THA LỰC:
sự tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà.
- Các vị Thánh Thanh Văn và Bồ Tát là những bậc kiến đạo, giác ngộ và an trú niết bàn hay nói cách là an trụ trong đại định. Cho nên, các Ngài đều có lục thông để tự đi về Tịnh Độ của chư Phật.
- Các chúng sanh phàm phu không có khả năng như các vị giác ngộ, nên chúng sanh cần tha lực tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà.
- Trong Kinh A Di Đà, đức Phật dạy: “Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn, lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ”.
+ Đoạn “Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn” là nói về phần tự lực tu tập của hành giả.
+ Đoạn “Lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh, A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ” là nói tha lực tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà.
II. PHẦN TỰ LỰC: có 3 yếu điểm (Tín, Nguyện và Hành).
1. TÍN:
+ Tín hay gọi là tin. Đạo Phật không phải là đạo tin, mà đạo Phật là đạo giác ngộ; giác ngộ nghĩa là hiểu biết. Chúng ta hiểu biết đức Phật là bậc đại giác, nên chúng ta tin đức Phật.
- Làm sao biết được niềm tin của chúng ta có chánh tín hay không?
- Thì chúng ta xét qua 3 điểm “Thật, Đức và năng”.
a) Thật là sự thật:
Chúng ta nên xét đối tượng tin có lịch sử, nguồn gốc xuất xứ có thật không?
Ví dụ: Đức Phật Thích Ca là vị thái tử sanh ra ở Ấn Độ, lớn lên giác ngộ sự thật của đời là giả tạm, nên xuất gia học đạo, tu hành và thành chánh quả. Ngài là người có lịch sử thật.
b) Đức là đạo đức:
Chúng ta nên xét xem đối tượng tin là người như thế nào? Tốt hay xấu. Tu hành như thế nào? Tu pháp môn gì, tu nhân gì mà thành Thánh, thành đấng Thiêng Liêng?
- Vì không có ai tự nhiên mà có và tự nhiên thành Thánh và thành đấng Thiêng Liêng cao cả.
- Đức Phật Thích Ca là Thái Tử. Ngài hy sinh hạnh phúc của mình, bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý, đi tìm phương pháp giải khổ cho chúng sanh muôn loài. Ngài phát đại bi tâm độ cho nhất thiết chúng sanh và tu tập lục độ ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Ngài cả đời tu tập thiền quán và an trú trong đại định. Do đó, khi Ngài thành Phật, năng sinh lục thông, tứ trí, tam thân.
+ Lục thông là : 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý), 4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
+ Tứ Trí: thứ nhứt là Thành Sở Tác Trí (biến từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức), thứ hai là Diệu Quang Sát Trí (biến từ ý thức), thứ ba là Bình Đẳng Tánh Trí (biến từ Mạt Na Thức), thứ tư là Đại Viên Cảnh Trí (biến từ A Lại Gia Thức).
+ Tam thân: Pháp thân, báo thân, ứng thân hay hóa thân.
- Pháp thân là do đức Phật nhập vô trụ xứ niết bàn, hay nói cách khác là Ngài nhập đại định tâm bao trùm khắp pháp giới, gọi là Pháp thân.
- Báo thân là thân trang nghiêm phước báo 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
Ví dụ: Báo thân Phật A Di Đà hiện thân ở Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.
- Ứng thân là thân lịch sử hóa độ chúng sanh của đức Phật Thích Ca.
- Hóa thân là thân biến hóa thị hiện độ sanh.
- Qua lịch sử, Ngài không làm hại ai, mà chỉ dạy dỗ, cảm hóa chúng sanh. Ngài đã bị người ta nói xấu, giả mang thai để vu khống Ngài; Ông Đề Bà Đạt Đa và ông vua A Xà Thế đã nhiều lần hãm hại Ngài; Vua Lưu Ly giết chết giòng họ hoàng tộc của Ngài, nhưng Ngài không bao giờ giận hay trả thù. Ngược lại, Ngài còn từ bi cảm hóa họ. Qua đó mới thấy, Ngài là người thật đạo đức.
+ Năng là khả năng: Chúng ta xét xem đối tượng tin khả năng và thật lực như thế nào?
Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm hóa độ chúng sanh bỏ ác, làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh, thoát ly sanh tử luân hồi. Người giàu đến người nghèo; người trí thức đến người không học; vua quan cho đến dân làng, người hiền, người dữ đều được hóa độ bình đẳng qua những lời dạy và phương pháp tu hành. Những lời dạy của Ngài trong Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật, Luận) vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay. Cuối đời, Ngài nhập định ra đi nhẹ nhàng. Đó là sự ra đi của bậc siêu phàm. Qua lịch sử và Tam Tạng Kinh Điển của đức Phật Thích Ca, chúng ta hiểu biết rằng Ngài là bậc giác ngộ, thanh tịnh, giải thoát sanh tử, là bậc đại trí, đại từ bi cứu độ chúng sanh.
+ Trong Kinh A Di Đà:
Đức Phật Thích Ca có kể về Tịnh Độ ở Tây Phương tên là Cực Lạc, nơi thế giới ấy có vị giáo chủ là đức Phật A Di Đà, đang thuyết pháp cho chúng sanh ở đấy. Ngài đã giới thiệu về cảnh giới Cực Lạc thật đẹp và trang nghiêm, được trang trí bằng bảy thứ báu là vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, . . . Vì sao Tịnh Độ Tây Phương tên là Cực Lạc? Vì những hành giả ở đó không có phiền não, khổ đau, chỉ hưởng an lạc. Tại sao như thế? Vì những hành giả chỉ lo tu tập niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và sống trong an định. Ở thế giới ấy có nào các vị Thánh Thanh Văn, Bồ Tát, trời, người, A Tu La, . v. v. Về đấy tu tập thành tựu quả Phật. Do đó, mới nói Thế Giới Tây Phương Cực Lạc còn gọi là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ. Trong Kinh Di Đà, đức Phật Thích Ca có kể về phương pháp tu tập vãng sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc và sự tiếp dẫn độ sanh của đức Phật A Di Đà như thế nào.
+ Trong Kinh Vô Lượng Thọ:
Đức Phật Thích ca kể về nhân hạnh tu hành tiền thân của đức Phật Di Đà. Vào một kiếp nọ, có nước tên là Diệu Hỷ, có vị vua tên là Nguyệt Thượng Luân Vương, cùng hoàng hậu là Thù Thắng Diệu Man. Hai người sanh ra 3 hoàng thái tử. Người thứ nhất tên là Nhật Nguyệt Minh, người thứ hai tên là Kiều Thi Ca và người thứ ba tên là Nhật Đế Chúng. Lúc bấy giờ, có đức Phật ra đời tên là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Nhị thái tử Kiều Thi Ca được nghe đức Phật Thế Tự Tại thuyết pháp. Thái tử giác ngộ và xin xuất gia, pháp danh là Pháp Tạng. Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo tu tập thành chánh quả và phát nguyện khi thành Phật sẽ thiết lập Tịnh Độ và hóa độ cho tất cả chúng sanh qua 48 lời nguyện:
+ 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà:
Nguyện thứ 1: Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 2: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi sau khi mạng chung lại còn sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 3: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi thân chẳng màu vàng ròng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 4: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 5: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhất là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 6: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn thông, ít nhất là thấy trăm nghìn ức na do tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 7: Lúc tôi thành Phật: nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng được thiên nhĩ thông, ít nhất là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 8: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí thông, ít nhất là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 9: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được thần túc thông, khoảng một niệm , ít nhất lướt qua khỏi trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 10: Lúc tôi thành Phật, nếu các hàng nhân thiên trong cõi nước tôi còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 11: Lúc tôi thành Phật, nếu các hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng trụ Chánh định tụ, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 12: Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh cón hữu hạn, ít nhất chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 13: lúc tôi thành Phật: nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhất chẳng đến trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 14: Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu đó là vô lượng bích chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 15: lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 16: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi còn có người nghe danh từ bất thiện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 17: Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật trong thập phương thế giới chẳng đều khen ngợi xưng danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tín mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng huỷ báng chánh pháp), thời tôi không ở ngôi Chánh giác .
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát tâm Bồ đề tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chí tâm hồi hướng muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 21: Lúc tôi thành Phật, nếu như hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ ba mươi hai đại nhân tướng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 22: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh quyết đều đến bậc Nhất sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng tự tại hoá hiện, vì chúng sanh mà phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi loài, đi khắp các thế giới tu Bồ-tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hoá vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo Chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bậc thông thường, hiện tiền tu tập đức của Phổ Hiền, nếu chẳng được như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 23: Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 24: Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát ở trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường, nếu không được như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 25: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi không diễn thuyết được Nhứt thiết trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 26: Lúc tôi thành Phật, nếu các Bồ-tát trong cõi nước tôi chẳng đều được thân kim cương Na-la-diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 27; Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhân thiên, hình sắc đều sáng đẹp, sạch sẽ, rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người danh số các đồ ấy rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 28: Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ-tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhất, chẳng thấy biết được cội cây Đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác
Nguyện thứ 29: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 30: Lúc tôi thành Phật,nếu có ai hạn lượng được trí huệ của Bồ-tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 31: Lúc tôi thành Phật. cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghì thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 32: Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên đến hư không, lầu nhà cung điện, ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới, Bồ-tát các nơi ngửi mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 33: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghì thế giới ở mười phương, được quang minh của tôi chạm đến thân, thời thân tâm nhu nhuyến nhẹ nhàng hơn thiên nhân. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 34: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghì thế giới ở mười phương nghe danh hiệu của tôi mà không được Vô sanh pháp nhẫn cùng các môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 35: Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghì ở mười phương vui mừng tin mến phát Bồ đề tâm, nhàm ghét thân nữ. nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 36: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh mãi đến thành Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 37: Lúc tôi thành Phật, hàng nhân thiên trong vô lượng bất tư nghì thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ-tát hạnh, thời chư thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 38: Lúc tôi thành Phật, hàng nhân thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự nhiên đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác
Nguyện thứ 39: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi hưởng thọ sự vui sướng không như vị lậu tận Tỳ kheo thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 40: Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát trong cõi nước tôi tuỳ ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng theo ý muốn như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 41: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật các sáu căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 42: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó trong khoảng một niệm, cúng dường vô lượng bất khả tư nghì Thế Tôn. Mà vẫn không mất chánh định. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 43: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn quý, nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 44: Lúc tôi thành phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ-tát-hạnh vẹn đủ công đức. nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 45: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi đều đặng phổ đẳng tam muội, trụ tam muội này mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất khả tư nghì tất cả chư Phật. nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 46: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 47: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bậc bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 48: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được đệ nhất Âm hưởng nhẫn, đệ nhị Nhu thuận nhẫn, đệ tam Vô sanh pháp nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Đức Phật Thích Ca kể vị Tỳ Kheo Pháp Tạng đó chính là tiền thân của đức Phật A Di Đà. Vậy Kinh Vô Lượng Thọ đức Phật Thích Ca nói về đức Phật A Di Đà phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Đề Tâm qua 48 lời nguyện. Đây là nhân hạnh tu hành của đức Phật A Di Đà. Còn cảnh giới Tây Phương Cực Lạc là quả hành đạo của đức Phật A Di Đà.
Kinh nầy, ngài tỳ kheo Pháp Tạng nguyện sẽ thiết lập cảnh giới Tây Phương Cực Lạc thật trang nghiêm, cũng là cảnh giới có đầy đủ phương tiện nhiếp thọ độ sanh. Cảnh giới có chia ra làm 3 bậc. Bậc thượng cho hàng Bồ Tát tu học; bậc trung cho hàng Thanh Văn; bậc hạ cho hàng phàm phu. Mỗi bậc lại chia ra làm 3 phẩm. Tựu chung là 9 phẩm. Tại sao như vậy? Vì cảnh giới có các vị Thanh Văn, Bồ Tát, chư Thiên, chư Thần, Người, . . . hội tựu. Nên căn cơ trình độ khác nhau. Do vậy, Tây Phương Cực Lạc còn gọi là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ. Còn Tịnh Độ của chư Phật khác chỉ có bậc giải thoát như hàng Thanh Văn và Bồ Tát, không có phàm phu.
+ Trong Kinh Bi Hoa:
Đức Phật Thích Ca có kể một kiếp xưa, có một vị vua tên là Vô Tránh Niệm. Trong triều đình có một vị quan đại thần tên là Bảo Hải. Vị Quan nầy có người con trai, khi sanh ra có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Cậu con trai khi lớn lên đi tu và giác ngộ thành Phật tên là Bảo Tạng. Ngài thiết lập một Tịnh Xá tên là Diêm Phù để thuyết pháp độ sanh. Lúc bấy giờ, vua Vô Tránh Niệm đến nghe pháp và phát tâm ủng hộ ẩm thực cúng dường Tam Bảo và chư Tăng .v.v. Quan Thần Bảo Hải khuyến khích vua nên tu hành phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Đề Tâm cầu thành Phật quả. Sau đó, vua đã phát tâm tu hành.
Đức Phật Thích Ca kể vị vua Vô Tránh Niệm đó chính là tiền thân của đức Phật A Di Đà.
+ Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ:
Đức Phật dạy hoàng hậu Vi Đề Hy 16 phương pháp tu tập quán chiếu để sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.
Bà hoàng hậu Vi Đề Hi cùng vua Tần Bà Sa La sống ở thành vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà. Hai người sanh ra một hoàng thái tử là A Xà Thế. Khi thái tử trưởng thành, nghe lời của ông Đề Bà Đạt Đa xúi dục tước ngôi vua và bắt vua cha đem giam vào ngục, bỏ đói cho chết. Hoàng hậu đã nhiều lần tìm cách lén đem thức ăn cho chồng, nhưng đã bị phát giác và bị giam vào ngục tù. Cuối cùng thì vua Tần Bà Sa La băng hà. Hoàng hậu đau khổ, chồng bị giết chết là do chính con của mình. Bà đã buồn chán cảnh oan gia trái chủ của cõi gian tham nầy. Bà cầu xin đức Phật Thích Ca chỉ bày phương pháp tu tập sanh về thế giới thanh tịnh. Do vậy, đức Phật đã chỉ dạy 16 phương pháp thiền quán cầu sanh Tịnh Độ trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Thời gian sau này, nhiều vị đại sư phát tâm tu tập thiền tịnh song tu và khuyến khích hàng Phật tử tại gia và xuất gia tu tập theo tông chỉ nầy.
+ Ở Trung Hoa có 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông như: đại sư Huệ Viễn, đại sư Thiện Đạo, đại sư Thừa Viễn, đại sư Pháp Chiếu, đại sư Thiếu Khang, đại sư Diên Thọ, đại sư Tỉnh Thường, đại sư Liên Trì, đại sư Ngẫu Ích, đại sư Hành Sách, đại sư Thật Hiền, đại sư Triệt Ngộ và đại sư Ấn Quang. Các ngài đã hướng dẫn và khuyến khích các hành giả tu tập pháp môn Tịnh Độ.
+ Ở Việt Nam có ngài Thiền Tâm, Hòa Thượng Trí Tịnh xiển dương và hướng dẫn tu tập sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.
+ Tin tự lực và tha lực:
Đức Phật Thích Ca không có nói các chúng sanh hãy cầu nguyện và tin ta hay tin đức Phật Di Đà, thì chúng sanh sẽ thành người tốt, sẽ thành Thánh hay sanh về Thiên Đàng. Đức Phật dạy chúng ta phải tin vào chính mình. Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” Phật tánh nghĩa là tánh giác ngộ, hiểu biết. Cho nên, chúng sanh có thể bỏ ác, làm lành, chuyển mê thành ngộ và chuyển phàm phu thành thánh nhân. Vậy, chúng ta phải tu tập tín, nguyện và hành. Đó gọi là tự lực.
Sự trợ duyên tiếp dẫn và hóa độ của đức Phật A Di Đà là tha lực. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là đạo tràng tu học, là nơi đức Phật A Di Đà thuyết pháp độ sanh. Hễ ai muốn tu học để thành Phật quả, thì đều được Ngài cho về tu học. Chúng ta phải hiểu rằng chư Phật và chư Bồ Tát đều có nguyện chung là “Phát đại bi tâm, độ tất cả chúng sanh”. Chính vì như vậy, chúng sanh mới tán thán chư Phật và chư Bồ Tát là đại từ đại bi. Hiểu được như vậy, thì chúng ta mới tin tha lực của chư Phật.
+ Tin nhân quả:
Đức Phật Thích Ca dạy chúng ta phải tin nhân quả. Luật nhân quả không do ai sáng tạo ra cả, mà đó là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Ai gieo nhân gì thì gặp quả nấy. Người phát tâm đen tối, thì sanh cảnh đen tối (cảnh đen tối là địa ngục); người phát tâm thiện, thì sanh cảnh thiện (cảnh thiện là cõi trời); người tâm thanh tịnh, thì sanh cảnh tịnh (cảnh tịnh là Tịnh Độ).
+ Tin sự và lý:
Pháp môn tu Tịnh Độ là hình thức tu sự. Ví dụ như một vị hành giả muốn tu học thanh tịnh thì ở gia đình, siêu thị, khu vui chơi, . . . những nơi nầy khó, mà chúng ta thanh tịnh hóa thân tâm. Do vậy, chư Tăng thành lập tu viện, thiền viện . v.v. làm nơi thanh tịnh cho mọi người nương tựa tu học. Vậy, tu viện có thể nói là tịnh độ nho nhỏ ở ta bà. Do đó các vị hành giả phải xuất gia, rời gia đình đến tu viện để tìm thầy tu học đạo.
Ở Tịnh độ ta bà giáo chủ là những vị Tăng phàm phu. Còn tịnh độ Tây Phương Cực Lạc giáo chủ ở đó là đức Phật A Di Đà, cùng những bậc Thanh Văn và Bồ Tát. Nên hành giả tu tịnh độ là xả bỏ cõi ta bà ngũ trược ác thế nầy để về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc. Đây là tu sự.
Tịnh độ không phải giống như thiên đàng hay cõi trời . . . cõi trời là nơi những người có phước báo sanh về để thụ hưởng dục lạc. Họ vẫn còn có ham muốn tình cảm trai gái và thụ hưởng dục lạc. Nên chi họ vẫn còn thương ghét giận hờn và bị sự vô thường chi phối sanh già bệnh chết. Tịnh độ là nơi đạo tràng hóa độ của chư Phật. Hành giả về đó tu học mục đích là để giác ngộ chân như Phật tánh. Đây là nói về lý. Sự như thế nào thì lý như thế ấy. Sự lý phải viên dung.
2. NGUYỆN:
Chúng ta hiểu biết và tin tưởng chưa đủ. Kế tiếp là phải phát nguyện.
Chúng sanh bị luân hồi sanh tử là do nghiệp. Nghiệp nghĩa là gì? Nghiệp là chỉ cho sự hoạt động của thân, khẩu và ý. Những gì chúng ta làm, chúng ta nói và chúng ta suy nghĩ gọi là nghiệp. Nếu chúng ta hành động tốt gọi là nghiệp tốt hay nghiệp thiện; nếu chúng ta hành động xấu gọi là nghiệp xấu hay nghiệp ác. Nghiệp gồm có đồng nghiệp, biệt nghiệp, cộng nghiệp, định nghiệp, bất định nghiệp . . .
- Đồng nghiệp: ví như những người lương thiện thì sanh chung trong gia đình đạo đức; những người gian tham thì sanh chung trong gia đình gian ác.
- Biệt nghiệp: ví như các người con cùng cha mẹ, nhưng mỗi người tánh tình khác nhau, đẹp xấu khác nhau, giàu sang khác nhau, .v.v. đó là vì nghiệp riêng của mỗi người, gọi là biệt nghiệp.
- Cộng nghiệp: ví như trong gia đình có ai bị tai nạn thì cả gia đình đều buồn lo, gọi là cộng nghiệp.
- Định nghiệp: ví như có người sanh ra thân người nữ, thì không thay đổi được, hoặc ngược lại thân người nam. Đó là định nghiệp.
- Bất định nghiệp: ví như có người hay nói xấu người. Nay người đó bỏ nói xấu và nói tốt về người khác. Vậy người nầy biết bỏ ác, làm lành. Đó gọi là nghiệp bất định.
- Chúng ta biết rằng thân và khẩu tạo nghiệp thiện ác là do ý muốn tác động. Do vậy, nghiệp là ý muốn. Thử hỏi chúng ta có bao nhiêu ý muốn ở cuộc đời nầy. Chính vì những ý muốn đó nó ràng buộc, cột chặt chúng sanh trong thế gian nầy và sự sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp không bao giờ ra khỏi được. Con người ai cũng muốn sống sợ chết, nhưng không sao tránh khỏi cái chết. Vì thế khi chết đi ai cũng hoảng hốt là vì biết mình phải rơi vào âm cảnh, thế giới vô hình. Do đó đức Phật nói: “ Sanh tử là việc lớn”. Khi cái chết đến gặp nhiều chướng duyên:
- Tâm lý sợ hãi.
- Vong linh oan gia trái chủ níu kéo đòi nợ.
- Thân sát đau đớn.
- Thân bằng quyến thuộc, vợ chồng, con cháu khóc lóc than thở chia ly.
- Nghiệp lực giận, hờn, thương, ghét che mờ.
- Không nhớ niệm Phật.
- Không gặp thiện hữu trí thức chỉ dạy.
- Lần thứ nhứt: “Xá Lợi Phất! Chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, NGUYỆN
sanh bỉ quốc”. Nghĩa là: “Nầy ông Xá Lợi Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, phải nên phát nguyện, NGUYỆN sanh nước kia”.
- Lần thứ hai: “ Xá Lợi Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng
sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ”. Nghĩa là: “ Nầy ông Xá Lợi Phất! Ta thấy lợi ích, nên nói lời nầy, nếu có chúng sanh nghe những lời trên, phải nên phát nguyện, sanh về nước kia”.
- Lần thứ ba: “ Thị cố Xá Lợi Phất! Chư Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, nhược hữu tín
giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ”. Nghĩa là: “Do đó, Xá Lợi Phất! Nếu những vị đã tin, phải nên phát nguyện, sanh về nước kia”.
- Đức Phật chỉ dạy việc phát nguyện ba lần là muốn nhấn mạnh sự phát nguyện rất quan trọng. Vì làm ác là do ý muốn phát sanh; làm thiện là do ý muốn phát sanh; làm người, làm trời, làm thánh cũng đều do tâm ý phát ra. Khi chúng ta phát nguyện sanh về Tịnh Độ của Phật Di Đà là chúng ta khẳng định và định hướng đi của mình. Anh em trong một gia đình mỗi người làm mỗi nghề nghiệp khác nhau; người làm nghề buôn bán, người làm thầy giáo, người làm bác sĩ, .v.v. đó là vì ý muốn mỗi người khác nhau. Trong buổi tiệc hay trong đạo tràng tu học, mọi người các nơi tựu hội về gặp nhau là vì mọi người cùng có chung một ý muốn hướng đến một điểm.
- Có nhiều người tu tập cùng một pháp môn thiền định, nhưng quả chứng khác nhau là vì ý muốn hay ý nguyện khác nhau.
- Có nhiều hành giả tu tập khác pháp môn, nhưng đồng sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc là vì họ có cùng ý nguyện. Tu tập thiền định là để nhất tâm bất loạn; tu tập mật tông là để nhất tâm bất loạn; tu tập niệm Phật cũng là để nhất tâm bất loạn .v.v. như vậy, chúng ta có thể tu tập thiền tông, mật tông, hay niệm Phật đều được. Ý nguyện và sự phát nguyện vô cùng quan trọng, còn pháp môn tu là để thành tựu ý nguyện. Khi chúng ta bắt đầu tu tập bất cứ pháp môn nào, thì đầu tiên là chúng ta tin tưởng. Tin là vì chúng ta hiểu phương pháp nầy có đem lợi ích cho chúng ta; thứ hai là chúng ta có ý muốn hay ý nguyện; và từ ý muốn, ý nguyện đưa đến thực hành. Do đó, ba yếu tố tín, nguyện, hành là quan trọng đối với vị hành giả. Những vị hành giả muốn thoát ly sanh tử luân hồi, tu theo con đường Thánh đạo, thì quý Ngài cũng phát nguyện kiếp nầy là kiếp cuối, đời nầy là đời cuối và thân nầy là thân cuối. Cuộc đời nầy tu tập chứng quả vị thánh Thanh Văn là giải thoát sanh tử luân hồi (bốn quả vị Thánh Thanh Văn là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán). Bởi vậy, hành giả muốn về Tịnh Độ tu tập cũng là vì thoát ly sanh tử luân hồi như hàng Thánh Thanh Văn. Cho nên phải phát nguyện cho thật dõng mãnh; phát nguyện nhiều chừng nào thì nguyện lực càng mạnh bấy nhiêu và đạo lực cũng theo đấy mà phát sinh ra. Nếu hành giả nào phát nguyện sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của đức Phật Di Đà thì Ngài sẽ thọ ký và gia hộ cho vị hành giả đó. Ví như có người xin vào quốc tịch làm công dân của nước Mỹ. Khi họ đã được chính phủ Mỹ chấp nhận là công dân Mỹ rồi. Lúc bấy giờ, họ sẽ được bảo hộ quyền công dân của nước Mỹ. Nên hễ ai đụng đến người đó là đụng đến nước Mỹ. Đó là lý do khi hành giả tu tập và phát nguyện sanh về Tịnh Độ, thì hành giả sẽ được đức Phật Di Đà chứng minh thọ nhận và kể từ đó hành giả nầy chính thức là con của đức Phật A Di Đà. Từ đây về sau, đức Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và chư Thiên Hộ Pháp sẽ từ bi phóng quang nhiếp thọ vị hành giả nầy tu tập cho đến lúc lâm chung. Khi chết, vị hành giả nầy tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như vào thiền định, đức Phật và Thánh chúng đến nơi phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
+ Tại sao phải chờ đến khi lâm chung mới vãng sanh?
Đó là vì chúng ta mang thân con người (thân tứ đại gồm đất, nước, gió và lửa), không thể về Tây Phương Cực Lạc được. Đến khi chết, chúng ta mới có thể xả được nghiệp con người nầy, thì mới chuyển sanh sang hình tướng khác được. Do đó, khi chúng ta xả bỏ thân người, thì đức Phật mới tiếp dẫn chúng ta được.
+ Tại sao về Tịnh Độ để làm gì?
- Ở cõi Ta Bà nầy, chúng ta phải chịu khổ về thân và khổ về tâm. Thân thì bất tịnh, phải chịu khổ già, khổ bệnh, khổ tử; Tâm lo lắng cầu không được là khổ, phải chia ly với người thân khi lâm chung, ở gần người oán thù. Tâm bất tịnh, tham, sân, si, phiền não, khổ đau, . . .
- Về Tịnh Độ là vì đạo Bồ Đề. Về đó tu tập làm Thánh, làm Bồ Tát và thành Phật.
+ Tại sao không nguyện sanh về Tịnh Độ của chư Phật khác mà phải nguyện sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà?
Chư Phật khác không có nguyện tiếp dẫn phàm phu. Do đó chỉ có những vị chứng đạo như bậc Thanh Văn, Bồ Tát có khả năng tự về Tịnh Độ tu học. Vì thế, Tịnh Độ của chư Phật toàn là những bậc giác ngộ giải thoát như Thánh Thanh Văn, Bồ Tát.
Đặc biệt chỉ có đức Phật A Di Đà phát nguyện độ nhất thiết chúng sanh và sẳn sàng tiếp dẫn các chúng sanh phàm phu qua nguyện thứ 18 của Ngài. Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà có nhiều thành phần. Nào Thánh Thanh Văn, Bồ Tát, nào chư Thiên, chư Thần, phàm phu, . . . vì vậy, Tây Phương Cực Lạc còn gọi là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ. Do vì, chúng sanh ở cõi Tây Phương Cực Lạc có nhiều thành phần trình độ, căn cơ khác nhau, nên chia ra làm 3 loại và mỗi loại lại chia ra làm 3 phẩm. Tựu chung là 9 phẩm.
- Thượng phẩm: gồm có phẩm thượng thượng, thượng trung, thượng hạ. Thượng phẩm là nơi đạo tràng tu học của hàng Bồ Tát.
- Trung phẩm: gồm có phẩm trung thượng, trung trung, trung hạ. Trung phẩm là nơi đạo tràng tu học của chư Thanh Văn.
- Hạ phẩm: gồm có hạ thượng, hạ trung, hạ hạ. Hạ phẩm là nơi đạo tràng tu học của hàng phàm phu.
+ Phát nguyện như thế nào?
BÀI PHÁT NGUYỆN CẦU VÃNG SANH
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật!
Đệ tử chúng con pháp danh là . . . phụng thỉnh mười phương ba đời tất cả chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát từ bi chứng minh lời phát nguyện của chúng con.
+ Phát nguyện sám hối:
Đệ tử chúng con pháp danh là . . . chí tâm sám hối, về trước đã tạo các nghiệp ác, đều bởi vô thỉ tham sân si, từ thân miệng ý phát sanh ra, tất cả con nay xin sám hối.
Nam mô cầu sám hối Bồ Tát ma ha tát (đọc 3 lần)
+ Phát nguyện hồi hướng:
Chúng con xin hồi hướng công đức sám hối nầy cầu nguyện cửu huyền thất tổ nội ngoại song thân, phụ mẫu thất thế đa sanh, chư oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp nhứt tâm niệm Phật vãng sanh Cực Lạc.
+Phát nguyện quy y:
Đệ tử chúng con pháp danh là . . . nguyện đời đời kiếp kiếp quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. (Đọc 3 lần)
+ Phát Bồ Đề Tâm:
Đệ tử chúng con pháp danh là . . . nguyện đời đời kiếp kiếp tu học Phật Pháp nguyện bỏ tham sân si, không vì danh lợi, không vì địa vị, không vì tiền bạc vật chất lợi dưỡng thế gian, duy nguyện thành Phật đạo, độ tất cả chúng sanh.
+ Phát nguyện vãng sanh:
Chúng con xin phát nguyện kiếp nầy là kiếp cuối, đời nầy là đời cuối, thân nầy là thân cuối, một đời này của chúng con tha thiết được vãng sanh Tịnh Độ. khi xả báo thân nầy, chúng con cùng pháp giới chúng sanh đồng sanh Tây Phương Cực Lạc đồng thành Phật đạo. A Di Đà Thế Tôn! Xin thương xót chúng con. A Di Đà Thế Tôn! Xin đừng bỏ chúng con. A Di Đà Thế Tôn! Xin sớm tiếp dẫn chúng con.
Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (3 lần)
3. HÀNH : Gồm có tự lực và tha lực
Điều thứ ba là Hạnh hay Hành đều cùng chữ tiếng Hán văn. Hành là thực hành hay tu hành. Chúng ta tin hiểu chưa đủ, mà chúng ta phải phát nguyện. Phát nguyện là thể hiện ý muốn tha thiết. Từ đó mới đưa đẩy đến thực hành. Ví như có người con nói là thương mẹ lắm! Chỉ nói bằng miệng thôi thì chưa đủ ý nghĩa, mà phải thể hiện bằng hành động nữa như: ngoan ngoãn, giúp đỡ mẹ, nuôi mẹ .v.v. Có như vậy thì lý sự mới viên dung. Tương tự như vậy, chúng ta đã phát nguyện rồi, thì phải tu hành.
Trong Kinh Di Đà, đức Thích Ca Mâu Ni dạy: “ Xá Lợi Phất! Nhược hữu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu. Nhược nhứt nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn, lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ”.
Đoạn nầy đức Phật chỉ dạy hành giả tu tập phương pháp niệm Phật từ một ngày cho đến bảy ngày sao cho nhất tâm bất loạn và cho đến lúc lâm chung. Đây là phần hành giả phải thành tựu sự tự lực nầy. Đây là pháp tu tự tịnh kỳ ý, thanh tịnh hóa thân tâm của mình. Nhờ vậy, hành giả cùng Phật về Tây Phương.
3.1. Tại sao phải niệm Phật ?
- Không niệm Phật thì niệm ai?
Phật là hiện thân của sự tỉnh thức, giác ngộ, giải thoát, từ bi, trí tuệ. Vậy niệm Phật là nhớ nghĩ đến sự tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát nói trên.
Ma là hiện thân của sự si mê. Nếu chúng ta nghĩ đến giận, hờn, thương, ghét, ganh tỵ, ích kỷ, tham lam, si mê .v.v. Vậy là chúng ta đã niệm ma rồi. Hằng ngày chúng ta niệm Phật nhiều hay niệm ma nhiều? Chắc là chúng ta niệm ma nhiều hơn Phật. Đó là lý do chúng ta đang đọa lạc ở cõi tham, sân, si nầy, cõi u mê nầy.
a) Về sự:
Niệm nghĩa là nhớ nghĩ. Phật là đấng tỉnh thức, giác ngộ, giải thoát, thanh tịnh, trí tuệ và từ bi. Niệm Phật là nhớ nghĩ Đức Phật hay nói cách khác cầu Phật cứu độ và tiếp dẫn về tịnh độ tu học. Vì thế mà phải niệm Phật. Ngược lại không niệm Phật thì niệm ai, chắc chắn là niệm Ma.
b) Về lý:
Đức Phật Thích Ca muốn chúng sanh niệm danh hiệu của đức Phật Di Đà. Đây là pháp môn tu tập để cột tâm của chúng ta lại. Nếu chúng ta niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, thì tâm sẽ an định. Tâm an định thì tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì tâm không còn tán loạn; tham, sân, si sẽ không còn sanh khởi nữa. Tâm thanh tịnh nầy chính là Tịnh Độ.
- Tâm đen tối sanh cảnh đen tối (cảnh đen tối là địa ngục)
- Tâm thiện sanh cảnh thiện (cảnh thiện là cõi trời)
- Tâm tịnh sanh cảnh tịnh (Cảnh tịnh là Tịnh Độ)
3.2. Tu tập:
1) Phát nguyện sám hối: Sám hối là ăn năn hối cải. Người biết sám hối là
người biết tu sửa mình. Hành giả sám hối những tội lổi trong đời nầy và nhiều đời về trước. Nhờ phát nguyện sám hối, mà ba chướng tiêu tan (nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng), thân tâm mới thanh tịnh.
2) Phát nguyện cầu vãng sanh: để làm cho phát triển đạo tâm, khẳng định định hướng của tâm.
3) Giữ giới: giới là nền tảng đạo đức căn bản của các tôn giáo. Dù chúng ta tu tập các pháp môn nào cũng vậy. Nếu không giữ giới, thì không thoát được luật nhân quả. Vì thế, vị hành giả phải nhớ giữ giới.
4) Tịnh khẩu: Hành giả không nên nói nhiều, hay nói về chuyện đời, vì nói nhiều sẽ làm động tâm, vô ích; trừ khi nói về Phật Pháp để học hỏi.
5) Chuẩn bị tâm lý: Xả thế giới ta bà nhiều đau khổ, cắt ái từ thân. Quán cõi đời chỉ là giả tạm. Cõi giả tạm chẳng khác cõi mộng, cõi mê. Nhưng tại sao chúng sanh lại ham muốn ở đây? Là vì chúng sanh si mê dục lạc trần gian, nên chúng sanh không thấy được sự giả tạm của cuộc đời. Vì tìm đường giải thoát, đức Phật Thích Ca đã xả bỏ cung vàng điện ngọc, giang sơn gấm vóc; xả bỏ tình cảm ái ân trần gian tạm bợ. Vì thế, hành giả tu tập muốn sanh về Tịnh Độ thì cũng phải xả cõi ta bà đầy gian ác; xả bỏ sự luyến ái tình cảm thế gian; xả bỏ thân tứ đại đầy tật bệnh, . . . là để chuẩn bị sự giải thoát đầy an lạc. Đây là phương pháp chuẩn bị tâm lý.
6) Trì danh niệm Phật: khi niệm danh hiệu Phật một câu thì đếm một; hai câu thì đếm hai và đếm cho đến mười; sau đó bắt đầu đếm lại từ một cho đến mười. Vì vừa niệm Phật vừa đếm, thì hành giả dễ cột tâm và nhất tâm hơn. Khi miệng niệm Phật, thì ý phải theo dõi, lỗ tai phải lắng nghe từng câu niệm danh hiệu Phật sao cho rõ ràng. Vì ý theo dõi, lỗ tai nghe, đó là sự kết hợp của thân, khẩu, ý, sẽ giúp cho hành giả định tâm, nhất tâm hơn.
7) Tốc niệm: khi hành giả niệm Phật bị hôn trầm hay bị tán tâm thì hành giả bắt đầu niệm nhanh hơn tùy theo khả năng, hoặc niệm lớn hơn thì sẽ làm tan biến hôn trầm hay tán tâm. Nếu niệm lớn rồi mà vẫn hôn trầm thì có thể đi kinh hành. Vừa đi vừa niệm. Bước một bước thì niệm một câu, nhưng cũng phải đếm từ 1 cho đến 10 thì mới nhiếp tâm được.
8) Niệm Phật trong tứ oai nghi: Ngoài những thời khóa công phu niệm Phật, hành giả có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi làm việc. Mục đích là để nhiếp tâm của hành giả.
9) Mật niệm (niệm thầm): Sau khi trì danh niệm Phật, hành giả có thể ngồi trên đất, hoặc ngồi trên ghế mật niệm. Khi mật niệm, thì hành giả thả lỏng toàn thân, lưng thẳng, cổ thẳng, tay phải để lên tay trái như tư thế ngồi thiền. Khi hơi thở vào, rồi hơi thở ra, niệm một câu và đếm một; Khi hơi thở vào, rồi hơi thở ra, niệm một câu và đếm hai; cứ đếm như thế cho đến mười; rồi đếm lại từ một cho đến mười.
Trước khi ngủ, hành giả nằm trên giường cũng áp dụng phương pháp mật niệm. Khi mật niệm thì hành giả thả lỏng toàn thân. Khi hơi thở vào, rồi hơi thở ra, niệm một câu và đếm một; khi hơi thở vào, rồi hơi thở ra, niệm một câu và đếm hai; cứ đếm như thế cho đến mười rồi đếm lại từ một cho đến mười. Phương pháp mật niệm là niệm bằng ý. Cách nầy giúp cho hành giả áp dụng cho khi lâm chung. Khi lâm chung thân không hoạt động, miệng không cử động. Vì thế phải niệm Phật bằng ý để nhiếp tâm lại. Khi ý niệm Phật gôm được tâm lại, thì tâm thức xuất ra khỏi thân xác nầy dễ và nhanh hơn. Đặc biệt là thoát cái nạn đau đớn thân xác. Do đó, hành giả cố gắng công phu tu tập của mình được nhất tâm bất loạn khi còn hiện tiền cho đến lúc lâm chung.
10) Trợ niệm hay hộ niệm: có nhiều vị khi gần lâm chung bị nghiệp bệnh của thân làm cho đau đớn. Chúng ta nên đến lập bàn Phật và thỉnh đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp độ cho người bạn đạo. Sau đó, chúng ta khai thị cho người đó và hướng dẫn phát nguyện sám hối, phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, rồi niệm Phật trợ duyên cho người đó. Những lúc không có người trợ niệm, thì chúng ta có thể dùng máy niệm Phật mở cho người bệnh đó nghe.
C. KẾT LUẬN
Chúng sanh sống ở cõi ta bà nầy là để đi tìm hạnh phúc qua sự hưởng thụ dục lạc vật chất và những cảm giác khoái lạc sung sướng tạm thời. Vì thế mà chúng sanh bị si mê ở cõi mê nầy đời đời kiếp kiếp không biết bao giờ mới ra khỏi được.
Đức Phật Thích Ca có dạy rằng, hễ có sanh là ắt có tử. Đời người ai sanh ra, cũng không thoát khỏi cái khổ sanh, già, bệnh và chết. Vì thân nầy do Tứ Đại “đất, nước, gió, lửa” tạo thành, nên thân nầy giả tạm, rồi phải trả về cho Tứ Đại. Do vậy, sau khi chết đi, con người phải thay hình đổi dạng sang kiếp khác trong ba nẽo sáu đường. Đó là Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Do đó, mới nói có sanh tử nên mới có luân hồi. Nếu không có sanh tử thì cũng không có quá khứ, hiện tại và vị lai luôn. Vì chúng sanh tham sân si mà tạo vô lượng nghiệp thiện ác, nên phải bị chúng nó lôi kéo trong lục đạo luân hồi, đời đời kiếp kiếp không biết bao giờ mới có thể ra khỏi được. Bậc Đại Giác thấy sanh tử luân hồi như mộng không thật, chỉ vì chúng sanh mê chấp lầm mà thôi. Đức Phật Thích Ca dạy rằng nếu chúng sanh nào muốn thoát luân hồi khổ, thì nhờ bi nguyện và sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Muốn được như vậy thì phải nhứt tâm niệm Phật hiệu Di Đà. Ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, thì cùng Phật vãng Tây Phương, nên mới nói “chẳng nhọc khẩy móng là thẳng tới Tây Phương”. Nay nhờ lòng từ bi của đức Phật soi đường dẫn lối chúng sanh thoát ly sanh tử luân hồi. Đức Phật là người chỉ đường. Vấn đề là chúng ta có muốn lên đường hay không? Tổ Quy Sơn có dạy: “Nhứt thất nhân thân, vạn kiếp bất phục” nghĩa là “Một khi mất thân người, thì vạn kiếp khó được lại”.
“Hữu sanh, hữu tử, hữu luân hồi,
Vô Sanh, vô tử, vô khứ lai,
Sanh tử khứ lai đô thị mộng,
Bất lao đàn trực đáo Tây Phương.”
“Nhứt tâm niệm Phật, tâm bất loạn,
Nhứt tâm niệm Phật, tâm thanh tịnh,
Nhứt tâm niệm Phật, tâm giải thoát,
Niệm Phật nhứt tâm, tâm là Tịnh Độ.”
Thích Hạnh Định biên soạn
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát!
CHÙA PHẬT LINH
248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa
Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: 0254 – 3891583
Email: thichhanhdinh@yahoo.com
Website: WWW.chuaphatlinh.com
Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh
Youtube: Thích Hạnh Định
Đường nối kết trang youtube
https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos