Chùa Phật Linh

http://chuaphatlinh.com


Sách Phật Pháp Vấn Đáp Căn Bản

  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Con người sinh ra, lớn lên và lập gia đình. Đồng thời, con người phải tìm kế mưu sinh cho cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống của kiếp nhân sinh cũng chỉ tạm bợ một thời gian nào đó, vì ai cũng phải ra đi. Vì thế, con người cũng cần tìm hiểu về đời sống của bản thân, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Câu hỏi nầy ai cũng thắc mắc, nhưng không biết tìm ai để học hỏi. Vì thế, con người bất an trong cuộc sống, nhất là khi ra đi mà không có ngày trở lại.
Sách Phật Pháp Vấn Đáp Căn Bản
 

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP CĂN BẢN

 

 

PHẬT LỊCH 2565 – 2021
  
LỜI MỞ ĐẦU
 
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Con người sinh ra, lớn lên và lập gia đình. Đồng thời, con người phải tìm kế mưu sinh cho cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống của kiếp nhân sinh cũng chỉ tạm bợ một thời gian nào đó, vì ai cũng phải ra đi. Vì thế, con người cũng cần tìm hiểu về đời sống của bản thân, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Câu hỏi nầy ai cũng thắc mắc, nhưng không biết tìm ai để học hỏi. Vì thế, con người bất an trong cuộc sống, nhất là khi ra đi mà không có ngày trở lại.
          Đức Phật Thích Ca ra đời để hướng dẫn nhân sinh, nhân loại để tìm hiểu về chính mình. Đó chính là Phật tánh. Và Ngài đã giải thích và hướng dẫn nhân sinh về đời sống xã hội, đời sống tâm linh và Ngài đã chỉ dạy nhân sinh tu tập để sống sao cho được an lạc trong thực tại, cũng như khi ra đi.
          Nay, chúng ta cũng nên nhín chút thời gian tìm hiểu học hỏi qua những câu hỏi thắc mắc bên dưới. Ngõ hầu, chúng ta cũng thỏa mãn một phần não trong cuộc sống.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU................................................................. 1
MỤC LỤC....................................................................... 2
PHẦN I :
NGUỒN GỐC CON NGƯỜI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO 6
Bài số 1 : Con người từ đâu có? ai tạo ra thế giới này?.. 6
Bài số 2 : Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian.. 15
Bài số 3 : Tìm hiểu về tôn giáo như thế nào đúng đắn.. 21
Bài số 4 : Sơ đồ 5 tôn giáo lớn...................................... 30
 
PHẦN II :
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PHẬT GIÁO ......... 62
Bài số 5 : Tìm hiểu về phật giáo.................................... 62
Bài số 6 : Đạo phật như thế nào?................................... 84
Bài số 7: Đức phật dạy tu tập như thế nào?................... 85
Bài số 8 : 3 thời kỳ lịch sử Phật giáo ấn độ................... 87
Bài số 9 : Nam tông và Bắc tông................................. 109
 
PHẦN III :
NIỀM TIN VÀ CHÁNH KIẾN TRONG PHẬT GIÁO 114
Bài số 10 : Tại sao tin Đức Phật?................................ 114
Bài số 11 : Đạo phật có tự do tín ngưỡng hay không? 118
Bài số 12: Tin Phật có về thiên đàng  không?............. 120
Bài số 13 : Đức Phật có chuộc tội cho chúng sanh được không?   123
Bài số 14 : Tin và cầu nguyện có trở thành thánh không? 125
Bài số 15 : Phật là đấng thiêng liêng phải không ?..... 130
Bài số 16: Làm sao biết chánh đạo.............................. 133
Bài số 17 : làm sao biết được niềm tin của mình là chánh tín        135
Bài số 18 : Phản đạo có tội không?............................. 140
Bài số 19 : Làm sao biết ai là thánh?........................... 143
Bài số 20 : Đạo Phật là đạo dòng giống dân tộc Việt Nam phải không?  148
Bài số 21 : thánh A La Hán và bồ tát giống nhau và khác nhau như thế nào?   152
Bài số 22: Ý nghĩa đi chùa........................................... 153
Bài số 23 : Quy y tam bảo lúc mấy tuổi thì được?...... 155
Bài số 24 : Phật giáo việt nam là Phật giáo trung hoa phải không?         159
Bài số 25 : Tại sao phải sám hối và lạy phật?............. 166
Bài số 26 : Sự khác biệt giữa mật tông, thiền tông và tịnh độ tông         168
Bài số 27 : Thế nào là tiểu thừa và đại thừa?.............. 170
Bài số 28 : Tự lực và tha lực....................................... 172
 
PHẦN IV:
CẦU PHƯỚC VÀ BỐ THÍ........................................ 176
Bài số 29 :  Cầu phước................................................. 176
Bài số 30 : Phước đức và công đức............................. 179
Bài số 31: Luận nghị về bố thí..................................... 182
Bài số 32 : Bố thí của phàm phu và bố thí của Bồ Tát 185
Bài số 33: Thiên đàng ở đâu?...................................... 188
Bài số 34 : Địa ngục là thế nào?.................................. 190
 
PHẦN V:
SỰ TU HỌC PHẬT PHÁP........................................ 193
Bài số 35 : Thân người đáng quý................................. 193
Bài số 36: Đi tu có cần kiến thức phổ thông không?.. 196
Bài số 37 : Đi tu học cái gì?........................................ 201
Bài số 38 : Chương trình Phật học ở các trường Phật giáo   206
Bài số 39 : Hổ ly sơn hổ bại tăng ly chúng tăng tàn... 207
Bài số 40 : Người đã thọ giới, phạm giới có bị tội nặng hơn người chưa thọ giới không?...................................................................................... 211
Bài số 41 : Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên........... 214
Bài số 42 : Tu sĩ giả có thật không?............................ 222
Bài số 43 : Chùa bán có được không?......................... 226
Bài số 44: Phóng sanh có phải tội ác hay không ?...... 228
Bài số 45 : Cúng sao có phải là đạo Phật không?........ 233
Bài số 46 : Ăn chay ăn ngũ vị tân được không?.......... 238
 
PHẦN VI:
THẾ GIỚI HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH..................... 247
Bài số 47 : Con người và con ma khác nhau chổ nào? 247
Bài số 48 : Ma là ai?.................................................... 249
Bài số 49: Cần làm gì khi người mới qua đời............. 251
Bài số 50 : Lễ an táng như thế nào được lợi lạc?........ 253
Bài số 51 : Ý nghĩa để tang.......................................... 263
Bài số 52 : Lở phá thai, bạn phải làm gì?.................... 266
Bài số 53 : Ma nhập có thật không?............................ 270
Bài số 54 : ý nghĩa cầu siêu......................................... 278
Bài số 56: Kinh Phật độ sanh hay độ tử...................... 294
Bài số 57 : Nghiệp là chủ tể phải không?.................... 305
Bài số 58 : Chôn hay thiêu........................................... 309
Bài số 59 : Mở cửa mã................................................. 313
Bài số 60 : Giận người hay giận ma............................ 315
 
PHẦN VII:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP............................... 321
Bài số 61 : Đóng thuế có nên không?.......................... 321
Bài số 62: Tài xế trở thành ông chủ............................ 326
Bài số 63 : Cái gì cũng có, nhưng tôi vẫn khổ đau...... 329
Bài số 64 : Nghèo lại càng nghèo thêm....................... 331
Bài số 65 : Bệnh từ đâu ra?.......................................... 333
Bài số 66 : Ăn mặn có phạm sát sanh hay không?...... 336
Bài số 67 : Nói xấu có quả báo hay không?................ 340
 
PHẦN VIII:
TÌNH YÊU VÀ TỪ BI................................................ 346
Bài số 68 : Duyên nợ tiền kiếp.................................... 346
Bài số 69 : Tình thương, tình yêu và từ bi khác nhau như thế nào ? ........... 353
Bài số 70: Đi tu mấy tuổi? đi tu bao lâu?.................... 356

PHẦN I
NGUỒN GỐC CON NGƯỜI VÀ
TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
 
BÀI SỐ 1

CON NGƯỜI TỪ ĐÂU CÓ?
AI TẠO RA THẾ GIỚI NÀY?

 
Hỏi:
          Mô Phật! Bạch Thầy! Có người hỏi ai sanh ra con người và ai tạo ra thế giới này? Theo đạo Phật giải thích thế nào?
Trả lời:
Mô Phật! Kính thưa quý vị!
Câu hỏi: “Ai sanh ra con người và con người từ đâu mà có?” đây là thắc mắc của người xưa đến nay.
Trong truyền thuyết Việt Nam, có kể rằng do bà Âu Cơ và ông Lạc Long Quân lấy nhau sanh ra 100 trứng và nở ra 100 con. Người cha dẫn 50 đứa con lên núi và người mẹ dẫn 50 đứa con xuống biển. Kể từ đó có loài người.
Nhà khoa học cho rằng con người bắt nguồn từ loài vượn và phát triển văn minh dần dần thành loài người.
          Các tôn giáo nói rằng con người do cha mẹ sanh ra, cha mẹ là do ông bà sanh ra; ông bà là do ông tổ sanh ra; ông tổ là do đấng tạo hóa sanh ra. Đấng tạo hóa của mỗi tôn giáo có tên gọi khác nhau.
          Như vậy là các tôn giáo nầy đều có thờ chung đấng tạo hóa. Họ cho rằng đấng tạo hóa có quyền năng tối thượng. Ngài đã tạo ra thế giới nầy, con người và mọi thứ trên đời. Đặc biệt, nếu ai tin Ngài, thì khi họ chết sẽ được đấng tạo hóa rướt về thiêng đàng.
          Những nhà nghiên cứu tây phương đặt ra câu hỏi rằng: “Đấng tạo hóa từ đâu mà có? Ai sanh ra Ngài? và làm sao có quyền năng tối thượng để tạo ra được con người và thế giới?
          Tôn giáo nói rằng: “Đấng tạo hóa tự nhiên sinh ra và quyền năng cũng tự nhiên có. Nhà nghiên cứu hỏi rằng: “Làm sao bạn biết điều đó? Bạn có thấy không? Ai thấy được đấng tạo hóa tự nhiên sinh ra? Nếu họ thấy được, thì chắc chắn họ phải có trước đấng tạo hóa. Chắc chắn là không ai biết và không ai thấy điều đó. Nhà nghiên cứu cho rằng điều nầy là giả thuyết ảo tưởng thôi, vì không có nguồn gốc lịch sử thiết thực.
Nhà nghiên cứu hỏi rằng: “Đấng tạo hóa có quyền năng tạo ra cõi thế gian nầy. Vậy, mọi người xin Ngài chuyển hóa cõi thế gian nầy thành thiêng đàng được không?” Chắc chắn là không.
Nhà nghiên cứu hỏi rằng: “Đấng tạo hóa tạo ra các cảnh vật trần gian. Vậy, thiên tai, bảo lụt, sóng thần và động đất, .v.v. những hiện tượng nầy do ai tạo ra? Chắc chắn là cũng do Đấng tạo hóa tạo ra. Ngài tạo ra để làm gì? Sao Ngài không dùng quyền năng ngăn chặn thiên tai nói trên?
Nhà nghiên cứu hỏi rằng: “Đấng tạo hóa có quyền năng tạo ra con người, thì tất cả kẻ ác tạo ra chiến tranh giết người trên trần gian nầy. Họ cũng là do Đấng tạo hóa tạo ra. Vậy, Ngài có thể chuyển hóa họ thành người tốt được không? Sao Ngài không dùng quyền năng để hồ biến tất cả kẻ ác thành thiện nhân?
Con người sanh ra rồi cuối cùng ai cũng chết. Vậy là con người giả tạm, chứ không có thật. Nếu thật thì không chết. Vậy, Đấng tạo hóa tạo ra con người giả tạm mục đích để làm gì?
          Các nhà nghiên cứu tôn giáo học tây phương đã nghiên cứu cho rằng tôn giáo giới thiệu về đấng tạo hóa chỉ là giả thiết mơ hồ. Bỡi vì, họ không chứng minh căn cứ nguồn gốc lịch sử của đấng tạo hóa. Giả thiết nầy đặt ra để đáp lại sự thỏa mãn tò mò thắc mắc của nhân gian. Chứ thật ra đấng tạo hóa là không có thật. Tại sao họ nói như vậy? Bỡi vì, họ đặt ra câu hỏi?
* Nếu bạn tin một người, mà người nầy không có lịch sử, thì người nầy có thật không? Chắc chắn là không có thật. Vì không có lịch sử, thì không ai thấy và không ai biết người đó sống nước nào, họ tốt hay xấu, đạo đức như thế nào. Vậy, người không có nguồn gốc lịch sử là người trong giấc mơ và ảo tưởng.
          Do đó, họ nghiên cứu đấng tạo hóa không có nguồn gốc lịch sử. Những gì, tôn giáo giải thích đều là giả thiết, suy luận theo quan niệm nhân gian. Tại sao? Nhà nghiên cứu nói rằng:
Thứ nhất Đấng tạo hóa không có bằng chứng cụ thể qua lịch sử.
Thứ hai, đấng tạo hóa không có lịch sử là không có thân, thì Ngài cũng không phải là người sáng lập tôn giáo được.
Thứ ba, Ngài không có thân thì làm sao dạy giáo lý và hướng dẫn người khác tu hành được. Ngài không thể dạy giáo lý và hướng dẫn người khác tu hành qua cảm giác và giấc mơ được. Giả thiết nầy đều là ảo tưởng. Do đó, họ nói rằng đấng tạo hóa không có giáo lý.
Thứ tư, đấng tạo hóa không có lịch sử, không có thân, thì không ai thấy biết Ngài tốt hay xấu, thiện hay ác, phàm phu hay thánh nhân và nhân tu hành đạo đức của Ngài như thế nào. Các nhà tôn giáo tây phương cho rằng đấng tạo hóa không có căn cứ nguồn gốc lịch sử.
          Tóm lại: Truyền thuyết đấng tạo hóa là suy luận không căn cứ lịch sử, là giả thuyết ảo tưởng, mơ hồ, không có thật. (Bạn có thể tự nghiên cứu lịch sử nói trên).
Hỏi:
          Đạo Phật cũng là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới nói chung. Vậy, đạo Phật giải thích như thế nào? Ai sanh ra con người và con người từ đâu mà có?
Trả lời:
          Đức Phật ra đời không phải để giải thích cái sự tò mò thắc mắc của nhân gian. Ngài mục đích muốn hướng dẫn chúng sanh tu hành đạo đức để diệt khổ trong hiện tại và cái khổ luân hồi trong tương lai. Khi cái khổ vắng mặt, thì an lạc xuất hiện.
          Tuy nhiên, tôi xin chia sẽ câu hỏi nầy theo nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật giáo.
          Trong lịch sử Phật giáo có kể, ngài Xá Lợi Phất - Sariputta đi tìm thầy học đạo. Một hôm, Ngài gặp một vị Sư tên là Assaji đang đi khất thực ngoài đường.
* Ngài hỏi: “Sư là đệ tử của ai?
* Sư đáp: “Tôi là đệ tử của Đức Thế Tôn Thích Ca”.
* Ngài hỏi: “Vậy, Sư Phụ dạy Sư điều gì?”.
* Sư đáp: Thế Tôn dạy:
“Các pháp do nhân duyên sanh,
Các pháp do nhân duyên diệt”.
Ngài nghe xong, bừng ngộ và đến gặp Đức Phật cầu đạo.
Hỏi:
Pháp nghĩa là gì?
Trả lời:
Pháp là chỉ những gì cụ thể vật chất. Ví dụ như thân người, con vật, cái nhà, cây xoài, xe hơi, trái đất .v.v. đều gọi là pháp.
Hỏi:
Ai sanh ra con người?
Trả lời:
          Con người do nhân duyên sinh ra.
          Con người cũng do nhân duyên diệt.
          Con người là do NHÂN tinh cha, NHÂN huyết mẹ và NHÂN người đi đầu thai duyên nhau thụ thai sinh ra em bé; Em bé là QUẢ. Qua ba yết tố NHÂN em bé, NHÂN cha và NHÂN mẹ duyên với nhau sinh ra con người. Thân người do tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) duyên nhau tạo thành, nhưng rồi qua nhân duyên thời gian già, bệnh và chết (Diệt vong). Đây là chu kỳ của kiếp nhân sinh. Vậy, thân người do nhân duyên tứ đại (Đất, nước, gió, lửa) tạo thành, rồi thân tứ đại cũng do nhân duyên diệt vong. Do đó, chúng ta mới nói thân người giả tạm.
          Các loài động vật như con chó, con mèo, con bò, con heo, con gà, .v.v. cũng theo quy trình như con người nói trên.
Các loài thực vật cũng vậy như Trái xoài. Trái xoài là quả. Quả này bắt nguồn từ cây xoài. Cây xoài là từ hột xoài. Vậy hột xoài là nhân; Quả xoài là quả. NHÂN hột xoài duyên với NHÂN đất, NHÂN nước, NHÂN gió (Không khí), NHÂN hỏa (nhiệt độ) sanh ra quả xoài. Nếu hột xoài không có điều kiện duyên đất, nước, gió và lửa, thì hột xoài không có đủ nhân duyên sinh ra quả xoài.
          Cây xoài cũng theo nhân duyên thời gian rồi hoại diệt. Đây là quy trình của vũ trụ nhân sinh “Thành, trụ, hoại, không; Sinh, trụ, dị, diệt”.
          Đức Phật sống trong đại định, cho nên Ngài có lục thông như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông thông, thần túc thông, lậu tận thông. Vì lý do đó, Ngài thấy được chúng sanh các cõi trong vũ trụ nhiều như số cát sông hằng. Tựu chung, Ngài chia làm 3 loại: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
* Dục giới: là nơi có nam nữ, vì chúng sanh cõi nầy có sự ham muốn về tình ái nam nữ. Cõi dục giới gồm 1) Trời, 2) Cõi người, 3) Cõi A Tu La, 4) Cõi địa ngục, 5) Cõi ngạ quỹ, 6) Cõi súc sanh. Cõi trời dục giới gồm có 6 cõi trời dục giới như 1) Trời Tứ Thiên Vương, 2) Trời Đao Lợi, 3) Trời Dạ Ma, 4) Trời Đâu Suất, 5) Trời Hóa Lạc, 6) Trời Tha Hóa Tự Tại.
* Sắc giới: là nơi chúng sanh có hình sắc thân thể, nhưng không có nam, nữ, vì họ thụ hưởng an lạc qua sự tu thiền định như sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
* Vô sắc giới: là nơi chúng sanh không có hình sắc thân thể, chỉ có tâm thức, vì họ xã thân, chỉ còn có tâm thức mà thôi. Họ thụ hưởng an lạc qua sự tu thiền định như không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hửu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Chúng sanh các cõi đều luân hồi qua 4 cách như: Thai sanh (Sanh bằng bào thai), noãn sanh (Sanh qua trứng), thấp sanh (Sanh qua điều kiện ẩm ước) và hóa sanh (Biến hóa sanh thân khác).
* Thai sanh: Con người, con heo, con bò, con chó, .v.v. sanh qua bào thai.
* Noãn sanh: con gà, con vịt, con chim, con rắn .v.v. được sanh ra hình thức trứng.
* Thấp sanh: các loài côn trùng, con ruồi, con thiêu thân .v.v. được sanh ra điều kiện ẩm ước. Con người khi thụ tinh nhân tạo cũng qua điện kiện thấp sanh nầy.
* Hóa sanh: Chư thiên (Người trời) hóa sanh. Con lăn quăn hóa sanh con muỗi; Con ong hóa sanh con bướn.
Đây là nhân sinh quan Phật giáo.
Hỏi:
           Vậy, trái đất này do ai tạo ra?
Trả lời:
          Trái đất nầy cũng thuộc về pháp. Do đó, trái đất nầy cũng do nhân duyên sanh. Trái đất nầy do bốn thứ nhân tứ đại như đất, nước, gió, lửa duyên nhau tạo thành. Rồi bốn nhân nầy theo nhân duyên thời gian thành, trụ, hoại, không; Sinh, trụ, dị, diệt mà tan vở.
          Đức Phật dạy trong vủ trụ có nhiều thế giới như là cát sông Hằng. Các thế giới đều phải theo quy luật vô thường sinh diệt.
          Các nhà khoa học vũ trụ Nasa tại Houston, tiểu bang Texas, ở Mỹ, họ đã dùng vệ tinh và chứng minh rằng có vô số hành tinh trong vũ trụ và họ đã phỏng đoán ở các thế giới khác có sự sống như con người hoặc họ sống ở hình thức khác thân người như chúng ta. Đặc biệt, họ đã chứng minh rằng hiện nay đang có những thế giới đang hình thành. Sự hình thành nầy qua sự trên lệch âm dương và tạo ra lực xoáy ly tâm. Tất cả các thiên thạch và bụi trong không gian bị quy tụ lại lâu dài và cuối cùng hình thành một thế giới. Bên cạnh đó, họ chứng minh rằng một số sao lùn hay nói cách khác hành tinh đã bị nổ tung và hủy diệt. Khi nổ tung ra, thì các thiên thạch bay ra khắp nơi trong vũ trụ và có nhiều thiên thạch đã rơi vào trên trái đất chúng ta.
          Qua đó, những nhà khoa học vũ trụ đã chứng minh sự hình thành thế giới qua những điều kiện nhân duyên nói trên. Các thế giới cũng từ đó theo thời gian tiêu diệt. Vậy, khoa học vủ trụ đã chứng minh sự hình thành thế giới hợp với nhân sinh quan và vủ trụ quan của đạo Phật.
 
Xin chân thành cám ơn câu hỏi của bạn!
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật!
Viết xong ngày 24/08/2019
Tại Chùa Đôn Hậu – Trondheim
ĐĐ Thích Hạnh Định


 
BÀI SỐ 2
TÔN GIÁO BẮT NGUỒN TỪ
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
 
GIỚI THIỆU
          Nếu bạn muốn có một kiến thức tốt về các tôn giáo khác, về niềm tin của bạn, về đời sống tâm linh của bạn, .v.v.  Sau đó, bạn có thể học nó từ các nhà nghiên cứu tôn giáo. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu tôn giáo đúng đắn hơn. Đây là quyết định của bạn. Mọi người đều muốn có một tôn giáo để tín ngưỡng và cầu nguyện. Vì vậy, nếu bạn nghiên cứu và có một kiến thức tốt về các tôn giáo. Sau đó, bạn sẽ chọn một tôn giáo lý tưởng cho mình.
 
TÓM LƯỢC
I. Định nghĩa về các tôn giáo
II. Các tôn giáo xuất phát từ tín ngưỡng nhân dân
    1. Đối tượng của niềm tin không có lịch sử.
    2. Họ không có giáo lý.
    3. Họ không phải là người sáng lập ra các tôn giáo.
    4. Họ không có bất kỳ thực hành tôn giáo nào.
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy! Chúng con được biết có rất nhiều tôn giáo. Vậy, Thưa Thầy! Tôn giáo bắt nguồn từ đâu và ai là người sáng lập ra tôn giáo?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Câu hỏi nầy là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu tây phương thắc mắc nhiều nhất từ lâu. Cuối cùng họ đã tìm ra câu trã lời bên dưới. Những nhà nghiên cứu luôn nhắc nhỡ chúng ta rằng: “Bạn muốn học và nghiên cứu cho rõ, đúng sai, thì bạn phải nên có cái nhìn khách quan. Có như vậy, thì bạn mới nhận định được mọi vấn đề đúng sai, tốt xấu. Ngược lại, bạn nghiên cứu và nhận định mọi vấn đề chủ quan hoặc theo quan niệm cái nhân, thì chắc chắn, bạn nhận định và hiểu sai mọi vấn đề. Do đó, các nhà nghiên cứu chỉ cho chúng ta phải nhận định một cách khách quan khi nghiên cứu học hỏi mọi vấn đề”.

I. Thế nào là tôn giáo?
          Trước tiên, chúng ta phải định nghĩa thế nào là tôn giáo? Các nhà tôn giáo định nghĩa rằng: Tôn giáo là tín ngưỡng một đấng tạo hóa nói chung. Vị nầy là đấng toàn năng, tối thượng, đã tạo ra thế giới, con người và vạn vật. Cho nên, người nhân gian tín ngưỡng và cầu nguyện để được ban ân và mong được cứu rỗi sau khi chết.
 
II. Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian: 
          
Kính thưa quý vị!
          Qua nghiên cứu của các nhà tôn giáo học tây phương, họ cho rằng Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian từ xưa. Tại sao?
          Bỡi vì, họ nghiên cứu đối tượng tin của tôn giáo không có nguồn gốc lịch sử. Thế nào là đối tượng tin?
Đối tượng tin: là người được tin hay người được tín ngưỡng. Ví dụ như ông trời, ông tiên, ông thánh, hay đấng thiêng liêng, đấng thượng đế, đấng tạo hóa, .v.v.
Người truyền giáo: là người truyền giáo lý cho người khác, hay nói cách khác là người đi truyền đạo. Họ cũng là người đại diện và lãnh đạo tôn giáo. Vậy, người truyền giáo không phải là người sáng lập tôn giáo.
Người tin: là người tín ngưỡng tôn giáo, tín đồ của tôn giáo. Tín đồ tôn giáo cũng không phải là người sáng lập tôn giáo.
          Nhà tôn giáo cho rằng từ ngàn xưa con người bị nhiều khổ đau của cuộc đời như khổ vì thiên tai bảo lụt, sóng thần, động đất;  khổ vì chiến tranh giặc dã, sự đàn áp của vua chúa và thế lực chính quyền trong xã hội; Khổ vì thiếu ăn, thiếu mặt; khổ vì bệnh tật, già chết, .v.v. Do đó, con người cần có một đấng thiên liêng nào đó để cứu khổ cho họ. Vì thế, họ cầu trời, cầu đấng thiêng liêng gia hộ cho họ mọi sự tốt lành. Đó là lý do mà con người đặt ra tôn giáo và đặt ra tên của đấng thiêng liêng và đấng tạo hóa, .v.v.  Họ viết ra giáo lý theo quan niệm của tín ngưỡng nhân gian; Đặc biệt là những giáo điều để ràng buộc tín đồ không bỏ đạo. Căn cứ vào đâu mà chúng ta có thể biết được như vậy. Các nhà tôn giáo nói rằng: 1) Đối tượng tin không có nguồn gốc lịch sử. 2) Đối tượng tin không có giáo lý; 3) Đối tượng tin không phải là người sáng lập tôn giáo. 4) Đối tượng tin không có nhân tu hành.
 
    1. Đối tượng tin không có lịch sử:
          Ví dụ như đấng tạo hóa. Vị nầy là đối tượng tin. Người ta tin rằng có đấng tạo hóa, nhưng thật sự là đấng tạo hóa không có lịch sử. Đấng tạo hóa là do con người tín ngưỡng qua sự tưởng tượng mà ra. Nếu bạn tin một người không có nguồn gốc lịch sử. Vậy, bạn tin một người không có thật. Người không có lịch sử thì người ta không biết họ tên gì? sống ở nước nào? Cha mẹ là ai? Nếu họ không có thân người, thì không ai thấy, không ai biết họ tốt xấu và không căn cứ để khẳng định họ là thánh hay phàm. Do đó, các nhà tôn giáo nghiên cứu đối tượng tin của tôn giáo hầu như không có nguồn gốc lịch sử. Đối tượng tin được giới thiệu qua sự ảo tưởng và sự tưởng tượng mà ra, chứ thật sự là không có lịch sử.
 
    2. Đối tượng tin không có giáo lý:
          Đối tượng tin không có thân người, thì làm sao họ dạy giáo lý cho người khác được. Cho nên, họ cũng không có giáo lý luôn. Giáo lý là do con người viết ra theo quan niệm tín ngưỡng nhân gian và các giáo điều cũng do con người đặt ra để ràng buộc tín đồ không bỏ đạo. Chứ thật, giáo lý không phải do đối tượng tin viết ra.
 
    3. Đối tượng tin không phải là người sáng lập tôn giáo:
          Đối tượng tin không có lịch sử, không có thân người thì làm sao họ sáng lập tôn giáo được.
Ví dụ:
Ông Bill Gates chế tạo Microsoft , thì ông ta mới là người sáng lập Microsoft. 
 
    4. Đối tượng tin không có nhân tu hành:
          Nếu đối tượng tin không có lịch sử thì không có căn cứ để xác nhận nhân tu hành của đối tượng tin. Cho nên, nhà tôn giáo không có căn cứ để khẳng định đối tượng tin là tốt hay xấu, phàm hay thánh. Cuối cùng, các nhà tôn giáo cho rằng tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian. Nếu bạn không tin nhà tôn giáo thì bạn có thể tự tìm hiểu qua 4 điều nói trên.
 
Hỏi:
Vậy, đạo Phật có bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian không?
Trã lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị!
          Những nhà tôn giáo tây phương không có nói đạo Phật bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian. Tại sao? Bỡi vì
    1. Đức Phật là người lịch sử có thật.
    2. Đức Phật là người giác ngộ chân lý và là người sáng lập ra đạo Phật.
    3. Đức Phật có giáo lý qua Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật, Luận)
    4. Đức Phật có nhân tu hành như học đạo, tu đạo và hành đạo qua lịch sử của Ngài.
 
Xin chân thành cám ơn Quý vị!
 Vien Giac Pagode Ngày 25/09/2019

 
 
 BÀI SỐ 3
TÌM HIỂU VỀ TÔN GIÁO
NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG ĐẮN
 
LỜI TỰA
 
          Có người nói rằng: "Tất cả các tôn giáo hầu như đều có một lời dạy chung là làm những việc tốt".
Hiện nay đã có rất nhiều tôn giáo và nhiều tín ngưỡng nhân gian trên thế giới. Mọi người hầu như đều có một hoặc hai tôn giáo, bao gồm cả tín ngưỡng nhân gian. Cũng có người không có bất kỳ tôn giáo nào. Tất cả chúng ta theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng nhân gian do truyền thống, văn hóa và đặc biệt, chúng ta theo tôn giáo của cha mẹ (Tôn giáo gia đình). Điều này gần như là bắt buộc. Bạn không được tự do lựa chọn tôn giáo cho mình. Rất hiếm khi ai đó nghiên cứu và chọn một tôn giáo cho họ. Lý do không dễ để biết cách nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng nhân gian. Vì vậy, nhiều người theo các tôn giáo mà không nghiên cứu tìm hiểu gì cả. Nếu bạn nghiên cứu và tìm hiểu các tôn giáo một cách rõ ràng. Sau đó, bạn chọn cho mình một tôn giáo lý tưởng và phù hợp. Tôn giáo này sẽ mang lại lợi ích cho đời sống tinh thần của bạn. Điều này tùy thuộc vào quyết định của bạn.
          Các học giả phương Tây và các nhà nghiên cứu nói rằng bạn muốn học hay nghiên cứu tôn giáo nào một cách rõ ràng. Bạn nên mở rộng tâm trí của mình; bạn phải sử dụng trí tuệ và kiến ​​thức của mình; Bạn phải có cái nhìn khách quan, thì bạn nhận ra tất cả các vấn đề tích cực hoặc tiêu cực chính xác. Nếu bạn thích tin tưởng bất cứ ai; Bạn muốn phát triển niềm tin của mình một cách tuyệt đối và bạn nhận thức tôn giáo bằng ý kiến ​​chủ quan của mình. Khi đó, bạn không thể hiểu được các tôn giáo chánh kiến và chính xác. Bạn không thể trở thành một nhà nghiên cứu cho công chúng. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà nghiên cứu, thì bạn nên có cái nhìn khách quan. Khi đó niềm tin của bạn sẽ là chính kiến ​​và có lý tưởng.
          Ngàn năm trước đây, con người đã phải trải qua rất nhiều đau khổ, chịu đựng bão lụt thiên tai, động đất, sóng thần, đau khổ của chiến tranh, sự đau khổ vì chết đói, những nỗi bất công trong xã hội, nỗi khổ của gia đình bất hạnh, đau khổ của tuổi già, bệnh tật và sự chết, nhất là cái Khổ luân hồi, .v.v. Đó là những lý do tại sao loài người cần một vị thánh, một đấng thiêng liêng có thể giải thoát những đau khổ của họ. Đặc biệt, Ngài có thể giải cứu họ sau khi chết. Đây là những điều hạnh phúc nhất đối với họ. Từ niềm tin đó, con người thành lập tôn giáo và đặt tên gọi của đối tượng tín ngưỡng. Đồng thời, họ viết lý thuyết thông qua kinh nghiệm về tín ngưỡng nhân gian và luân lý đạo đức con người. Làm thế nào chúng ta có thể nói điều đó? Bởi vì, đối tượng của tín ngưỡng đã không có lịch sử. Vì vậy, không ai có thể biết họ, không ai có thể nhìn thấy họ, hoàn toàn không thật. Vị thần sáng tạo đều đến từ những giấc mơ và trí tưởng tượng của nhân gian.
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể nghiên cứu và nhận thức các tôn giáo một cách đúng đắn? Các nhà nghiên cứu tôn giáo phương Tây cho biết: “Nếu bạn muốn biết rõ ràng về các tôn giáo, thì bạn có thể nghiên cứu về đối tượng của niềm tin”. Họ đã hướng dẫn chúng tôi nghiên cứu như các mục cơ bản sau:
1) Lịch sử các tôn giáo; 2) Lịch sử của đối tượng tín ngưỡng; 3) Lý thuyết - Giáo lý.
 
TÓM LƯỢC
I. Lịch sử tôn giáo.
    1. Lịch sử tôn giáo.
    2. Ai là người sáng lập ra tôn giáo.
    3. Đối tượng tín ngưỡng là ai?
II. Lịch sử đối tượng tín ngưỡng của tôn giáo.
    1. Lịch sử của đối tượng niềm tin.
    2. Sự tu hành đối tượng niềm tin.
    3. Khả năng của đối tượng niềm tin.
III. Lý thuyết - giáo lý.
    1. Ngài đã giảng dạy cho ai?
    2. Ngài đã giảng dạy ở đâu ?
    3. Ngài thuyết pháp khi nào?
 
I. Lịch sử Tôn Giáo:
* Định nghĩa: Thế nào là tôn giáo?
          Trước tiên, chúng ta phải định nghĩa thế nào là tôn giáo. Các nhà tôn giáo định nghĩa rằng tôn giáo là tín ngưỡng một đấng tạo hóa nói chung. Vị nầy là đấng toàn năng, tối thượng, đã tạo ra thế giới, con người và vạn vật. Cho nên, người nhân gian tín ngưỡng và cầu nguyện để mong được cứu rỗi sau khi chết. Nếu không có đấng cứu rỗi về thiêng đàng, thì họ chết đọa địa ngục.
    1. Tôn giáo có khi nào?
          Nếu bạn muốn tìm hiểu và theo một tôn giáo nào, thì bạn phải nghiên cứu lịch sử của tôn giáo đó có khi nào? và ở đâu?
    2. Ai là người sáng lập?
          Bạn tìm hiểu tôn giáo có từ đâu? Ai là người sáng lập? Người sáng lập nầy có lịch sử hay không? Vì không tôn giáo nào tự nhiên mà có.
    3. Ai là đối tượng tin của tôn giáo nầy?
          Tôn giáo nào cũng có đối tượng tin. Vậy, bạn tìm hiểu đối tượng tin tên gì? hình ảnh ra sao? Kế tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử của đối tượng tin đó bên dưới.
                       
II. Lịch sử của đối tượng tin:
          * Mê tín nghĩa là gì?
          Mê tín nghĩa là bạn tin một người mà người nầy không có lịch sử thật. Do đó, bạn là người mê tín. Vì lý do đó, bạn có thể tìm hiểu về đối tượng tin trước khi bạn tin họ tuyệt đối. Trước khi, chúng ta tìm hiểu về đối tượng tin, thì chúng ta phải định nghĩa thế nào là đối tượng tin.
* Đối tượng tin:
          Đối tượng tin là người được tin hay người được tín ngưỡng. Ví dụ như ông trời, ông tiên, ông thánh, đấng thiêng liêng, đấng thượng đế, đấng tạo hóa, .v.v.
* Người truyền giáo:
          Người truyền giáo là người truyền giáo lý cho người khác hay nói cách khác là người đi truyền đạo. Họ cũng là người đại diện và lãnh đạo tôn giáo. Vậy, người truyền giáo không phải là người sáng lập tôn giáo.
* Người tin:
          Người tin là người tín ngưỡng tôn giáo, tín đồ của tôn giáo. Tín đồ tôn giáo cũng không phải là người sáng lập tôn giáo.
          Nhà nghiên cứu hướng dẫn chúng ta nghiên cứu lịch sử của Đối Tượng Tin qua 3 điểm sau đây:
    1. Lịch sử Đối Tượng Tin:
          Có người hỏi rằng nếu bạn tin một người mà người đó không có lịch sử thật, thì người đó có thật không? Chắc chắn là bạn trả lời không. Vì người không có nguồn gốc lịch sử là không ai biết họ sanh ra ở đâu? sống ở đâu? cha mẹ là ai? và tu học như thế nào?
          Nếu họ không có cha mẹ, thì họ cũng không có thân người. Họ không có thân người thì làm sao có căn cứ để mọi người nhận biết họ tốt hay xấu? tu hành ra sao? và họ là Thánh hay phàm phu?
Nếu họ không có thân người thì làm sao họ dạy giáo lý cho bạn được. Nếu họ không có thân, thì họ có thể dạy giáo lý cho bạn qua cảm giác hay giấc mơ được không? Chắc chắn là không. Vậy, họ cũng không có giáo lý luôn. Do đó, nếu họ không có thật lịch sử, thì họ là người trong giấc mơ hay trong ảo tưởng của bạn .v.v.
          Bỡi  vậy, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử, tiểu sử của Đối Tượng Tin có thật hay không? Nếu Đối Tượng Tin không có nguồn gốc lịch sử thật, thì các tín đồ đều là người mê tín. Vì họ tin một người không có thật.
    2. Sự tu học của Đối Tượng Tin:
           Chúng ta có thể nghiên cứu Đối tượng tin có phải là Thánh hay đấng thiêng liêng không? Nếu Đối tượng tin là Thánh, là đấng thiêng liêng tối thượng, thì chúng ta nên tìm hiểu sự tu học và có nhân tu hành gì không?
          Có người hỏi bạn rằng: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ và thạc sĩ không, .v.v.? Chắc chắn bạn trã lời không liền. Có người hỏi bạn: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành Thánh nhân hay bậc tối thượng và một bậc đầy quyền năng không? Chắn chắn bạn trã lời không liền. Bỡi vì, những bậc thiện hữu trí thức đều có sở học sở tu cả. Do đó, nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay đấng tối thượng, thì bạn phải tìm hiểu họ tu nhân gì để trở thành bậc Thánh nhân và giáo lý đâu, cùng phương pháp tu hành như thế nào? Bạn phải hỏi họ tu học pháp môn gì mà họ trở thành vị Thánh nhân hay là bậc tối thượng? Nếu họ không có nhân tu hành gì cả, thì làm sao họ thành Thánh nhân và đấng tối thượng? Vậy, quả Thánh nhân là Thánh giả. Thánh nầy do người ta tưởng tượng và thần thánh hóa họ lên; Chứ họ thật sự không có nguồn gốc nhân tu hành gì cả. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu về sự học tập và tu hành của Đối Tượng Tin có hay không?
    3. Khả năng của Đối Tượng Tin:
           Nếu Đối Tượng Tin được công nhận là Thánh hay Đấng Thiêng Liêng, thì chúng ta xem họ có khả năng dạy mọi người tu thành Thánh hay không?
          Nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay bậc tối thượng, thì bạn phải hỏi họ có thể dạy bạn về giáo lý và những phương pháp tu hành để thành Thánh hay bậc tối thượng không, .v.v.? Nếu họ không có khả năng như vậy. Bạn có thể nhận biết rằng đây là Thánh giả, chỉ có cái tên mà không có thật năng. Vì họ không có khả năng dạy bạn tu hành thành Thánh gì cả. Hay nói cách khác là họ không phải Thánh nhân.
         
III. Giáo lý:
          Giờ, chúng ta phải tìm hiểu về giáo lý của tôn giáo có phải do đối tượng tin dạy hay không? Họ dạy ai? ở đâu? khi nào?   
          Giáo lý là lời dạy của đối tượng tin. Như vậy, làm sao chúng ta nhận định được đúng sai, chánh tà trong giáo lý? Bạn có thể căn cứ vào những điều căn bản sau đây:
1. Không có đấng thiêng liêng nào dạy bạn bất hiếu cha mẹ.
2. Không có đấng thiêng liêng nào dạy bạn làm ác hết, giết người. Vì sao?
Ví dụ anh A giết người, thì anh sẽ xuống địa ngục. Nhưng bạn trã thù và giết anh A, thì bạn cũng sẽ xuống địa ngục. Hơn nữa, không có đấng thiêng liêng nào chịu tội thế cho bạn. Ai làm tội, thì người đó phải chịu tội. Nếu bạn gây tội, cảnh sát sẽ bỏ bạn vào nhà tù và không có đấng thiêng liêng nào cứu bạn ra khỏi nhà tù cả. Nhưng các ngài có thể giáo hóa bạn chuyển tâm ác thành tâm thiện; chuyển nhân ác thành nhân thiện.    
3. Giáo lý là dạy bạn lợi ích cho bạn và người khác; Nhưng nếu lời dạy lợi ích cho bạn, mà ngược lại hại người khác thì điều nầy không hợp với đạo lý.
4. Giáo lý có hợp với nền tảng đạo đức con người hay không?
Ví dụ: Không sát sanh người và vật, không trộm cấp, không tà dâm, không nói dối, .v.v.
5. Giáo lý có hợp với luật nhân quả hay không?
Ví dụ: Có người nói rằng: “Ông A là Thánh”. Thánh là quả; Vậy, bạn phải hỏi: “Nguyên nhân nào ông A thành Thánh; Ông tu hành như thế nào thành Thánh”, Nếu người đó không biết và nói rằng ông A tự nhiên thành Thánh thì bạn có tin không? Chắc chắn là không. Điều nầy không hợp với luật nhân quả.
6. Giáo lý có hợp với chân lý không? Chân lý là sự thật. Sự thật hợp với khoa học thực tế.
Ví dụ: Anh ta nói rằng anh ta tự nhiên có. Anh ta có thân người như bạn. Làm sao anh ta tự nhiên có được. Điều nầy không hợp với khoa học, thì bạn phải xét lại điều nầy.
7. Giáo lý có dạy người ta tu thành Thánh hay đấng thiêng liêng không? Nếu có thì căn cứ vào đâu?
          Đây là vài điều căn bản để chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi đúng sai, chánh tà về giáo lý. Bạn có tin ai tuyệt đối, thì bạn cũng không trở thành người tốt được; Trừ khi, bạn phải sữa đổi bạn như nghĩ tốt, nói tốt và làm tốt. May ra, bạn mới trở thành thiện nhân. Nó có nghĩa là: “Nếu bạn chuyển hóa tâm của bạn, thì bạn chuyển hóa cuộc đời của bạn”.
 
Nhà nghiên cứu tây phương
         
  
BÀI SỐ 4
SƠ ĐỒ 5 TÔN GIÁO LỚN
Ấn Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo,
Hồi Giáo, Phật Giáo
LỜI TỰA
          Mỗi tôn giáo đều có cách giáo hóa con người khác nhau. Bạn có quyền học hỏi các tôn giáo để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết. Có như vậy, bạn sẽ không bị người khác mê tín bạn và lường gạt bạn về tín ngưỡng tâm linh. Đạo Ấn Giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo được các nhà nghiên cứu tây phương xem là 5 tôn giáo lớn trên thế giới và được đưa vào các trường đại học để nghiên cứu, học hỏi. Sau đây là tóm lược 5 tôn giáo lớn.
 
TÓM LƯỢC
I. Lịch sử tôn giáo
    1. Lịch sử tôn giáo có khi nào? ở đâu?
    2. Ai là người sáng lập ra tôn giáo?
    3. Đối tượng tín ngưỡng là ai?
II. Lịch sử đối tượng tín ngưỡng của tôn giáo
    1. Lịch sử của đối tượng Niềm tin.
    2. Sự tu hành đối tượng Niềm tin.
    3. Khả năng của đối tượng Niềm tin.
III. Lý thuyết - giáo lý
    1. Đối tượng tin đã giảng dạy cho ai?
    2. Đối tượng tin đã giảng dạy ở đâu?
    3. Đối tượng tin thuyết pháp khi nào?
 
I. LỊCH SỬ TÔN GIÁO
Tôn giáo Lịch sử tôn giáo có khi nào? Ở đâu? Người sáng lập Đối tượng tin
Ấn Giáo Đạo Ấn Giáo – Hinduism có khoảng 2000, năm trước công nguyên.
Đạo Ấn Giáo bắt nguồn từ nước Ấn Độ.
  1.  
Không có nguồn gốc lịch sử của người sáng lập. 1. Brahma: Vị thần có công tạo ra thế giới và mọi sinh vật sinh sống trên thế giới
2. Vishnu: Vị thần bảo tồn và bảo vộ vũ trụ
3. Shiva: Vị thần hủy diệt trong vòng tái sinh vũ trụ 
4. Devi: Nữ thần chiến đấu để tái sinh dharma
5. Krishna: Vị thần của lòng trắc ẩn, sự dịu dàng và tình yêu
6. Lakshmi: Nữ thần của thịnh vượng và sự thuần khiết
7. Saraswati: Nữ thần học tập
Do Thái giáo Đạo Do Thái có khoảng 2000, năm về trước tây lịch
Đạo Do Thái bắt nguồn từ nước Do Thái.
Ông Abraham được xem như là người sáng lập. Vì ông là người giới thiệu Thiên Chúa.
Ông dẫn gia đình và một số người dân di dân từ nước Ai Cập tới nước Canoon vào khoảng 1900 năm trước Tây Lịch. Sau đó, nước Canoon đổi tên lại nước Do Thái – Israell.
Thiên Chúa được xem là đấng tạo hóa, đấng toàn năng
Thiên Chúa giáo Đạo Thiên Chúa có vào khoảng đầu công nguyên.
Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ nước Do Thái.
Chúa Giê-su được xem là người sáng lập đạo Thiên Chúa.
Chúa Giê-su sinh ra khoảng năm thứ 6 hoặc 4 trước công nguyên tại làng Nazareth, xứ Galilee, nước Do Thái – Israell và mất lúc khoảng 30 hoặc 33 tuổi vào năm 30, 33 công nguyên tại thành phố Jerusalem, xứ Judea. Các nhà nghiên cứu chưa khẳng định chính xác năm sanh và năm mất, nên họ cho khoảng chừng năm nói trên. Nước Do Thái trước kia chia làm 2 xứ là Xứ Galilee ở miền bắc, xứ Judea là miền nam, nay 2 xứ này thành một nước Do Thái.
Cha của Giêsu là ông Giu-se - Joseph, mẹ là bà Maria - Mary. Trong Kinh Phúc Âm của Macco 6:3 kể lại hai vợ chồng có 5 người con, 4 trai và 1 gái, Giêsu - Jesus, Giacôbê - James, Giôxết - Joses, Giuđa - Judas và Simon. Gia đình theo đạo Do Thái. Năm 12 tuổi, gia đình dẫn ngài đi hành hương tại thành Jerusalem dự lễ Do Thái. Sau đó, ngài bị thất lạc. Trong thời gian thất lạc, ngài đã đi học đạo Do Thái. Khoảng 15 năm sau, người ta gặp lại ngài tại thành Jerusalem, lúc đó ngài khoảng 27 tuổi và là thầy giảng đạo Do Thái. Trong lịch sử, chúa Giêsu đi giảng đạo khoảng 3 năm. Ngài bị xử tội đóng đinh trên thập giá và bị ông Pontius Pilate, thống đốc xứ Judea giết chết tại thành phố Jerusalem, lúc khoảng 30 tuổi hoặc 33 tuổi vào năm 30 công nguyên, lý do là tội xúi dục phản động đế quốc La Mã.
 Đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa đều thờ chung một vị là Thiên Chúa.
Hồi giáo - Islam Đạo Hồi giáo có từ năm 613.
Hồi giáo bắt nguồn từ nước Ả Rập Xê Út – Saudi Arabia.
Ông Muhammad là người sáng lập đạo Hồi.
Ông được sanh ra vào ngày 22/04 năm 571 tại thành phố Mecca, nước Ả Rập, và mất ngày 08 tháng 06 năm 632, 61 tuổi tại thành phố Medina, Ả Rập Xê Út
Cha tên Abdullah, mẹ tên Aminah. Ông mô côi cha mẹ từ nhỏ, sống trong gia đình nghèo, và mù chữ. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm. Kế đó, ông được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Khi trưởng thành, ông làm thuê, giao hàng cho bà chủ Khadijah bint Khuwaylid, người góa phụ. Lúc 25 tuổi, ông lấy vợ là bà chủ Khadija, lúc đó bà khoảng 40 tuổi,
Bà sinh ra 3 người con trai là Qasim, Tahir và Tayeb. Theo Al-Tabari, có thêm một người con trai nữa là Abdullah. Những người này đều chết lúc còn thơ ấu. Bốn người con gái là Roqayya, Um-Kulsum, Zainab và Fatima. Cô Roqayya sau là vợ ông Othman, vị khalip thứ ba của quốc gia Islam. Hai cô Um-Kulsum và Zainab gả cho hai con trai của ông Abu Lahab, bác của ông Muhammad, cũng là người đối đầu quan trọng của ông. Vì vậy đã ly dị. Cô Fatima gả cho ông Ali, con của ông Abu Talib, cũng là bác của ông. Cô sinh được hai trai là Hassan và Hussein, là hai vị lãnh tụ rất được tôn sùng trong hệ phái Shia. Mộ của cô Fatima ở thành phố Qum, Iran nay là một thánh địa quan trọng của hệ phái này.
Hai vợ chồng lấy nhau từ năm 595 đến năm 619, được 24 năm, là bà qua đời khoảng 64 tuổi năm 619.
Sau đó, ông cưới vợ lẻ
1. Sawda bint Zamʿa (619–632)
2. Aisha bint Abi Bakr (619–632) hứa hôn lúc 6 tuổi và là vợ trẻ nhất lúc 9 tuổi.
3. Hafsah bint Umar (624–632)
4. Zaynab bint Khuzayma (625–627)
5. Hind bint Abi Umayya (629–632)
6. Zaynab bint Jahsh (627–632)
7. Juwayriya bint al-Harith (628–632)
8. Ramlah bint Abi Sufyan (628–632)
9. Rayhana bint Zayd (629–631)
10. Safiyya bint Huyayy (629–632)
11. Maymuna bint al-Harith (630–632)
12. Maria al-Qibtiyya (630–632)
Bà Sawda, một người đã theo chồng đi Abyssinia lánh nạn bách hại, khi về đến Mecca năm 620 thì chồng bà là ông Sukran qua đời, bà không còn nơi nương tựa.
Bà Aisha, con ông Abu Bakar, gả cho ông lúc tuổi mới dậy thì. Bà nổi tiếng về kiến thức y học, và ngày nay nhiều người Bắc Phi thờ bàn tay của bà.
Bà Hafsah, góa phụ, con ông Omar.
Bà Um Habiba, một người đã đi lánh nạn ở Abyssinia và trở thành góa phụ, nhưng cũng là con ông Abu Sufyan lãnh tụ phe bảo thủ Mecca.
Bà Maimun, góa phụ, cô ruột tướng Khalid.
Sau bà Khadija, thánh Muhammad không có con với ai, ngoại trừ một người tiểu thiếp tên là Maria do thống đốc Ai Cập gởi tặng. Người này sinh cho ông một bé trai tên là Ibrahim, nhưng chỉ nuôi được đến hai tuổi.
Các học giả như Al-Tabari và Muhammad Hamidullah thường liệt kê nhiều dị bản về các vợ con của thánh Muhammad, với các thông tin khác biệt, mâu thuẫn nhau.
Người vợ thứ ba của Muhammad là Aisha chỉ mới sáu tuổi khi hai người hứa hôn và chín tuổi khi hai người chuyển đến sống cùng nhau, do đó những người chỉ trích Hồi giáo chẳng hạn như mục sư Jerry Vines và lãnh đạo Đảng Tự do Hà Lan Geert Wilders đã viện dẫn tuổi của Aisha để tố cáo Muhammad đã có quan hệ tình dục với một đứa trẻ chín tuổi, từ đó họ kết luận rằng Muhammad là một kẻ ấu dâm. Lúc 40 tuổi, ông thấy thiên thần qua giấc mơ. Họ báo lại là ông được Allah mặc khải đi truyền đạo. Kể từ đó, ông thành lập đạo Hồi và truyền bá tại thành Mecca. Chính quyền đã đàn ấp sự truyền đạo của ông. Nên ông chạy về thành phố Median cách thành Mecca khoảng 450 km. Năm 630, ông dẫn 10.000, quân hùng hậu đánh chiếm thành Mecca. Kể từ đó, đạo Hồi giáo được truyền bá khắp nơi qua các đội quân thánh chiến.
Cuối đời, ông bị đau ốm nặng và mất ngày 08 tháng 06 năm 632, 61 tuổi tại thành phố Medina, Ả Rập Xê Út
Allah được xem là  đấng tạo hóa, đấng toàn năng.
Phật giáo Theo lịch sử Phật giáo bắc tông, đạo Phật có từ sau khi Đức Phật thành đạo vào ngày mùng 08 tháng 12 ÂL năm 594 trước tây lịch.
Đạo Phật bắt nguồn tại Bồ Đề Đạo Tràng, làng Bodhgaya, thành phố Gaya, thủ đô Patna, tiểu bang Bihar, nước Ấn Độ.
Thái tử Sĩ Đạt Ta – Siddhattha là người sáng lập Phật giáo, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni – Sakyamauni Buddha.
 
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị đạo sư. Ngài được xem là đấng cứu độ chúng sanh.
 
 
II. LỊCH SỬ ĐỐI TƯỢNG TIN:
Tôn giáo Lịch sử Nhân tu hành Khả năng
Ấn Giáo Brahman không có nguồn gốc lịch sử. Đối tượng tin bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian. Brahman không có lịch sử, nên không ai biết tu hành ra sao. Brahman được xem là đấng tại hóa,  nhưng không có dạy con người tu thành Thánh hay đấng tạo hóa.
Do Thái
Giáo
Thiên Chúa không có nguồn gốc lịch sử. Thiên Chúa không có lịch sử, nên không ai biết tu hành ra sao. Thiên Chúa được xem là đấng tại hóa,  nhưng không có dạy con người tu thành Thánh hay đấng tạo hóa.
Thiên Chúa
Giáo
Thiên Chúa hay Chúa trời đều có từ nguồn gốc đạo Do Thái, nên không có lịch sử. Thiên Chúa không có lịch sử, nên không ai biết tu hành ra sao. Thiên Chúa được xem là đấng tại hóa,  nhưng không có dạy con người tu thành Thánh hay đấng tạo hóa.
Hồi Giáo Allah không có nguồn gốc lịch sử. Allah không có lịch sử, nên không ai biết tu hành ra sao. Allah được xem là đấng tạo hóa, đấng toàn năng. Nhưng trong giáo lý, Allah không có dạy con người tu thành Thánh hay thượng đế.
Phật Giáo Thái Tử được sanh ra vào thế kỷ thứ 7, ngày 15 tháng 04 ÂL năm 624 trước tây lịch tại thành Ca Tỳ La Vệ - Kapilavastu kingdom, Nepal. Vua cha là Tịnh Phạn; Hoàng hậu là Bà Ma Gia – Maya. Ngài có vợ là công chúa Da Du Đà La và một con trai là La Hầu La. Khi Ngài 19 tuổi; Ngài giác ngộ được sự thật của cuộc đời là giả tạm. Bỡi vì, ai sanh ra, rồi họ cũng phải già, bệnh và chết. Vì thế, Ngài đi học đạo tu thiền chỉ và thiền quán 11 năm. Cuối cùng, Ngài giác ngộ chân lý dưới cội cây Bồ Đề  vào thế kỷ thứ 6 ngày mùng 08 tháng 12 ÂL năm 594 trước tây lịch tại Bồ Đề Đạo Tràng, làng Bodhgaya, thành phố Gaya, thủ đô Patna, tiểu bang Bihar, nước Ấn Độ. Kể từ đó, Ngài sáng lập đạo Phật. Đức Phật tu tập giới luật, thiền định và thiền quán.
1 – Tu giới để ngưng làm ác.
2 – Tu thiền định để thanh tịnh tâm.
3 – Tu thiền quán để phát triển trí huệ.
Ngài có khả năng dạy cho con người:
1 – Trao dồi đạo đức qua tu tập giới luật.
2 – Tu tập phước đức qua tu bố thí.
3 – Tu tập thành Thánh, Bồ Tát và Phật qua tu tập thiền.
 
III. GIÁO LÝ:
Tôn giáo Đối tượng tin dạy cho ai? Ở đâu? Khi nào?
Ấn Giáo -Brahman không có lịch sử, nên không ai biết ngài dạy cho ai.
- Giáo lý dựa vào kinh Phệ Đà - Veda.
- Đạo Ấn Giáo dạy tín ngưỡng Brahman và cầu Kinh
- Đạo Ấn nói về nhân quả luân hồi.
Không có lịch sử Không có lịch sử
Do Thái
Giáo
Ngài không có lịch sử, nên không ai biết Ngài dạy ai. Ông Abraham giới thiệu về Thiên Chúa.
Giáo lý dựa vào Kinh Torah.
Đạo Do Thái dạy về tín ngưỡng Thiên Chúa và cầu Kinh 3 lần trong ngày.
Đạo Do Thái có  13 nguyên tắc của đức tin:
1.Thiên Chúa thực hữu.
2.Thiên Chúa là duy nhất và khác biệt với muôn vật.
3.Thiên Chúa không có thân thể theo vật lý.
3.Thiên Chúa là vĩnh cửu.
4.Chỉ cầu nguyện với một mình Thiên Chúa mà thôi.
5.Lời của các tiên tri là chân thật.
6.Những lời tiên tri của Moses là chân thật và ông là tiên tri vĩ đại nhất trong số các tiên tri.
7.Bộ Torah được ghi chép thành văn tự và bộ Torah khẩu truyền (về sau được chép lại thành bộ Talmud) đều do Thiên Chúa phán truyền cho Moses.
8.Sẽ không có một bộ Torah nào khác hơn là bộ Torah truyền thống.
9.Thiên Chúa biết hết các tâm tưởng và việc làm của loài người.
10.Thiên Chúa sẽ thưởng người tốt và phạt người xấu.
12.Đấng Messiah sẽ đến.
13.Người chết sẽ được sống lại. Tác giả: Maimonides
Không có lịch sử Không có lịch sử
Thiên Chúa
Giáo
Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đạo Do Thái. Ngài không có lịch sử, nên không ai biết Ngài dạy ai.
-Giáo lý dựa vào Kinh Cực Ước và Tân Ước – Bible
- Đạo Thiên Chúa dạy tín ngưỡng Thiên Chúa và cầu Kinh Phúc Âm của Mathew, Macco, Luca, Gioan, .v.v.
- Tín đồ áp dụng 10 điều răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự
Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
Thứ năm: Chớ giết người
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
Thứ bảy: Chớ lấy của người
Thứ tám: Chớ làm chứng dối
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
Thứ mười: Chớ tham của người
Không có lịch sử Không có lịch sử
Hồi Giáo Allah không có lịch sử, nên không ai biết Allah dạy cho ai.
Sứ giả Muhammad được học giáo lý từ các thiên thần qua giấc mơ.
-Đạo Hồi dựa vào kinh Koran gồm có 114 chương, 6236 tiết.
- Đạo Hồi dạy tín ngưỡng Allah và cầu nguyện 5 lần trong ngày. Lời cầu nguyện là Thượng Đế là trên hết – God is great.
- Đạo Hồi dạy 10 điều răn như sau:
  1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
  2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
  3. Tôn trọng quyền của người khác.
  4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
  5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6.Cấm ngoại tình.
7.Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8.Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9.Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.[44]
Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
Nghiêm cấm cờ bạc.
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chómèochuột, v.v.).
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Không có lịch sử Không có lịch sử
Phật Giáo + Đạo Phật dựa vào Tam Tạng Kinh Điển gồm Kinh, Luật và Luận.
 
+ Đạo Phật nói về chân lý qua bài pháp dầu tiên: “Tứ Diệu Đế”, mà Đức Phật dạy cho 5 anh em Kiều Trần Như vườn Nai – Sarnath, Varanasi, India.
+ Đạo Phật dạy tín ngưỡng Đức Phật và cầu Kinh.
* Đạo Phật dạy Phật tử tại gia 3 điều: I - không làm điều ác; II - Làm các điều thiện; III - Giữ tâm thanh tịnh,
Ngài có khả năng dạy cho con người:
I – không làm điều ác qua 5 giới cấm gồm: 1. Không sát sanh; 2. Không gian tham trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu.
II – Làm các điều thiện qua tu bố thí.
III – Giữ tâm thanh tịnh qua tu tập thiền.
* Đạo Phật dạy Phật tử xuất gia: Tu tập thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
1 – Tu tập giới luật để ngưng làm ác.
2 – Tu tập thiền định - Samatha để thanh tịnh tâm.
3 – Tu tập thiền quán – Vipassana để phát triển trí huệ.
Tại vườn Nai – Sarnath, Varanasi city, India Đức Phật hoằng pháp từ năm 594 đến năm 544 trước tây lịch, khoảng 49 năm.
         
          Các nhà nghiên cứu tôn giáo nói rằng lịch sử có chút lệch lạc qua thời gian. Do đó, các nhà nghiên cứu muốn tóm tắt những điểm chính trong tôn giáo học để cho các học giả có thể học hỏi dễ dàng. Điều quan trọng nhất là nội dung của tôn giáo. Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết, thì quý vị có thể áp dụng các đề mục của nhà nghiên cứu nói trên để tra cứu các sách lịch sử tôn giáo. Có như vậy, quý vị mới nhận định chính xác.
 
Kính chúc quý vị thành công!
Nhà nghiên cứu tôn giáo tây phương
 
  
PHẦN II
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
 
BÀI SỐ 5
TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO
         
GIỚI THIỆU
          Chúng ta muốn tìm hiểu về Phật giáo, thì chúng ta phải nghĩ mình là nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu luôn mở rộng tâm của mình và có cái nhìn khách quan, thì chúng ta mới nhận định đúng sai, chánh tà chính xác hay nói cách khác là chúng ta sẽ hiểu vấn đề một cách có chánh kiến.
          Phật giáo hướng dẫn mọi người trao dồi đạo đức cá nhân và làm sao sống được an lạc. Nhất là Đức Phật dạy cho chúng sanh làm sao tu tập thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật; Ngõ hầu, chúng sanh thoát ly cái khổ sanh tử luân hồi.  
Bạn muốn tìm hiểu về tôn giáo nói chung hay Phật giáo nói riêng thì bạn có thể tìm hiểu qua 3 đề mục sau đây: 1) Lịch sử Phật giáo; 2) Lịch sử đối tượng tin của Phật giáo; 3) Phật pháp (Giáo lý).
 
TÓM LƯỢC
I. Lịch sử Phật giáo
    1. Lịch sử Phật giáo.
    2. Ai là người sáng lập ra Phật giáo?
    3. Đối tượng tín ngưỡng Phật giáo là ai?
 
II. Lịch sử đối tượng tín ngưỡng của Phật giáo
    1. Lịch sử của đối tượng tin Phật giáo.
    2. Sự tu hành đối tượng niềm tin.
    3. Khả năng của đối tượng niềm tin.
 
III. Phật pháp - giáo lý
    1. Ngài đã giảng dạy cho ai?
    2. Ngài đã giảng dạy ở đâu ?
    3. Ngài thuyết pháp khi nào?

I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO:

    1. Phật giáo có khi nào?
          Theo lịch sử Phật giáo bắc tông, đạo Phật có vào ngày mùng 08 tháng 12 ÂL năm 594 trước tây lịch tại Bồ Đề Đạo Tràng, làng Bodhgaya, thành phố Gaya, thủ đô Patna, tiểu bang Bihar, nước Ấn Độ.
    2. Ai là người sáng lập Phật giáo?
          Phật giáo được sáng lập bỡi một vị thái tử, tên là Sĩ Đạt Ta – Siddhattha. Ngài tu tập thiền định và thiền quán thành Phật, pháp danh là Phật Thích Ca Mâu Ni.
    3. Ai là Đối tượng tin của Phật giáo?
          Đối tượng tin của Phật giáo cũng là Thái Tử Sĩ Đạt Ta. Ngài xuất gia tu hành và thành một vị Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài không những là một vị sáng lập đạo Phật mà còn được tôn thờ là một vị đạo Sư. Phật tử tôn thờ Ngài là một đấng thiêng liêng ban ân huệ và cứu độ chúng sanh. Thế nào là một vị Phật?
    3.1. Đức Phật là bậc giác ngộ (hiểu biết):
Ngài đã giác ngộ được Thế Tục Đế (Sự thật của cuộc đời) và chân đế (Sự thật của chân tâm, Phật tánh)
  1. Thế Tục Đế (Sự thật của cuộc đời):
          Đức Phật dạy rằng cuộc đời là khổ. Con người có 2 cái khổ, là cái khổ về thân và cái khổ về tâm.
a) Cái khổ về tâm: cầu không được như ý là khổ; sự chia ly vĩnh biệt với người thân là khổ; Ở gần với người thù hận là khổ.
b) Cái khổ về thân: Cái khổ của sanh ra; cái khổ của sự già; cái khổ của bệnh và cái khổ của sự chết.
2) Sự thật của chân tâm:
          Chân tâm là không phiền não, khổ đau, không tham, sân, si; Chân tâm là sự an lạc, vắng lặng, thanh tịnh hay còn gọi là Niết Bàn.
Đức Phật dạy luật nhân quả và luật vô thường. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Nguyên lý nầy là sự thật của cuộc đời.

    3.2. Đức Phật là bậc giải thoát sanh tử luân hồi:

          Đức Phật là bậc xuất thế, thoát ly sanh tử luân hồi. Bậc xuất thế là họ muốn sống hay muốn chết tùy ý qua sự nhập định và xuất định. Vì Ngài tu giới, tu định, tu huệ và đã đạt được cứu cánh Niết Bàn.

     3.3. Đức Phật là bậc thanh tịnh:

          Ngài tu tập và chứng các bậc thiền định, cùng thành tựu 6 loại thần thông như 1) Thiên nhãn thông (Mắt thấy thông suốt), 2) Thiên nhĩ thông (Tai nghe thông suốt), 3) Thần túc thông (Thân biến hiện tùy ý),  4) Túc mạng thông (Biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( Trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh). Ngài luôn sống trong an định, nên thân tâm của Ngài luôn luôn thanh tịnh.

     3.4. Đức Phật là bậc trí huệ:

          Ngài chỉ dạy chúng sanh rất nhiều phương pháp tu tập để diệt trừ phiền não, khổ đau và hướng dẫn người phàm phu tu tập thành Thánh A La Hán.

    3.5. Đức Phật là bậc đại từ bi:

         Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài không trừng phạt ai, không đưa ai xuống địa ngục. Ngược lại, Ngài nguyện xuống địa ngục cứu độ chúng sanh.

   II. LỊCH SỬ ĐỐI TƯỢNG TIN CỦA PHẬT GIÁO:
    1. Lịch sử của đối tượng tin Phật giáo.
TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT!
          Cách đây hơn 2500 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), nước Ấn Độ (India) có vị vua tên là Tịnh Phạn (Suddhodana) và bà Hoàng hậu tên là Maya. Thành Ca Tỳ La Vệ nằm giữa biên giới nước Nepal và Ấn Độ bây giờ. Những di tích lịch sử của đức Phật đã được  di sản văn hóa thế giới UNESCO khai quật và công nhận.
 
          Một hôm, bà Hoàng hậu nằm chiêm bao thấy con voi trắng sáu ngà chui vào bên hông phải của bà. Bà đã đem điềm chiêm bao kể lại cho các quan thần trong triều đình nghe. Ai cũng đoán đây là điềm lành. Chẳng bao lâu, bà mang thai một hoàng thái tử. Theo phong tục truyền thống Ấn Độ, khi người vợ sanh con là về nhà mẹ ruột. Do đó, Khi sắp tới ngày sanh, Hoàng hậu đi về quê mẹ để sanh Thái tử. Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu đi ngang qua khu rừng Lâm Tỳ Ni (Lumbini) có một vườn hoa Vô Ưu.Theo truyền thuyết Ấn Độ thì hoa này 1000 năm mới nở một lần. Vì thế, Hoàng hậu đã dừng chân ở đây để ngắm nhìn hoa. Bà giơ tay lên định hái hoa. Đột nhiên, bà chuyển bụng liền hạ sanh ra Thái tử. Thái tử được sanh ra dưới cây Vô Ưu vào ngày 15 tháng 04 ÂL năm 624 trước tây lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi đức Phật đản sanh
          Nay vẫn thuộc lãnh thổ nước Nepal. Vua cha đã đặt tên Thái tử là Tất Đạt Đa hay còn gọi là Sĩ Đạt Ta - Siddhattha. Hoàng hậu sanh ra thái tử được bảy ngày thì băng hà và thác sanh lên cõi trời Đao Lợi. Bởi vậy, người em gái của bà là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề làm dì mẫu nuôi thái tử.
Theo hình tượng, Thái tử ra đời đi bảy bước và tay phải chỉ lên trời và tay trái chỉ xuống đất.
- Ngài đi bảy bước là tượng trưng cho đã có bảy vị Phật ra đời trên trái đất này. Ngài là vị Phật thứ bảy.
 *Bảy vị Phật đó là: 1) Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật; 2) Thi Khí Phật; 3) Tỳ Xá Phù Phật; 4) Câu Lưu Tôn Phật; 5) Câu Na Hàm Mâu Ni Phật; 6) Ca Diếp Phật; 7) Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Ngài tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, nghĩa là “ Trên trời dưới đất, chỉ có cái ngã được tôn quý, ngã ở đây hàm ý là Phật tánh  (Tánh giác ngộ)”.
          Thái tử lớn lên học thông suốt các môn và tài giỏi mọi mặt, đặc biệt là Thái tử rất thương người và loài vật. Khi còn nhỏ, thái tử thường hay thích ngồi tĩnh lặng một mình. Khi trưởng thành lúc 16 tuổi năm 608 trước tây lịch, thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La - Yasodhara. Hai vợ chồng sanh ra một người con trai tên là La Hầu La - Rahura.
          Một hôm, Thái tử xin vua cha ra kinh thành để dạo chơi khắp bốn cửa thành. Thái tử đến cửa thành thứ nhất, thì chợt thấy một cụ già chống gậy đi rất khổ sở và thái tử hỏi người hầu: “Tại sao người nầy già nua như vậy?”. Người hầu trả lời: “Thưa Thái tử! Ai sanh ra rồi cũng phải già khổ như vậy, không ai thoát khỏi cả”. Viếng cửa thành thứ hai, Thái tử thấy một người bệnh nằm đau đớn. Thái tử hỏi người hầu: “Sao người nầy bệnh vậy?”. Người hầu trả lời: “Thưa Thái Tử! Bệnh không tha cho ai hết. Già trẻ bé lớn gì cũng bị bệnh hết, không ai thoát khỏi cái bệnh cả”. Tiếp đến là cửa thành thứ ba, Thái tử chứng kiến một người chết đang hỏa thiêu. Thái tử hỏi người hầu: “ Sao người nầy chết thiêu như vậy?”. Người hầu đáp: “Thưa Thái tử! ai sanh ra rồi cũng phải già, phải bệnh. Bệnh là nguyên nhân đưa đến cái chết. Chết là kết thúc kiếp người. Thái tử cũng không thoát khỏi cái chết nầy”. Cuối cùng đến cửa thành thứ tư, Thái tử gặp một vị tu sĩ. Thái tử đến hỏi vị tu sĩ: “Tu tập thiền quán để làm gì?”. Vị tu sĩ trả lời: “Thưa Thái tử! tu tập thiền quán có thể giúp chúng ta thoát ly cái khổ sanh, già, bệnh, tử và thoát ly sanh tử luân hồi”. Sau khi nghe vị tu sĩ giảng dạy về con đường giải thoát sự vô thường lão bệnh, Thái tử giác ngộ, thấy được sự thật của cuộc đời là giả tạm. Vì khi thân nầy chết đi, thì tất cả sự nghiệp của cuộc đời mất hết. Chỉ còn cái nghiệp thiện ác theo chúng sanh thôi. Qua đó mới thấy rằng thân nầy giả tạm, nên cuộc đời cũng chỉ tạm bợ mà thôi. Vì lý đó, thái tử đã quyết định về cung điện xin vua cha cho đi xuất gia tầm sư học đạo, nhưng vua cha không đồng ý, vì nhà vua chỉ có một đứa con trai là Thái tử để nối ngôi.
          Cuối cùng, Thái tử nữa đêm trốn ra kinh thành đi xuất gia tầm sư học đạo. Thái tử đi xuất gia lúc đó 19 tuổi, vào ngày 08 tháng 02 âm lịch năm 605 trước tây lịch. Thái tử đã tu học thiền định với nhiều vị thiền sư trong suốt 5 năm và đã thành tựu các bậc thiền ở cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Sau đó, Thái tử tu tập thiền quán 6 năm với 5 anh em Kiều Trần Như ở núi Tượng Đầu hay còn gọi là Khổ Hạnh Lâm - Uruvela. Trong thời gian tu tập nầy, Thái tử siêng năng tu tập và sống trong đại định. Vì thế, Thái tử quên ăn bỏ ngủ và đến lúc kiệt sức. Cũng may, nhờ nàng Suyata đi chăn bò đã phát tâm cúng sữa cho Thái tử, trong lúc Thái tử hết sức. Nàng Suyata là người cúng dường đầu tiên cho đức Phật.
          Ngày 08 tháng 12 ÂL năm 594 trước tây lịch, lúc 30 tuổi, Thái tử ngồi thiền quán 49 ngày dưới cây Bồ Đề và đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), thành phố Gaya, thủ đô Patna, nước Ma Kiệt Đà (Magatdha), tiểu bang Bihar, nước Ấn Độ.

Mặt tiền tháp Bồ Đề Đạo Tràng

Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề nầy
          Sau khi thành đạo, Ngài đi đến vườn Lộc Uyển - Sarnath, thành Ba Na Đại - Varanasi thuyết bài pháp đầu tiên “Tứ Diệu Đế” cho 5 anh em Kiều Trần Như. Năm anh em đồng tu nầy sau khi nghe bốn chân lý đều giác ngộ chứng quả A La Hán. Bài pháp “Tứ Diệu Đế” là bài pháp đầu tiên.

Tháp kỷ niệm nơi đức Phật gặp lại năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển
Vườn nai (Sarnath) nơi đức Phật thuyết pháp đầu tiên
 
          Kế tiếp Ngài đi đến Thành Vương Xá – Rajgir, nước Ma Kiệt Đà - Magatdha, nơi trị vì của vua Tần Bà Sala và hoàng hậu Vi Đề Hi. Đức Phật hóa độ và quy y Tam Bảo cho vua Tần Bà Sa La - Bimbisala. Đây là vị vua đầu tiên được đức Phật hóa độ. Sau đó, vua đã phát tâm cúng dường đức Phật mảnh đất làm Tịnh Xá và được gọi là Trúc Lâm Tịnh Xá. Đây là tịnh xá có đầu tiên.
          Ông Cấp Cô Độc là người giàu có, rất có lòng thánh thiện giúp đỡ những người khổ, cô đơn. Ông sống trong thành Xá Vệ - Sravasti do vua Ba Tư Nặc - Pasenadi trị vì đương thời. Ông đã cúng dường cho đức Phật tịnh xá Kỳ Viên - Jetavana ở thành Xá Vệ. Đây là tịnh xá thứ nhì đức Phật thành lập cho Tăng chúng tu học.
           Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề - Maha Pajapati là dì Mẫu của đức Phật đã được xuất gia ở thành Tỳ Xá Ly - Vajshali, cùng với 500 kỷ nữ. Bà là người Ni đầu tiên được đức Phật cho xuất gia và Ni đoàn được thành lập từ nơi đây.
          Sau khi thành đạo, đức Phật thuyết pháp độ cho các vị vua quan cho đến dân chúng, các tầng lớp trong xã hội, từ người xuất gia cho đến tại gia khắp nơi trong suốt 49 năm. Ngài đã viên thành việc hoằng pháp lợi sanh và thành lập Tam Bảo. Ngài đi về vùng Câu Thi Na (Kushinagar), thủ đô Pava, Xứ Malla, nhập đại định và an trú Niết Bàn dưới hai cây Sala.  Ngài nhập Niết Bàn lúc đó 80 tuổi, vào ngày 15 tháng 02 ÂL năm 544 trước tây lịch.
 
Tháp niết bàn (nơi đức Phật nhập niết bàn dưới hai cây Sala)
 
 
Tượng nằm nhập niết bàn trong Tháp
 
Tháp trà tỳ (nơi hỏa táng)
 
            Ngài Ma Ha Ca Diếp - Maha Kassapa là người đệ tử đầu tiên, được đức Phật truyền Y Bát, để lãnh đạo Tăng đoàn và tiếp nối mạng mạch Phật giáo. Sau khi Phật nhập Niết Bàn 100 ngày, Ngài làm chủ tọa tổ chức kết tập Kinh Điển ở động Thất Diệp, tại thành Vương Xá - Rajgir, nước Ma Kiệt Đà - Magatdha. Đây là lần kết tập Kinh Điển đầu tiên.
          Ngài A Nan là thị giả của đức Phật. Ngài đã giúp tôn giả Ca Diếp trùng tuyên giáo pháp của đức Phật trong lần kết tập Kinh Điển đầu tiên. Ngài là người thứ nhì được tôn giả Ca Diếp truyền Y Bát trong truyền thống thiền tông truyền thừa Y Bát. Các vị tổ đã truyền y bát với nhau cho đến tổ Huệ Năng là tổ thứ 33 trong thiền tông Phật giáo.
Chư Tăng sau này thiết lập trường đại học Phật Giáo Nalanda thuộc thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà - Magatdha. Đây là trường đại học Phật giáo quốc tế đầu tiên ở Ấn Độ.

 
Trường đại học Phật giáo Nalanda
 
-   500 năm sau Phật giáo Ấn Độ được truyền khắp các nước là nhờ vua A Dục Ashoka. Đây là vị vua đầu tiên có công giúp cho Phật giáo được truyền ra nước ngoài.
    2. Sự tu hành của Đức Phật:
          Đức Phật tu tập tam vô lậu học. Tam vô lậu học gồm có tu giới, tu định và tu huệ.
a) Tu giới:
Tu giới là tu tập giữ giới cho thân đừng tạo nghiệp ác.
          Ví dụ như giới sát sanh. Bất cứ ai phạm giới giết người thì cảnh sát sẽ bỏ họ vào nhà tù. Nhưng nếu ai giữ được giới sát sanh. Nghĩa là giới sát sanh giúp cho thân của họ không phải ngồi tù. Vậy, giới của Phật giúp nhân sinh nhân loại tránh tạo nghiệp ác.
b) Tu định:
          Định là giúp cho tâm không loạn động, tập trung tốt, an lạc và thanh tịnh. Định là quả của nhân tu thiền chỉ hay nói cách khác, tu thiền chỉ sẽ đạt đến định.
Ví dụ: Thiền quán sổ tức.
c) Tu huệ:
          Huệ giúp cho chúng ta diệt trừ phiền não, khổ đau và vô minh. Phiền não, khổ đau xuất phát từ tham lam, sân hận, si mê .v.v. Huệ là quả của tu thiền quán hay nói cách khác là tu tập thiền quán sẽ đạt đến trí huệ.
Ví dụ: Thiền tứ niệm xứ gồm 1) Quán thân bất tịnh; 2) Quán tâm vô thường; 3) Quán thọ thị khổ; 4) Quán pháp vô ngã.
    3. Khả năng của đối tượng tin của Phật giáo:
          Đức Phật có khả năng hướng dẫn mọi người tu tập bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm nhân thành A La Hán, thành Bồ Tát và thành Phật qua nhiều phương pháp tu tập thiền định và thiền quán. Bỡi vì, đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; Tất cả chúng sanh vẫn có thể thành Phật”.
III. PHẬT PHÁP – GIÁO LÝ:
          Đức Phật dạy nhân sinh 1) Về chân lý; 2) Tìm hiểu luật nhân quả; 3) Tìm hiểu sự luân hồi sanh tử của chúng sinh; 4) Báo ân cha mẹ; 5) Không làm các điều ác để trao dồi đạo đức cá nhân; 6) Làm các điều thiện để tạo nghiệp thiện; 7) Làm sao sống an lạc và giữ tâm thanh tịnh; 8) Làm sao diệt vô minh và thoát ly sanh tử luân hồi. 9) Cuối cùng, Đức Phật mục đích hướng dẫn chúng sanh tu tập thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
    1. Đạo Phật là đạo chân lý:
          Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ được nhị đế (Hai chân lý) như Thế Tục Đế và Chân Đế. Thế Tục Đế là sự thật của cuộc đời; Chân Đế là sự thật của chân tâm.
Ví dụ:
a) Thế Tục Đế (Sự Thật của Cuộc Đời): Đức Phật khi còn là Thái Tử; Ngài đã giác ngộ ra cuộc đời của nhân sinh là tạm bợ. Vì ai sinh ra rồi cũng bị khổ già, bệnh và chết. Đây là sự thật của cuộc đời nhân sinh.
b) Chân Đế (Chân Tâm): Đức Phật tu định, tu huệ, nên Ngài đã giác ngộ chân tâm vốn thanh tịnh. Đây là Chân Đế.
    2. Tìm hiểu luật nhân quả:
          Đức Phật dạy: “Bạn gieo nhân ác, thì bạn sẽ nhận quả ác; Bạn gieo nhân thiện, thì bạn sẽ nhận quả thiện. Đó là luật nhân quả”. Con người tạo ra nhiều nghiệp thiện ác khác nhau; Vì thế nên mới có sự khác biệt giữa người nầy với người khác”.
Ví dụ:
          Bạn giết người, thì cảnh sát sẽ bỏ bạn vào nhà tù. Dù bạn có tin đấng thiêng liêng nào tuyệt đối đi nữa; Họ cũng không cứu bạn ra nhà tù và họ cũng không ngồi tù thế cho bạn. Vì đó là luật nhân quả và như vậy mới công bằng. Đấng thiêng liêng đâu có làm tội, sao họ phải chịu và ngồi tù thế cho bạn được. Bạn gieo nhân ác thì bạn phải chịu quả ác.
    3. Tìm hiểu sự luân hồi sanh tử của chúng sinh:
          Đức Phật dạy rằng con người sau khi chết đi sẽ thay hình đổi dạng sang kiếp khác trong 6 cõi luân hồi. Đó là Trời, người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc sanh. Tại sao? Bỡi vì, luân hồi là do bạn tạo nghiệp thiện ác. Bạn phải luân hồi để chịu quả thiện ác. Nghiệp thiện ác đều do tâm của bạn phát sinh ra.
    4. Báo ân cha mẹ:
          Cha mẹ là người có công sanh bạn ra, Họ là người có công nuôi bạn lớn lên, Họ là người có công giáo dục và cho bạn học hành lớn khôn. Họ là nguồn gốc lịch sử tạo ra bạn. Vậy, sao bạn không tìm hiểu tưởng niệm, tri ân và báo ân công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, mà bạn muốn tưởng niệm ai và thờ ai? Người sanh bạn ra mà bạn không tìm hiểu và tôn thờ, mà Bạn đi tìm hiểu và tôn thờ người không sanh bạn ra. Bạn đi tìm hiểu người tạo ra con người để làm gì?
Đức Phật dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật; Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Do đó, bổn phận làm con phải ngoan và phải biết lo cha mẹ từ đời sống vật chất đến tinh thần. Đó là nền tảng đạo đức của con người.
    5. Không làm các điều ác để trao dồi đạo đức cá nhân:
         Nếu bạn muốn trao dồi đạo đức của chính mình, thì bạn phải ngưng làm các điều ác. Làm như thế nào? Bạn phải giữ 5 giới cấm. 5 giới cấm gồm 1) Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm; 4) Không nói dối; 5) Không uống rượu, sử dụng chất say.
          Đức Phật dạy nhân sinh tu giữ những giới nầy là tu đức.
    6. Làm các điều thiện để tạo thiện nghiệp:
    6.1. Thể hiện lòng từ bi với chúng sanh, bằng cách không ăn thịt chúng sanh và phải phóng sanh.
    6.2. Thể hiện lòng từ bi với người khác, bằng cách bố thí, lợi ích mọi người.
  Đức Phật dạy nhân sinh tu những điều thiện nầy để tu phước.
    7. Làm sao sống an lạc và giữ tâm thanh tịnh:
          Đức Phật dạy chúng ta sống an lạc và giữ tâm thanh tịnh. Nếu chúng ta suy nghĩ, lo lắng và buồn phiền nhiều thì làm sao chúng ta hạnh phúc được. Những sự phiền não, khổ đau đều do tham lam, sân hận, si mê mà phát sinh ra. Vì thế, chúng ta phải diệt hết chúng đi, thì chúng ta mới an được. Khi chúng ta được an thì tâm của chúng ta mới thanh tịnh. Thanh tịnh nghĩa là sao? Thanh tịnh nghĩa là tâm không phiền não, khổ đau và không tham, sân, si. Tu tập làm sao để đạt được sự an lạc và thanh tịnh.
          Ví dụ: Niệm Phật nhất tâm bất loạn hoặc tu thiền định. Khi bạn đạt định và sống trong định thì bạn an lạc và thanh tịnh.
    8. Thoát ly sanh tử luân hồi:
          Đức Phật dạy rằng cuộc đời nầy có hạnh phúc, có khổ đau. Nhưng hạnh phúc hay khổ đau đều là tạm bợ. Vì cuối cuộc đời là sự chết. Rồi, con người phải luân hồi mãi mãi. Nếu ai muốn thoát khổ luân hồi, thì Đức Phật sẽ hướng dẫn tu tập con đường xuất thế để ra khỏi luân hồi.
    9. Làm sao thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật:
          Nếu bạn muốn thoát khổ luân hồi, thì bạn tu tập thành Thánh A La Hán, thành Bồ Tát và thành Phật.
1) Thánh A La Hán là bậc xuất thế, là người đã đạt đến quả Niết Bàn. Niết Bàn là quả không còn sanh tử luân hồi nữa. Các Ngài tu tập tam vô lậu học. Đó là tu giới, tu định và tu huệ.
2) Bồ Tát là cũng là bậc xuất thế, không còn luân hồi nữa. Nhưng Bồ Tát phát nguyện nhập thế cứu độ chúng sanh. Các Ngài tu phát Bồ Đề Tâm và lục độ ba la mật. Lục độ ba la mật gồm: 1) Bố thí; 2) Trì giới; 3) Nhẫn nhục; 4) Tinh tấn; 5) Thiền định; 6) Trí huệ.
3) Phật là người tự giác. giác tha và giác hạnh viên mãn.
Tóm lại
          Chúng ta không ai thoát được cái phiền não của tham, sân, si; Cái khổ của già, bệnh và chết; Cái khổ của luân hồi sanh tử. Như vậy, làm sao chúng ta sống hạnh phúc đây? Chúng ta muốn sống được an lạc, thì chúng ta phải tu tập diệt khổ. Khi khổ hoàn toàn chấm dứt, thì chúng ta đã đạt Niết Bàn, đời đời an vui.
          Đức Phật nói rằng: “Ta là Phật đã thành; Tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành. Bỡi vì, chúng sanh đều có Phật tánh. Do đó, nếu chúng sanh học và tu theo hạnh của Phật, thì chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai”. Đức Phật có thể hướng dẫn chúng sanh diệt khổ, thoát ly sanh tử luân hồi và tu hành làm sao thành vị A La Hán, thành Bồ Tát, thành Phật qua những phương pháp thiền định và thiền quán. Si mê là chúng sanh; Giác ngộ là Phật. Bạn muốn sao?
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
 
BÀI SỐ 6
ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi tóm lược đạo Phật như thế nào dễ hiểu?
Trã lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị!
          Đạo Phật dạy chúng ta tu thành Phật. Bởi vì, đức Phật dạy rằng tất cả chúng ta đều có Phật tánh. Do đó, đức Phật nói rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Nếu tất cả chúng sanh đều học và tu hành theo lời dạy của đức Phật”.
  • Phật tánh nghĩa là gì?
          Phật tánh nghĩa là tánh giác ngộ, tánh hiểu biết. Người giác ngộ là Phật; Người Si mê là chúng sanh.
          Nếu chúng sanh là cục đá, cục sắt hay khúc cây, thì Đức Phật không thể giáo hóa chúng sanh được. Nhưng vì, Đức Phật biết được tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tánh giác ngộ, tánh hiểu  biết, nên Ngài muốn chỉ dạy chúng sanh tiến tu trên đường bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm phu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


 
BÀI SỐ 7
ĐỨC PHẬT DẠY TU TẬP NHƯ THẾ NÀO?
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi tóm lược đạo Phật dạy như thế nào?
Trã lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị!
         
Đức Phật dạy 3 điều:
1. Không làm các điều ác.
2. Làm các điều thiện.
3. Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh.
 
  1. Không làm các điều ác: tu tập giữ 5 giới cấm.
  1. Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm; 4) Không nói dối; 5) Không uống rượu, sử dụng chất say, ma túy.
          Đức Phật dạy chúng sanh tu giữ những giới nầy là tu đức.
    2. Làm các điều thiện:
    1) Thể hiện lòng từ bi với chúng sanh, bằng cách không ăn thịt chúng sanh và phóng sanh.
    2) Thể hiện lòng từ bi với người khác, bằng cách bố thí, giúp đỡ mọi người.
    3) Thể hiện tình thương với gia đình, bằng sự chung thủy.
    4) Thể hiện sự uy tín, bằng lời nói chân thật.
    5) Ăn, uống thanh tịnh và tỉnh thức.
  Đức Phật dạy chúng sanh tu những điều thiện nầy để tu phước.
 
    3. Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh:
          Điều thứ ba là đức Phật dạy chúng ta tu tâm. Thân và khẩu của chúng ta làm thiện, ác đều do tâm. Do đó, Chúng ta phải tu tâm. Tâm thanh tịnh giúp cho chúng ta hết phiền não, khổ đau và diệt được tham lam, sân hận, si mê, .v.v. Chúng ta hết phiền não si mê; Đó nghĩa là Đức Phật đã dạy cho chúng ta sống hạnh phúc, an lạc.
          Tâm thanh tịnh là tâm của bậc A La Hán, bậc Bồ Tát và Đức Phật. Vậy, Đức Phật dạy chúng ta thanh tịnh tâm để chúng ta chuyển tâm phàm phu thành tâm Phật.
          Ví dụ: Tụng Kinh, niệm Phật, ngồi thiền là những phương pháp giúp mọi người thanh tịnh tâm.
 
 
BÀI SỐ 8
3 THỜI KỲ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

THỜI HƯNG THỊNH (594 TCN – 185 TCN)

THỜI SUY VONG (185 TCN – 1526 CN)

THỜI PHỤC HƯNG (1858 CN – 2013 CN)

 

I. THỜI HƯNG THỊNH TỪ 594 – 185 Trước Tây Lịch:

A) Sự hưng thịnh Phật giáo vào thời Đức Phật:
          Trước khi, Đức Phật ra đời, thì nước Ấn Độ đã có rất nhiều tôn giáo như Ấn giáo – Hindhuism, Đạo Kỳ Na Giáo hay còn gọi đạo lõa thể – đạo Jain, đạo Sikh, và các tín ngưỡng nhân gian .v.v. Kể từ khi Đức Phật ra đời, tu hành thành đạo và Ngài hoằng pháp cho đến khi nhập Niết Bàn, thì đạo Phật mới xuất hiện nơi đời. Căn cứ theo lịch sử truyền thống Phật giáo bắc tông – Mahayana Buddhism như sau:
  • Vào thế kỷ thứ 7 trước tây lịch ngày 15/04 ÂL năm 624, Đức Phật sanh ra tại vườn Lâm Từ Ni – Lumbini, nước Nepal bây giờ.
  • Vào ngày 08/02 ÂL năm 605 trước tây lịch, Đức Phật đi xuất gia lúc 19 tuổi.
  • Vào thế kỷ thứ 6 ngày 08/12 ÂL năm 594 trước tây lịch, Đức Phật thành đạo lúc 30 tuổi.
  • Vào thế kỷ thứ 6 ngày 15/02 ÂL năm 544 trước tây lịch, Đức Phật nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi
* Từ năm 594 – 544 trước tây lịch, Ngài đi hoằng pháp các nơi khoảng 49 năm. Trong thời gian nầy, các vua hộ trì sự hoằng pháp của Ngài như vua Tần Bà Sa La – Bimbisara King tại thành Vương Xá – Rajgir; Vua Ba Tư Nặc – Pasenadu King tại thành Xá Vệ – Sravasti. Trong thời gian nầy, Phật giáo bắt đầu lan truyền.
B) Sự hưng thịnh Phật giáo vào thời vua A Dục – Ashoka king (268 – 232 TCN):
           Vào thế kỷ thứ 3 từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch, Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nước và hải ngoại qua thời vua A Dục.
           Vua Ashoka sanh vào năm 304 trước tây lịch tại kinh thành Pataliputta (Thủ đô Patna, tiểu bang Bihar bây giờ). Vua cha là Bindusara Maurya; hoàng hậu là Devi Dharma. Hoàng hậu Devi Dharma (còn gọi là Subhadrangi hoặc Janapadkalyani) là con gái của một vị tu sĩ Bà La Môn (Tu sĩ Ấn Giáo) tại kinh thành Champa.
           Vua Bindusara Maurya là con trai của  vua Chandragupta Maurya. Vua Chandragupta Maurya là ông nội của vua A Dục, là người đầu tiên sáng lập triều đại Maurya. Ông cũng đã từ bỏ ngai hoàng để làm tu sĩ đạo Kỳ Na Giáo ( Đạo Jain).
Từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch, vua Ashoka lên ngôi hoàng đế, đời thứ ba của triều đại Maurya. Khi lên hoàng đế, Vua Ashoka đã mở rộng đế chế của mình từ vùng Assam phía đông đến Balochistan phía tây; từ vùng Pamir Knot ở nước A Phú Hãn - Afghanistan phía bắc tới vùng Peninsula ở phía nam. Vì mở rộng sự thống trị, vua A Dục đã giết chết biết bao nhiêu người. Nhiều người nói rằng ông là vị vua độc ác.
 
  
Bản đồ Ấn Độ dưới thời vua A Dục
 
Vua A Dục - Ashoka và xá lợi của đức Phật
            Năm 263 trước tây lịch, vua Ashoka trở thành Phật tử. Ông biết rằng Phật giáo là nền tảng đạo đức, có lợi ích cho nhân loại, cho loài vật và cho thế giới. Vua đã có công ủng hộ phát triển Phật pháp như:
1 - Vua giúp xây dựng nhiều tu viện cho chư Tăng Ni tu học.
2 - Theo lịch sử Phật giáo, xá lợi của đức Phật được chia ra 8 nước. Vua Ashoka đã gôm tất cả xá lợi và xây dựng 84,000, cái tháp để thờ xá lợi của đức Phật khắp nước Ấn Độ.
3 – Vua cho khắc lịch sử của Đức Phật trên trụ đá sa thạch tại các Thánh tích. Nhờ vậy mà các nhà khảo cổ Anh Quốc và Ấn Độ mới tìm ra được di tích lịch sử của Đức Phật sau nầy.
4 – Vua ủng hộ kết tập Đại Tạng Kinh lần thứ ba tại thành Pataliputta (Thủ đô Patna, tiểu bang Bihar bây giờ), do sự chủ tọa Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu -  Moggaliputta-Tissa vào năm 244 trước tây lịch.
5 - Ông cho phép thái tử Mahinda và công chúa Sanghamitta đi xuất gia và truyền bá đạo Phật sang nước Tích Lan (Srilanka). Sư cô Sanghamitta đã cắt nhánh cây Bồ Đề từ cây Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đem sang trồng tại nước Tích Lan. Đặc biệt, Sư Cô là người đầu tiên lập giới đàn Ni và truyền giới tỳ kheo Ni tại nước Tích Lan.
6 – Vua đã tạo điều kiện cho chư Tăng hoằng pháp khắp nơi trong nước. Đặc biệt, Vua đưa chư Tăng đi hoằng pháp sang hải ngoại như nước Miến Điện, Tích Lan và các nước đông nam á. Vua A Dục – Ashoka là vị vua đầu tiên có công đưa các tu sĩ Phật giáo sang nước Miến Điện và các nước đông nam Á qua đường tơ lụa.
 

 
           Năm 232 trước tây lịch, vua A Dục băng hà. Triều đại Maurya có 9 đời, kéo dài từ năm 322 đến năm 180 trước tây lịch.
1 – Đời thứ nhất vua Chandragupta từ năm 322 đến năm 297 trước tây lịch.
2 - Đời thứ hai vua Bindisara từ năm 297 đến năm 268 trước tây lịch.
3 - Đời thứ ba vua Ashoka từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch.
4 - Đời thứ tư vua Dasharatha từ năm 232 đến 224 trước tây lịch.
5 - Đời thứ năm vua Samprati từ năm 224 đến năm 215 trước tây lịch.
6 - Đời thứ sáu vua Shalishuka từ năm 215 đến năm 202 trước tây lịch.
7 - Đời thứ bảy vua Devavarman từ năm 202 đến năm 195 trước tây lịch.
8 - Đời thứ tám vua Shatadhanvan từ năm 195 đến năm 187 trước tây lịch.
9 - Đời thứ chín vua Brihadratha từ năm 187 đến năm 180 trước tây lịch.
         Vào thế kỷ thứ 3 năm 268 trước tây lịch đến thế kỷ 20 năm 1947 sau tây lịch, Vua A Dục là người thống lãnh các kinh thành trở thành một nước. Nước A Phú Hãn – Afghanistan, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là một quốc gia kể từ thời vua A Dục. Vậy, nước Ấn Độ thống nhất đất nước là gần 23 thế kỷ. Sau khi, Anh Quốc trao trả độc lập cho Ấn Độ vào thế kỷ 20 năm 1947, thì nước Ấn Độ bị chia thành 4 quốc gia. Đó là Afghanistan, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ bây giờ.
1 - Quý vị tham khảo chi tiết qua trang nhà lịch sử vua A Dục. Nếu muốn đọc tiếng Việt thì bấm vào nút dịch:
 https://en.wikipedia.org/wiki/Ashoka
2 – Quý vị tham khảo trang nhà Phật giáo Ấn Độ
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism
+ Tóm lại:
          Từ thế kỷ thứ 6 năm 594 trước tây lịch là năm Đức Phật thành đạo và đạo Phật bắt đầu được lan truyền. Mãi cho đến thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch, Trong thời gian nầy, Phật giáo rất hưng thịnh, thanh bình và được các vua quan và dân chúng tín ngưỡng, ủng hộ trong suốt 4 thế kỷ.

II. THỜI ĐẠI SUY VONG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỶ THỨ 2 NĂM 185 TRƯỚC TÂY LỊCH – THẾ KỶ THỨ 16 NĂM 1526 SAU TÂY LỊCH:

1. Từ thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch đến đầu thế kỷ 13 năm 1206 sau tây lịch, đây là thời đại của vua Ấn giáo – Brahma king trị vì:
Chúng ta biết rằng sau thế kỷ thứ 16, Phật giáo Ấn Độ đã bị xóa sổ bởi các thế lực tôn giáo bạn.
1 - Tất cả tu sĩ Phật giáo bị chặt đầu và giết sạch.
2 - Tất cả tu viện đều bị đập phá sạch.
3 - Tất cả Kinh sách đều bị đốt sạch.
4 - Tất cả tín đồ Phật giáo đều bị đàn áp và cấm đoán.
           Căn cứ trong lịch sử nước Ấn Độ, vào thế kỷ thứ 2 năm 185, ông Pushyamitra Shunga là một vị tướng quân người Ấn Giáo của triều đại Maurya. Ông đã ám sát vị vua cuối cùng của triều đại Maurya, vua Brahadratha Maurya. Sau đó, ông lên ngôi, tự xưng vua Pushyamitra Shunga và ông ta thành lập triều đại Shunga. Triều đại Shunga kéo dài 50 năm, từ năm 185 đến năm 73 trước tây lịch. Ông thù hiềm với Phật giáo và tín đồ Phật giáo. Ông đã khủng bố niềm tin của Phật tử. Ông đã ra lệnh đập phá hàng trăm tu viện, giết hàng trăm ngàn tu sĩ Phật giáo. 840.000, tháp Phật giáo đều bị đập phá .v.v. Ông ban thưởng 100 tiền vàng cho người chặt 1 cái đầu của tu sĩ Phật giáo.
Vua Pushyamitra Shunga là vị vua đầu tiên khởi sự tiêu diệt Phật Giáo Ấn Độ. Sau đó, các đời vua Ấn Độ tiếp theo đó đàn áp và tiêu diệt Phật giáo lần lần đến thế kỷ thứ 13 năm 1206.
Quý vị có thể tham khảo đường nối kết nầy.
1 – Lịch sử nước Ấn Độ:
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_India
2 – Lịch sử triều đại vua Ấn Giáo Pushyamitra Shunga:
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism#Shunga_dynasty_(2nd%E2%80%931st_century_BCE)
.https://en.wikipedia.org/wiki/Pushyamitra_Shunga
3 - Phim Ấn Độ Teesri Azadi kể về một vị vua Ấn Giáo ra lệnh tiêu diệt Phật giáo
 
https://www.youtube.com/watch?v=wM98m3mkS1w
 2. Từ đầu thế kỷ 13 năm 1206 đến thế kỷ 16 năm 1526, đây là thời đại của vua Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ – Turkic Muslim:
Trong lịch sử Ấn Độ có kể lại vào đầu thế kỷ 13 năm 1206, một vị tướng quân hồi giáo tên là Muhammad bin Bakhtiyar Khalji. Ông đã dẫn đội quân Thổ Nhĩ Kỳ sang xâm chiếm các tiểu lục địa miền tây bắc Ấn Độ như là Afghanistan, Pakistan và thành phố Delhi bây giờ .v.v. Đặc biệt, họ đã tiêu diệt Phật giáo, nhất là đốt luôn trường đại học Phật giáo Nalanda .v.v. Sau đây là trích đoạn của trang nhà của các nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo.
+ Trang nhà tham khảo:
Đế chế cuối cùng hỗ trợ Phật giáo, triều đại Pala , sụp đổ vào thế kỷ thứ 12, và Muhammad bin Bakhtiyar Khalji , một vị tướng của Vương quốc Hồi giáo Delhi đầu tiên , phá hủy các tu viện và tượng đài và truyền bá đạo Hồi ở Bengal . [79] Theo Randall Collins, Phật giáo đã suy tàn ở Ấn Độ trước thế kỷ thứ 12, nhưng với sự cướp bóc của những kẻ xâm lược Hồi giáo, nó gần như bị tuyệt chủng ở Ấn Độ vào những năm 1200. [89] Vào thế kỷ 13, tiểu bang Craig Lockard, các tu sĩ Phật giáo ở Ấn Độ đã trốn thoát đến Tây Tạng để thoát khỏi cuộc đàn áp Hồi giáo; [90]trong khi các nhà sư ở miền tây Ấn Độ, bang Peter Harvey, thoát khỏi cuộc đàn áp bằng cách di chuyển đến các vương quốc Ấn Độ giáo phía nam Ấn Độ có khả năng chống lại sức mạnh Hồi giáo. [91]
Vậy, từ thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch đến thế kỷ 16 năm 1526 sau tây lịch tổng cộng là 18 thế kỷ; Phật giáo Ấn Độ bị đàn áp, tiêu diệt, suy vong bỡi Ấn Giáo và Hồi Giáo. Do đó, Phật giáo hoàn toàn vắng mặt trên toàn cõi nước Ấn Độ.
 + PHẦN BÌNH LUẬN:
          Có người cho rằng quân Hồi giáo sang xâm chiếm Nước Ấn Độ vào đầu thế kỷ 13 năm 1206; Kể từ đó, Hồi giáo tiêu diệt sạch Phật giáo.
+ Trả lời:
  • Hồi giáo chỉ chiếm một vài tiểu lục địa của Ấn Độ, thì họ không thể tiêu diệt Phật giáo toàn quốc. Huốn chi, chúng ta đã biết Phật giáo đã có mặt khắp nước Ấn và cả hải ngoại vào thời vua A Dục – Ashoka (268 -232 TCN).
  • Nếu Hồi giáo tiêu diệt sạch Phật giáo, thì tại sao không tiêu diệt luôn Ấn giáo và các tôn giáo khác. Tại sao họ chỉ nhắm vào Phật giáo thôi. Trong lúc hiện nay Ấn giáo là 79% của dân số Ấn; Hồi giáo có khoảng 17%.
  • Trong các viện bảo tàng quốc gia ở thủ đô Delhi, Sarnath có trưng bày sự đỗ nát, tàn phá của Hồi giáo, nhưng đa phần là của Ấn giáo nhiều hơn Phật giáo. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo đã bị tiêu diệt đa phần trước khi Hồi giáo sang xâm chiếm.
  • Đặc biệt trong lịch sử Ấn Độ cho thấy, các vua Ấn giáo đã ra lệnh tiêu diệt Phật giáo lần lần qua các triều đại vua Ấn giáo.
Qua lịch sử, các nhà tôn giáo chứng minh rằng Ấn giáo và Hồi giáo chung tay tiêu diệt Phật giáo.

III. THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG (1858 – 2013 CN):

          Vào thế kỷ 19 năm 1858 – Thế kỷ 20 năm 1947, Ấn Độ là thuộc địa của Anh Quốc; Tổng cộng là 89 năm. Trong thời đại nầy, Phật giáo bắt đầu phục hồi trở lại dần dần qua 4 vị  Phật tử như 1) Ông Alexander Cunningham, 2) Ông Anagarika Dhammapala, 3) Ông Ambekar, 4) Ông goenka:
A – Sự phục hưng qua 4 vị Phật tử:
    1. Nhà khảo cổ học Alexander Cunningham (1814 – 1893 CN):
Ông Alexander Cunningham
  • Phần giới thiệu:
           Nhà khảo cổ học Alexander Cunningham thật ra là một vị Thiếu tướng quân đội Anh. Ông sanh ra ngày 23 tháng 1 năm 1814 tại thủ đô London, Anh Quốc; Ông qua đời ngày 28 tháng 11 năm 1893. Ông cũng là một kỹ sư quân đội người Anh với Nhóm kỹ sư Bengal . Ông sau này quan tâm đến lịch sử và khảo cổ của Ấn Độ. Năm 1861, ông được bổ nhiệm vào vị trí mới, thành lập nhà khảo sát khảo cổ học cho chính phủ Ấn Độ ; và ông đã thành lập tổ chức Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ .
Phần giới thiệu trích đoạn từ trang nhà bên dưới. Quý vị có thể tham khảo.
https://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Cunningham
           Anh quốc chiếm nước Ấn Độ làm thuộc địa vào thế kỷ 19 năm 1858. 3 năm sau, vào năm1861, Ông Alexander Cunningham sáng lập ban Khảo Sát Khảo Cổ của nước Ấn Độ – Archaeological Survey of India, viết tắt ASI, trụ sở tại 24 Tilak Marg, New Delhi, India, 110001. Ông cũng là giám đốc trực tiếp điều hành ban Khảo Sát Khảo Cổ nầy. Ban Khảo Sát khảo Cổ đã tìm lại các di tích lịch sử ở Ấn Độ. Nhờ vậy mà các di tích lịch sử của Đức Phật đều được khai quật. Ông có công rất lớn cho Phật giáo và các tín đồ Phật giáo cả thế giới. Ngày nay, người con Phật khắp nơi trên thế giới được viếng thăm di tích của Đức Phật là nhờ ông Alexander Cunningham. Chúng ta phải thành tâm niệm ân nhà khảo cổ học Alexander Cunningham.
  • Quý vị có thể tham khảo thêm qua trang nhà bên dưới:
https://en.wikipedia.org/wiki/Archaeological_Survey_of_India
    2. Ông Anagarika Dhamma (1864 – 1933 TCN):
Ông Anagarika Dhammapala
  • Phần giới thiệu:
          Ông Anagarika Dharmapala sanh ngày 17 tháng 9 năm 1864 – ngày 29 tháng 04 năm 1933, hưởng thọ 69 tuổi, tại Colombo, Ceylon (nay là Sri Lanka), là một trong những tín đồ Phật giáo đáng tôn kính nhất trong thế kỷ 20. Với sự giúp đỡ của Henry Steel Olcott và Helena Petrovna Blavatsky , ông đã trở thành một nhà cải cách lớn và người phục hưng của Phật giáo Sri Lanka và là một nhân vật rất quan trọng trong truyền tải Phật giáo phương Tây. Ông đã phát biểu tại Quốc hội Tôn giáo Thế giới năm 1893. Sau khi, các di tích Phật giáo được khai quật, thì các tu sĩ Ấn giáo chiếm dụng và xây thêm các đền thờ Ấn giáo trong các Thánh tích. Do đó, Ông đã thưa kiện để dành lại các Thánh tích cho Phật giáo. Ông đã thành lập Hội Maha Bodhi Society tại Ấn Độ vào ngày 31 tháng 05 năm 1891 để quản lý và khôi phục các đền thờ Phật giáo linh thiêng cho đến ngày nay như Tháp Bồ Đề Đạo Tràng tại làng Bodhgaya, Tháp Chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển - Sarnath, Tháp Trà Tỳ tại thành Câu Thi Na - Kushinagar.
          Hội của Ông không những hoạt động tôn giáo, mà còn lo giáo dục, và từ thiện xã hội. Ông là người có công rất lớn đối với việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
 
+ Phần trích đoạn trong trang nhà bên dưới:
https://theosophy.wiki/en/Anagarika_Dharmapala
         Vào ngày 31 tháng 5 năm 1891, Hội Budh-Gaya Mahabodhi được thành lập. Linh mục tối cao của Ceylon H. Sumangala là Chủ tịch, Đại tá Olcott là Giám đốc và Cố vấn trưởng, và Dharmapala là Tổng Bí thư. Hội mới đã thu hút sự đóng góp để duy trì một đội ngũ nhân viên tại địa điểm của Phật Gaya. Hội đã triệu tập một hội nghị Phật giáo quốc tế tại Phật Gaya vào tháng 10 năm 1891. Trụ sở chính được thành lập tại Calcutta (nay là Kolkata). Một tạp chí, The Maha Bodhi bắt đầu xuất bản vào năm 1892, với Dharmapala làm biên tập viên trong nhiều năm.
         Khi ở lại Anh vào năm 1893, ông đã liên lạc với William Rhys Davids , người sáng lập Hội văn bản Pāli, để được tư vấn về ngôi đền. [24] Trong suốt một số năm, Hội Maha Bodhi đã thành công trong việc khôi phục các điện thờ Phật giáo cổ tại Bodh Gaya, Sarnath và Kushinara. Sự quyên góp đáng kể của nhà thông thái học Hawaii Mary E. Foster đã tạo điều kiện cho công việc này.
Hội có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức của Phật tử về di sản của họ ở Ấn Độ và Tích Lan, và trong việc nâng cao kiến ​​thức về Phật giáo trong thế giới phương Tây. Trong những năm gắn bó với Hội, Dharmapala đã thành lập Trung tâm Upasana, thư viện, trường học, cao đẳng, trại trẻ mồ côi và bệnh viện ở Ấn Độ và Sri Lanka để phục vụ công chúng. Ông là một người ủng hộ mạnh mẽ độc lập cả ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Các Hội Bodhi Maha của Ấn Độ tiếp tục tích cực trong Kolkata, và các tổ chức có liên quan đang ở Bangalore, Chennai, Colombo, và các nơi khác.
    3. Ông Ambekar (1891 – 1956 CN):
Bhimrao Ramji Ambedkar 
 
          Bhimrao Ramji Ambedkar sanh ngày 14 tháng 4 năm 1891 – mất ngày 6 tháng 12 năm 1956, hưởng thọ 64 tuổi, còn được gọi là Babasaheb Ambedkar, là một luật sưnhà kinh tếchính trị gia và nhà cải cách xã hội Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào Phật giáo Dalit và vận động chống lại sự phân biệt đối xử xã hội đối với những người bất khả xâm phạm ( Dalits ). Ông là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ và là kiến ​​trúc sư trưởng của Hiến pháp Ấn Độ .
          Ambedkar là một sinh viên sung mãn, lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại cả Đại học Columbia và Trường Kinh tế Luân Đôn , và nổi tiếng là một học giả cho nghiên cứu về luật, kinh tế và khoa học chính trị. [15] Trong sự nghiệp ban đầu của mình, ông là một nhà kinh tế, giáo sư và luật sư. Cuộc sống sau này của ông được đánh dấu bằng các hoạt động chính trị của ông; ông tham gia vào chiến dịch và đàm phán đòi độc lập của Ấn Độ, xuất bản các tạp chí, ủng hộ các quyền chính trị và tự do xã hội cho Dalits, và đóng góp đáng kể vào việc thành lập nhà nước Ấn Độ. Năm 1956, ông chuyển đổi sang Phật giáo , khởi xướng chuyển đổi hàng loạt Dalits. 
Qua lịch sử, chúng ta thấy Ông là người đóng góp lập hiến pháp cho nước Ấn Độ khi mới độc lập vào năm 1947. Đặc biệt, vào ngày 14 tháng 10 năm 1956, Ông đã trở thành Phật tử và Ông đã hướng dẫn 500.000, người quy y Tam Bảo tại thành phố Nagpur, tiểu bang Maharashtra. Sau 2 tháng, Ông qua đời vào ngày 06 tháng 12 năm 1956. Giờ, các Phật tử ở Ấn Độ đều thờ Ông như là người khai sơn Phật giáo thứ hai. Vậy, Ông là người có công rất lớn trong việc hoằng pháp và quy y Tam Bảo cho tín đồ Phật tử. Đây là sự đóng góp rất lớn cho sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
 

+ Trích đoạn trang nhà bên dưới. Quý vị muốn biết thêm chi tiết, thì bấm vào trang nhà.
https://en.wikipedia.org/wiki/B._R._Ambedkar
    4.  Ông Goenka (1924 – 2013 CN):
Ông Goenka
+ Phần giới thiệu:
          Ông Goenka sanh ra tại Mandalay, là cố đô nước Miến Điện – Myanmar, vào ngày 29 tháng 01 năm 1924 và qua đời vào ngày 29 tháng 09 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi tại Mumbai, tiểu bang Maharashtra, India, là cố đô của nước Ấn Độ bây giờ. Ông xuất thân từ gia đình người Ấn Độ, theo đạo Ấn giáo. Ông được sinh ra và lớn lên ở nước Miến Điện. Ông có duyên học thiền Tứ Niệm Xứ – Vipassana qua thiền Sư U Ba Khin 14 năm. Năm 1969, Ông trở về Ấn Độ dạy thiền. Ông đã mở khoảng 202 trung tâm thiền khắp nước Ấn độ và Ông đã hoằng pháp ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và Trung Đông .v.v. Mặc dù, Ông đã qua đời, nhưng các trung tâm thiền của Ông vẫn sinh hoạt bình thường. Qua sự hoằng pháp của Ông, chúng ta nhận thấy Ông có công rất lớn trong việc hoằng pháp phục hưng Phật giáo Ấn Độ trong thế kỷ 20 và 21. Bốn vị Phật tử tại gia nầy có công rất lớn thời kỳ phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
          Sau đây mời quý vị đọc phần trích đoạn và tham khảo qua trang nhà bên dưới:
https://en.wikipedia.org/wiki/S._N._Goenka
           Ông Goenka sinh ngày 29 tháng 1 năm 1924 tại Miến Điện (nay là Myanmar) với cha mẹ là người Ấn Độ thuộc dân tộc Marwari , Goenka lớn lên trong một gia đình sanatani theo đạo Hindu bảo thủ . [1] Ông là một doanh nhân thành đạt, khi vào năm 1955, ông bắt đầu trải qua chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, suy nhược . [2] [3] Không thể tìm thấy cứu trợ y tế, và theo gợi ý của một người bạn, anh đã gặp giáo viên Vipassana Sayagyi U Ba Khin . Mặc dù ban đầu miễn cưỡng, Ba Khin đã đưa anh vào làm học sinh. [4] [5] [6] Goenka sau đó được đào tạo trong 14 năm. [4] [7]
          Năm 1969, Goenka được Sayagyi U Ba Khin ủy quyền giảng dạy , người qua đời năm 1971. Ông rời bỏ công việc kinh doanh của mình và chuyển đến Ấn Độ, nơi ông bắt đầu trung tâm thiền Vipassana đầu tiên tại Kusum Nagar ở Hyderabad. Bảy năm sau, năm 1976, ông mở trung tâm thiền đầu tiên của mình, Dhamma Giri.
 Igatpuri gần Nashik , Maharashtra . Ông tự dạy thiền cho đến năm 1982, và sau đó bắt đầu đào tạo trợ lý giáo viên. Ông thành lập Viện nghiên cứu Vipassana tại Dhamma Giri năm 1985. [4] [7]
            Ngay từ đầu, ông đã dạy các khóa thiền thiền chuyên sâu kéo dài 10 ngày và đến năm 1988 đã dạy cho nhiều người, trong đó có vài nghìn người phương Tây. [số 8]
            Ngày nay, các khóa học Vipassana, theo truyền thống của Sayagyi U Ba Khin, được tổ chức tại 341 địa điểm ở 94 quốc gia, trong đó có khoảng 202 trung tâm thiền Vipassana vĩnh viễn. [9] Có những trung tâm như vậy ở Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, New Zealand, Philippines, Ba Lan, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và 78 trung tâm ở Ấn Độ. [4] [7] [10]
          Vào năm 2000, Goenka đã đặt nền móng của chùa Vipassana toàn cầu cao 325 ft , gần bãi biển Gorai , ở Mumbai, khai trương năm 2009, và có xá lợi của Đức Phật và một thiền đường. [4] Nó được xây dựng như một sự tôn vinh dành cho giáo viên của mình, người đã muốn trả lại khoản nợ cho Ấn Độ, vùng đất xuất xứ của Vipassana. Tuy nhiên, không giống như người được bảo hộ của mình, U Ba Khin không thể có được hộ chiếu, và do đó đã không thể đích thân đi du lịch đến Ấn Độ. [1]
B-- Phục hưng qua chư Tăng hải ngoại:
          Nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo Ấn Độ du nhập vào nước Trung Hoa, nước Miến Nước, nước Tích Lan và các nước Đông Nam Á .v.v. Nay, các nước Phật giáo hải ngoại truyền vào lại nước Ấn Độ qua phía Đông Bắc và phía Nam Ấn.
+ Phật giáo Miến Điện truyền vào nước Ấn Độ từ phía Đông Bắc:
          Ấn Độ có 29 tiểu  bang. Đặc biệt 7 tiểu bang miền đông bắc Ấn có nhiều người dân tộc Chakma sinh sống. Họ hầu như theo tín ngưỡng đạo Phật. 7 tiểu bang nhỏ đó được bao bọc bỡi quốc gia như nước Bhutan, nước Trung Quốc, nước Miến và nước Bangladesh. Phía đông tiểu bang Nagaland, Manipur, Mizoram giáp với Miến Điện; phía bắc tiểu bang Anuruchal Pradesh giáp với Trung Quốc; Phía tây bắc tiểu bang Assam giáp với Bhutan; phía tây nam tiểu bang Meghalaya và Tripura nước Bangladesh. Ngoài những Phật tử tại gia, cũng có một số người Phật tử xuất gia làm tu sĩ Phật giáo. Lý do, các Sư Miến sang các vùng biên giới nơi đây hoằng pháp khoảng vào thế kỷ 19. Nhờ vậy mà các Sư Chakma đi hoằng pháp khắp Ấn Độ.
+ Phật giáo Tích Lan truyền vào nước Ấn Độ từ phía Nam Ấn:
          Vào ngày 31 tháng 5 năm 1891, Ông Dhammapala thành lập hội Mahabodhi Society để quản lý các Thánh tích Phật giáo. Đồng thời, Ngài đưa chư Tăng Sri Lanka sang Ấn Độ để trực tiếp điều hành các cơ sở của hội. Do đó, các vị Tăng Sri Lanka đã hoằng pháp và nhận Phật tử Ấn xuất gia làm tu sĩ Phật giáo. Giờ, chúng ta thấy có các vị Sư Ấn ở các Thánh tích.
          Chúng ta cũng phải ngưỡng mộ và tri ân sự đóng góp của các vị Sư hải ngoại và các cư sĩ Phật tử cho việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ trong suốt thời gian từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21. Tuy nhiên, con số thống kê của về tôn giáo Ấn Độ, thì Phật giáo cũng chỉ có 0,7% của dân số Ấn. Chúng tôi xin cầu nguyện cho bánh xe pháp giác ngộ thường chuyển để cho nhân sinh lợi lạc.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chùa Phật linh ngày 22/09/2020
 
ĐĐ Thích Hạnh Định

 
BÀI SỐ 9
NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
Hỏi:
           Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
           Kính bạch Thầy!
           Con xin hỏi Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông khác nhau thế nào?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Chúng tôi xin chia sẽ cho quý Phật tử am hiểu đôi chút.
 
I. Sự giống nhau:
          Đạo Phật là do đức Phật dạy. Nên Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đều giống nhau.
 
II. Sự khác biệt:
           Đức Phật không có lập hệ phái Nam Tông và Bắc Tông. Hai hệ phái nầy do Tăng đoàn chia ra vào thời kết tập Kinh Điển lần thứ hai do Ngài Da Xá - Yassa làm chủ tọa, năm 444 trước tây lịch, tại thành Tỳ Xá Ly - Vajshali. Do đó, có sự khác biệt 1) Tên gọi; 2) Y Phục; 3) Hình thức sinh hoạt; 4) Ngôn ngữ; 5) Pháp môn tu.
  1. Tên gọi:
           Phật giáo Nam Tông còn gọi là Phật giáo nguyên thủy – Theraveda. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía nam, nên gọi là Nam Tông như Nước Tích Lan – Sri Lanka, Nước Malaysia, nước Indonesia, nước Philipine, nước Bangladesh, nước Miến Điện, nước Thái Lan, nước Lào và nước Campuchia. Nam Tông còn gọi là Phật giáo Nguyên Thủy. Tại sao? Bỡi vì, các Sư vẫn giữ y phục, hình thức khất thực, tụng Kinh tiếng Pali.
          Phật giáo Ấn Độ  truyền sang các nước phía bắc, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông – Mahayana như  Nước Tây Tạng, nước Trung Hoa, Nước Mông Cổ, nước Hàn Quốc, nước Nhật, nước Đài Loan và nước Việt Nam.
  1. Y phục:
          Nước A Phú Hãn, nước Pakistan, nước Ấn Độ, nước Tích Lan, nước Bangladesh, nước Miến Điện, nước Thái Lan, nước Lào và Campuchia có cùng truyền thống văn hóa y phục là như quấn sà rông. Do đó, Đức Phật vẫn giữ y phục như vậy. Còn về phần y và áo thì đức Phật lấy theo tu sĩ Ấn giáo. Phật giáo nam tông theo truyền thống y phục nầy cho đến ngày nay.
          Nước Trung Hoa, nước Hàn Quốc, nước Mông Cổ, nước Nhật Bản không có truyền thống quấn sà rông. Do đó, họ không áp dụng mặc sà rông. Vả lại, đây là những xứ lạnh. Mùa đông, họ phải mặc 2 quần và mặc áo phải 4,5 cái áo mới đủ ấm. Cho nên, các Sư bắc tông không mặc y áo theo truyền thống văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Họ vẫn mặc quần theo văn hóa Á Châu và mặc áo thiên sam (Áo tràng dài). Áo tràng cũng một phần ảnh hưởng cung đình Trung Hoa. Qua đó, chúng ta thấy rằng Bắc Tông cãi cách y phục theo văn hóa của nước sở tại.
  1. Hình thức sinh hoạt:
          Sư Nam Tông vẫn giữ truyền thống hình thức đi khất thực. Ai cúng thức ăn gì thì họ dùng thức ăn đó.
          Sư Bắc Tông không đi khất thực, mà tự nấu chay.
  1. Ngôn ngữ:
          Thời đức Phật, nước Ấn Độ có 2 ngôn ngữ chính. Đó là tiếng Sanscrit tại bắc Ấn; tiếng Pali tại nam Ấn. Các Sư Nam Tông thường tụng Kinh bằng tiếng Pali. Đây là ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, các nước Nam Tông cũng có dịch Kinh Tạng Pali sang tiếng của mình.
Các nước Bắc Tông hầu như đều dịch Kinh Tạng tiếng Sanscrit sang tiếng quốc ngữ của mình. Lý do, mọi người có thể nghiên cứu và đọc tụng dễ hiểu hơn.
  1. Pháp môn tu và Kinh Tạng:
+ Phật Giáo Nam Tông:
Phật giáo Nam Tông dựa vào 3 Tạng Kinh như:
I – Tạng Luật – Vinaya Pitaka gồm 1. uttavibhaṅga, 2. Khandhaka, 3. Parivāra.
II – Kinh Tạng - Sutta Nikaya gồm 5 bộ như: 1) Trường Bộ Kinh - Dīgha Nikāya, 2) Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikāya , 3) Tương Ưng Bộ Kinh - Saṃyutta Nikāya, 4) Tăng Chi Bộ Kinh - Aṅguttara Nikāya, 5) Tiểu Bộ Kinh - Khuddaka Nikāya.
III – Luận Tạng - Abdidhamma Nikaya gồm
1.Dhammasaṅgaṇī, 2. Vibhaṅga, 3. Dhātukathā, 4. Puggalapaññatti, 5. Kathāvatthu, 6. Yamaka, 7. Paṭṭhāna.
Các Sư Nam Tông đa phần tu tập chung một pháp môn. Đó là pháp tứ niệm xứ.
+ Phật Giáo Bắc Tông:
Phật Giáo Bắc Tông dựa vào 3 Tạng Kinh – Tipitaka
I – Luật Tạng:
Luật Tạng gồm 5 bộ như 1)Tứ Phần Luật, 2) Ngũ Phần Luật, 3) Maha Tăng Kỳ Luật, 4) Thập Tụng Luật, 5) Pali Luật
II - Kinh Tạng:
Bát-nhã kinh, Bát-nhã tâm kinh, Bát thiên tụng bát-nhã kinh, Kim Cương kinh, Tiểu phẩm bát-nhã kinh, Đại phẩm bát-nhã kinh, Đại Nhật kinh, Pháp Hoa kinh, Hoa Nghiêm kinh, Lăng-nghiêm kinh, Viên Giác Kinh, A-di-đà kinh, Kim quang minh kinh, Tô tất đế yết la kinh, Thắng Man kinh, Thập địa kinh, Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Giải thâm mật kinh, Nhập Lăng-già kinh, Niết bàn kinh, 5 Bộ kinh A-hàm (gồm 1) Trường Bộ, 2) Trung Bộ, 3) Tương ưng Bộ, 4) Tăng chi Bộ, 5) Tiểu Bộ), Chuyển pháp luân kinh, Pháp cú kinh, Từ kinh, Bản sinh kinh, Tứ niệm xứ kinh, Đại-bát Niết-bàn kinh, Tịnh độ Tam Kinh, Phật thuyết vô lượng thọ kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Quán vô lượng thọ kinh
III - Luận Tạng:
A-tì-đạt-ma, Bảo tính luận, Bồ-đề đạo đăng luận, Câu-xá luận, Du-già sư địa luận, Duy thức nhị thập tụng, Đại thừa khởi tín luận, Nhập Bồ-đề hành luận, Nhiếp đại thừa luận, Tập Bồ Tát học luận, Nhiếp chân thật luận, Tập lượng luận, Thành duy thức luận, Trung quán luận, Thanh tịnh đạo luận
Các Sư Bắc Tông đa phần tu tập nhiều pháp môn thiền quán khác nhau như Tứ Niệm Xứ, Ngủ Đình Tâm Quán, .v.v.
Tóm lại
Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có khác nhau về hình thức cách sống, nhưng về phương diện tu học đều là lời dạy của đức Phật.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
PHẦN III
NIỀM TIN VÀ CHÁNH KIẾN
TRONG PHẬT GIÁO
 
BÀI SỐ 10
 
TẠI SA0 TIN ĐỨC PHẬT?
 
Hỏi:
          Tại sao bạn phải tin Đức Phật?
Trả lời:
          Bạn có thể tin Đức Phật qua 3 yếu tố sau đây:
          1. Bạn có thể tin Đức Phật qua lịch sử; 2. Bạn có thể tin Đức Phật qua nguồn gốc nhân tu hành thành Phật; 3. Bạn có thể tin Đức Phật qua khả năng của Ngài hướng dẫn chúng sanh tu thành Phật.
 
    1. Bạn có thể tin Đức Phật qua lịch sử:
          Có người hỏi rằng nếu bạn tin một người mà người đó không có thật lịch sử, thì người đó có thật không? Chắc chắn là bạn trả lời không. Vì người không có nguồn gốc lịch sử là không ai biết họ sanh ra ở đâu? sống ở đâu? cha mẹ là ai? và tu học như thế nào?
Nếu họ không có cha mẹ, thì họ cũng không có thân người. Họ không có thân người, thì làm sao có căn cứ để mọi người nhận biết họ tốt hay xấu? tu hành ra sao? và họ là Thánh hay phàm phu?
          Nếu họ không có thân người thì làm sao họ dạy giáo lý cho bạn được. Nếu họ không có thân, thì họ có thể dạy giáo lý cho bạn qua cảm giác hay giấc mơ được không? Chắc chắn là không. Vậy, họ cũng không có giáo lý luôn. Do đó, nếu họ không có thật lịch sử, thì họ là người trong giấc mơ hay trong ảo tưởng của bạn.v.v.
          Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật có nguồn gốc lịch sử thật, là một người thật.
   
    2. Bạn có thể tin Đức Phật qua nguồn gốc nhân tu hành thành Phật:
          Có người hỏi bạn: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ và thạc sĩ không ?” Chắc chắn bạn trã lời không liền.
          Có người hỏi bạn: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành Thánh nhân, bậc tối thượng hay một bậc đầy quyền năng không?” Chắn chắn bạn trã lời không liền. Bỡi vì, không có vị Thánh nào không học không tu mà họ thành Thánh được cả. Do đó, nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay đấng tối thượng, thì bạn phải tìm hiểu họ tu nhân gì để trở thành bậc Thánh nhân, tu hành phương pháp như thế nào? Bạn phải hỏi họ tu học pháp môn gì mà họ trở thành vị Thánh nhân hay là bậc tối thượng? Nếu họ không có nhân tu hành gì cả, thì làm sao họ thành Thánh nhân và đấng tối thượng? Vậy, quả Thánh nhân là Thánh giả. Thánh nầy do người ta tưởng tượng và thần thánh hóa họ lên; Chứ họ thật sự không có nguồn gốc nhân tu hành gì cả.
          Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật là người giác ngộ sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm. Sự thật đó chính là chân lý. Thứ hai Đức Phật có nhân tu hành để thành một vị Phật. Nhân tu hành đó là tu giới, tu định và tu huệ. Nhờ nhân nầy mới đưa đến quả vị Phật. Tất cả mọi người có thể tu nhân nầy để thành vị Phật. Đây là lý do bạn có thể tin Đức Phật.
   
    3. Bạn có thể tin Đức Phật qua khả năng của Ngài hướng dẫn chúng sanh tu thành Phật:
          Nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay bậc tối thượng, thì bạn phải hỏi họ có thể dạy bạn về giáo lý và những phương pháp tu hành để thành Thánh hay bậc tối thượng không? Nếu họ không có khả năng như vậy. Bạn có thể nhận biết rằng đây là Thánh giả, chỉ có cái tên mà không có thật năng. Vì họ không có khả năng dạy bạn tu hành thành Thánh gì cả. Hay nói cách khác là họ không phải Thánh nhân.
          Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật có khả năng dạy bạn những phương pháp tu thiền định, thiền quán để trở thành bậc Thánh A La Hán, bậc Bồ Tát và thành vị Phật qua Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật và Luận).
+ Kết luận:
          Nếu bạn tin một vị Thánh nhân hay bậc tối thượng mà họ thứ nhất không có lịch sử, thứ hai không có nhân tu hành, thứ ba không có khả năng dạy bạn tu hành thành Thánh hay bậc tối thượng; Vậy là bạn tin một người không có thật; Bạn tin mù quán, mê tín và thiếu hiểu biết rồi. Đây không phải là niềm tin chánh tín hay nói cách khác là bạn đã tự lường gạt niềm tin chính mình.
          Đức Phật có đủ những yếu tố nói trên. Đó là lý do tại sao bạn tin Đức Phật.
         
 BÀI SỐ 11
ĐẠO PHẬT CÓ TỰ DO
TÍN NGƯỠNG HAY KHÔNG?
 Hỏi:
          Đạo Phật có tự do tín ngưỡng hay không?
Trả lời:
          Những nhà nghiên cứu tôn giáo nói rằng đạo Phật công bằng, bình đẳng và tự do tín ngưỡng.
Tôi công nhận rằng họ nhận định như vậy là chính xác.
 
    1. Đạo Phật công bằng:
          Đức Phật không có nói: “Nếu các con tin Ta, Ta đưa các con về thiên đàng”. Tại sao? Nếu các con phạm tội giết người. Cảnh sát sẽ bắt các con vào nhà tù. Đức Phật không thể cứu các con ra tù được. Dù các con có tin ông trời hay ông thánh nào. Nhưng ông trời và ông thánh cũng không đưa các con ra khỏi nhà tù được. Vì các con đã phạm tội rồi.
          Do đó, Đức Phật dạy chúng ta tin luật nhân quả. Nó nghĩa là:
  • Nếu bạn tạo nhân ác, bạn phải chịu quả ác.
  • Nếu bạn tạo nhân thiện, bạn sẽ được quả thiện.
  • Nếu bạn học ngành bác sĩ, bạn sẽ thành bác sĩ.
  • Nếu bạn học và tu thiên đạo, bạn sẽ thành chư thiên.
  • Nếu bạn học và tu Phật đạo, bạn sẽ thành Phật.
Đức Phật dạy rằng luật nhân quả là công bằng cho mọi người. Bạn phải có trách nhiệm với việc làm của bạn.
         
    2. Đạo Phật bằng đẳng:
          Nam nữ đều là con người. Đức Phật dạy rằng cả hai đều có thể học và tu tập Phật pháp và họ có thể thành Phật. Bỡi vì, Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Do đó, Đức Phật dạy rằng Ngài là Phật đã thành; chúng sanh là Phật sẽ thành”. Như chúng ta biết ngay cả con người và con vật đều có sự sống, tình cảm, cảm giác, linh hồn và Phật tánh .v.v.
Tóm lại: Nam và nữ cả hai đều bình đẳng.
         
    3. Đạo Phật tự do tín ngưỡng:
          Đạo Phật hướng dẫn bạn cách sống hạnh phúc qua thực tập thiền.
Đạo Phật hướng dẫn bạn tu hành đạo đức qua giới luật. Vì giới giúp cho bạn ngưng làm tội.
Đạo Phật dạy bạn làm phước qua cúng dường, bố thí cho nhân sinh.
Đạo Phật hướng dẫn bạn tu tập thành Phật qua sự thực hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh.
Bạn muốn làm theo lời dạy của đức Phật hay không. Đó là tùy ý bạn. Bạn có tin Đức Phật hay không. Đó là tùy ý bạn.
Mọi người có quyền tín ngưỡng và không tín ngưỡng hay nói cách khác là tự do tín ngưỡng đối với đạo Phật.

 
BÀI SỐ 12
TIN PHẬT CÓ VỀ THIÊN ĐÀNG  KHÔNG?
 
Hỏi:
          Bạch Thầy! Có người tây phương hỏi con: “Cô tin đức Phật. Đức Phật có đưa cô về thiên đàng không? Xin Thầy giải thích.
Trả lời:
          Nam mô A Di Đà Phật!
          Kính thưa Quý vị!
          Đức Phật không có hứa với ai: “Tin Ta. Ta đưa về thiên đàng. Hễ ai không tin Ta, Ta đưa họ xuống địa ngục”. Tại sao?
Bỡi vì, bạn tin đức Phật mà bạn giết người, thì cảnh sát sẽ bắt bạn ra tòa. Ông tòa sẽ xử tội và đưa bạn vào nhà tù. Nhà tù chính là địa ngục trần gian. Dù người đó là con của một đấng nào ở trên trời đi nữa, thì cảnh sát cũng bắt và ông tòa cũng xử tội. Qua đó, chúng ta mới thấy rằng cảnh sát và ông tòa không nể mặt bất cứ đấng thiêng liêng nào. Vì sao? Vì họ theo luật pháp, theo luật nhân quả. Do đó, đức Phật dạy chúng ta tin luật nhân quả hay nói cách khác là hiểu luật nhân quả. Nếu chúng ta hiểu luật nhân quả, thì chúng ta tin nhân quả đúng đắn. Giống như người chồng hiểu người vợ, thì người chồng tự động tin người vợ và ngược lại.
          Luật nhân quả là thế nào?
          Bạn gieo nhân ác; bạn được quả ác.
          Bạn gieo nhân thiện; bạn được quả thiện.
          Ai tạo ra luật nhân quả nầy? Không ai tạo ra luật nhân quả cả. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Nguyên lý nầy là chân lý, mà đức Phật giác ngộ được. Không ai có thể tránh khỏi luật nhân quả.
Ví dụ: Nếu ai đó giới thiệu cho bạn anh kia là thánh nhân. Thánh nhân là quả. Bạn phải tìm hiểu nhân tu hành của anh nầy. Nếu anh không có nhân tu hành, thì quả thánh nầy không nhân. Quả không có nhân là quả không nguồn gốc, quả không thật quả. Quả thánh nầy là do người ta tưởng tượng và thần thánh hóa anh nầy.
          Người trộm cướp là quả nghèo.
Người bố thí là quả giàu sang.
Không ai có thể bắt người có phước nghèo nàn được; không ai có thể bắt người tu hành chân chánh khổ đau được.
Ở trần gian, người ta quan niệm tin và cầu nguyện đấng thiêng liêng nào đó, thì đấng thiêng liêng sẽ rướt họ về thiên đàng sau khi chết. Họ quan niệm rằng ở thiên đàng người ở đó ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ mọi thứ vui hay nói chung là họ được hưởng phước. Vậy, kẻ giết người tin và cầu nguyện đấng thiêng liêng, thì quý ngài có rướt họ về thiêng đàng được không? Nếu được, thì bạn sao? Điều nầy có hợp lý không? Điều nầy có công bằng luật pháp không? Điều nầy có đúng luật nhân quả không? Theo luật pháp nhân gian, thì các kẻ ác đều bị giam hãm trong nhà tù, không có quyền tự do thông thả hưởng thụ.
Nếu bạn muốn hưởng phước, thì bạn phải tạo nhân phước trước, thì sau này, bạn mới hưởng quả phước được hay nói cách khác là bạn phải tu thập thiện.
Đức Phật dạy:
Nếu bạn muốn kiếp sau bạn sanh làm người đạo đức, thì bạn phải giữ 5 giới như 1) Không sát sanh, 2) Không trộm cướp, 3) Không tà dâm, 4) Không nói dối, 5) Không uống rượu.
Nếu bạn muốn kiếp sau bạn sanh lên cõi trời dục giới, thì bạn phải tu giữ 10 giới như Thân có 3 giới 1) Không sát sanh, 2) Không trộm cướp, 3) Không tà dâm; Khẩu có 4 giới 1) Không nói dối, 2) Không nói lưỡi đôi chiều, 3) Không nói lời hung ác, 4) Không nói ỷ ngữ; Ý có 3 giới 1) Không tham lam, 2) Không sân si, 3) Không si mê.
Nếu bạn làm ác, thì bạn không sanh lên cõi trời hay thiêng đàng được mà ngược lại bạn sẽ xuống địa ngục một ngày nào đó. Dù bạn có tin và cầu nguyện ai tuyệt đối đi nữa.
 
Kính chúc quý vị an lạc!
 
Nam mô A Di Đà Phật!



BÀI SỐ 13
ĐỨC PHẬT CÓ CHUỘC TỘI CHO CHÚNG SANH ĐƯỢC KHÔNG?
 
Hỏi :
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa Thầy!
          Con xin hỏi đức Phật có thể chuộc tội cho ai không?
Trả lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa Phật tử!
         Đức Phật không có hứa là chuột tội cho ai hết. Tại sao?
         Ví dụ:
         Người cha nói với ông quan tòa: “Tôi xin chịu tội thế cho đứa con của tôi được không?” Như vậy, ông quan tòa có đồng ý không? Chắc chắn là không rồi. Vì ai làm tội là người đó chịu tội. Ngược lại, người con nói với ông quan tòa: “Tôi xin chịu tội thế cho cha của tôi được không?” Chắc chắn là không rồi.
         Nếu người cha nói với ông quan tòa: “Tôi xin chết để chuộc tội cho con của tôi được không?” Chắc chắn cũng là không được. Nếu người cha có hy sinh chết đi là chuyện cá nhân, chứ ông quan tòa phải làm theo đúng luật pháp quốc gia. Nếu người cha có hy sinh chết đi, thì ông Diêm Vương sẽ bắt tội người cha là tự sát hại mình.
          Đức Phật không hứa là chuộc tội cho ai, nhưng Ngài từ bi chỉ dạy chúng sanh tự chuộc tội cho chính mình, bằng cách là chỉ chúng sanh phải ngưng làm tội. Bỡi vì, chúng sanh cứ làm tội mãi, thì chúng sanh không thể hết tội được và không ai có thể chịu hết tội chúng sanh. Một người tạo tội; một người chịu tội thế. Ai khôn và ai dại? Cả hai đều dại cả. Người khôn đâu có tạo tội. Người khôn đâu có chịu tội thế cho người khác hoài.
          Tóm lại, đức Phật chỉ dạy chúng sanh đoạn ác, tu thiện. Như vậy, họ mới làm ngưng làm tội. Đó là đức Phật đã chỉ cho chúng sanh tự mình chuộc tội cho chính mình.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
  
BÀI SỐ 13
TIN VÀ CẦU NGUYỆN
CÓ TRỞ THÀNH THÁNH KHÔNG?
 
Hỏi:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính bạch Thầy!
         Có người hỏi rằng tin và cầu nguyện có trở thành Thánh hay không?
Trả lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa Phật tử!
         Câu hỏi trên rất hay và thiết thực. Tôi xin trả lời 2 phần: một là phần tin, hai là phần cầu nguyện.
 
I. Phần tin (Tín ngưỡng):
          Vấn đề tin hay còn gọi là tín ngưỡng. Tín ngưỡng là quyền tự do cá nhân. Mỗi người thường có nhiều tín ngưỡng như 1) Tín ngưỡng ông bà, 2) Tín ngưỡng nhân gian, 3) Tín ngưỡng tôn giáo.
  1. Tín ngưỡng ông bà (Thờ cửu huyền):
           Người ta nói cho dễ hiểu là đạo ông bà, cha mẹ, hay còn gọi là đạo hiếu. Cha mẹ là người sanh ta ra, nuôi ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người. Do đó, cha mẹ là người có ân lớn của chúng ta. Vì vậy, người ta thờ cha mẹ để tưởng niệm tri ân và báo ân. Hơn nữa, ông bà, cha mẹ là nguồn gốc lịch sử của con người, nếu con người biết tri ân và báo ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, thì họ xứng đáng là con người đại đức. Ngược lại, con người không biết tôn thờ và tưởng ân cha mẹ, ông bà thì họ là con gì?
    2. Tín ngưỡng nhân gian:
         Tín ngưỡng nhân gian là không có tổ chức, chủ chương, giáo lý, giáo điều. Ví dụ như họ thờ các vị thần, các vị trời qua hình ảnh những ngôi đền, ngôi đình thần, ngôi miếu, miếu ông, miếu bà, miến bà chúa xứ, miến bà Dinh Cô, miến Bà Đen .v.v. Do đó, tín ngưỡng nhân gian thuộc về dân tộc, ai tin hay không tin không sao. Mỗi quốc gia đều có tín ngưỡng nhân gian khác nhau.
    3. Tín ngưỡng tôn giáo:
          Tín ngưỡng tôn giáo có tổ chức, có chủ chương, có giáo lý, có giáo điều, .v.v. Ví dụ như: đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Do Thái, đạo Ấn Giáo, .v.v. Do vì, tôn giáo có tổ chức, giáo lý, .v.v. nên tôn giáo có khả năng truyền đạo từ nước nầy sang nước khác.
Hỏi:
          Vậy tôn giáo là gì?
Trả lời:
          Mỗi tôn giáo đều có thờ một đấng thiêng liêng. Mặc dù, các đấng thiêng liêng tên khác nhau, nhưng các đấng thiêng liêng đều có một điểm chung là sáng tạo ra thế giới và con người, đặc biệt là cứu rỗi con người. Vì thế mà người ta tín ngưỡng và cầu nguyện.
          Việc tín ngưỡng và không tín ngưỡng thuộc về quyền tự do cá nhân.
 
II. Cầu nguyện:
          Ở đời người ta thường cầu nguyện cho tha nhân và cho cá nhân.
+ Cầu nguyện cho tha nhân là cầu nguyện cho thế giới, đất nước thanh bình; nhân dân an lạc, .v.v.
+ Cầu nguyện cho cá nhân là cầu nguyện cho gia đình, vợ chồng, con cháu bình an; cầu nguyện làm ăn, tình cảm, thăng quan tiến chức, .v.v.
          Những điều cầu nguyện trên không có tính chất hại ai, chỉ thuần cầu lợi may rủi cho chính mình.  Lời cầu nguyện thiết thực nhất là chính mình làm lợi ích cho tha nhân. Vì làm lợi ích cho người, chính là làm lợi ích cho chính mình. Nhưng tin và cầu nguyện như vậy không có nghĩa là người đó trở thành người tốt được. Vì sao? Vì bạn muốn làm người tốt, thì bạn phải biết sữa đổi tâm tánh của chính mình.
Ví dụ như miệng không nói dối, không nói lời hung ác, không nói xấu người khác, không lưỡi đôi chiều, .v.v.; thân không giết người và vật, thân không trộm cướp, .v.v.; ý không tham, sân, si, .v.v.  Do đó, tin và cầu nguyện không thể thành người tốt được, huốn chi thành Thánh. Bạn muốn thành Thánh, thì bạn phải học và tu chứ! Có ai không học, chỉ tin và cầu nguyện mà thành bác sĩ, nha sĩ, thạc sĩ và tiến sĩ, .v.v. không? Chẳng lẻ Thánh nhân và bậc tối thượng không học và không tu sao thành đấng thiêng liêng?
          Bạn muốn làm Thánh, thì bạn phải tu nhân đạo trước, rồi sau mới tu Thánh đạo. Nhân đạo là gì? Nhân đạo là đạo làm người như: 1 - Bạn tu tứ ân; 2 - Bạn tu giữ 5 giới.
  1. Tu tứ Ân:
           Đức Phật dạy: “Con người đạo đức phải biết tri ân và báo ân bốn ân lớn”.
  1. Ân cha mẹ:
           Các vị Tổ dạy: “Từ phàm phu cho đến Thánh Hiền, ví không cha mẹ sao nên thân người”. Do đó, con người phải biết thân nầy do cha mẹ sanh ra và nuôi lớn khôn. Bạn phải tri ân và báo ân sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là hiếu đạo, là căn bản đạo đức con người.
  1. Ân tổ quốc và các thí chủ:
           Bạn phải biết người giữ gìn tổ quốc được thanh bình và các thí chủ đã xây dựng mọi thứ phương tiện trong xã hội để cho bạn hưởng lợi như những người nông dân, công nhân xây dựng, thợ may, .v.v.
  1. Ân thầy và thiện hữu trí thức:
          Bạn học từ mẫu giáo lên đến đại học, thì bạn đã được dạy dỗ với biết bao thầy cô giáo. Đồng thời, những người thiện hữu trí thức hướng dẫn bạn hướng thiện và hướng đến hạnh phúc.
  1. Ân Tam Bảo:
           Bạn nhờ Tam Bảo mới biết cái gì đúng và cái gì sai; cái gì chánh và cái gì tà; Đặc biệt là hiểu biết về chân lý.
  1. Tu giữ 5 giới:
     1) Không sát sanh, 2) Không trộm cắp, 3) Không tà dâm, 4) Không nói dối, 5) Không uống rượu.
Hai điều nầy là nền tảng tu đạo đức con người. Nhưng nếu bạn không làm được, thì làm sao bạn thành Thánh được?
Nếu bạn tu nhân đạo được rồi, thì bạn sẽ bước lên thêm một bước nữa là tu Thánh đạo. Bạn muốn làm Thánh, thì bạn phải đắc định, đắc thanh tịnh và đắc huệ. Bạn muốn đạt quả nầy, thì bạn phải tu tập thiền định và thiền quán.
          Tóm lại, tin và cầu nguyện không thể thành Thánh được.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 15
PHẬT LÀ ĐẤNG THIÊNG LIÊNG
PHẢI KHÔNG ?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính gửi Sư phụ!
          Nhiều người nói rằng Đức Phật là một đấng thiêng liêng. Vậy, con căn cứ vào đâu để giải thích chính xác?
Đáp lại:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Đầu tiên, chúng ta định nghĩa quan niệm về đấng thiêng liêng.
* Đấng thiêng liêng:
          Đấng thiêng liêng là người nguyện cứu độ tất cả chúng sinh. Đó là một lý do, mọi người cầu nguyện Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể biết một đấng thiêng liêng thực sự?
          Các nhà nghiên cứu phương Tây hướng dẫn bạn tìm hiểu một số yếu tố sau:
    1. Lời nguyện: Nếu bạn xem Ngài như một vị cứu rỗi, thì bạn nên tìm hiểu lời nguyện của Ngài. Ngài có nguyện cứu bạn hay không?
    2. Lịch sử: Ngài có lịch sử không? Nếu Ngài không có lịch sử. Làm thế nào bạn có thể biết Ngài?
    3. Sự tu hành: Bạn đã tôn thờ Ngài như một đấng thiêng liêng. Làm sao bạn có thể biết rằng Ngài đã trở thành một đấng thiêng liêng?
    4. Giáo lý: Ngài đã giảng dạy ở đâu? Ngài đã giảng dạy cho ai? Ngài giảng dạy khi nào? Những lời dạy của Ngài có thể hướng dẫn bạn sự tu hành để trở thành một đấng thiêng liêng không?
          Như tôi biết rằng Đức Phật không bao giờ nói: "Ta là một đấng thiêng liêng". Ngài chỉ hướng dẫn mọi người cách sống hạnh phúc, cách trao dồi đạo đức và cách giải thoát sinh tử luân hồi, đặc biệt là trở thành người giác ngộ. Nhưng người ta hầu như tôn thờ Ngài như một đấng thiêng liêng. Tại sao?
    1. Lời nguyện:
           Ngài đã nguyện sẽ cứu tất cả chúng sinh và Ngài cũng dạy mọi người cũng phát nguyện giải cứu tất cả chúng sinh. Bằng những cách này, con người có thể mở lòng từ bi của họ và thể hiện lòng từ bi của họ đến tha nhân.
    2. Lịch sử:
Mọi người có thể biết đức Phật qua lịch sử.
    3. Sự tu hành:
          Qua lịch sử, bạn có thể biết rằng Ngài đã thực hành thiền định, thiền quán để trở thành một đấng giác ngộ, hay còn gọi là một vị Phật.
    4. Giáo lý:
          Những lời dạy của Ngài nói về sự thật của cuộc đời, sự thật của chân tâm. Đó chính là chân lý. Đặc biệt, lời dạy của Ngài nhằm mục đích tu tập để trở thành một vị Phật.
    5. Năng lực thần thông:
          Ngài tu tập thiền định và đã đạt được đại định, nên có đầy đủ các thần thông như:
1. Có thể nhìn xa, 2. Có thể nghe xa, 3. Có thể biết tâm niệm của người khác, 4. Có thể biết quá khứ và tương lai của người khác, 5. Ngài có thần thông siêu phàm chuyển hóa, 6. Ngài có đầy đủ trí tuệ để giáo hóa chúng sinh.
Có lẽ, đây là những lý do khiến người ta tin rằng Ngài là đấng thiêng liêng có quyền năng cứu độ chúng sinh.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
BÀI SỐ 16
LÀM SAO BIẾT CHÁNH ĐẠO
 
Hỏi:
          Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con có nghe người ta nói điều nầy là tà, điều kia là chánh. Có người nói tôn giáo có nhiều Kinh Thánh. Vậy, con làm sao biết được đó là chánh đạo?
Trả lời:
          Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa Chị!
          Người si mê cái giả tạm là chúng sanh.
           Người hiểu biết, giác ngộ chân lý là Phật.
          Chúng ta muốn biết cái gì đúng sai và chánh tà, thì chúng ta phải tìm hiểu bằng cái nhìn khách quan.
+ Thế nào là chánh đạo?
  1. Đạo nghĩa là đạo đức. Vậy, ai nói gì hợp với đạo đức con người. Đó là chánh đạo.
Ví dụ: Nếu đấng Thiêng Liêng nào dạy bạn giết người và vật; trộm cướp, tà dâm và nói dối .v.v. Điều nầy không hợp với đạo đức con người. Đây không phải là đấng Thiêng Liêng.
  1. Đạo là con đường. Nếu ai nói gì hợp với con đường đưa đến sự thật, hợp với chân lý. Đó là chánh đạo.
Ví dụ: Kinh Thánh là Kinh dạy người ta tu làm Thánh. Nếu Kinh Thánh không dạy bạn thấy được sự thật của cuộc đời hay chân lý của vũ trụ nhân sinh; hoặc không dạy bạn con đường thành Thánh. Vậy, đó không phải là Kinh Thánh rồi.
  1. Bạn muốn biết cái gì đúng và cái gì sai, thì bạn phải căn cứ vào 5 giới của mình, thì bạn sẽ biết cái gì đúng cái gì sai. Kế đến, Phật tử phải nên tìm hiểu điều người ta nói có lợi ích gì cho mình và người không.
  • Nếu điều nầy có lợi cho mình mà hại cho người khác là không đúng với chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có lợi cho mình mà không hại người khác là chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có hại cho mình và người khác là không đúng chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có lợi ích cho mình và người khác là chánh đạo.
         Đức Phật dạy rằng nếu người đó không phải là đức Phật, mà họ là con quỷ. Con quỷ nầy nói lời hợp với đạo đức con người và hợp với chân lý, thì chúng ta có thể học hỏi và áp dụng. Đức Phật dạy: “Y pháp, bất y nhân” Nghĩa là chúng ta nương vào lời dạy chánh đạo, không nương vào người nói, vì người nói có thể là người tốt hoặc là người xấu.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 17
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC NIỀM TIN
CỦA MÌNH LÀ CHÁNH TÍN
         
          Chúng ta biết rằng con người luôn luôn muốn có một tôn giáo để tin tưởng, nương tựa. Tôn giáo là gì? Tôn giáo là họ tin có một đấng thiêng liêng, có quyền năng tối thượng, tạo ra vũ trụ và con người. Vì thế, con người rất cần có tôn giáo hay đấng thiêng liêng nào đó để tin tưởng và cầu nguyện .v.v. Vì sao như vậy? Vì con người vốn có nhiều khổ đau ở trên cõi đời nầy. Con người ai sống trước sau rồi cũng chết. Vậy mà, con người cứ lo chế tạo vủ khí giết hại lẫn nhau. Đó là nỗi khổ của chiến tranh tàn sát không ngừng trên thế giới nầy; nỗi khổ của thiên tai bão lụt, sóng thần, động đất; nỗi khổ của những sự áp bức, bốc lột của thế lực chính quyền bất chính; nỗi khổ của xã hội bất công, tệ nạn cướp của, giết người, vợ chồng ly tán, không ai tin ai; nỗi khổ của cái già, cái bệnh, cái chết của thân thể nầy; nỗi lo của con người chết không biết về đâu .v.v. Đây là những lý do mà con người cần tôn giáo, cần có đấng thiêng cứu khổ. Do đó, chúng ta muốn có một đấng thiêng liêng lý tưởng, chánh tín, thì chúng ta phải tìm hiểu về niềm tin của chúng ta có chánh tín hay không? Hay nói cách khác là đấng thiêng liêng của chúng ta có chánh tín hay không? Nếu chúng ta không tìm hiểu về đối tượng tin (đối tượng tin là người được tin) rõ ràng, thì những người xấu sẽ lợi dụng lòng tin của chúng ta và dẫn dắt chúng ta theo con đường tà kiến, đen tối.
        Làm sao biết được niềm tin của mình là chánh tín? Chúng ta nên tìm hiểu về thế nào là mê tín? và thế nào là chánh tín?
 
I. Thế nào là mê tín?
         Mê tín là tin một cách mê muội, không tìm hiểu. Mê tín là bạn tin một người mà người này không có lịch sử, không có thật. Tin một người không có thật gọi là mê tín.
         Nếu đối tượng tin là người có lịch sử thật, mà người đó không có tu hành rõ ràng, không thật đạo đức, không có giáo lý và không khả năng cứu khổ ban vui chúng sanh, không có thể giúp chúng sanh chuyển phàm thành Thánh, nói chung họ không phải là Thánh. Nhưng bạn vẫn tin họ là Thánh. Vậy đối tượng tin là người không chánh tín. Bạn tin họ là Thánh, như vậy bạn là người mê tín.
          Nếu đối tượng tin là người có lịch sử thật và là người có tu hành đạo đức, có khả năng cứu khổ ban vui chúng sanh, giúp chúng sanh chuyển phàm thành Thánh, nói chung họ là Thánh thật. Vậy, đối tượng tin là người chánh tín, nhưng vì người tin chưa hiểu biết về đối tượng tin. Vậy, người tin nầy vẫn là người tin chánh tín, nhưng không có lý tưởng.
 
II. Thế nào là chánh tín?
         Chúng ta muốn biết được niềm tin của mình có chánh tín hay không thì chúng ta phải xét xem đối tượng tin qua 3 điểm “Thật, đức và năng”
*Đối tượng tin nghĩa là gì? Đối tượng tin nghĩa là người mà chúng ta tin tưởng vào.
 
    1. Thật:
         Thật là sự thật. Chúng ta nên xét đối tượng tin qua lịch sử, nguồn gốc xuất xứ có thật không?
         Ví dụ: Đối tượng tin sanh ra ở đâu? Tên gì? Cha mẹ là ai? Cuộc đời lịch sử ra làm sao .v.v. nếu không có lịch sử rõ ràng, thì đối tượng tin không thật, là mê tín.
         Ví dụ: Có người nói rằng có một ông Tiên. Ông Tiên nầy có quyền năng tạo ra trái đất và con người. Vậy thì, chúng ta nên tìm hiểu về lịch sử của ông Tiên nầy có thật không? Ông Tiên nầy sanh ngày tháng năm mấy? ở đâu? Cha mẹ là ai? .v.v. nếu ông Tiên không có nguồn gốc lịch sử thật. Vậy, ông tiên nầy là từ giả thuyết ảo tưởng. Do đó, đối tượng tin là mê tín.
         Ví dụ: Đức Phật Thích Ca. Ngài là vị thái tử tên là Tất Đạt Đa, mẹ là hoàng hậu Maya, cha là vua Tịnh Phạn, sống trong thành Ca Tỳ La Vệ ở nước Ấn Độ, .v.v. và những di tích lịch sử từ xưa đến nay vẫn còn và được nhà di sản văn hóa thế giới Unesco công nhận. Vậy, đức Phật là đối tượng tin chánh tín.
    2. Đức:
          Đức là đạo đức. Bạn có thể xem xét đạo đức của đối tượng tin như thế nào.
    a) Thế nào là Thánh?
+ Xét về đạo đức căn bản con người:
Thánh là thứ nhất không sát sanh. Kẻ giết người sẽ đọa địa ngục nhưng nếu bạn giết họ, thì bạn cũng xuống địa ngục luôn. Huốn chi, Thánh sao giết người được hoặc ra đạo luật được giết.
Thứ nhì Thánh không gian tham, trộm cắp.
Thứ ba Thánh là không hành dâm. Thánh không có vợ con hay còn hành dâm với khác phái.
Thứ tư Thánh không nói dối.
Thứ năm Thánh là không uống rượu hay ăn máu, thịt của chúng sanh.
Thứ sáu Thánh không vi phạm luật pháp quốc gia, .v.v.
+ Xét về tâm niệm:
Thánh là người tâm không có tham lam, sân hận, si mê, giận hờn, thương, ghét, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ, bỏn xẻn, gian dối, .v.v.
Thánh là không phiền não,  khổ đau, .v.v.
Thánh là tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh.
Thánh là người thoát ly sanh tử luân hồi. Họ muốn sanh hay mất tùy ý. Như vậy mới là Thánh.
    b) Nhân hạnh tu hành của Thánh:
         Trên đời nầy không ai sanh ra tự nhiên thành bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ cả .v.v. Tất cả mọi người đều phải học mới thành tựu. Chỉ có liệt sĩ thì không cần học. Thử hỏi, Có ai không học, không tu hành mà họ thành Thánh không? Thánh mà không có sở học, sở tu là do người ta tự thần thánh hóa lên làm Thánh. Chứ thật không phải là Thánh.
         Nếu người đó là Thánh, thì Thánh đó tu như thế nào? Tu nhân gì? Và tu pháp môn gì để thành Thánh? Nếu Thánh không có nhân tu hành gì cả hoặc không nói nhân tu hành của mình và người tin không biết đối tượng tin tu hành như thế nào, thì coi chừng Thánh giả rồi.
    3. Năng:
         Năng là khả năng. Chúng ta xét xem đối tượng tin khả năng và thật lực như thế nào? Họ có giáo lý không? Giáo lý có hợp với chân lý không? Ngài có khả năng hướng dẫn con người tu hành thành Thánh không?
  •  
         Vậy, Đức Phật có phải là người chánh tín không?
Trã lời:
         Nhà nghiên cứu Tây Phương nói rằng Đức Phật có đủ 3 yếu tố nói trên là 1) Lịch sử thật, 2) Thật đức (Ngài có nhân tu hành như tu giới, tu định, tu huệ), 3) Thật năng (Ngài có thể hướng dẫn con người tu hành thành Phật qua các pháp môn thiền).
Cám ơn câu hỏi của bạn.
Dusseldorf ngày 21 tháng 07 năm 2015
 
Thích Hạnh Định

 
BÀI SỐ 18
PHẢN ĐẠO CÓ TỘI KHÔNG?
 
Hỏi:
          Con xin hỏi. Bạch Quý Thầy! Có người nói rằng đã theo đạo mà bỏ đạo là phản đạo. Phản đạo có tội. Chết sẽ xuống địa ngục. Xin hỏi Quý Thầy có đúng không?
Trả lời:
          Kính thưa quý vị!
* Thứ nhất, chúng tôi xin định nghĩa tội nghĩa là gì?
          Tội nghĩa là bạn làm gì hại bạn là có tội hoặc bạn hại người và vật là có tội. Nếu bạn không làm gì tổn hại bạn và người thì không có tội. Nếu bạn không làm gì tổn hại bạn và hại người, thì ai là người đưa bạn xuống địa ngục?
* Thứ hai, đạo nghĩa là gì?
          Đạo nghĩa là đạo đức. Tôn giáo là dạy con người sống đạo đức. Ví dụ: con phải kính trọng và có hiếu với cha mẹ; bạn không nên sát sanh, trộm cắp, nói dối, .v.v. Đây là nền tảng đạo đức của con người. Nếu bạn bất hiếu với cha mẹ, giết người, trộm cướp .v.v. Vậy là bạn làm trái ngược với đạo đức con người hay nói cách khác là bạn phản đạo.
Tôn giáo là dạy con người đạo đức. Bạn có quyền tìm tòi học hỏi tất cả các điều tốt của các tôn giáo và bạn có quyền chọn một tôn giáo mà bạn sống an lạc, hạnh phúc, thích hợp với đời sống của bản thân, mà tôn giáo đó không trái lại với đạo đức con người.
Câu hỏi được đặt ra là: “Có người nói rằng bỏ đạo là phản đạo và có tội?”
Như trên đã định nghĩa, phản đạo nghĩa là đi ngược với đạo đức con người. Ví dụ như bất hiếu với cha mẹ hay cướp của, giết người.v.v. Bạn bỏ đạo nghĩa là bạn không theo đạo hay nói cách khác là không theo tôn giáo nầy nữa. Nhưng bạn có làm gì đi ngược với đạo đức con người hay không? Nếu không có, thì bạn có tội gì?
Câu nói nầy để hù dọa và ràng buộc người tín đồ khỏi bỏ đạo. Nếu bạn theo đạo, mà đạo không có nguồn gốc, không có nền tảng đạo đức thiết thực, ngược lại với luân lý đạo đức con người, mà bạn cố tình giữ và theo đạo, thì bạn có tội nghiệp cho bạn không? Và có phải bạn đang lường gạt chính mình không? Nếu bạn vì tình cảm gia đình, vì tình yêu mà bạn theo một tôn giáo nào đó. Nhưng bạn biết rằng đối tượng tin của tôn giáo đó không có nguồn gốc lịch sử thật. Có phải bạn đang tà kiến và mê tín chính bạn không? Nếu bạn là người thật sự hiểu biết, thì bạn phải có lập trường với chính mình.
 
Hỏi:
          Bạch Thầy! Nếu con theo đạo khác, mà cha mẹ từ con, thì con có tội không? Con phải làm sao?

Trả lời:
          Như trên đã nói, bạn không bất hiếu với cha mẹ hoặc giết người .v.v. thì bạn không có tội. Không có đạo nào dạy cha mẹ từ chối con của mình, dù cho đứa con không biết hiếu thảo. Có nhiều đứa con phạm tội, ngồi tù, nhưng cha mẹ vẫn vẫn quan tâm và vào nhà tù để thăm đứa con dại khờ. Có như vậy, người đời mới ca tụng “Lòng mẹ bao la như biển thái bình” Huốn chi, bạn không có làm gì hại ai hay bất hiếu với cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ nào vì đạo từ bỏ con của mình hoặc ai đó vì đạo bỏ tình yêu của mình, thì họ chưa am hiểu về tôn giáo và đạo đức làm người lắm.
          Con người có sự hiểu biết và lý tưởng tín ngưỡng khác nhau. Do đó, cha mẹ chưa có hiểu về lý tưởng và sự hiểu biết của bạn, thì bạn có trách nhiệm giải thích cho cha mẹ am hiểu. Nếu cha mẹ hiểu biết rõ ràng về đạo của bạn, thì cha mẹ nào cũng sẳn sàng mở lòng thương con. Nếu bạn không giải thích được với cha mẹ và để cha mẹ từ bạn, thì đây là điều thiếu sót.
Tóm lại
          Phản đạo là bạn làm gì ngược với đạo đức con người; Phản đạo không có nghĩa là bỏ tôn giáo.
 “Hiểu biết là an vui, Cố chấp là khổ đau”.
 Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 19
LÀM SAO BIẾT AI LÀ THÁNH?
 
Hỏi:
         Bạch Thầy! có người hỏi con: “Làm sao biết ai là Thánh, thì mình trả lời làm sao?”
Trả lời:
         Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa quý Phật tử!
         Chúng tôi không thể biết được ai là Thánh cả. Chỉ có Phật, Bồ Tát và các vị Thánh A La Hán mới biết được ai là Thánh. Chỉ Quý Ngài mới có thể phong Thánh cho các vị Thánh đó. Tương tự như vậy, chỉ có giáo sư y khoa mới có thể cấp bằng bác sĩ cho sinh viên y khoa.
          Như chúng ta biết các vị Bồ Tát và Thánh A La Hán không tự xưng mình là bậc tối thượng hay là Thánh cả. Nên chúng ta hoàn toàn không thể khẳng định người đó là Thánh. Chỉ đức Phật mới biết quý Ngài là Thánh A La Hán và Bồ Tát. Chỉ đức Phật mới chứng nhận quý Ngài là những bậc Xuất Thế.
          Người phàm phu dám công nhận ai đó là Thánh hay bậc tối thượng, mà họ không có gì chứng minh. Vậy là người nầy nói dối. Người phàm phu dám phong Thánh cho các bậc Thánh là càng sai nữa.
          Tuy nhiên, đức Phật có dạy thế nào là một vị Thánh như sau:
 
I. Lịch sử:
         Chúng ta phải nghiên cứu xem người nầy có lịch sử hay không? Nếu họ không có lịch sử, nghĩa là người nầy không có thật. Vì sao? Bỡi vì, người không có lịch sử là người không có cha mẹ, không có thân người, không ai biết người đó ở đâu. Nếu họ không có thân người, thì không ai thấy, không ai biết người đó tốt xấu như thế nào. Nếu họ không có thân người thì làm sao họ dạy giáo lý cho người khác được. Vậy, người không có lịch sử, là không có thân và giáo lý. Họ là người không thật có.
 
II. Thế nào là một vị Thánh:
          Nếu người nầy có lịch sử thật, thì chúng ta nên tìm hiểu về căn bản đạo đức con người, tâm ý và sự tu hành của một vị Thánh.
  • Đối với căn bản đạo đức con người.
    1. Thánh hay đấng Thiêng Liêng không giết người và vật.
Kẻ giết người sẽ đọa địa ngục, nhưng nếu bạn giết họ, thì bạn cũng xuống địa ngục luôn. Huốn chi, Thánh sao giết người được hoặc ra đạo luật được giết.
    2. Thánh không trộm cướp.
    3. Thánh không tham ái, không hành dâm với ai.
    4. Thánh không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi đôi chiều.
    5. Thánh không uống rượu, dùng các chất say và cờ bạc.
    6. Thánh không vi phạm luật pháp quốc gia.
  • Đối với tâm ý.
  1. Thánh là người không phiền não, không khổ đau.
    2. Thánh là người không tham lam, không sân hận, không si mê, không thương, không ghét, không ích kỷ, không ganh tỵ, không gian dối, không bỏn xẻn, không kiêu căng .v.v.
   3. Thánh là người giác ngộ chân lý. Chân lý là sự thật của cuộc đời và sự thật chân tâm.
   4. Thánh là người tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh. Bỡi vì, họ tu tập thiền định và họ luôn sống trong đại định.
    5. Thánh là người xuất thế, là bậc vô sanh. Vô sanh nghĩa là họ không còn sanh tử luân hồi nữa. Họ muốn sống hay chết tùy ý.
    6. Thánh là người trí huệ. Họ có khả năng diệt được phiền não, khổ đau, tham lam, sân hận, si mê, .v.v. của chính mình. Nói chung là diệt được vô minh.
   7. Thánh là người là người đã đạt được Niết Bàn (Niết bàn là trạng thái thanh tịnh của chân tâm).
   8. Những hành giả chứng quả bậc Thánh đều có lục thông như: 1) Thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) Thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) Thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) Túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
 
III. Có mấy bậc Thánh?
          Đức Phật dạy rằng Bậc Thánh nói cho đủ là Thánh Thanh Văn. Thánh là những bậc xuất thế, là bậc thoát ly sanh tử luân hồi. Đức Phật dạy có 4 bậc Thánh Thanh Văn: 1) Tu Đà Hoàn; 2) Tư Đà Hàm; 3) A Na Hàm; 4) A La Hán.
 
IV. Thánh Thanh Văn tu nhân gì?
         Đức Phật dạy chúng ta phải tin luật nhân quả. Nghĩa là:
Gieo nhân ác; chịu quả ác.
Gieo nhân thiện; được quả thiện.
Gieo nhân thanh tịnh; đạt quả thanh tịnh.
Thanh tịnh là quả Thánh.
         Những bậc Thánh Thanh Văn tu tập pháp môn: Tu giới, tu định và tu huệ.
    1. Tu giới: là đoạn trừ tất cả điều ác, dứt trừ nghiệp nhân sanh tử luân hồi.
    2. Tu thiền định: là thanh tịnh tâm.
    3. Tu trí huệ: là diệt trừ vô minh, phiền não, khổ đau, tham, sân, si, .v.v.
 
VI. Khả năng:
          Nếu người đó là Thánh, thì chúng ta xét xem họ có khả năng dạy người ta tu thành Thánh hay không? Nếu không. Vậy, Thánh nầy không có thật khả năng. Họ chỉ có cái tên gọi. Họ là Thánh giả.
          Những vị Thánh Thanh Văn là những bậc chứng quả A La Hán. Họ đều có khả năng dạy mọi người tu hành trở thành A La Hán. Vậy, họ mới là người thật khả năng, là Thánh thật.
 
VII. Giáo lý:
          Chúng ta phải tìm hiểu vị Thánh nầy có giáo lý hay không? Nếu có giáo lý, thì chúng ta xem giáo lý có dạy con đường Thánh đạo hay không? Nếu không, thì Thánh này không thật khả năng.
Tóm lại:
Thánh phải đủ 3 yếu tố: 1) Lịch sử; 2) Nhân tu hành đạo đức; 3) Giáo lý và khả năng hướng dẫn tu hành.
Xin cám ơn Quý vị!
Nam mô A Di Đà Phật.
  

BÀI SỐ 20
ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO DÒNG GIỐNG
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI KHÔNG?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy! Có người nói rằng đạo Phật là đạo dòng giống dân tộc ở Việt Nam phải không?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Đúng như vậy! Đạo Phật là đạo dòng ở Việt Nam hay nói cách khác là quốc giáo.
          Vào khoảng thế kỷ thứ ba sau tây lịch từ năm 229 – 252, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam do ba vị truyền giáo là Ngài Khương Tăng Hội, Ngài Ma Ha Kỳ Vực và Ngài Chi Cương Lương từ Thiên Trúc (Ấn Độ).
          Vào đời hậu Lý Nam Đế, thế kỷ VI, năm 580, Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi là đệ tử của Ngài Tăng Xán. Ngài từ Trung Hoa truyền dòng phái thiền sang Việt Nam. Kể từ đó, Phật Giáo Việt Nam bắt đầu hưng thịnh và phát triển đến ngày nay. Chúng ta coi như đạo Phật có mặt ở Việt Nam gần 2000 năm.
         Vào thế kỷ thứ 10 năm 969 – 1009, dưới triều đại Đinh và triều đại Lê, các vị Thiền Sư làm quốc sư cho triều đình như thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Thuận.
          Vào thế kỷ thứ 11, đặc biệt trong lịch sử nước Việt có kể vào đời Lý và đời Trần, hầu như các vua, quan và dân chúng đều tín ngưỡng đạo Phật. Phần nhiều các vua đều có tu học Phật và thọ Bồ Tát giới tại gia.
         Nhất là triều đại nhà Lý, đầu thế kỷ 11 năm 1010 đến thế kỷ 13 năm 1225, vua Lý Thái Tổ truyền ngôi cho con là Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông cho sắc lập 95 ngôi Chùa cử lễ khánh thành. Vua ra lệnh sang Trung Hoa thỉnh Đại Tạng Kinh, lúc bấy giờ là triều đại đời Tống ở Trung Hoa. Đại Tạng Kinh đã có mặt ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 11.
         Vua Lý Huệ Tông là đời thứ chín, cũng là triều đại cuối cùng của họ Lý. Vua cảm mộ đạo Phật và phát tâm xuất gia tại Chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang đại sư. Vua đã truyền ngôi cho con gái mới 7 tuổi, là công chúa Phật Kim - Lý Chiêu Hoàng. Công chúa Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh (1226) và kể từ đây, triều đại nhà Trần bắt đầu thành lập.
         Vào đời Trần  thế kỷ thứ 13 năm 1226 đến thế kỷ 14 năm 1400, có hai vị vua đi xuất gia. Đó là vua Trần Thánh Tông xuất gia tại chùa Tư Phúc năm 1288 với Đạo hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân và tiếp theo đó có Vua tên là Trần Nhân Tông (con vua Trần Thánh Tông) là vị vua đời thứ ba của nhà Trần. Ngài truyền ngôi vua lại cho con là Trần Anh Tông vào năm 1293, thuộc đời thứ tư. Ngài đã rời kinh thành đến núi Yên Tử, xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, để tìm Thầy học đạo (1294), Ngài quyết chí tu hành và đạt được sự giác ngộ. Kể từ đó, Ngài đã hoằng pháp cho người xuất gia và tại gia cho đến năm 1308. Người đời gọi Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã hoằng pháp và khai sáng đạo Phật mạnh mẽ. Nay, Hòa thượng Thanh Từ tiếp tục hướng dẫn dòng phái thiền Trúc Lâm. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam có 3 vị Vua rời ngôi quốc vương xuất gia học đạo. Đó là vua Lý Huệ Tông, vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông.
         Vào thế kỷ 16 năm 1528 đến đầu thế kỷ 19 năm 1802, nước Việt Nam chia làm đôi. Phía bắc sông Gianh là giang sơn của họ Trịnh và vua Lê; phía nam sông Gianh là giang sơn của họ Nguyễn. Tuy nhiên, chúa Trịnh , vua Lê ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong đều tu học Phật và ủng hộ Phật giáo phát triển. Như vậy, trong thời đại Trịnh, Nguyễn phân tranh đều thỉnh các vị Thiền Sư là quốc sư và lấy Phật giáo là quốc giáo. Quý vị có thể tham khảo lịch sử Nước Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam của tiến sĩ Lê Mạnh Thát.
           Tóm lại, qua lịch sử triều đại các vua Việt Nam như Đinh, Lê, Lý, Trần và triều đại Trịnh, Nguyễn phân tranh, lúc bấy giờ đạo Phật là quốc giáo, hay nói cách khác, đạo Phật là đạo dòng giống của dân tộc Việt Nam qua lịch sử gần 2000 năm về trước. Từ thời đó đến nay, ông bà tổ tiên người Việt đều tín ngưỡng đạo Phật hơn 2000 năm lịch sử. Đó là lý do mà người Việt cũng gọi đạo Phật là đạo dòng. Đạo dòng nghĩa là đạo của dòng giống dân tộc.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chùa Viên Giác Ngày 13/10/2019


 
BÀI SỐ 21
THÁNH A LA HÁN VÀ BỒ TÁT
GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU
NHƯ THẾ NÀO?
 
Hỏi:
          Thánh Thanh Văn và Bồ Tát giống nhau và khác nhau như thế nào?
Trả lời:
+ Giống nhau:
  • Hai ngài đều là bậc giác ngộ chân lý.
  • Hai ngài đều là bậc xuất thế. Vì quý ngài muốn sống và mất đều tùy thuộc ý muốn.
  • Hai ngài đều là những bậc không còn sanh tử luân hồi. Vì quý ngài tu giới, tu định, tu huệ diệt gốc rễ tham, sân, si.
  • Hai ngài đều là những Bậc thanh tịnh. Vì quý ngài đều sống trong đại định.
  • Hai ngài đều có lục thông như: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mệnh thông và lậu tận thông.
+ Khác nhau:
  • Các vị Thánh Thanh Văn A La Hán là người đi con đường xuất thế, nghĩa là không còn sanh tử luân hồi.
  • Các vị Bồ Tát cũng không còn sanh tử luân hồi, nhưng Bồ Tát lại phát đại bi tâm nguyện nhập thế cứu độ chúng sanh hay nói cách khác là thực hành Bồ Tát đạo. Cho nên, Bồ Tát phải phát bồ đề tâm và tu lục độ ba la mật.
 

Ý NGHĨA ĐI CHÙA
22BÀI SỐ
 
          Phật tử nghĩa là con Phật. Con Phật là có hai hạng, là Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia.
+ Phật tử xuất gia là có trách nhiệm hoằng pháp và duy trì Phật bảo và pháp bảo.
+ Phật tử tại gia có trách nhiệm ủng hộ Tam Bảo và bảo vệ Tam Bảo.
 
           Nay Phật tử đi Chùa phải hiểu ý nghĩa như sau:
I. Phật tử đến chùa làm công quả hoặc cúng dường Tam Bảo để tạo phước báo.
 
II. Phật tử đến chùa là học giáo lý của đức Phật, hay nói chung là học đạo. Nếu đi chùa mà không hiểu giáo lý, thì người ta sẽ nói mình theo đạo không có lý tưởng.
 
III. Phật tử đến chùa là để học tu và tập tu. Mục đích là để xã phiền não, khổ đau, mà phiền não, khổ đau xuất phát từ tâm tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, ganh tỵ, thương, ghét .v.v. Vậy, chúng ta phải:
    1. Thân không giết người và trộm cắp.
  1. Miệng không nói dối, không nói ác khẩu và nói xấu
qua lại hơn thua tranh cải với nhau.
  1. Một lòng tụng Kinh, niệm Phật và hành thiền sao cho thân tâm được thanh tịnh.
Nếu Phật tử hiểu và làm được đúng như nói trên, thì Phật tử xứng đáng là Phật tử chân chính.
 
Nam mô A Di Đà Phật!

 
BÀI SỐ 23
QUY Y TAM BẢO LÚC MẤY TUỔI THÌ ĐƯỢC?
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi mấy tuổi quy y Tam Bảo?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý Phật tử!
Trước khi quy y Tam Bảo, chúng ta phải nên hiểu ý nghĩa quy y Tam Bảo ra sao?
* Quy nghĩa là trở về
* Y là nương tựa
* Tam Bảo là Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo.
* Phật Bảo: Đức Phật là đấng giác ngộ chân lý. Chân lý là sự thật của kiếp nhân sinh và chân tâm Phật tánh; Ngài là đấng thoát ly sanh tử luân hồi hay còn gọi là bậc xuất thế; Ngài là đấng thanh tịnh, vì Ngài an trú trong đại định; Ngài là đấng đại bi, vì Ngài nguyện độ tất cả chúng sanh; Ngài là đấng trí huệ, vì Ngài có nhiều phương pháp chỉ dạy chúng sanh chuyển phàm phu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật. Vì thế, Ngài được gọi là Phật bảo.
* Pháp bảo: Pháp bảo là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là những phương pháp chỉ dạy chúng sanh tu hành chuyển phàm phu thành Thánh nhân, thành Bồ Tát và thành Phật. Do đó, Phật pháp còn gọi là pháp xuất thế gian và Pháp bảo.
* Tăng bảo: Tăng bảo là một Tăng đoàn từ bốn vị tỳ kheo trở lên, hòa hợp, tu tập theo giáo pháp của đức Phật. Chư Tăng là những người duy trì Phật bảo và Pháp bảo, hay nói chung là Tam Bảo. Vì thế, chư Tăng gọi là Tăng bảo.
* Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa Tam Bảo, là Phật, Pháp và Tăng. Nếu chúng ta quyết định theo đạo Phật hay là quyết định theo đức Phật, thì chúng ta phải đến chùa làm lễ quy y Tam Bảo.
 
+ Mấy tuổi làm lễ quy y Tam Bảo được?
    1. Quy y Tam Bảo lần thứ nhất:
          Khi đức bé còn trong bụng mẹ lúc tháng thứ tám hoặc thứ chín, thì người mẹ nên quy y Tam Bảo. Lúc đó, đứa bé cũng được quy y và kết thiện duyên với đứa Phật nói riêng, Tam Bảo nói chung.
          Trong Kinh Báo Hiếu Trọng Ân, đức Phật dạy: “Tháng thứ tám hoàn toàn tạng Phủ, chín tháng thì đầy đủ vóc hình, mười tháng thì đến kỳ sinh”. Như vậy, khi bé được tám tháng trong bụng mẹ là nó có cảm giác, có sự hoạt động mạnh mẻ và có ý thức, .v.v. Do đó, chúng ta muốn dạy dỗ con cái là không phải chờ khi sanh ra và tuổi còn thơ đâu, mà chúng ta có thể dạy khi còn trong bụng mẹ. Tại sao? Vì đứa bé khi còn trong bụng mẹ luôn luôn chịu ảnh hưởng tâm lý và sinh lý của người mẹ gần như là 80 phần trăm.
Ví dụ:
  1. Sinh lý (Thuộc về thân): Khi người mẹ khỏe, thì đức bé cũng khỏe; khi người mẹ bệnh, thì đứa bé cũng bị bệnh theo; nếu người mẹ bị suy di dưỡng, thì đức bé không tránh khỏi mất di dưỡng; nếu người mẹ chết, thì đứa bé cũng mất mạng luôn.
  2. Tâm lý: khi người mẹ buồn khổ, thì đứa bé cũng ảnh hưởng buồn khổ; khi người mẹ vui thì đứa bé cũng an vui; khi người mẹ làm ác, bé cũng bị ảnh hưởng . . .; khi người mẹ làm thiện, thì bé cũng sẽ ảnh hưởng hành động thiện; khi người mẹ tu hành thì bé cũng sẽ nương theo mẹ tu hành. Vì thế, khi người mẹ mang thai nên tránh làm ác, nói ác, nghỉ ác và xem phim bạo động, vì nó tác động rất mạnh đến cảm giác của thai nhi, . . . Ngược lại, người mẹ phải nên nói thiện, làm việc thiện, nghỉ thiện, nhất là quy y Tam Bảo, tụng kinh và hành thiền. Như vậy, người mẹ đã giáo dục con của mình rất hửu hiệu ngay từ trong bụng. Khi đứa bé ra đời, thì đứa bé sẽ khôn ngoan, hiền hòa và thông minh, .v.v.
    2. Quy y Tam Bảo lần hai:
Nếu em bé sinh ra được 3 tháng rồi, thì người mẹ có thể cho bé quy y Tam Bảo. Cho dù, bé đã được quy y trong bụng mẹ. Đứa bé 3 tháng làm lễ quy y Tam Bảo cũng giống như là làm lễ cầu an cho bé. Đặc biệt là cho đứa bé kết duyên với đức Phật ngay từ còn nhỏ.
    3. Quy y Tam Bảo lần thứ ba:
          Khi đứa bé lớn thành thiếu niên 12 tuổi, thì người mẹ cho con quy y Tam Bảo và thọ 5 giới.
    4. Quy y Tam Bảo lần thứ tư:
          Khi con tới tuổi trưởng thành 18 tuổi, người mẹ cho con em xin quy y Tam Bảo và học hỏi 5 giới cấm rỏ hơn. Vì 5 giới cấm nầy là nền tảng căn bản đạo đức của đạo Phật và nhân sinh, nhân loại nói chung.
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
“ Lành thay! Lành thay!”
 
 
BÀI SỐ 24
PHẬT GIÁO VIỆT NAM LÀ
PHẬT GIÁO TRUNG HOA PHẢI KHÔNG?
 
Hỏi:
          Phật giáo Việt Nam là Phật Giáo Trung Hoa phải không?
          Bạch Thầy! Có người nói rằng Phật giáo Việt Nam là Phật giáo Trung Hoa phải không?
Trả lời:
          Kính thưa Quý Phật tử!
Nếu có người nói rằng Phật giáo Việt Nam được truyền từ nước Trung Hoa là đúng. Nhưng ý của người đặt câu hỏi là họ ý rằng Phật giáo của Trung Hoa không phải nguyên thủy từ Ấn Độ, mà là do người Trung Hoa sáng lập. Người nói câu nầy là hoàn toàn không học thứ nhất lịch sử Phật giáo Trung Hoa, thứ hai sự truyền thừa Y Bát của đức Phật, thứ ba học Đại Tạng Kinh.
          Vào thời Đông Hán, khoảng năm 53 sau tây lịch, Vua Hán Minh Đế mộ đạo Phật. Vua sai sứ giả sang Ấn Độ thỉnh Kinh và đồng thời rướt hai vị Pháp sư là ngài Ca Diếp Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan về Trung Hoa. Họ đến Trung Hoa dịch và giảng dạy bài pháp đầu tiên là  Kinh Tứ Thập Nhị Chương tại chùa Bạch Mã.
          Ngài Cưu Ma La Viêm là cha của ngài Cưu Ma La Thập từ Ấn Độ sang nước Cu Ty (Tân Cương bây giờ) hoằng pháp. Ngài được Vua phong làm quốc sư.
          Ngài Cưu Ma La Thập là Vị dịch Kinh điển Phật giáo đầu tiên từ tiếng Sansrit sang tiếng Trung Hoa.
          Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ học tại trường đại học Nalanda 20 năm. Ngài là người học giả nổi tiếng ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ vẫn cho xây dựng một ngôi chùa di tích lịch sử của ngài Huyền Trang gần trường đại học Nalanda. Ngài là người Tam Tạng Pháp Sư thứ hai dịch Đại Tạng Kinh ở Trung Hoa.
          Tổ Bát Nhã Đa La thứ 27 truyền Y Bát của đức Phật cho Tổ Sư Đạt Ma. Tổ Đạt Ma đi sang Trung Hoa truyền Y Bát cho ngài Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng là Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng sanh năm 638, và nhập niết bàn năm 713,  trụ thế 75 tuổi. Tổ Huệ Năng không truyền Y Bát của đức Phật nữa. Ngài nhập niết bàn để lại chân thân không tan rã hơn 1300 năm. Qua đó, chúng ta biết rằng sự truyền thừa Y Bát của đức Phật không phải qua Tích Lan hay Miến Điện, .v.v. mà qua Trung Hoa. Do đó, người nói Phật giáo Trung Hoa không có nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ là sai. Họ chưa có học lịch sử và Đại Tạng Kinh.
 
Hỏi:
          Phật giáo Nam Tông là Phật giáo gốc phải không? Nam Tông và bắc tông khác nhau thế nào?
Trả lời:
         Phật giáo là giáo lý của đức Phật. Phật giáo do đức Phật Thích Mâu Ni sáng lập và Ngài là vị giáo chủ, không có người thứ hai. Nam Tông và Bắc Tông không phải do đức Phật sáng lập, mà là do Tăng đoàn đồng ý thành lập ra hình thức và tên gọi khác nhau. Nhưng không phải ý của đức Phật. Do đó, Nam Tông và Bác Tông không có giáo chủ.
         Phật giáo là lời dạy của đức Phật, nên Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đều giống nhau. Nhưng chỉ khác nhau hình thức truyền thống, cách sống, pháp môn tu, .v.v.
          Ví dụ:
          Nam Tông còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy. Tại sao? Bỡi vì, các Sư mặc y phục theo truyền thống Ấn Độ. Các Sư mỗi ngày đi khất thực, không ăn buổi chiều, tụng Kinh tiếng Pali (Tiếng Pali là tiếng người nam ấn nói trong thời đức Phật còn tại thế) .v.v.
Bắc Tông trang phục cải cách theo truyền thống dân tộc bản xứ. Các Sư không đi khất thực và tự nấu ăn, tụng Kinh tiếng bản xứ, .v.v.
Đây là hình thứ cách sống khác nhau. Quan trọng của đạo Phật là giác ngộ chân lý.
 
Hỏi:
          Tại sao có sự khác biệt y áo giữa Nam Tông và Bắc Tông?
Trả lời:
          Các Sư Nguyên Thủy thường mặc Xà Rông và cái Y che thân. Đây là trang phục của dân tộc tính Ấn Độ và tu sĩ Ấn Giáo. Người Ấn, người A Phú Hãn, người Pakistan, người Bangladesh, người Miến, người Thái, người Lào, người Campuchia, người Tích Lan .v.v. đều mặc xà rông. Đây là trang phục truyền thống dân tộc. Nên các Sư Ấn đều mặc như vậy. Hình thức mặc Y áo là ảnh hưởng của tu sĩ Ấn Giáo.
          Người Trung Hoa, người Nhật, người Hàn, người Việt không có quen truyền thống mặc xà rông. Ở Trung Hoa mùa đông có tuyết lạnh. Do đó, mỗi người phải mặc 2 quần, 1 áo thung, 1 áo len, 1 áo khoác để đi ra ngoài .v.v. Vì thế, các Sư phải mặc áo thiên sam (Hay gọi là áo tràng dài dễ hiểu). Mùa đông lạnh, các Sư không đi khất thực và tự đi chợ nấu ăn. Cho nên, các Sư phải mặc áo ngắn để lao động và phục dịch công việc trong Chùa. Khi hành lễ, các Sư mới mặc Y áo. Qua đó, chúng ta thấy trang phục có thay đổi để thích nghi với văn hóa dân tộc. Ví dụ: Kiến trúc chùa Tây Tạng theo văn hóa dân tộc Tây Tạng; chùa Thái là theo kiến trúc văn hóa người Thái; chùa Trung hoa, chùa Nhật, chùa Việt đều theo kiến trúc văn hóa của bản xứ dân tộc. Đức Phật quan trọng là chúng ta giác ngộ chân lý. Chúng ta biết rằng ngài Huệ Năng, Ngài Kim Kiều Giác, Ngài Vô Hà đều nhập niết bàn và để lại chân thân cho đến ngày nay. Các Ngài là tu sĩ bắc tông.
 
Hỏi:
           Thời đức Phật không có dạy tụng Kinh cầu an và cầu siêu?
Trả lời:
         Khi đức Phật còn tại thế không có cầu an và cầu siêu là đúng. Vì khi đức Phật còn tại thế. Ai gặp Ngài là đều được an tâm, nên không cần cầu an nữa. Đức Phật có thần thông có thể đưa đường chỉ lối cho chúng sanh trong thế giới hửu hình và vô hình.
          Tôn giáo nào cũng có nghi thức cầu nguyện. Chúng tôi xin hỏi bạn cầu nguyện có tội không?
          Phật giáo cũng có nghi thức cầu an và cầu siêu thì không có gì thắc mắc.
 Hỏi:
         Thời đức Phật không có ăn chay?
Trả lời:
          Thời đức Phật, chư Tăng đi khất thực và không nấu ăn. Nên ai cho gì ăn nấy. Chư Tăng bắc tông không đi khất thực, tự nấu ăn. Nên họ chọn thực phẩm chay. Nếu bạn ăn chay được có tốt không?
 
Hỏi:
          Kinh Di Đà là do Phật giáo Trung Quốc sáng tác có phải không?
Trả lời:
          Trong Kinh, đức Phật dạy: “Trong đời quá khứ có nhiều chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng”.
Đức Phật dạy rằng có nhiều thế giới của chúng sanh như: Trời, người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc Sanh .v.v. thế giới của chúng sanh còn gọi là cõi dục (Cõi ham muốn). Nơi có nam và nữ để thỏa mãn tham ái và tham dâm dục. Ngoài ra, có nhiều Tịnh Độ của chư Phật. Tịnh Độ là quốc độ thanh tịnh. Tại sao quốc độ nầy thanh tịnh?
          Cõi thế gian là vì người ở đây ai cũng gian xảo. Tịnh độ là vì người ở đây tu hành thanh tịnh. Tịnh độ là nơi hoằng pháp của chư Phật. Đức Phật Thích Ca giới thiệu về Tịnh Độ Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là nơi đạo tràng hoằng pháp của đức Phật A Di Đà và nhiều Tịnh Độ của các chư Phật khác.
          Sau khi chứng đạo, đức Phật Thích Ca có lục thông. Ngài đã nhìn thấy các thế giới trong vủ trụ. Chỉ đức Phật mới thấy biết mà thôi. Ngài nói lại cho mọi người biết. Giờ đây, khoa học vủ trụ tây phương đã chứng minh điều nầy. Bạn có tin hay không, không quan trọng. Quan trọng là bạn có tìm hiểu và học hỏi hay không.
 Hỏi:
           Thời đức Phật chỉ dạy thiền, chứ không có dạy niệm Phật?
Trả lời:
           Khi đức Phật còn tại thế. Ngài dạy giữ giới và hành thiền. Tuy nhiên,  trong Kinh A Hàm, Ngài có dạy 10 điều quán niệm: 1) Niệm Phật; 2) Niệm Pháp; 3) Niệm Tăng; 4) Niệm giới; 5) Niệm thí; 6) Niệm Thiên, .v.v.
*Niệm Phật: Niệm là nhớ nghĩ.
* Phật: nghĩa là:
    1. Bậc giác ngộ chân lý. Vì Ngài dạy về sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm.
    2. Bậc thoát ly sanh tử luân hồi. Vì Ngài có thể sống và nhập Niết Bàn an nhiên tự tại.
    3. Bậc thanh tịnh. Vì Ngài an trú trong thiền định. Do đó, Ngài được thanh tịnh và có lục thông.
    4. Bậc đại từ bi. Vì Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh.
    5. Bậc trí huệ. Vì Ngài dạy chúng sanh những phương pháp tu tập để diệt phiền não, khổ đau và tham, sân, si. Ngài dạy mọi người chuyển phàm phu thành Thánh A La Hán, thành Bồ Tát và thành Phật.
          Nếu ai tu hành mà chưa đạt đến quả vị A La Hán, thì họ vẫn luân hồi. Chúng sanh là những người lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi. Họ nhớ nghĩ tới đức Phật có tội không? Họ không niệm Phật, vậy niệm ai?
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 25
TẠI SAO PHẢI SÁM HỐI VÀ LẠY PHẬT?
 
Hỏi:
          Nam Mô A Di Đà Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con dặn dò bé gái của con mỗi sáng trước khi đi học nhớ lạy Phật. Nó hỏi con:
  1. Tạo sao phải lạy đức Phật?
  2. Tại sao phải sám hối?
  3. Tại sao phải lạy 108 hồng danh chư Phật để sám hối vậy?
          Kính mong Thầy giải thích dùm.
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Thầy xin trả lời.
  1. Lạy Phật là thể hiện sự kính trọng đối với Đức Phât. Bé Vera là con, thì con cũng phải kính trọng ba mẹ chứ. Là người con của đức Phật, thì chúng ta lạy Phật là thể hiện sự cung kính đối đức Phật. Thứ hai lạy đức Phật là cầu đức Phật gia hộ cho con tai qua nạn khỏi.
  2. Sám hối nghĩa là ăn năn hối cãi. Mình có làm gì sai, thì chúng ta ăn năn những lỗi lầm và hối cãi không làm nữa. Người biết sám hối là người biết tu sửa đạo đức của chính mình.
           Có người nói rằng tôi đâu có làm gì tội, tại sao tôi phải sám hối? Có đôi lúc, bạn đập con muỗi hoặc cán chết con kiến, .v.v. có đôi lúc, bạn ăn thịt của chúng sanh; có đôi lúc, bạn nói dối với ba mẹ, vợ chồng, con cháu và bạn bè, .v.v. có đôi lúc, bạn buôn bán cũng có gian tham .v.v. hoặc những kiếp trước mình cũng có làm gì lỗi lầm. Biết được như vậy, mình nên sám hối. Sám hối là phát triển thiện căn và trao dồi đạo đức. Điều nầy là tốt.
  1. Tại sao phải lạy 108 vị Phật để sám hối?
    a) Chúng ta làm tội là từ thân, khẩu và ý. Ý muốn của chúng ta tham lam, nên thân này ăn trộm; Ý muốn của chúng ta sân hận, nên miệng của chúng ta nói ác. Vì thế, chúng ta đem thân, khẩu và ý nầy lễ lạy chư Phật để sám hối.
    b) Chúng ta lạy 108 vị Phật là để kết thiện duyên với chư Phật.
    c) Chúng ta lạy 108 vị Phật là cầu chư Phật gia hộ cho mình. Bạn không cầu chư Phật, vậy bạn cầu ai?
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
 BÀI SỐ 26
SỰ KHÁC BIỆTGIỮA MẬT TÔNG,
THIỀN TÔNG VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi sự khác biệt giữa Mật Tông, Thiền Tông và Tịnh Độ Tông?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Phật tử!
Thầy xin giải thích ngắn gọn như sau:
 
1. Sự giống nhau:
Đức Phật dạy cho chúng ta rất nhiều pháp môn tu tập. Tại sao? Vì tuổi, căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau, nên đức Phật chỉ dạy rất nhiều phương pháp tu tập, nhưng mục đích chính là đạt được định, thanh tịnh và trí huệ. Do đó, hành giả trì chú sao cho 3 nghiệp thân, khẩu và ý được nhất tâm bất loạn, đạt định và thanh tịnh. Vậy, thiền chỉ hay niệm Phật cũng không ngoài mục đích nói trên.

 
  1. Sự khác nhau:
           Các pháp môn tu tập đều có mục đích giống nhau, tuy nhiên, các hành giả tu tập có ý muốn khác nhau, nên cứu cánh và mục đích của họ khác nhau.
Ví dụ:
          Có hành giả tu tập muốn đạt đến Niết bàn, chứng quả A La Hán trong kiếp nầy. Nếu họ không đạt được Niết Bàn trong đời nầy, thì họ tái sanh trở lại cõi Ta Bà nầy tu tiếp. Có hành giả như các sư Tây Tạng tu tập muốn thành Phật trong kiếp nầy. Nếu họ chưa thành Phật. Sau khi, các sư viên tịch, họ nguyện tái sanh trở lại ở cõi Ta Bà nầy tu tiếp cho đến khi giác ngộ thành Phật. Nhất là họ sẽ tu tập ở cõi Ta Bà nầy và đợi Đức Phật Di Lặc hạ sanh.
Ví dụ: Ngài Đạt Lai Lạt Ma; Ngài Karmapa, Ngài Bangchen Lama.
          Có hành giả tu tập muốn về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc Đạo Tràng Hoằng Pháp của đức Phật A Di Đà để tu học tiếp. Do đó, hành giả nầy cũng phải thành tựu nhất tâm bất loạn.
Tóm lại, Phật pháp là đều có cùng lợi ích giống nhau; nhưng cứu cách, mục đích khác nhau, đó là tùy theo ý muốn.
Ai muốn tu theo con đường xuất thế hay theo con đường nhập thế cũng được. Quan trọng là chúng ta thành tựu con đường của mình.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
         
 
BÀI SỐ 27
THẾ NÀO LÀ TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA?
 
Hỏi:
         Bạch Thầy! Thế nào là tiểu thừa và đại thừa?
Trả lời:
         Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa Quý Phật tử!
         Trước chúng tôi xin định nghĩa Tiểu Thừa và Đại Thừa.
  • Tiểu thừa nghĩa là cổ xe nhỏ. Cổ xe nhỏ có thể chở ít người.
  • Đại thừa nghĩa là cổ xe lớn. Cổ xe lớn có thể chở nhiều người.
          Đức Phật Thích Ca dạy rằng con người sau khi chết đi, sẽ luân hồi sang kiếp khác trong 6 cõi. Đó là cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi địa ngục, cõi ngạ quỹ và cõi súc sanh. Đó là bỡi vì chúng sanh tham lam, sân hận, si mê, .v.v. mà tạo vô lượng nghiệp thiện, ác, nên phải bị chúng nó lôi kéo trong lục đạo luân hồi đời đời, kiếp kiếp không biết bao giờ mới có thể ra khỏi được. Do đó, đức Phật Thích Ca dạy cho chúng ta tu tập để giải thoát sanh tử luân hồi. Người muốn thoát ly sanh tử luân hồi phải chứng 4 quả vị Thánh Thanh Văn như: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Vì thế, những vị hành giả phải tu tập đạt đến Niết Bàn. Niết Bàn là tịch tịnh, vô sanh. Con đường thoát ly sanh tử luân hồi là con đường xuất thế, hay còn gọi là con đường Thánh đạo. Người chứng quả Thánh A La Hán là người đã tự giải thoát luân hồi cho chính mình hay gọi là người đi cổ xe nhỏ (Tiểu thừa).
          Những vị A La Hán đã xuất thế rồi. Đức Phật dạy những vị xuất thế A La Hán đã ra khỏi luân hồi rồi phải nên phát nguyện nhập thế thực hành Bồ Tát đạo cứu độ tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh là cha mẹ của chúng ta nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ. Con đường nhập thế cứu độ chúng sanh gọi là người đi cổ xe lớn (Đại Thừa). Người đi cổ xe lớn còn gọi là Bồ Tát.
Tóm lại:
          Đức Phật dạy chúng ta tự giải thoát luân hồi cho chính mình. Đó là con đường xuất thế (Cổ xe nhỏ – Tiểu Thừa); Sau Ngài dạy chúng ta phát Bồ Đề Tâm hay còn gọi phát đại bi tâm nhập thế thực hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh (đây là cổ xe lớn – Đại Thừa).
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 28
TỰ LỰC VÀ THA LỰC
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Thưa Thầy!
          Có người nói rằng tu là phải tự lực, chứ không có nương về tha lực. Theo ý Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính Thưa quý vị!
          Họ nói như vậy cũng gần đúng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Vì họ chưa am hiểu về tự lực và tha lực. Hôm nay, chúng ta có thể tìm hiểu về tự lực và tha lực.
    + Tự lực: là sự nổ lực của chính mình.
    + Tha lực: là sự hướng dẫn và trợ duyên của người khác.
    Ví dụ: Hột xoài và quả xoài
       Hột xoài nhờ có đất, nước, gió và nhiệt độ để nãy mầm thành quả xoài.
    - Hột xoài nẫy mầm thành quả xoài là tự lực.
    - Đất nước, gió và nhiệt độ là tha lực.
           Hột xoài không có tha lực của đất, nước, gió và nhiệt độ, thì nó không thành quả xoài được. Ngược lại, đất, nước, gió và nhiệt độ không có hột xoài, thì nó cũng không thành quả xoài.
           Chúng ta tự hỏi rằng chúng ta từ đâu sanh ra? Chúng ta từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên? Chắc chắn rằng ai cũng đều biết là chúng ta do người mẹ sanh ra. Nếu không có người cha, thì người mẹ có tự lực sanh ra chúng ta không? Chắc chắn là không phải hôn? Nếu có sự hòa hợp của cha mẹ mà không có sự hòa hợp của đứa bé, thì không có sự thụ thai. Qua đây, chúng ta mới thấy rằng sự hiện diện của đứa bé là có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ hay nói cách khác là ý muốn của cha mẹ muốn có em bé. Có nhiều trường hợp, cha mẹ không muốn có em bé, nên họ đi phá thai. Do đó, em bé không tự lực ra đời được. Vậy, nếu không có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ, thì chắc chắn em bé không tự lực để có hiện diện trong cuộc đời nầy được.
Tóm lại:
    - Người cha không tự lực sanh ra em bé.
    - Người mẹ cũng không tự lực sanh ra em bé.
    - Em bé cũng không tự lực sanh ra chính mình.
    - Sự hòa hợp của cha mẹ trợ duyên cho em bé là tha lực.
    - Ý muốn hòa hợp cá nhân của cha mẹ và em bé là tự lực. Tự lực và tha lực luôn trợ duyên với nhau.
          Chúng ta biết rằng em bé sau khi sanh ra, bé cần sửa mẹ, cần cha mẹ cho ăn, cho uống và tắm rửa, chăm sóc. Đồng thời, cha mẹ phải đi làm kiếm tiền để nuôi bé trưởng thành. Nếu cha mẹ sanh bé ra, không cho ăn uống và phơi nắng bé, thì bé đã chết. Vậy, bé tự lực trưởng thành là nhờ sự trợ duyên tha lực của cha mẹ.
    -  Bé tự trưởng thành là tự lực của bé.
    -  Cha mẹ chăm sóc bé là tha lực.
          Khi bé học hành thành bác sĩ, kỷ sư, nha sĩ, .v.v. đều nhờ trợ duyên hướng dẫn giáo dục của các thầy cô giáo.
    - Sự nổ lực học hành của bé là tự lực.
    - Sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo là tha lực.
          Trong Phật giáo nói sao?
          Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề; Ngài đi thuyết pháp 49 năm và Ngài thành lập Tam Bảo để cho chúng sanh nương tựa. Do đó, Ngài dạy các Phật tử phải quy y Tam Bảo cho đến khi thành Phật.
    + Quy y là trở về nương tựa; Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.
    + Phật là bậc giác ngộ chân lý.
    + Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là những phương pháp như thiền định, thiền quán để giúp chúng sanh tu tập thành Phật. Do đó, lời dạy của đức Phật còn gọi là Pháp.
    + Tăng là sự hòa hợp của đoàn thể tu hành hay còn gọi là Tăng đoàn.
     - Nương tựa Phật là nương tựa tha lực của đức Phật để trở về tánh giác của mình.
    - Nương tựa pháp là nương tựa lời dạy của Đức Phật và các pháp môn thiền định, thiền quán.
    - Nương tựa Tăng là nương tựa Tăng đoàn.
Vậy, Đức Phật dạy:
    - Nương tựa Tam Bảo là nương tựa tha lực của Tam bảo.
    - Sự nổ lực tu hành cá nhân là nương tựa tự lực của chính mình.
          Nếu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, mà chúng ta lìa Tam Bảo, thì chúng ta có thể tự lực thành Phật không? Chắc chắn là không? Do đó, sự tu hành cần phải có sự tự lực nổ lực và sự trợ duyên tha lực của Tam Bảo nói chung.
         
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
PHẦN IV
CẦU PHƯỚC VÀ BỐ THÍ
 
BÀI SỐ 29
CẦU PHƯỚC
 
Hỏi:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Đầu xuân, con xin hỏi Thầy chỉ dạy con hướng dẫn các con của con cầu phước thế nào?
Trả lời:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý vị Phật tử!
          Đầu năm, quý vị đi hành hương các Chùa lễ chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng. Mục đích là để kết thiện duyên với các đấng Thiêng Liêng. Điều nầy vô cùng quý giá. Bỡi vì, Phật tử không kết duyên với đức Phật. Vậy, Phật tử muốn kết duyên với ai? Bên cạnh đó, quý vị cũng có cúng dường Tam Bảo tịnh tài, tịnh vật .v.v. Đó là quý vị đã làm tròn một phần nào bổn phận người Phật tử tại gia hộ trì Tam Bảo rồi. Như vậy, quý vị đã biết cầu phước và làm phước rồi.
          Quý vị hỏi cầu phước đầu năm thế nào? Thầy xin giải thích thêm chút ít. Cầu phước không gì khác hơn là tu phước hay nói cách khác là làm phước.
“Làm phước chính là cầu phước.
Cầu phước không gì khác hơn là làm phước.”
          Khi quý vị làm phước; quý vị đều mong được may mắn và phước báo. Sự mong cầu  may mắn chính là cầu phước. Ai làm việc tốt, việc thiện đều mong cầu phước báo cả.
Chúng ta cần có phước báo hay không?
          Chúng ta nhận thấy tại sao có người sanh ra ở đời giàu sang phú quý, có địa vị, danh tiếng, có bằng cấp học vị, có hảo tướng, ít bệnh, sống thọ, .v.v. đó là do đâu? Đức Phật dạy: “Đó là do phước báo”.
Vậy, chúng ta có cần phước báo hay không?
Chúng ta là người cha mẹ. Chúng ta muốn các con của mình được ấm no hạnh phúc. Nhưng nếu chúng ta không có phước báo; chúng ta nghèo, thì chúng ta có thể lo cho các con của mình được ấm no hay không? Chắc là không phải hôn? Do đó, đức Phật dạy rằng chúng ta là con Phật, thì chúng ta phải bố thí, giúp đỡ mọi người, cũng như cúng dường Tam Bảo. Vì bố thí, cúng dường năng sinh phước báo cho hiện đời và đương lai. Ví như mỗi tháng chúng ta có 4 đồng.
1 đồng để nuôi thân
1 đồng để dành hậu thân
1 đồng để dành bệnh tật
1 đồng để bố thí.
Nếu đồng thứ tư mà chúng ta ăn luôn, thì làm sao chúng ta năng sinh phước được. Thôi gần tới đầu xuân, Thầy xin chỉ cách cầu phước đầu năm đơn giản. Từ đây cho đến cuối năm, quý vị đi hành hương 100 ngôi Chùa. Mỗi Chùa, quý vị dâng cúng Tam Bảo 1 chén gạo hay 1 kg gạo hoặc 10 kg gạo .v.v. tùy theo khả năng. Đồng thời, quý vị gởi danh sách gia đình nhờ 100 Chùa tụng Kinh hồi hướng phước báo cho gia đình. Cuối năm, chúng ta làm phước, cúng dường được 100 Tam Bảo như vậy, thì quý vị đã cầu phước cho sang năm rất là hửu hiệu.
 
“Cúng dường Tam Bảo phước báo rất nhiều”.
Nam mô công đức lâm Bồ Tát!
Nam mô A Di Đà Phật!

 

BÀI SỐ 30
PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
 
Hỏi:
Phước đức và công đức giống nhau và khác nhau thế nào?
Trả lời:
Mô Phật!
Trước chúng tôi xin giải thích “Phước đức” nghĩa là gì?
          Phước và Đức là hai nghĩa khác nhau.
 
    + PHƯỚC (PHÚC):
Phước là do việc làm bố thí, hay nói cách khác là bố thí năng sinh phước báo.
Bố thí gồm có tài thí, pháp thí và vô ý thí.
  1. Tài thí: gồm có nội tài và ngoại tài.
a) Nội tài là bố thí công sức. Ví dụ: chúng ta đến chùa công quả, lau dọn, xây dựng, hoặc tại bệnh viện, trường học, ngoài đường, hay giúp đỡ công việc khó khăn cho ai đó, .v.v. gọi là bố thí nội tài.
b) Ngoại tài là bố thí tiền bạc, vật chất hoặc thức ăn, nước uống cho người khác, .v.v. gọi là bố thí ngoại tài.
2. Pháp thí là bố thí Phật pháp. Lời dạy của đức Phật còn gọi là Phật pháp, vì đức Phật dạy chúng sanh những phương pháp tu hành để lìa khổ được vui, thoát ly sanh tử luân hồi, để thanh tịnh tâm, thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật. Do đó, giáo lý của đức Phật gọi là pháp xuất thế gian. Đức Phật dạy: “Bố thí pháp là pháp thí tối thượng”. Vì bố thí Phật pháp giúp chúng sanh thoát sanh tử luân hồi và đạt được Thánh quả.
  1. Vô úy thí: là giúp cho chúng sanh hết sợ hãi, âu lo, phiền muộn, .v.v.
Tóm lại: Bố thí năng sinh phước báo. Vậy, chúng ta có cần phước báo hay không?
Ở đời người ta có địa vị, danh thơm, giàu sang phú quý, học thành đạt, xinh đẹp, mạnh khỏe, sống lâu đều là do phước báo cả. Do đó, các thí chủ đều hiểu rằng việc bố thí và làm lợi ích chúng sanh, đó chính là lợi ích cho chính mình hiện tại và đương lai.
Đức Phật dạy các vị Bồ Tát tu tập “Lục độ Ba La Mật” “sáu phương pháp qua bên bờ giác ngộ”. Trong lục độ Ba La Mật, pháp bố thí là pháp đầu tiên.
 
    + ĐỨC:
          Đức nói cho đủ là đạo đức. Ở đời, người ta gọi người đạo đức là người ăn hiền ở lành. Thế nào là ăn hiền ở lành?
Ví dụ: họ nói rằng ăn hiền ở lành là không làm hại ai cả. Đó là họ nói chung chung vậy thôi, chứ không có rõ ràng chi tiết.
          Đức Phật dạy chúng sanh tu đạo đức như thế nào?
          Đức Phật dạy rằng đức là do giữ giới mà ra.
    Ví dụ: Đức Phật dạy là Phật tử thì phải thọ 5 giới cấm và giữ gìn 5 giới cấm.
  1. 5 giới nầy giúp cho chúng sanh biết được cái nào đúng; cái nào sai; cái nào chánh; cái nào tà.
  2. 5 giới nầy giúp cho chúng sanh phát triển giới hạnh, phẩm hạnh và đạo đức con người .v.v.
Ví dụ: Người không nói dối và ngược lại, nói chân thật, thì họ sẽ được mọi người tin tưởng và kính trọng.
  1. Người nào giữ được 5 giới này cho đến khi chết, thì không có chính quyền nào dòm ngó người đó cho đến khi chết. Vì sao? Vì 5 giới nầy là nền tảng đạo đức của nhân sinh và nhân loại.
  2. Người nào giữ được 5 giới nầy, sau khi lâm chung sẽ không đọa địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh.
  3. Người nào giữ được 5 giới nầy, kiếp sau sanh lại cõi người.
 
    + CÔNG ĐỨC:
          Công đức là việc làm giúp đỡ, lợi ích cho ai đó hoặc làm công quả cho Chùa, bệnh viện, trường học, .v.v. hay nói cách khác là bố thí công sức. Đây thuộc về nội tài bố thí. Vậy, công đức năng sinh phước.

 
BÀI SỐ 31
LUẬN NGHỊ VỀ BỐ THÍ
 
Hỏi:
Nếu người làm phước đức nói trên. Vậy, họ chỉ mới tu nhân và thiên phải không?
Trả lời:
  1. Bài viết vừa rồi là giải thích ý nghĩa của Phước Đức và Công Đức”, chứ không phải bài viết nói về hướng dẫn tu hành giải thoát.
  2. Phật tử nào muốn học nhân tu hành giải thoát sanh tử luân hồi, thì đọc bài nhân hạnh tu hành của Chư Phật và Bồ Tát trong trang Website: chuaphatlinh.com.
  3. Phật tử nào muốn thật sự tu hành giải thoát sanh tử luân hồi đời nầy, thì Phật tử phải nên đi xuất gia và sống phạm hạnh như đức Phật.  Vì sao?
          Đức Phật dạy: “Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà” nghĩa là “ Không nhiễm ái, không sanh ta bà”. Hoặc đức Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Viên Giác: “Ái dục là gốc sanh tử luân hồi”.
Qua đó, chúng ta hiểu được là Ái dục đã trối buộc chúng ta trong kiếp luân hồi. Vậy, chúng ta muốn ra khỏi luân hồi, thì kiếp nầy chúng ta phải cắt ái và xuất gia theo đức Phật tu hành.
          Phật tử tại gia đã quy y Tam Bảo, là kết duyên với đức Phật rồi. Đây là nhân duyên vô cùng quý báu. Nhưng Phật tử quy y Tam Bảo là chỉ kết duyên với Tam Bảo thôi, chứ Phật tử không thật quy y Tam Bảo.
Tại sao?
         Tại vì quy y Tam Bảo là trở về nương tựa đức Phật, học và hành theo lời dạy của đức Phật và sống theo Tăng đoàn. Hay nói cách khác dễ hiểu, quy y Phật là phát tâm theo đức Phật. Nhưng trên thực tế là Phật tử chúng ta không thật sự theo đức Phật.
Đức Phật đi xuất gia, còn chúng ta đi xuất giá.
         Đức Phật theo đường đạo, còn chúng ta theo đường đời, lập gia đình, sanh con, đẻ cháu, lo làm ăn buôn bán, tạo đủ thứ nghiệp thiện ác. Thầy trò mỗi người mỗi hướng và mỗi nơi. Như vậy, chúng ta không thật theo con đường của đức Phật rồi.
    4. Bài viết Phước Đức là giải thích về nền tảng đạo đức của nhân sinh, nhân loại. Nếu ai tu nhân phước đức nầy, thì họ sẽ không rơi vào địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh. Ngược lại, họ đời đời sanh trở lại cõi trời và cõi người.
  • Người biết bố thí, họ sẽ được phước báu, nhưng nếu họ không giữ giới, thì họ chưa hẳn là người có đức (đạo đức). Ví dụ có người làm bố thí, nhưng họ vẫn nói dối, làm nghề sát sanh, buôn ma tý, . . . nên họ chưa hẳn là người đạo đức.
  • Người biết giữ giới, họ sẽ là người đạo đức, nhưng nếu họ không bố thí, thì họ chưa hẳn là người có phước. Vì sao? Vì không bố thí sao có phước báu được, làm sao giàu sang phú quý được. Nên chi, Phật tử phải tu phước và tu đức song hành.
  • Phật tử tu nhân, tu thiên được rồi, thì Phật tử mới tiến lên tu Thánh đạo được. Ví như người muốn học đại học, thì trước phải học xong trung học.
         Phật tử tại gia biết bỏ ác và làm thiện là tốt lắm. Nhất là hộ trì Tam Bảo trường tồn, thì Phật tử nầy là người vô cùng cao quý!
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 
BÀI SỐ 32
BỐ THÍ CỦA PHÀM PHU
BỐ THÍ CỦA BỒ TÁT
 
I. Thế nào là bố thí của phàm phu?
          Người đời biết bỏ ác và làm thiện là người cao quý. Hầu như, đa phần những vị thí chủ đều hiểu rằng việc làm bố thí là không uổng phí. Vì họ hiểu và tin nhân quả. Nên họ bố thí hôm nay là họ sẽ được nhiều phước báo trong hiện tại và tương lai.
    1. Tuy nhiên, người ta đa phần bố thí là để cầu phước báu và hưởng phước. Do vì, họ muốn hưởng phước ở cõi người và cõi trời, thì họ phải thọ thân phàm phu và thân chư thiên. Để được như vậy, họ phải luân hồi sanh tử. Bố thí như vậy gọi là bố thí của phàm phu.
    2. Có người bố thí muốn được danh thơm, được mọi người khen ngợi việc làm phước của mình. Nếu mọi người khen ngợi thì vui; nếu mọi người không khen ngợi thì buồn. Bố thí như vậy không sanh an lạc và ngược lại phát sanh buồn phiền, giận hờn và khổ đau . . .Việc bố thí nầy gọi là bố thí của phàm phu.
    3. Có người bố thí và giúp đỡ người khác. Người thí mong cầu người thọ thí biết ơn và trả ơn,  nhưng người thọ thí không trả ơn, mà còn nói xấu người thí. Người thí phát sanh giận hờn và oán trách. Người thí như vậy gọi là bố thí phàm phu.
    4. Có người bố thí muốn được mọi người tôn sùng mình, hoặc muốn mọi người thần thánh hóa mình là Thánh hay Bồ Tát. Việc bố thí nầy gọi là bố thí của phàm phu.
     5. Nếu chúng ta bố thí, thì chúng ta sẽ có phước, chứ chúng ta không thể nào thành Thánh được. Muốn thành Thánh, thì chúng ta phải tu hành sữa đổi con người của chính mình. Muốn được như vậy, chúng ta phải tu giới, tu định và tu huệ.
 
II. Thế nào là bố thí của Bồ Tát?
Bồ Tát bố thí không có mong cầu hưởng phước báo ở cõi người và cõi trời. Nếu Bồ Tát mong cầu hưởng phước, thì Bồ Tát sẽ phải đi luân hồi sanh tử. Bồ Tát đã làm phước, Bồ Tát không cầu phước, nhưng phước vẫn đến với Bồ Tát, không mất. Bồ Tát bố thí là cứu độ chúng sanh; Bồ Tát không mong cầu chúng sanh mang ơn, biết ơn và trả ơn Bồ Tát. Vì sao? Vì Chúng sanh khổ, nên Bồ Tát cứu khổ chúng sanh, chứ Bồ Tát đâu có khổ, thì chúng sanh làm sao cứu khổ Bồ Tát được mà mong cầu.
Bồ Tát lấy việc bố thí làm phương pháp tu tập để diệt tâm tham lam. Cho nên, phương pháp nầy gọi là bố thí ba la mật.
  • “Ba la mật” nghĩa là gì?
  • “Ba la mật” nghĩa là qua bên kia bờ giác ngộ hay giải thoát khổ đau.
  • Như vậy, Bồ Tát tu bố thí ba la mật như thế nào?
  • Bồ Tát khi bố thí, thì Bồ Tát tu tập thiền quán 3 điều: 1) Bồ Tát quán không thấy mình bố thí; 2) Bồ Tát quán không thấy có người nhận thí; 3) Bồ Tát quán không có vật thí.
  • Quán như vậy được lợi ích gì?
1) Diệt lòng ham muốn tích trữ nhiều.
2) Quán như vậy là để xã chấp ngã hay nói cách khác là quán mọi thứ đều là không (Đây là phương pháp quán không). Do đó, có ai khen Bồ Tát, thì Bồ Tát an vui; nhưng ai đó chê và phỉ báng Bồ Tát, thì Bồ Tát vẫn an vui, giải thoát. Nếu hành giả bố thí theo phương pháp nói trên, thì hành giả đã thành tựu bố thí ba la mật. Bố thí như vậy gọi là bố thí của Bồ Tát.
  1. Bồ Tát tu tập bố thí ba la mật mục đích:
    a) Lợi ích chúng sanh
    b) Vì từ bi lợi tế hay nói cách khác là phát triển lòng từ bi
    c) Bố Thí Ba La Mật là thực hành con đường Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh trong sáu nẽo luân hồi. Bố thí như vậy gọi là bố thí của Bồ Tát.
Đức Phật dạy: “Nếu ai thực hành phương pháp bố thí bằng tâm Bồ Tát, thì vị đó chính là Bồ Tát”
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
 
BÀI SỐ 33
THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?
 
Hôm nọ, có một ông nhà truyền giáo đứng trước siêu thị để giới thiệu mọi người về đạo.
          Ông gặp một người phụ nữ ăn mặc sang trọng. Ông đến làm quen và xin nói chuyện với cô ấy. Sau khi chào hỏi, thì ông nói:
“Cô nên kết duyên với đấng thiên liêng của tôi”.
Cô ta trả lời:
“ Tôi kết duyên và cầu nguyện thì sẽ được gì ?”
Ông trả lời:
“Sau khi cô chết, thì cô sẽ được đấng Thiêng Liêng của tôi rướt về Thiên Đàng và hưởng thụ đủ thứ”.
Cô hỏi:
“Ở Thiêng Đàng, tôi có thể lên xe hoa, lấy chồng như ở trần gian nầy không?”
Ông trả lời:
“Được chứ!”.
Cô hỏi tiếp:
“Vậy, tôi có thể sanh con trai và con gái được không?”.
+ Ông trả lời:
“Dĩ nhiên là được”.
Cô hỏi thêm:
“Ở Thiên Đàng, tôi được  nhà Villa không?”.
Ông trả lời:
“Ai cũng có nhà Villa hết”.
Cô nói:
“Người ta nói rằng một túp lều tranh, hai quả tim vàng là đã hạnh phúc lắm rồi. Còn tôi đã được lên xe hoa lấy chồng và có 2 đứa con và được ở nhà Villa. Vậy là tôi đã về tới Thiên Đàng rồi; Tôi đang ở Thiên Đàng rồi; Thiên Đàng là đây rồi, còn tìm ở đâu nữa?”.
Ông trả lời:
“Thế à! Giờ tôi mới hiểu ra, phụ nữ có được ông chồng, 2 đứa con và được ở nhà Villa, thì Thiên Đàng cũng không bằng”.
 

 
BÀI SỐ 34
ĐỊA NGỤC LÀ THẾ NÀO?
 
Hỏi:
          Có người hỏi thế nào là địa ngục?
Trả lời :
         Định nghĩa: Người đời quan niệm địa ngục là nơi giam cầm và trừng phạt tội nhân.
Trong xã hội, những người vi phạm luật pháp quốc gia, thì họ sẽ bị chính quyền bắt và đưa ra tòa án để xử tội. Sau khi kết tội, họ sẽ được đưa vào nhà tù để chịu tội. Nhà tù là nơi hình phạt tội nhân. Do đó, nhà tù là địa ngục trần gian.
         Theo quan niệm thế gian, những người làm ác giết người, cướp của, . . . sau khi chết đi, họ bị quỹ thần bắt đem về ông Diêm Vương xử tội và đưa vào địa ngục. Nếu họ là kẻ đại ác thì họ bị giam cầm đời đời, kiếp kiếp ở dưới địa ngục. Địa ngục nầy ở đâu, không ai rõ.
Người ở dương gian còn gọi là hữu hình. Vì người ở dương gian có thân người (Thân tứ đại). Nhưng khi con người chết, nghĩa là thân này mất đi, thì con người chỉ còn lại tâm thức (hay còn gọi là linh hồn). Do đó, người ta gọi người mất là con ma. Con ma vẫn sống và hoạt động trong thế giới vô hình, hay gọi là âm cảnh. Âm cảnh là cảnh giới u mê, đen tối. Cảnh u mê đen tối nầy cũng chính là địa ngục. Như vậy, con người sau khi chết đi đều rơi vào thế giới vô hình (Âm cảnh) hay nói cách khác là địa ngục. Trừ những bậc Thánh giải thoát.
Trong giáo lý đạo Phật, người sau khi chết thì họ sẽ rơi vào trạng thái trung ấm thân (hay còn gọi là thân trung ấm), nghĩa là trạng thái của tâm thức trong thế giới vô hình sau khi chết và trước khi chuyển sanh làm trời, người, súc sanh, . . . Nếu họ có nhân duyên đi chuyển kiếp thì thôi; còn nếu họ không đủ nhân duyên đi chuyển kiếp, thì họ vẫn hoạt động trong thế giới vô hình (Âm cảnh).
          Người ở dương gian sống là để hưởng thụ những gì họ muốn như ăn uống, mặc đẹp, tiền tài, danh vọng và tình cảm, .v.v. Người thụ hưởng được như ý muốn thì hạnh phúc; người không hưởng được coi như khổ đau. Tuy nhiên, cõi đời không ngừng chiến tranh tàn sát như người giết người, người giết vật; cướp dựt, chính quyền bất chính, gia đình ly tán, sống trong mù tối, tật nguyền .v.v. những cảnh khổ đau như vậy cũng gọi là địa ngục trần gian.
          Người ở dương gian sống buồn khổ, phiền não, sân hận, tham lam, ganh tỵ, .v.v. là vì tâm của họ không sáng; tâm của họ u mê, đen tối. Tâm đen tối đó cũng là địa ngục. Vậy, địa ngục không đâu xa, địa ngục ở quanh ta và địa ngục ở trong ta.
  • Đức Phật dạy:
  1. Có người sanh ra được hưởng phước giàu sang, phú quý.
  2. Có người sanh ra chịu quả báo nghèo nàn, ngu dốt, tật nguyền, đui, mù, câm, .v.v.
  3. Có người sanh ra làm từ thiện, lợi ích chúng sanh.
  4. Có người sanh ra lo học hành, trao dồi kiến thức.
  5. Có người sanh ra lo tu hành giải thoát.
Vậy, bạn muốn làm người nào? Chẳng lẻ, chúng ta sống chỉ biết ăn uống và chờ ngày chết thì uổng một kiếp nhân sinh.
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 
PHẦN V: SỰ TU HỌC PHẬT PHÁP
 
BÀI SỐ 35
THÂN NGƯỜI ĐÁNG QUÝ
 
Chư Tôn Đức dạy:
“Đắc sanh nhân đạo nan
Sanh nhi trường thọ nan
Trực phùng Phật pháp nan
Năng văn Phật pháp nan
Văn pháp sanh tín nan
Xuất gia tu học nan.”
Tạm dịch
“Sanh làm người là khó
Sống trường thọ là khó
Sanh thời Phật là khó
Gặp Phật pháp là khó
Nghe pháp tín tâm là khó
Xuất gia học đạo là khó.”
          Đức Phật dạy:
          Chư thiên (Người trời) có phước sống lâu, xinh đẹp, ước gì có nấy. Họ lo hưởng thụ và vui chơi. Do đó, người trời khó mà học đạo xuất thế.
          A Tu La (Quỷ thần) sân hận, thích đấu tranh, tranh giành suốt ngày.
          Ở địa ngục chúng sanh chịu hình phạt không ngừng, cho nên họ không có cơ hội học đạo tu hành.
          Loài ngạ quỹ lo đói khổ trong thế giới vô hình, nên họ không chổ nương học đạo.
          Loài súc sanh không lý trí phân biệt thiện ác; không nói được, bị câm; không cười vui được, chỉ có khóc thôi; Chúng nó ngu si, không thể học đạo tu hành được.
          Chỉ có loài người là trung đạo. Con người có lý trí phân biệt chánh tà, thiện ác, đúng sai, .v.v. Do đó, con người có thể học hỏi mọi thứ. Con người có vui, có buồn; có giàu, có nghèo; có sống, có chết, .v.v. Chúng sanh muốn tiến hóa phẩm chất đạo đức con người thì phải tu học. Con người nhờ có tấm thân vật chất nầy mới có thể thực hiện điều nói trên. Tất cả bậc tu Thánh đạo đều phải sanh thân người để tu hành. Vì cõi nầy có đầy đủ tất cả nhân duyên thiện ác, khổ vui, sống chết .v.v. Những nhân duyên nầy sẽ giúp cho hành giả giác ngộ và tiến tu trên đường xuất thế.
          Con người có thân hình, sống trong thế giới hữu hình. Nếu mất thân nầy gọi là con ma, sống trong thế giới vô hình. Khi chúng ta mất thân người, chúng ta muốn giúp đỡ ai không có được; chúng ta muốn bố thí, cúng dường cũng không được; chúng ta muốn học hành không được; chúng ta muốn học đạo tu hành cũng không được. Đặc biệt trong thế giới vô hình là không có Tam Bảo. Chỉ ở cõi Ta Bà mới có Tam Bảo cho chúng sanh nương tựa tu học. Vì lẽ nói trên, chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc khi có thân người.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy giúp đỡ và bố thí cho mọi người cả đời, thì chúng ta có biết bao là phước báo.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để học hành, thì chúng ta có biết bao kiến thức.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để trao dồi đạo đức, thì thân nầy của chúng ta vô cùng giá trị.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để tu học đạo xuất thế thì chúng ta đời đời qua lại chốn an vui.
Nếu chúng ta lỡ mất thân người, mà chúng ta không làm được những điều nói trên thì thật đáng tiếc và uổng phí cho một kiếp nhân sinh.
Tổ Quy Sơn có dạy:
“Một khi mất thân người, muôn kiếp khó được lại.”
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 

BÀI SỐ 36
ĐI TU CÓ CẦN KIẾN THỨC
PHỔ THÔNG KHÔNG?
 
Hỏi:
          Có người hỏi đi tu có cần kiến thức phổ thông hay không?
Trả lời:
          Mô Phật!
          Cũng cần. Kiến thức phổ thông trung học như toán, lý, hóa, văn, sử, địa hoặc ngoại ngữ anh văn, . . . là kiến thức căn bản của người công dân trong xã hội. Nên chi, đi tu cũng cần phải học để mở mang kiến thức trong xã hội. Do đó, các vị tu sĩ khi đi thọ giới Tỳ Kheo đều phải có bằng cấp trung học. Đó là quy định của Giáo Hội Phật Giáo. Trừ những trường hợp lớn tuổi hay bán thế xuất gia .v.v. Nhưng kiến thức phổ thông nầy chỉ là phụ. Đi tu là để học Phật pháp và tu đạo. Đây là điều chính yếu.
Hỏi:
          Có người đi tu học lên đại học, học thạc sĩ, tiến sĩ và có trình độ nhiều ngôn ngữ. Sao có người đi tu không đủ trình độ đại học, ngay cả trung học cũng không?
Trả lời:
         Nếu người có nhân duyên học lên đại học là tốt. Nhưng chúng ta không thể lấy kiến thức thế gian  mà  đặt vấn đề học đạo và tu đạo. Học đạo và tu đạo là học tu sữa bản thân, xây dựng nền tảng đạo đức con người và phát triển đời sống tinh thần. Người lên đại học là học về cái gì?
  1. Nếu người học kỷ sư điện tử, thì sau nầy thành thợ sữa tivi.
  2.  Nếu người học kỷ sư xây dựng, thì sau nầy thành thợ xây cất nhà.
  3. Nếu người học nha sĩ, thì sau nầy thành vị nha sĩ khám răng.
  4.  Nếu người học y khoa, thì sau nầy thành vị bác sĩ khám bệnh nhân.
  5.  Nếu người học tiến sĩ hóa học, thì sau nầy thành giáo sư hóa học, .v.v.
           Những kiến thức nói trên là kiến thức thế gian, có thể giúp cho người ta có cái nghề nghiệp, mục đích là để kiếm tiền nuôi bản thân. Như vậy, kiến thức thế gian không liên can gì đến đời sống tâm linh cả. Vì vậy, việc tu sữa đạo đức con người không giới hạn, phân biệt giữa người có kiến thức thế gian và người không có kiến thức; giữa người giàu và người nghèo; giữa người thiện và người ác; giữa người khỏe và người tàn tật .v.v.
 
Hỏi:
          Những tu sĩ của đạo khác đều phải học đại học rồi mới được làm lãnh đạo tôn giáo. Vậy, tu sĩ Phật giáo chẳng lẻ không cần học đại học, thì đâu xứng đáng là người lãnh đạo tôn giáo?

Trả lời:
          Bạn nói rằng tu sĩ của đạo khác phải học đại học thì mới được làm lãnh đạo tôn giáo. Vậy, tôi xin hỏi là học cái gì ở đại học? Chương trình đó có liên can gì đến tu hành hay không? Nếu nói vị đó tu sĩ, thì họ tu như thế nào? Thường ngày họ mặc đồ tu hay đồ đời? Nếu mặc đồ đời, vậy có phải người tu sĩ  hay không? Nếu họ là tu sĩ thì họ có ăn thịt, uống rượu, hút thuốc và sống như người thế tục không? Đây là những điều căn bản mà người tu sĩ phải tập bỏ .v.v. để làm gương và hướng dẫn người khác.
          Tu sĩ Phật giáo có người học tu ở thiền viện hoặc học giáo trình ở trường Phật học như: học sơ cấp 2 năm, trung cấp 3 năm, cao đẳng 3 năm; ở trường đại học Phật giáo: học cử nhân 4 năm, thạc sĩ 2 năm và 3 đến 5 năm làm bằng tiến sĩ Phật học.
          Đức Phật không có dạy người ta thành người lãnh đạo tôn giáo, mà Ngài dạy người ta tự tu sữa bản thân, lãnh đạo chính mình và làm chủ chính mình, nhất là giác ngộ chân lý và giải thoát sanh tử luân hồi.
Hỏi:
          Nói vậy kiến thức thế gian có giúp gì cho đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, giáo dục đạo đức con người và sau khi chết không?
Trả lời:
          Kiến thức thế gian rất cần thiết cho người đời để có cái nghề nghiệp, địa vị và sự giao thương trong xã hội, có thể giúp cho xã hội con người phát triển khoa học kỷ thuật và đời sống vật chất. Vì đây là nhu cầu cuộc sống xã hội con người. Nhưng nó không liên can gì với đời sống tinh thần và tâm linh gì cả và nó đi ngược lại với đời sống tâm linh. Do đó, nhiều người có địa vị, danh thơm và kiến thức thế gian, nhưng họ vẫn tự tử chết. Và sau khi chết, kiến thức thế gian không còn sử dụng được nữa, vì không còn thân người để mưu sinh.
          Nếu người có kiến thức thế gian mà nghiên cứu làm vủ khí, bôm nguyên tử, bôm hóa học và những vủ khí giết người hàng loạt, thì người kiến thức thế gian đó có đạo đức không? Chắc chắn là không. Vậy, kiến thức thế gian có liên can đến xây dựng đạo đức con người không?
           Nếu người là tu sĩ thì họ phải biết tu sữa chính mình như đã nói ở trên. Đây mới là điều quan trọng.
Hỏi:
           Vậy đi tu là quan trọng về phương diện nào?
Trả lời:
          Đi tu là để học Phật pháp và tu tập bỏ ác, tu thiện, chuyển phàm thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
          Đức Phật không có dạy con người về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, hoặc nghiên cứu khoa học kỷ thuật .v.v. Việc học kiến thức thế gian là vấn đề cá nhân. Đức Phật chỉ dạy cho con người một chữ là “Tu”. Nghĩa là đức Phật dạy con người sửa đổi tư cách đạo đức của mỗi người và mục đích chính là thoát kiếp sanh tử luân hồi.
Người giàu, người có địa vị, người biết nhiều ngôn ngữ và kiến thức thế gian, .v.v. mà không biết sửa đổi bản thân và không có tư cách đạo đức con người thì không được.
          Nếu người nghèo, không có kiến thức mà biết sửa đổi tâm tánh thì rất tốt.
Tóm lại: Đức Phật dạy rằng người giàu hay nghèo; người trí thức hay không trí thức; người có địa vị hay không địa vị, người thiện hay ác . . .        Tất cả mọi người đều có Phật tánh và có khả năng sửa đổi chính mình. Do đó, đức Phật dạy con người đạo đức, sửa đổi tâm tánh và tu hành thoát kiếp sanh tử luân hồi. Đi tu quan trọng là học đạo (Phật pháp) và tu đạo.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
   
 
BÀI SỐ 37
ĐI TU HỌC CÁI GÌ?
         
           Nhiều người nghĩ rằng đi tu theo đạo Phật là ăn, mặc và sống khổ hạnh, cực khổ . . . Đó là vì họ hiểu đạo Phật theo quan niệm cá nhân hay hiểu theo kinh nghiệm cuộc sống ngoài đời, hoặc định nghĩa đạo Phật theo hình thức bên ngoài nào đó, chứ họ không chịu hiểu đạo Phật theo đúng giáo Pháp của Ngài. Ở đời người ta đi tìm cuộc sống ấm no hạnh phúc, bằng cách phải nỗ lực học tập một kiến thức nào đó như về y khoa, văn chương, hoặc là một ngành nghề nào đó, mục đích chung là để tìm phương cách thuận lợi để đáp ứng với đời sống vật chất và để nuôi tấm thân nhỏ bé nầy. Lý do là vì thân nầy cần phải ăn uống mới duy trì được. Nhưng con người ăn uống ngủ nghỉ cũng chưa đủ, vì còn có lý trí, suy nghĩ, tình cảm, hay nói chung đó là đời sống tinh thần. Vậy đi tu cũng không có gì lạ là học đạo hay nói cách khác là học giáo pháp của đức Phật. Mục đích là để thăng bằng cả hai đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Phật pháp thì bao la, nếu không biết cách nghiên cứu hoặc không thầy hướng dẫn thì biết đâu mà học. Vì vậy, quý Thầy soạn giáo trình căn bản cho người mới tập tu học dễ dàng học tập.
         Trước kia, những vị xuất gia không được đi học bên ngoài và không có trường Phật giáo. Nên chi, các vị tu sĩ Phật giáo đều phải học theo giáo trình trong chùa hoặc trong tu viện.
 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC
         
A – Người tập tu
  • Phần học thuộc lòng
  • Nghi lễ
  • Học thuộc lòng hai thời công phu.
  • Đọc cuốn nhị khóa hiệp giải. Bài này giải thích hai thời công phu.
  • Học 4 cuốn luật: Oai nghi, Tỳ Ni.
  • Pháp môn tu
  • Pháp tu Tịnh Độ.
  • Pháp tu Thiền Chỉ: Quán Sổ Tức.
  • Pháp tu Thiền Quán: Tứ Niệm Xứ, Đại Niệm Xứ, Thanh Tịnh Đạo, Ngũ Đình Tâm Quán.
  • Nhân Tu Hành Của Chư Phật.
ĐIỀU KIỆN TẬP TU: Người Phật tử muốn xuất gia, thì trước phải tập sự tu học ít nhất 6 tháng trở lên;  nếu là người bán thế xuất gia (nghĩa là đã có gia đình rồi mới đi tu) thì phải lâu hơn, lý do là tập khí đời nặng hơn. Trong thời gian này Thầy trò tìm hiểu nhau. Người tập tu phải có trình độ văn hóa ít nhất lớp 10 trở lên (trừ trường hợp đặc biệt) và lục căn phải đầy đủ.
 
B - Sa Di:
  • Kinh
  • Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Duy Giáo, Kinh Bát Đại Nhân Giác
  • Luật
  • Sa Di, Quy Sơn Cảnh Sách.
  • Giáo lý
  • Bài Tứ Diệu Đế
  • 37 Phẩm Trợ Đạo
  • Thập Nhị Nhân Duyên
  • Nhân quả luân hồi
  • Vũ Trụ Quan, Nhân Sinh Quan của Phật giáo
  • Lục Độ Ba La Mật
  • Cuốn Thế Nào Đạo Phật
  • Cuốn Phật Pháp Vấn Đáp
  • Cuốn Lịch Sử Cuộc Đời Đức Phật
  • Phật Học Phổ Thông
  • Pháp số
  • Lịch sử
  • Cuộc đời Đức Phật
  • Lịch sử 33 vị Tổ Thiền Tông
  • 10 vị Đại Đệ Tử.
  • 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông.
  • Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam.
      * Ngoại ngữ
  • Hán văn
  • Anh văn Phật pháp
ĐIỀU KIỆN: Sa Di phải tu học ít nhất 5 năm trở lên để thọ Tỳ Kheo giới (trừ trường hợp đặc biệt). Nếu chưa thọ và học giới Tỳ Kheo, thì không được rời khỏi Sư Phụ.
 
C - Tỳ Kheo
  • Nghi lễ
  • Học giới đàn Tăng
  • Hành chánh
  • Quản trị tự viện
  • Hiến Chương Giáo Hội
  • Tổ chức Giáo Hội
  • Pháp lệnh tôn giáo – Luật tôn giáo
  • Phương pháp hoằng pháp
  1. Đối với người xuất gia
  • Qua trường Phật học
  1. Đối với Phật tử
  • Khuyến khích các Phật tử học giáo lý căn bản tại tự viện.
  • Hoằng pháp qua các khóa tu học, Kính sách, báo chí, Truyền hình, Radio, phim, hình ảnh, âm nhạc, sinh hoạt văn hóa, từ thiện xã hội, hành hương, .v.v.
  • Kinh
  • Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
  • Kinh Bát Nhã, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cương, Kinh Viên Giác, Kinh Lăng Già, Kinh Nikaya, .v.v.
  • Luật
  • Tứ Phần Luật, Ngũ Phần Luật, Thập Tụng Luật, Maha Tăng Kỳ Luật và Pali Luật.
  • Luận
  • Nhân Minh Luận, Trung Quán luận, Đại Thừa Khởi Tín luận, Đại Trí Độ Luận, Câu Xá luận, A Tỳ Đạt Ma luận, .v.v.
 
 
BÀI SỐ 38
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
         
Ngày nay, ở Việt Nam, các tỉnh thành đều mở trường Phật học, từ lớp sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trường đại học Phật giáo thì chỉ có 3 trường, là ở Sài Gòn, Huế và Hà Nội. các vị xuất gia đủ 19 tuổi và học xong lớp 12 trường phổ thông trung học, thì họ được vào trường Phật giáo.
Chương trình như sau:
  1. Chương trình học sơ cấp 2 năm.
  2. Chương trình học trung cấp 3 năm.
  3. Chương trình cao đẳng 3 năm.
  4. Chương trình đại học Phật giáo cử nhân 4 năm.
  5. Chương trình đại học Phật giáo thạc sĩ 2 năm.
  6. Chương trình tiến sĩ đại học Phật giáo từ 3 đến 5 năm.
Đây là thời gian học căn bản, chứ Phật pháp học cả đời chưa hết. Việc tu hành thì không thời hạn. Hành giả phải tu đến khi thành Phật mới thôi. Phật tử nên biết tu sĩ Phật giáo là đi tu học như thế nào.
Đức Phật dạy: “Con người muốn tiến hóa, thì phải tu học”. Con người muốn tu học chỉ khi nào có thân nầy; mất thân nầy muốn tu học cũng không được.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 39
HỔ LY SƠN HỔ BẠI
TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN
         
Quý Thầy thường dạy:
“Hổ ly sơn hổ bại,
Tăng ly chúng Tăng tàn.”
          Quý Thầy thường dạy chúng Tăng và nhắc nhở qua câu kệ trên. Chúng tôi đã nghe nhiều lần, nhưng không để ý lắm. Hơn 15 năm sau, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn hành hương từ nam chí bắc của chùa Hoằng Pháp, do sư Minh Thành là trưởng đoàn. Qua chuyến đi đó, chúng tôi có nhân duyên được quen thầy Thích Tịnh Độ. Sau đó, Thầy về ở với chúng tôi 2 năm. Rồi, Thầy về lập một tịnh thất trong đất nhà ở đồng tháp. Sau hơn một năm, gia đình của Thầy báo tin là Thầy bị sơ gan đến thời kỳ cuối. Chúng tôi vội lên thăm Thầy được 2 ngày, nhưng đến ngày thứ ba là chúng tôi làm lễ an táng của Thầy tại nhà luôn.
          Thầy là người có gia đình rồi, mới đi xuất gia. Tuy nhiên, Thầy đi xuất gia cũng đã hơn 20 năm rồi. Tính ra là đã lên Thượng Tọa. Vậy mà người xuất gia làm lễ an táng tại gia; người xuất gia mà không có Thầy Tổ và huynh đệ nào đến dự cả, giống như lễ tang của người Phật tử tại gia. Nhìn tới, nhìn lui, chỉ có một mình chúng tôi và gia đình cùng người hàng xóm.
           Người đời sanh ra đều có nguồn gốc xuất xứ gia đình cha mẹ, anh em là ai. Người xuất gia cũng phải có Thầy Tổ, huynh đệ là ai chứ! Qua lễ an táng của Thầy Tịnh Độ đã làm cho tôi thấy tiếc cho một vị xuất gia: 1)Thầy là một bậc Thượng, nhưng lễ an táng như người tại gia; 2) không có Thầy Tổ, huynh đệ; 3) Không có Phật tử nào cả, chỉ là người gia đình và bà con lối xóm. Đó cũng là lý do: 1) Thầy rời xa Thầy Tổ; 2) Không nương vào Tam Bảo; 3) không nương vào Tăng đoàn; 4) Không phục vụ cho Tam Bảo và chúng sanh, .v.v. 5) Không có liên hệ với Tam Bảo, Thầy Tổ và huynh đệ, vì thế mà khi lâm chung không ai biết đến để lo an táng. Thật là đáng tiếc.
          Thời gian gần đây, các Tăng Ni trẻ, mới học ra trường là đã ra lập am cốc ở riêng, ngay cả nhiều vị chưa thọ Tỳ Kheo, chẳng am hiểu gì về Phật pháp, không học gì về giới luật và không biết mình tu pháp môn gì .v.v. Đây cũng là vấn đề mà các Thầy Bổn Sư than phiền. Trước kia, có những vị tu ngày đêm sáu thời không đủ, nên họ nhập thất chuyên tu tập thiền định, rồi sau lại trở về tu viện để lo việc hoằng pháp lợi sanh. Chứ họ không có ở luôn am cốc dưỡng già. Nếu các vị xuất gia mà ở riêng am cốc suốt đời như thầy Tịnh Độ, thì sau nầy các vị cũng sẽ giống trường hợp nói trên. Chư Tôn Đức thường dạy:
          Người xuất gia là cắt ái rời gia đình, tìm sư học đạo và tu đạo; người xuất gia là phải nương vào Tam Bảo (Tu Viện); nương vào Thầy Tổ; nương vào Tăng đoàn, thì mạng mạch Phật giáo mới phát triển sau nầy. Ngược lại, người xuất gia mà ở riêng am cốc thì giống như là:
  1. Người xuất gia ở am cốc, tịnh thất thì giống như người tu tại gia. Vì ngôi tịnh thất, am cốc hay nói cách khác là ngôi nhà riêng không phải là ngôi chùa, thiền viện hay tu viện mà có thể truyền thừa mạng mạch Phật giáo sau nầy được. Có nhiều vị sau khi mất đi, thì gia đình thừa hưởng ngôi nhà nầy. Mặc dù, ngôi nhà là do bá tánh đóng góp, cúng dường xây dựng.
  2. Ở am cốc là xa lìa Tam Bảo.
  3. Ở am cốc là xa lìa Thầy Tổ.
  4. Ở am cốc là xa lìa Tăng Đoàn.
  5. Ở am cốc là xa lìa sinh hoạt của thiền môn.
  6. Ở am cốc không phụng sự gì cho Tam Bảo và chúng sanh. Mặc dù vẫn thọ nhận cúng dường của đàn na tín thí.
  7. Ở am cốc khi lâm chung, gia đình mang về nhà làm lễ an táng, mặc dù phẩm vị là Thượng Tọa hay Hòa Thượng.
Do đó, Chư Tôn Đức khuyên các vị xuất gia không nên rời Thầy Tổ quá sớm và phải nương vào Thầy Tổ, Tam Bảo và Tăng đoàn tu học. Có như vậy mới đúng ý nghĩa người xuất gia; nhờ đó mạng mạch Phật giáo sau nầy mới phát triển vẻ vang.
Chư Tổ thường nhắc nhở đại chúng:
“Hổ ly sơn hổ bại,
Tăng ly chúng Tăng tàn” là đúng, không sai.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
  
 
 
BÀI SỐ 40
NGƯỜI ĐÃ THỌ GIỚI, PHẠM GIỚI
CÓ BỊ TỘI NẶNG HƠN NGƯỜI
CHƯA THỌ GIỚI KHÔNG?
 
Hỏi:
          Có người nói: “ Thà là mình không thọ giới thì phạm giới không sao. Chứ người đã thọ giới, mà họ phạm giới thì tội còn nặng hơn”. Vậy, con xin hỏi họ nói có đúng không?
Trả lời:
          Chúng ta phải trước phải tìm hiểu về ý nghĩa và lợi ích của giới luật.
+ Lợi ích của giới luật:
  • Thọ giới là để học về giới luật.
  • Giới luật là giúp cho mọi người biết cái gì đúng, cái gì sai; thế nào là chánh, thế nào là tà.
  • Giới luật là vị thầy theo mình nhắc nhở chúng ta tu sữa và ngăn ngừa làm điều xấu.
+ Tại sao thọ giới?
  • Người tự giữ được giới luật, thì họ không cần thọ giới. Coi như họ là người đã tốt.
  • Người thọ giới là người chưa làm tốt, không giữ được giới. Do đó, họ thọ giới là để học giới và tập giữ giới. Người đang tập giữ giới là người vẫn còn phạm giới.
  • Như vậy, thọ giới là tập giữ giới và tu sữa từ từ.
+ Vậy người đã thọ giới phạm giới, thì họ tội có nặng hơn người chưa thọ giới hay không?
Ví dụ:
Người đã thọ giới và người chưa thọ giới, hai người đều ăn trộm 100 đô la. Cảnh sát bắt hai người nầy ra tòa xử tội. Ông quan tòa có hỏi hai người tội nhân nầy có thọ giới hay không? Chắc chắn là không. Bỡi vì, việc thọ giới là phương diện cá nhân của mỗi người. Ông quan tòa chỉ căn cứ vào tội trộm của hai người mà xử tội theo luật pháp quốc gia. Nếu hai người đều ăn trộm một vật cùng một giá trị, thì hai người đều bị xử tội bằng nhau.
+ Người đã thọ giới khi bị tội, thì họ biết mình phạm giới. Họ thức tỉnh và sẽ ăn năng hối cải dễ hơn. Vì lúc đó, họ nhận ra mình đã bị nhân quả.
+ Người chưa thọ giới khi bị tội, thì họ nghĩ là xui quá! 9 lần ăn trộm không sao, nay lần thứ 10 lại bị cảnh sát bắt. Họ xem đây là bài học rút kinh nghiệm cho những lần sau. Họ không nghĩ rằng họ đã phạm giới và giờ phải chịu nhân quả, vì họ không có thọ giới, học giới và tập giữ giới đâu. Cho nên, họ đâu có biết cái nào đúng, cái nào sai. Họ chỉ biết hành động theo ý muốn lợi ích cho cá nhân. Vì vậy, có nhiều tù nhân sau khi được ra tù, họ lại tiếp tục hành nghề trộm cướp nữa. Những kẻ ác nhân cứ làm hết chuyện ác nầy đến việc ác khác và không bao giờ ngừng nghỉ. Lý do, họ không học về giới luật và không hiểu luật nhân quả. Do đó, tất cả mọi người đều nên thọ giới, học giới và tập giữ giới. Có như vậy, mọi người mới biết cái nào đúng, cái nào sai mà tập sữa từ từ.
+ Tóm lại, người đã thọ giới phạm giới thì họ có tội; người chưa thọ giới ăn trộm, thì họ vẫn có tội như người đã thọ giới. Cả hai đều bị bị nhân quả và đều bị tòa án xử tội theo luật pháp quốc gia. Nhưng người đã thọ giới khi phạm giới thì họ sẽ thức tỉnh cải thiện từ từ tốt hơn.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
BÀI SỐ 41
KỸ NĂNG SỐNG
CHO THANH THIẾU NIÊN
 
I. ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH:
  1. Sự giáo dục của cha mẹ đối với con.
  1. Giáo dục của người Tây Phương: Cha mẹ người tây phương thường có trách nhiệm nuôi con đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Nếu con đi học đại học, thì con em của họ sẽ mượn tiền nhà nước để đi học. Khi đi học đại học thì các em thuê ký túc xá ở riêng. Nếu con em của họ không đi học, thì con em phải đi làm và cũng ra ở riêng lập nghiệp. Hầu như, các con em của họ khi trưởng thành đều dọn ra riêng tự lập. Thời đại bây giờ ít có đứa ở lại với cha mẹ sau khi trưởng thành. Mục đích của người tây phương muốn dạy con em phải tự vươn lên và biết tự lập.
  2. Giáo dục của người Á Đông:
Cha mẹ người Á Châu cũng có trách nhiệm nuôi con đến trưởng thành 18 tuổi. Hầu như, các cha mẹ đều lo tiền học phí cho con em học thành tài. Sau đó, cha mẹ lo cho con em lập gia đình; nhiều cha mẹ còn chia tài sản cho con em nữa. Nhiều cha mẹ còn lo nuôi cả cháu nội, cháu ngoại.
Nhiều đứa con không đi học, không đi làm, cha mẹ vẫn nuôi và nuôi hoài . . . có nhiều gia đình, con trai cưới vợ và rước về nhà; con gái lấy chồng cũng rướt về nhà. Cuối cùng, cha mẹ phải nuôi hết. Có nhiều gia đình các con áp lực cha mẹ chia của hoặc bán nhà để chia ra. Sau khi bán nhà, cha mẹ phải ra ở nhà trọ. Cha mẹ cả đời xây dựng được ngôi nhà nuôi bầy con khôn lớn, nhưng không có đứa con nào nuôi lo cha mẹ lúc tuổi già mà khi lớn lên còn phá sản nghiệp của cha mẹ. Có nhiều đứa con đánh bài, gây nợ, cha mẹ phải bán nhà để trả nợ cho con. Có nhiều đứa con phạm tội luật pháp, Cha mẹ lại bao che, tìm cách dấu tội để con đã sai càng sai hơn và cũng đẩy mình vào cảnh đồng phạm tội với con, gây thêm khổ đau chồng chất.
Người tây phương không lo cho con và cháu chu đáo lâu dài như cha mẹ người Á Châu. Bởi vì, họ muốn giáo dục con em của họ biết tự lo và tự lập cho chính mình. Họ chỉ di chúc chia tài sản cho con cháu sau khi họ mất. Khi họ còn hiện tiền thì họ không có phải chia tài sản gì cả, trừ những trường hợp đặc biệt.
Nếu con của họ đã ở riêng mà tạo nợ, thì chúng nó phải tự gánh chịu, chứ họ không có lo. Nếu con em của họ trộm cướp hay buôn ma túy mà chính quyền chưa biết, thì họ sẽ báo cho cảnh sát để bắt chúng nó. Vì sao? Vì họ không dạy và ngăn chặn con của họ phạm pháp, thì họ phải nhờ chính quyền bắt chúng nó. Mục đích là ngừng con em của họ tiếp tục phạm pháp.
Qua đó, cha mẹ phải giáo dục con em:
  • Biết báo hiếu cho cha mẹ và phải biết tự lập. Có như vậy, cha mẹ mới an tâm.
  • Gần gũi chia sẽ và quan tâm tới tình cảm, giới tính trong tuổi thanh thiếu niên.
  • Hướng dẫn các em quan tâm về phương diện giáo dục, học hành, tiến thân trong xã hội.
  • Hướng dẫn các em thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe.
  • Hướng dẫn các em học hỏi đạo đức con người.
  • Hướng dẫn các em học một cái nghề để tự nuôi tấm thân.
  1. Sự báo hiếu của con đối với cha mẹ.
  1. Nuôi dưỡng:
Đứa con khi trưởng thành phải có trách nhiệm trả hiếu cha mẹ. Thứ nhất là nuôi dưỡng cha mẹ bằng tiền tài, vật chất; thứ hai là bằng công sức như giúp đỡ công việc gia đình .v.v. bằng nhiều hình thức khác nhau.
  1. Cách xử sự đối với cha mẹ:
Ngoài việc nuôi dưỡng, giúp đỡ cha mẹ, các con phải kính trọng cha mẹ qua những lời nói lễ phép. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng nên chia sẽ những kinh nghiệm và hướng dẫn về cuộc sống cho con cháu. Đặc biệt, cha mẹ nên gần gũi, tìm hiểu tâm sự của con cái và lắng nghe ý kiến hay của các con. Không nên áp dụng luật phong kiến vào trong gia đình.
  1. Đối với bản thân:
  • Các con không nên uống rượu, hút thuốc, dùng những chất say làm hại thân xác của mình như rượu, ma túy. Các con phải tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
  • Các con phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
  • Các con không cờ bạc, cá độ, gây nợ, .v.v.
  • Các con phải thể hiện lòng từ bi, giúp đỡ mọi người qua tinh thần hướng thiện và hướng thượng.
 
II. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG:
  1. Học sinh đối với Thầy Cô giáo:
Thầy cô giáo là người dạy kiến thức và đạo đức cho học sinh. Do đó, học sinh phải kính trọng thầy cô qua lời nói và hành động.
  1. Đối với bạn bè:
Bạn bè tốt sẽ giúp cho các con tiến thân. Do đó, các con nên chọn bạn tốt để học hỏi.
Bạn xấu sẽ đưa bạn vào con đường đen tối. Do đó, các con phải tránh xa. Nếu bạn bè cho các con mượn tiền ăn chơi, cờ bạc, hoặc dùng ma túy, .v.v. thì người bạn nầy đưa các con vào con đường tội lỗi. Nếu bạn bè có tính cách bạo động, hăm dọa, hiếp đáp hoặc có những hành động xấu .v.v. thì các con mạnh dạn báo cho thầy cô giáo, cha mẹ và chính quyền ngay lập tức để kịp thời bắt giữ các bạn xấu nầy. Các bạn xấu đó đều sẽ bị luật pháp xử tội.
 
III. ĐỐI VỚI XÃ HỘI:
  1. Bảo vệ bản thân:
  1. Chánh kiến:
Chánh kiến là cái nhìn, nhận định và hiểu biết đúng đắn. Ví dụ: Ai nói cái gì, thì các con không nên tin liền, mà các con nghe rồi, phải suy nghĩ và tìm hiểu nguồn gốc có thật không? Các con phải suy nghĩ điều đó có lợi mình và lợi người không? Nếu họ cho các con tiền, mà họ bảo các con làm nghề ác, hại người, thì họ đưa các con vào con đường tội lỗi. Các con đừng thấy cái lợi trước mắt mà quên tội lỗi và tương lai đen tối.
  1. Tình cảm:
Tuổi trẻ thường mơ mộng về tình cảm và đặt niềm tin vào tình cảm. Nhiều em yêu thương không thành. Do đó, các em sanh ra buồn khổ và đưa đến hủy hoại thân xác như: uống rượu, hút thuốc, chích ma túy, bán rẻ thân thể hoặc tự tử chết .v.v. Trong lúc, cha mẹ nuôi con lớn khôn cực khổ và cho ăn học đầy đủ., mà các con chưa làm gì nuôi cha mẹ hay tặng cho cha mẹ một niềm vui gì đó .v.v. Ngược lại, các con tự làm hại chính mình và làm buồn cha mẹ, thì các con thật là người vô dụng và là người con bất hiếu vô cùng. Vì lý do nói trên, các con  không nên đặt nặng. Các con nên nghĩ đến sự học và sự hiếu thảo với cha mẹ là đều tất yếu.
  1. Xâm hại tình dục:
Có nhiều em bị hiếp dâm, mà không dám nói ra, vì sợ xấu hổ hay bị đe dọa .v.v. Nếu các con có bị trường hợp nầy, thì các con phải báo cho gia đình cha mẹ, bạn bè và báo chính quyền gấp. Các con không sợ ai hăm dọa cả, vì chính quyền và luật pháp quốc gia đều bảo vệ các con. Các con phải tuyệt đối bảo vệ bản thân, khi bị xâm phạm hay đe dọa.
  1. Đe dọa:
Nếu ai đe dọa các con, mà họ làm cho các con cảm thấy không an toàn. Các con không phải sợ gì cả. Các con phải biết người đó tên gì? và ở đâu? Nếu có hình ảnh càng tốt. Các con phải báo cho cha mẹ và chính quyền để mời người đó ra tòa, nếu các con có bằng chứng hăm dọa. Họ sẽ chịu trách nhiệm với tòa án cho suốt cuộc đời của các con, nếu có chuyện gì xảy ra với các con. Ngược lại, các con không được tham gia với các bạn xấu đe dọa hay đánh trả thù. Các con sẽ bị luật pháp xử tội.
  1. Ức chế:
Trong cuộc sống, ai cũng bị ức chế về tiền bạc, tình cảm, công việc làm, xã hội chính trị, giao tiếp, .v.v. đặc biệt, thanh thiếu niên bị ức chế việc học, tình cảm, giao tiếp bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ anh em trong gia đình, .v.v. Lý do là các con không nói ra được. Vậy, Thầy khuyên các con nên tìm một người, mà các con tin tưởng để chia sẽ và giải tỏa sự ức chế nầy. Bên cạnh đó, các con tham gia tập thể dục thể thao như bơi lội, tập thể dục, chơi bóng chuyền, ca hát, đi làm từ thiện . . . hoặc các con có thể đi chùa tụng Kinh, ngồi thiền. Mục đích là để xả ức chế trong người, nếu không sẽ bị bệnh mặc cảm, trầm cảm, vô ích.
  1. Từ thiện:
Các con nên tham gia vào những tổ chức từ thiện và hòa mình với mọi người. Nếu không, thì các con sẽ thấy mình bị cô đơn và cô lập.
  1. Giao thông:
Việt Nam có số lượng tai nạn bị thương và chết rất cao. Lý do, những người lái xe không học luật giao thông, không tôn trọng và áp dụng đúng luật giao thông. Vì thế, các con phải học và tôn trọng luật giao thông. Đó chính là tôn trọng mạng sống của chính mình. Ví dụ như: đội nón bảo hiểm, không vượt đèn đỏ .v.v.
  1. Tệ nạn xã hội:
Các con phải có trách nhiệm xa nơi cờ bạc, buôn bán ma túy, những nơi vui chơi không lành mạnh .v.v. những giây phút vui không lành mạnh có thể hại cả cuộc đời của các con.
Các con không bạo động, không vi phạm luật pháp quốc gia.
  1. Xóm làng:
Các con phải thương yêu và tương trợ giúp đỡ mọi người.
  1. Môi trường:
  • Các con không xả rác, nhất là Ni lông, nhựa plastic, mi ca .v.v. Nó khó hủy hoại và không làm môi trường sạch.
  • Không đổ nước hóa chất vào nguồn nước sạch như sông, ao, hồ, biển cả .v.v. Nó sẽ ô nhiễm nguồn nước. Thứ nhất là chết cá; thứ nhì mọi người uống vào sẽ gây ra nhiều bệnh.
  • Không phá rừng, đốt hóa chất như mi ca, nhựa, plastic .v.v. vì người ta hít khói nầy sẽ ảnh hưởng bệnh phổi và gây tử vong.
  1. Đối với đất nước:
Chính quyền có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc. Người công dân cũng phải có trách nhiệm nói trên. Nếu ai bán nước, hại nhân dân, thì người đó là tội đồ của Tổ Quốc và Dân Tộc. Vì vậy, chính quyền và nhân dân phải đoàn kết bảo vệ Tổ Quốc.
  1. Đối với dân tộc:
Các con phải đoàn kết, bảo vệ Dân Tộc. Các con phải tự hào và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, văn minh.
Đây là những kỹ năng căn bản mà các em nên biết, học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
 
Kính chúc các em tự tin và thành công trên mọi lãnh vực!
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tỳ kheo Thích Hạnh Định

BÀI SỐ 42
TU SĨ GIẢ CÓ THẬT KHÔNG?
 
Hỏi:
Thưa Thầy!
Người ta nói có người giả làm Sư đi khất thực. Điều nầy có đúng không?
Trả lời:
Nam mô Thích Mâu Ni Phật!
Kính thưa Quý Phật Tử!
          Tại cổng chùa Hoằng Pháp, TT Thích Chân Tín có để 1 cái bảng thông báo. Trên bảng có in hình ảnh và ghi rằng cẩn thận Sư giả .v.v. Vậy, Sư giả là có chứ! Trong xã hội cũng có người thiện, người ác; trong gia đình có đứa nên, có đứa hư; trong chính quyền cũng có người tốt, người xấu; trong đạo cũng có người thật, người giả.
          Giáo Hội Phật Giáo là tổ chức giúp các tự viện về:
  1. Hành chánh.
  2. Liên kết Tăng đoàn.
  3. Hoằng pháp.
Giáo Hội Phật Giáo không phải là tổ chức giáo quyền kiểm soát và xử tội ai cả. Do đó, trong Tăng đoàn vẫn có Sư giả. 1) Sư giả vì lý do chính trị; 2) Sư giả vì lý do kinh tế; 3) Sư giả vì lý do Tôn Giáo.
  1. Sư giả vì lý do chính trị:
Họ làm Sư để theo dõi tổ chức Phật giáo, hoặc làm giao liên, hoặc lãnh đạo Phật giáo .v.v.
  1. Sư giả vì lý do kinh tế:
Họ vì nghèo nên giả sư để kiếm sống qua ngày. Chính quyền Việt Nam cũng đã bắt rất nhiều lần và đăng lên báo chí. Nhưng cũng thả họ ra, vì họ chỉ xin ăn. Ai thích cho hay không bố thí cũng được. Chứ họ không có ăn trộm, nên không bị tội hình sự. Tuy nhiên, họ vi phạm lợi dụng chiếc áo nhà tu, gây ảnh hưởng không tốt cho hàng tu sĩ Phật giáo. Vì thế, Quý Phật tử phải am hiểu điều nầy và cảnh giác. Giả sử có người đến nhà vận động xây Chùa. Chúng ta không biết người nầy ở đâu? Chúng ta không nên giúp. Quý vị phải biết:
  1. Người nầy ở chùa nào và đệ tử của ai? Có giấy tờ tu sĩ không?
  2. Hoặc có người quen giới thiệu.
  3. Hoặc Giáo Hội giới thiệu.
  4. Họ có giấy phép và bản vẽ xây dựng Chùa do chính quyền cấp hay không?
Đại khái như vậy, thì chúng ta mới tin tưởng được.
Sư đi khất thực thức ăn, không nhận tiền, thường đi chỉ có buổi sáng thôi. Quá 11 giờ trưa là không được đi khất thực nữa. Nếu Sư nào đi khất thực sau 11 giờ trưa, vậy là Sư giả rồi. Tại sao đi khất thực? Đi khất thực là tập cho mọi người thực hành bố thí. Vì bố thí năng sinh phước báu. Người khất thực trước khi ăn phải tụng Kinh hồi hướng phước báu cho người thí chủ. Vậy, cả hai đều được lợi lạc. 
  1. Sư giả vì lý do tôn giáo:
Ở Ấn Độ có Sư vào cung đình xin gặp Vua và ra tay ám sát Vua. Cuối cùng, Vua bắt người nầy điều tra, mới biết đây là ngoại đạo giả Sư. Mục đích họ muốn cho ông Vua ghét Phật giáo và đàn áp Phật giáo. Chúng ta thấy có Sư nào làm gì tai tiếng trên báo chí, thì chúng ta phải tìm hiểu Sư nầy:
  1. Sư nầy có phải là tu sĩ Phật giáo hay không?
  2. Nếu là tu sĩ thì có giấy tờ tu sĩ hay không?
  3. Nếu là tu sĩ, thì đệ tử của ai? Ở Chùa nào?
  4. Nếu người là tu sĩ ở nhà, thì họ tu tại gia, là người đời rồi.
Qua đó, chúng ta không thể nghe người khác nói và từ đó kết luận đúng rồi. Phật tử phải có chánh kiến. Muốn có chánh kiến, thì phải tìm hiểu nguyên do và nguồn gốc của đương sự. Nếu không có bằng chứng nói trên, coi chừng tin giả, sư giả.
Hỏi:
Thưa Thầy!
Nói vậy, Giáo Hội không bài trừ Sư giả để tai tiếng cho Đức Phật, Phật giáo và Tăng đoàn thì sao?
Trả lời:
Đức Phật và Phật giáo không làm gì sai để bị tai tiếng. Chỉ có con người làm sai, nên họ mới bị tai tiếng thôi.
Giáo Hội không có quyền bắt sư giả và xử tội. Giáo Hội chỉ lo giải quyết hành chánh và hổ trợ cho các tự viện về việc hoằng pháp thôi. Sư giả thuộc về một phần tệ nạn xã hội. Chỉ có chính quyền mới bắt và xử tội thôi. Ở xã hội nào cũng có những tệ nạn như vậy. Không có gì đáng lo. Chỉ cần Phật tử am hiểu những điều nói trên và cẩn thận là được rồi.
Đức Phật chỉ dạy đạo đức và chỉ dạy cho mọi người cái nào đúng và cái nào sai? Ai làm đúng thì họ được tốt; Ai làm sai thì họ bị xấu. Nếu họ làm sai, thì bạn nghĩ đó là lổi của đức Phật hay là lổi của người đó? Đó là lổi của họ. Đức Phật và Phật giáo đâu có làm xấu đâu, thì ai dám chê xấu được. Người nào làm xấu, đó là lổi cá nhân của họ.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 43
CHÙA BÁN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
 
Hỏi:
          Bạch Thầy!
          Con thấy ở Mỹ, quý Thầy mua nhà thờ Thiên Chúa làm Chùa. Vậy, Chùa có thể bán được không?
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
Đức Phật hoằng pháp 49 năm và thành lập Tam Bảo; Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Tam Bảo là nơi nương tựa của hàng Phật tử xuất gia và hàng Phật tử tại gia. Phật tử xuất gia có trách nhiệm hoằng pháp cho mọi người. Phật tử tại gia có trách nhiệm hộ trì Tam Bảo. Do đó, Chùa là nơi trụ Tam Bảo để cho tất cả chúng sanh nương tựa nói chung. Vì vậy, xây dựng một ngôi Chùa là xây dựng một ngôi Tam Bảo, mà Chùa là do tiền, vật chất và công sức của Phật tử đóng góp. Do đó, Chùa là tài sản của Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng Đoàn). Thầy Trụ Trì là người đại diện cho Tăng đoàn và Tam Bảo, là người có trách nhiệm duy trì, phát triển ngôi Tam Bảo, là người có trách nhiệm hoằng pháp cho các Phật tử tại gia.
Thầy trụ trì có công vận động tịnh tài, tịnh vật và xây dựng Chùa, nhưng tiền bạc, vật chất và công sức là đều do Phật tử cúng dường. Tất cả Phật tử cúng dường tịnh tài là để xây dựng Chùa, chứ họ không nghĩ là cúng cho Thầy trụ trì làm tài sản riêng. Do đó, nếu thầy Trụ Trì không có khả năng duy trì đúng tinh thần nói trên, thì thầy Trụ Trì có thể giao lại cho Tăng Đoàn hoặc giáo hội Phật giáo để bổ nhiệm người khác làm trụ trì. Thầy Trụ Trì và bất cứ cá nhân nào không được phép bán Chùa. Nếu thầy Trụ Trì bán Chùa, có nghĩa là: Thầy nầy cướp đoạt tài sản của Tam Bảo, cướp đoạt tài sản của Phật tử. Tăng Đoàn và Phật tử có thể thưa thầy Trụ Trì nầy ra giáo hội Phật giáo và tòa án để xét xử. Tóm lại, không ai có quyền quyết định bán Chùa.
 
Bán Chùa là bán Tam Bảo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chùa Phật Linh ngày 31 tháng 07 năm 2012
ĐĐ Thích Hạnh Định
 
  
 
BÀI SỐ 44
PHÓNG SANH CÓ PHẢI TỘI ÁC
HAY KHÔNG ?
 
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ?
          Kính thưa Quy Vị đạo hữu Phật Tử !
          Chúng tôi có nhận một lá thư mail của một Phật Tử bên Mỹ. Trong thư có đính kèm theo một lá thư của một tác giả nói về việc phóng sanh là tội ác. Do đó họ hỏi tôi nghỉ sao về vấn đề nầy?
 
 
         
          Trong thư tác giả kể lại là bà ta đi chùa nào đó ở thành phố Sài Gòn và nhìn thấy bà con mua chim phóng sanh vào dịp lễ Vu Lan tháng 7 ÂL. Một số những con chim đó bị nhổ cánh bay đi không được và bay đi không xa, do đó người bán lại bắt lại và bán tiếp nhiều lần . . . Tác giả kể lại những con chim đang ở trong lòng nhìn bà ta than thở, khóc lóc, van xin và nói: “Chúng tôi xin quý vị đừng có phóng sanh, vì như vậy họ sẽ cứ bắt nhốt chúng tôi hoài và khổ sở lắm. Vì quý vị phóng sanh nên họ mới bắt chúng tôi hoài”. Tác giả cho rằng nếu không ai mua chim phóng sanh, thì chắc chắn sẽ không ai bắt chim nữa. Cuối cùng tác giả đúc kết là phóng sanh là tội ác, vì bỡi phóng sanh là tạo người ta bắt và làm cho các con chim thêm khổ đau. Đại khái nội dung lá thư như vậy.
          Nay chúng tôi xin mạo muội nhận định vấn đề nầy như sau:
          Từ ngàn xưa cho đến nay con người luôn luôn bắt loài xúc sanh từ con lớn đến con nhỏ để ăn thịt, chỉ có con bù loan sắt là không ăn được thôi. Người ta bắt cá hay nuôi cá là để ăn thịt; người ta bắt chim cò cũng là để ăn thịt, nếu con chim nhỏ quá thậm chí họ ăn luôn cả xương; họ còn bắt con Rế, con Cào Cào, con Châu Chấu xào lăng để ăn, có nhiều người lấy cả cái nhao em bé mới sanh âm thầm đem về xào ăn, hoặc họ phơi khô rồi đem ra tiệm thuốc bắc bán . . ., luôn cả thai nhi mà họ hầm thuốc bắc để ăn luôn. Như vậy có người không những ăn loài xúc sanh và ngay cả thịt người nữa.
Nếu không ai phóng sanh thì người ta có bắt các loài vật như chim, cá để ăn không? Chắn chắn là có. Do đó tác giả đã nhận định sai hoàn toàn về việc đổ lổi cho người phát tâm phóng sanh làm phước và không hiểu được ý nghĩa phóng sanh là thế nào?
          Thân mạng của chúng ta nhiều đời nhiều kiếp được duy trì nuôi dưỡng bằng biết bao nhiêu máu thịt, sinh mạng của loài vật súc sanh. Mà loài vật cũng có sự sống như chúng ta, biết thương, biết ghét, biết ham sống sợ chết hay nói chung đều có tâm thức như con người. Do vậy, khi chúng ta ăn thịt, thì chúng nó rất buồn khổ và nổi giận, .v.v.
          Vậy hôm nay, Phật dạy rằng là Phật Tử không sát sanh và ngược lại phải nên phóng sanh.
    1. Là  cho chúng ta bớt nghiệp sát.
    2. Là trưởng dưỡng lòng từ bi.
    3. Là bố thí tạo phước cho chính mình.
    4. Là phát triển thiện căn.
    5. Là ít bệnh tật và sống thọ mạng.
    6. Là cho chúng nó quy y Tam Bảo.
    7. Là thực hành sự phát Bồ Đề Tâm cứu độ chúng sanh đúng nghĩa. Nếu chúng ta chỉ phát tâm Bồ Đề, mà không thực hành thì sự phát tâm đó chưa đủ ý nghĩa.
          Người đời có bắt loài vật mua bán, ăn thịt, hay tạo ác nghiệp chi, sau họ sẽ gánh lấy hậu quả xấu. Còn chúng ta là con Phật thì phải bỏ ác làm thiện, phát triển thiện căn của mình để thành tựu ý nghĩa nói trên.
          Loài xúc sanh do tạo ác nghiệp, nên phải thọ mạng làm loài xúc sanh. Chúng nó không biết làm thiện và không có duyên lành gặp được ánh sáng Phật Pháp. Nay chúng ta dùng tiền bố thí để mua lại mạng sống của chúng nó, mục đích là làm lễ cho chúng nó quy y Tam Bảo và cầu chư Phật, Bồ Tát cứu độ cho chúng nó. Nhờ sự kết duyên nầy, mà lai sanh chúng nó trở thành người hiền lương, biết kính tín Tam Bảo.
          Trường hợp tác giả nói rằng người bán nhổ cánh hoặc bẽ chân để cho những con chim đó không bay xa được. Trường hợp đó trên thế gian này có thể xảy ra. Nhưng những người đi mua, ít ai dại đi mua con chim què, gãy cánh, không bay được cả. Chúng tôi thường đi phóng sanh, nếu con nào không bay thì không trả tiền. Do đó, chúng ta nên suy nghỉ kỷ lại những gì tác giả viết. Theo tôi nghỉ là người con Phật thì cứu độ chúng sanh phải bình đẳng, dù bất cứ con nào có bị què, tàn tật đi nữa thì chúng ta cũng nên cứu độ quy y chúng nó để kết duyên với Tam Bảo. Làm như vậy, thì lòng từ bi của chúng ta mới bình đẳng. Có người lo rằng khi chúng ta thả ra thì phải những nơi không ai có thể bắt lại được, ngay cả hồ trong chùa . . .
 
 
 
           Cõi Ta Bà nầy có sanh ắt có diệt, không ai có thể sống trường tồn mãi mãi. Mỗi cá nhân đều tùy theo nghiệp duyên của mình mà thọ tử trả nghiệp, như vậy mới mau chuyển kiếp khác. Còn thả hồ ở chùa cũng là nơi thanh bình tự do và không sợ sự tấn công của ai cả.
Ngài Diên Thọ Đại Sư khi còn là người đời đã dùng tiền thuế để bố thí phóng sanh cứu hàng triệu sinh linh, mà chấp nhận chịu hy sinh tánh mạng của mình.
          Chư Phật, Chư Bồ Tát, chư Tổ đều dạy tất cả chúng sanh trong tam giới, lục đạo muốn thoát ly sanh tử luân hồi phải quy y Tam Bảo và thọ trì giới luật. Nếu ai đó cho rằng phóng sanh là tội ác, thì người đó không phải là đệ tử của Phật, mà là đệ tử của Ma Vương.
Cuối cùng tôi xin nhắc lại là người Phật Tử phải có chánh kiến và phải tâm niệm rằng việc phóng sanh là cứu độ của Chư Phật, Chư Bồ Tát, hay nói cách khác đó cũng là một cách hành Bồ Tát Đạo.
         Chúng tôi kính chúc quý vị vững lòng tin, Bồ Đề Tâm kiên cố và tin tấn theo tinh thần nói trên, để đồng sanh Cực Lạc Quốc.
“Không làm các điều ác, Làm các điều thiện,
Giữ tâm thanh tịnh, là lời Phật dạy”.
 
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !

  
BÀI SỐ 45
CÚNG SAO CÓ PHẢI LÀ
ĐẠO PHẬT KHÔNG?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Gần đây, báo chí đưa tin là có vài Chùa cúng sao và nhận tiền sớ. Họ nói rằng cúng sao không phải là nghi thức của nhà Phật? Như vậy, Phật tử có nên cúng sao hay không?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Trước hết, chúng ta tìm hiểu về nghi thức cúng sao?
          Trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đời Lý và đời Trần, các vị Vua, quan vào đầu năm lập bàn hương Án để cầu nguyện Phật, trời gia hộ mưa hòa, gió thuận, đất nước Việt Nam thanh bình, nhân dân an lạc .v.v. Ngày nay, các vua chúa không còn, nên nghi thức nầy không còn áp dụng nữa. Tôi không biết là hiện giờ những người lãnh đạo đất nước có còn áp dụng truyền thống nghi lễ nầy không?
          Các tôn giáo bạn đều cầu nguyện trời đất cho nhân sinh nhân loại và đất nước dân tộc.
          Thật ra, cúng sao không phải là nghi thức của Phật giáo. Đây là nghi thức phong tục của Trung Hoa truyền sang Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa như thế nào?
          Trong lời khấn nguyện, người ta thường nguyện đại khái:
Phụng thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Tứ Đại Thiên Vương, Nam Tào Bắc Đẫu, Đông Phương Giáo Chủ, Nhật Nguyệt Tinh Quân, Thiên Địa Hỷ Thần, Thiên Can Địa Chi, Ngủ Hành Bát Quái, Ngủ Phương Ngủ Thổ, Đất Đai Nhơn Trạch, Long Thần Thổ Địa, Thần Hoàng Bổn Cảnh, Tài Thần Thổ Địa, Thần Táo Thần Binh quang giáng đàn tràng chứng minh gia hộ mưa hòa, gió thuận, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc; cầu nguyện cho bá tánh chúng sanh thân tâm an lạc, chư tai tiêu diệt, tật bệnh tiêu trừ, làm ăn tấn tài, tấn lộc và tấn bình an .v.v.
          Qua bài khấn nguyện nói trên, chúng ta biết là họ cầu nguyện thiên địa (trời đất). Đây cũng có thể nói là tín ngưỡng nhân gian. Vậy, xin hỏi quý vị, họ cầu nguyện như vậy có tội không? Có hại không? Có tốt không?
Đây là điều tự do tín ngưỡng của mọi người. Người dân thường có nhiều tín ngưỡng như: 1) Tín ngưỡng ông bà; 2) Tín ngưỡng nhân gian; 3) Tín ngưỡng tôn giáo.
  1. Tín ngưỡng Ông Bà Tổ Tiên:
         Họ thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên để tưởng niệm tri ân nguồn gốc sanh thành họ, hay còn gọi là đạo lương, hoặc hiếu đạo. Có thể nói đây là căn bản đạo đức con người.
  1. Tín ngưỡng nhân gian:
           Họ thờ đền, đình, miếu, .v.v.
*Đền là nơi thờ các vị có công với đất nước dân tộc như Đền vua Hùng Vương, Đền vua Trần Hưng Đạo, Đền Vua Trần Nhân Tông, .v.v.
*Đình: là nơi thờ những vị quan thần của triều đình.
*Miếu: là nơi thờ ông hay bà mà họ linh thiêng. Như miếu bà Chúa Xứ; miếu bà Đen; miếu bà Dinh Cô; Ngoài ra, người ta còn tín ngưỡng chư thiên, chư thần, .v.v. tín ngưỡng nhân gian không có giáo lý, không có tổ chức chủ trương gì cả. Ai tin hay không tùy ý.
    3. Tín ngưỡng Tôn Giáo:
           Họ tin và ngưỡng mộ một đấng thiêng liêng nào đó như thượng đế, đấng tạo hóa .v.v. Tôn giáo có giáo lý, giáo điều, có tổ chức và chủ trương truyền giáo. Tuy nhiên, có người tín ngưỡng một tôn giáo và có người tín ngưỡng nhiều tôn giáo.
Vậy, Phật tử có nên cúng sao hay không?
          Đầu năm, có người Phật tử và không phải Phật tử, hoặc những người tôn giáo bạn đến Chùa nhờ cúng sao. Đó là họ vẫn theo ý niệm tín ngưỡng nhân gian. Nếu tín ngưỡng nhân gian không có hại, có tính cách hướng thiện, hướng thượng thì không sao. Các Chùa từ mùng 1 đến 30 tháng Giêng là chuyên tụng Kinh Dược Sư để cầu nguyện mưa hòa, gió thuận, đất nước Việt Nam thanh bình, nhân dân an lạc. Chùa lấy ngày mùng 8 tháng giêng làm lễ cầu an đầu năm cho mọi người. Bên cạnh đó, Chùa vẫn giữ theo ý niệm cúng sao của mọi người, nhưng trên thực tế là Chùa làm đàn tràng tụng Kinh Dược Sư cầu an cho bá tánh.
          Như vậy trong buổi lễ, chúng ta khấn nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Thiên, chư Thiện Thần, chư Hộ Pháp gia hộ cho đất nước và dân tộc hay nói cách khác là chúng ta tụng Kinh và khấn nguyện Phật, Trời gia hộ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Xin hỏi quý vị làm như vậy có tội không? Làm như vậy có lợi không?
Hỏi:
          Con xin hỏi nhà báo nói cúng sao có nhận tiền phí mỗi lá sớ. Vậy có đúng với nhà Phật không?
Trả lời:
          Nếu quý vị nhận thấy trả phí như vậy hợp lý thì làm; nếu điều đó không hợp lý thì không nên làm. Trả phí hay không trả là quyền của bạn. Đức Phật xem chúng sanh là đối tượng từ bi cứu độ, không phân biệt. Nên Cầu an nhận phí thì không hợp với đạo từ bi cứu độ của đạo Phật.
Hỏi:
          Mô Phật! Con nghe nói rằng báo chí cấm không cho nhà Chùa cúng sao nữa, vì đó không phải là nghi thức của Phật giáo. Theo ý Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Đức Phật dạy: “Phật pháp không lìa thế gian pháp”. Đức Phật giác ngộ từ các pháp thế gian. Đạo Phật chan hòa với các tôn giáo và cũng không bỏ đi những thức của đạo làm người. Huốn chi, người dân biết cầu nguyện trời Phật đầu năm, thì họ biết hướng thiện, hướng thượng là chan hòa và hợp với tinh thần nhà Phật, không có gì sai trái.
          Trong hiến pháp nhà nước Việt Nam, người dân được quyền tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Nếu ai nói rằng cấm người dân tín ngưỡng, thì người đó vi phạm luật tự do tín ngưỡng của hiến pháp nhà nước Việt Nam.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 46
ĂN CHAY ĂN NGŨ VỊ TÂN
ĐƯỢC KHÔNG?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Thưa Thầy, Phật tử ăn chay có ăn được ngủ vị tân hay không?
Trả lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!      
         Kính thưa quý Phật tử!
         Quý vị có biết đúng sai hay chánh tà, thì chúng ta căn cứ vào giới luật. Trong năm giới của quý Phật tử, giới đầu tiên là giới sát sanh. Giới sát sanh nghĩa là không giết người và vật. Vậy là Đức Phật cấm sát sanh, chứ không có cấm ăn mặn. Ăn chay là việc tự nguyện cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam chúng ta thấy rằng ăn chay thì rất hợp với đạo lý nhà Phật và có nhiều lợi ích lớn trong đời sống và sức khỏe .v.v. Cho nên, Phật giáo Việt Nam khuyến khích ăn chay. Do đó, chúng ta ăn chay mục đích là gì?
- Ăn chay là tránh sát sanh.
- Ăn chay là để bớt nghiệp sát cá nhân.
- Ăn chay là để thể hiện lòng từ bi và phát triển lòng từ bi.
- Ăn chay là để cho thân tâm nhẹ nhàng.
* Tóm lại: Chúng ta ăn chay mục đích là để tránh sát sanh. Vậy, quý vị ăn ngủ tân (Hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ) có phạm giới sát sanh không?
Hỏi:
          Thưa Thầy, không. Chắc chắn là không liên can gì đến giới sát sanh. Vì hành tỏi là thực vật mà. Thưa Thầy! Có người nói rằng những vị ngũ tân là những thứ khích thích tình dục, cho nên họ không ăn.
Trả lời:
          Họ nói rằng ngũ vị tân là chất khích thích, thì  họ căn cứ vào đâu để chứng minh rằng ngũ tân là chất khích thích? Những nhà khoa học y khoa Tây Y và Đông Y có nói rằng ngũ tân là chất khích thích không? Chắn chắn là không. Vậy là họ nói không căn cứ và do tưởng tượng mà ra. Các nhà y khoa Đông Y và Tây Y nói rằng hành, tỏi, nghệ, gừng là thực phẩm dược thảo. Tại sao? Chúng nó là thức ăn có chất thuốc. Nhất là tỏi. Bên Tây Y đều dùng tỏi làm thuốc viên trụ sinh để tăng kháng thể. Vì tỏi có tính chất nóng. Nên có khả năng diệt vi khuẩn, mà không có tác dụng phụ. Cho nên, thuốc tỏi được dùng như thuốc trụ sinh. Quý vị có thể ra tiệm thuốc mua một hộp thuốc tỏi để xem công dụng.
Hỏi:
          Vậy là người Phật tử tại gia và xuất gia có nên dùng ngũ vị tân không?

Trả lời:
          Như trên đã nói, chúng ta là con Phật, thì chúng ta phải theo giới của Đức Phật. Trong giới Bồ Tát có giới trọng và giới khinh. Giới trọng là giới nặng, giới cấm; Giới khinh là giới nhẹ, giới không nên. Trong giới cấm cũng có giới khai (mở). Ví dụ: Giới không nói dối. Nhưng nếu vì cứu người, cứu nạn thì quý vị được nói dối. chẳng hạn như tên ăn trộm hỏi quý vị về tiền và hột xoàn của cha mẹ cấp giấu ở đâu? Chắc chắn là quý vị phải nói dối rồi. Trường hợp nầy thì được quyền nói dối; Giới thứ năm, quý vị không được uống rượu. Nhưng nếu cần rượu pha thuốc uống để chữa bệnh thì được. Do đó, quý vị dùng tỏi để chữa bệnh thì cũng được. Tuy nhiên, tỏi có mùi hôi. Nếu quý vị dùng nhiều mà quý vị không đi xúc miệng, thì mùi hôi có thể ảnh hưởng khi tiếp xúc với người khác; Nhất là người xuất gia mà có mùi hôi thì không tốt cho oai nghi và tiếp xúc với người khác. Đồng thời, những người ăn chay lâu năm, họ rất nhại và dị ứng những mùi vị nặc nồng như mùi khói thuốc, mùi cá, mùi tỏi, mùi khói xe, .v.v.
Hỏi:
           Thưa Thầy! Có người nói rằng ăn ngũ vị tân tụng chú không linh thiêng. Các loài ngạ quỹ rất thích mùi hành tỏi. Khi tụng chú, các loài ngạ quỹ có thể đến liếm miệng. Thưa Thầy! Có phải không?

Trả lời:
          Chúng ta theo Đức Phật thì chúng ta phải theo lời dạy của Đức Phật. Đức Phật có dạy rằng ăn ngũ tân là tụng Thần Chú không linh không? Nếu có thì Ngài dạy trong Kinh nào?
* Tụng Kinh và tụng Thần Chú là để cho ba nghiệp thân, khẩu và ý thanh tịnh; Chứ không phải tụng thần chú để có linh thiêng. Nếu tụng chú mà khởi tâm mong cầu linh thiêng hay thần thông là tạp niệm hay còn gọi là tà niệm. Các nước Phật giáo Nam Tông như, Tích Lan, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào và Ấn Độ, .v.v. Các Sư đi khất thực. Ai cho gì dùng nấy. Nên Họ ăn ngũ tân và luôn ăn mặn. Vậy mà họ vẫn đắc định, đắc huệ và chứng quả vị A La Hán. Do đó, quan trọng là chuyển hóa tâm.
* Phật giáo mật tông như nước Tây Tạng, Bhutan, Sikkim, Ladakh và Mông Cổ, .v.v. Các Sư chuyên hành trì mật tông. Họ vẫn ăn ngũ tân và ăn mặn. Vậy mà, có biết bao vị Lạt Ma chứng đạo và tái sanh. Do đó, ăn uống là phương tiện. Quan trọng là chuyển hóa tâm, đừng để tham sân si nổi lên, làm cho tâm không thanh tịnh.
Hỏi:
          Thưa Thầy! Tuổi nào mới ăn chay được?
Trả lời:
          Ăn chay là tự nguyện, không ai bắt buộc ai phải ăn chay. Do đó, không có sự giới hạn tuổi tác. Quan trọng phải hiểu biết ý nghĩa ăn chay nói trên, thì quý vị mới phát sinh từ bi và an lạc.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
Có người nói rằng rau cỏ cũng có sự sống. Vậy, ăn rau cỏ cũng là sát sanh vậy?
Trả lời:
          Người nói rau cỏ có sự sống. Vậy, họ có ăn không? Nếu họ không ăn chay, nhưng họ biết là rau cỏ cũng có sự sống mà họ vẫn ăn. Vậy, họ có tội không? Có chứ!
          Rau cỏ là loài thực vật có sự sống theo điều kiện thiên nhiên qua tứ đại như đất, nước, gió và lửa.
           Loài động vật gồm con người và xúc vật. Động vật là loài di động, có tình cảm, tình dục, cảm giác thương yêu, thù hận và tâm linh hay nói chung là có linh hồn, .v.v. Do đó, quý vị ăn chay là giảm bớt và tránh sát sanh loài động vật nói chung. Đó là ý nghĩa ăn chay. Còn ai nghĩ rằng ăn chay là họ không ăn loài động vật và thực vật thì càng tốt. Chúng ta chúc mừng cho họ.
Hỏi:
Có người nói ăn chay Vegan là họ không ăn bơ, sửa, trứng theo con biết là như vậy. Bỡi vì, họ nói rằng sửa từ con bò. Nếu họ uống sữa thì tội nghiệp nó. Và nếu chúng ta ăn trứng gà, thì con gà phải đẻ hoài, như vậy quá khổ cho con gà mẹ. Theo Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Có người nói rằng con bò là một trong những con vật có khả năng cung cấp nguồn sửa nhiều nhất. Cho nên, từ ngàn xưa đến nay, người ta đều dùng sửa bò.
          Có người nói rằng con gà mái tự động mỗi ngày đẻ 1 trứng. Trong một tháng có thể đẻ lên đến 28 trứng. Đây là cơ địa của con gà. Nếu trứng có cồ, thì trứng sẽ nở ra con. Nếu trứng không cồ, thì trứng đó coi như bỏ. Những nhà nuôi gà công nghiệp, hầu như trứng gà không có cồ, không thể nở con được.
          Qua đó cho thấy, họ quan niệm ăn chay vegan không ăn trứng và không uống sửa bò. Đây là quan niệm cá nhân. Để nhận định đúng sai về phương diện nầy, chúng ta phải hỏi những nhà khoa học hay y khoa và ý kiến quần chúng xã hội để biết quan niệm đó có đúng hay không?
Hỏi:
          Có người ăn chay là họ ăn con bò, nhưng không ăn con heo; Có người ăn con heo, nhưng không ăn con bò; có người không ăn con heo và con bò, nhưng con cá thì ăn. Thưa Thầy tại sao không có mẫu số chung cho vấn đề ăn chay vậy?
Trả lời:
          Sự khác biệt ăn chay của họ là do quan niệm cá nhân. Nếu mọi người hiểu mẫu số chung của ăn chay, thì mọi người sẽ ăn chay giống nhau.
           Mẫu số chung là gì? Đức Phật dạy cho chúng sanh làm sao tự lợi và lợi tha. Như trên đã nói, chúng ta đã ăn chay là để tránh sát sanh các loài động vật và thể hiện lòng từ bi với chúng sanh.
* Không sát sanh là tự lợi cho chúng ta không tạo nghiệp sát; Các con vật không bị giết là lợi tha cho chúng nó.
* Ăn chay là không ăn các loài động vật. Vậy là chúng ta thể hiện lòng từ bi đối với các loài. Có như vậy, lòng từ bi, bái ái mới bình đẳng. Ngược lại, bạn không ăn con bò, mà ăn con heo, nhưng cả hai đều là động vật, đều là chúng sinh. Do đó, bạn thể hiện lòng từ bi và bái ái không bình đẳng.
Hỏi:
          Có người ăn chay là họ nhịn đói cả ngày, chỉ ăn ban đêm thôi. Theo Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Thầy đã giải thích rồi. Ăn chay bằng cách nhịn đói đó cũng là quan niệm cá nhân. Chúng ta cứ suy xét nhịn đói thì có lợi gì cho bản thân và lợi ích gì cho tha nhân.
* Nhịn đói không đúng cách có thể nguy hại sức khỏe bản thân.
* Nhịn đói không có ích lợi gì cho tha nhân cả.
* Nhịn đói không có làm bạn trở thành người tốt được. Muốn trở thành người tốt, thì bạn phải sữa tâm tánh cũng bạn. Ví dụ như không trộm cắp, không gian dối, không nói dối, không thù hận, .v.v.
Hỏi:
          Thưa Thầy! Nói vậy ăn chay theo nhà Phật thì có phải là tu tâm sữa tánh hay không?
Trả lời:
          Thưa quý vị!
Ăn chay theo nhà Phật thì không phải tu tâm sửa tánh và cũng không hoàn toàn tu thân.
* Đức Phật dạy:
“Đoạn ác, tu thiện và giữ tâm thanh tịnh.”
* Bạn ăn chay mà vẫn sát sanh, thì chưa phải là tu thân. Tu thân là phải đoạn ác. Nghĩa là bạn phải giữ giới không sát sanh. Giới không sát sanh là giúp cho mọi người thân nầy không làm ác và ăn chay cũng là trợ duyên cho miệng không sát sanh.
* Tu tâm là bạn phải sửa đổi tâm tánh của bạn như không gian tham trộm cắp, không nói dối, không giận hờn, ích kỷ, bỏn xẻn, .v.v. Nếu bạn ăn chay mà bạn không sửa tâm tánh của mình, thì xem như bạn có tu thân mà không tu tâm. Nói chung chuyển tâm tham, sân, si thành tâm thanh tịnh. Đó mới chính là tu tâm.
Hỏi:
Thưa Thầy !
Có người rằng: « Ăn chay không thể thành Phật,
Muốn thành Phật không thể không ăn chay. » Ý nghĩa này là sao?
Trả lời:
          Mô Phật !
Kính thưa quý vị!
Họ nói là đúng rồi ! Như đã giải thích ở trên, bạn ăn chay chỉ là tránh sát sanh thôi. Chứ bạn sao thành Phật được. Bạn muốn thành Phật, thì bạn phải tu giới, tu định, tu huệ và đạt được Niết Bàn, chứng quả A La Hán. Nhưng nếu bạn là Thánh, là Phật thì bạn không thể ăn thịt chúng sanh được hay nói cách khác là bạn phải ăn chay.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
PHẦN VI
THẾ GIỚI HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH
 
BÀI SỐ 47
CON NGƯỜI VÀ CON MA
KHÁC NHAU CHỔ NÀO?
 
Hỏi:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Thầy!
Con xin hỏi Thầy. Thầy nói Ma là Ta. Vậy, Ma và Mình khác nhau chổ nào?
Trả lời:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa chị!
Thầy xin trả lời.
 
I. Khác nhau:
Con người và con ma khác nhau cái tên gọi.   Con người có thân vật chất gọi là con người hay hữu hình, sống trong dương gian, thế giới hữu hình.
Con ma là người chết, không có thân vật chất nên gọi là con ma, sống trong âm cảnh, thế giới vô hình.
 
II. Giống nhau:
  • Con người có tâm thức; con ma cũng vậy.
  • Con người có lúc vui, có lúc buồn; Con ma cũng có lúc vui, lúc buồn.
  • Con người muốn ăn ngon mặc đẹp; con ma cũng thèm ăn ngon, mặc đẹp.
  • Con người muốn lên xe hoa lấy vợ, lấy chồng, sanh con, đẻ cháu nối dõi tông đường; Con ma cũng muốn như vậy.
  • Con người tham lam, sân hận, si mê, thương, ghét, ích kỷ, ganh tị .v.v.; Tâm thức của con ma còn hơn như vậy.
Tóm lại: Tâm lý của con người và con ma không khác, vì con ma từ con người. Do đó, con ma chính là ta; Ta chính là con ma.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 48
MA LÀ AI?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Thưa Thầy!
           Người bạn nói với con: “Tôi không tin có ma”. Vậy, con phải giải thích sao?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa cô!
          Sao cô rảnh vậy? Tại sao cô muốn giải thích họ làm gì? Người không có ý tìm hiểu và học hỏi, Cô giải thích cho họ cũng giống như nước đổ vào đầu con vịt.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
          Con muốn hỏi theo quan niệm của Phật giáo, thì ma là ai?
Trả lời:
          Người ta hầu như thích nghe những mẫu chuyện ma thật hấp dẫn, nhưng nghe rồi thì tưởng tượng đến con ma xuất hiện trong bóng đêm, ai cũng sợ lắm, vì họ sợ con ma hù dọa hoặc ăn thịt họ chết mất. Lý do nào có người rất sợ ma, bỡi vì họ không tìm hiểu ma là ai?
          Vậy, Ma là ai?
          Khi chúng ta còn sống, có thân nầy, gọi là con người.
          Khi chúng ta chết đi, mất thân nầy, thì gọi con gì? Người ta gọi là con Ma chứ là con gì? Nếu con Ma dữ quá, cô gọi con gì? Chắc là con quỷ phải không?
         Khi chúng ta có thân vật chất nầy gọi là con người hay còn gọi là hửu hình (hửu hình là có hình tướng). Con người (Hửu hình) sống trong dương gian.
         Khi chúng ta mất thân vật chất nầy gọi là con Ma hay còn gọi là vô hình (Vô hình là không hình tướng). Con ma (Vô hình) sống trong âm cảnh. Do đó, chúng ta có thể nói rằng vô hình là từ hửu hình; Hửu hình cũng là từ vô hình. Tóm lại, Ma là ai? Ma là bạn; bạn là ma chứ còn ai nữa.
        Theo quan niệm người đời, con ma là người đã chết và sống trong thế giới vô hình.
Theo tinh thần đạo Phật, nếu bạn tham lam, thủ đoạn, mưu mô, đây là tâm ma, đây là ma sống. Nếu bạn sân si, hại người, hại vật, gian ác đủ điều, đây là tâm ma, đây là ma sống.
Tóm lại, nếu tâm bạn tham lam, sân hận, gian ác hại người, hại đời, thì bạn là ma sống đúng nghĩa.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 49
CẦN LÀM GÌ KHI NGƯỜI MỚI QUA ĐỜI
 
         Thông thường, người ta quan tâm đến những sự kiện nhộn nhịp vui vẻ như đám cưới, đám hỏi, sinh nhật, lễ hội, .v.v. và ít ai quan tâm đến việc đám tang. Vì đây là việc đau khổ, không ai muốn tìm hiểu và chuẩn bị. Nhưng khi họ có người thân mất thì họ hoảng hốt, hoang mang . . . Vì lẻ đó, chúng tôi viết đôi lời để hướng dẫn quý vị phải làm gì khi có người qua đời.
  • Trường hợp hấp hối:
  • Chúng ta nên thỉnh quý Thầy và Phật tử đến trợ niệm cho bệnh nhân.
  • Trước chúng ta thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát gia hộ cho bệnh nhân.
  • Chúng ta khai thị hướng dẫn bệnh nhân về vô thường chẳng hạn.
  • Chúng ta hướng dẫn bệnh nhân sám hối và quy y Tam Bảo.
  • Chúng ta hướng dẫn bệnh nhân phát nguyện vãng sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
  • Cuối cùng, chúng ta hướng dẫn bệnh nhân niệm Phật.
  • Nếu bệnh nhân tắt thở, chúng ta có thể trợ niệm tiếp tục cho hương linh trong 8 tiếng đồng hồ. Như vậy, hương linh nhiếp tâm nương theo Phật lực, mà không nghĩ chuyện khác. Đặc biệt nhất là sau khi tâm thức xuất ra khỏi thân xác.
  • Khi người bệnh đã tắt thở:
  • Chúng ta đốt 4 ngọn đèn dầu hoặc đèn nến để ở bốn gốc giường.
  • Để một thau nước trong dưới giường.
  • Chúng ta thỉnh quý Thầy đến để giúp sắp xếp cho nghi lễ an táng.
  • Cho người thông báo các người thân.
  • Thông báo chính quyền để làm giấy khai tử.
  • Người chủ tang có thể đến nhà hoàng đặt hòm và họ sẽ hướng dẫn cho mình việc hỏa thiêu hoặc chôn cất.
          Đây là những điều căn bản. Quý vị có thể hướng dẫn những người khác khi có tang lễ.
Nam mô A Di Đà Phật!


 
BÀI SỐ 50
LỄ AN TÁNG NHƯ THẾ NÀO
ĐƯỢC LỢI LẠC?
 
I. Duyên khởi
         Xã Tân Hòa thuộc Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân nơi đây có thối quen là khi nghe tiếng trống đình đánh vang trong xã, thế là mọi người đều biết ngay là trong xã có người mới mất. Cách tổ chức tang lễ ở đây, đầu tiên là các Thầy đến làm lễ nhập liệm cho hương linh. Sau khi nhập liệm xong, ban nhạc kèn tây bắt đầu trỗi lên với những khúc nhạc tình cha, tình mẹ, .v.v.
Đa phần các đám tang đều tổ chức ở nhà và kéo dài 3 ngày, có thể lâu hơn trừ những trường hợp đặc biệt. Trong những ngày lễ tang, bà con lối xóm đến đốt nhang viếng thăm. Chúng ta sẽ nghe được những tiếng trống và tiếng tù bà để chào đón người thăm viếng. Ban đêm, nhiều nhà tổ chức văn nghệ hát cải lương, hát tân nhạc, nào về tình cha, tình mẹ, tình thầy, tình quê hương, ngay cả tình yêu, .v.v.
Ngày cuối cùng của tang lễ, các Thầy đến làm lễ cầu siêu di quan. Kế tiếp là các đội lân của đình, của xã lần lượt ra biễu diễn; kế là ban nhạc kèn tây; sau cùng đoàn đạo tỳ (là những người khiên hòm) vào làm lễ bái quan tài trước khi di quan. Trong lúc đó, họ làm những điệu bộ nghi lễ truyền thống, hòa lẫn với tiếng trống, tiếng kẻn vang lên in õi. khi di quan, họ sắp xếp trống kèn của ban hội đình đi trước, kế là quý Thầy, kế nữa ban nhạc kèn tây, tiếp theo sau các đội lân, rồi đến kèn tù bà và sau cùng tiếng trống kẻng của ban đạo tỳ. Đây là một nghi thức đám tang theo phong tục truyền thống địa phương hay nói cách khác là nghi lễ thế gian. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán khác nhau. Có người cảm thấy vui và hãnh diện, vì tang lễ của họ được đưa tiễn đông người; vì nghi lễ phong tục rình rang như ngày lễ hội, . v.v. bên cạnh đó tâm thức (linh hồn) của hương linh như thế nào? hạnh phúc hay khổ đau? Không ai biết hết.

II. Theo quan niệm thế gian:
- Tổ chức một lễ tang linh đình là một phần thể hiện tình cảm của người thân đối với người mất.
- Những nhạc lễ là một phần để xoa diệu gia đình về sự khổ đau, buồn bả khi mất người thân.
- Sau lễ an táng, các người thân phải trở về vị trí của mình để lo cho gia đình, công việc làm, việc học, .v.v. còn người mất trở về nhà mồ làm ma giữ mã.
+ Mở cửa mã:
Người ta nghĩ rằng hương linh được chôn cất sau 3 ngày là họ đi mở cửa mã. 
• Có người hỏi rằng: “Ai đóng cửa mả, mà thân nhân phải đi mở cửa? tại sao đóng cửa để làm gì?” câu trả lời là không biết, vì ông bà xưa làm sao, thì con cháu làm vậy.
• Vậy ý nghĩa mở cửa mã là như thế nào?
Người xưa khi chết đi là họ đem đi chôn cất ngay, nên họ có quan niệm là người khi lâm chung, họ không biết là họ đã mất. Ví dụ như: người bị đụng xe chết đột ngột hay bị bắn chết hoặc đang ngủ rồi chết luôn .v.v. Do đó, họ cho rằng người mất kia có thể không biết là họ đã mất. Vì thế, sau 3 ngày họ ra mở cữa mã hay nói cách khác là đánh thức người mất. Thông thường sau khi an táng 3 ngày, họ đem con gà trống ra mộ và khiến cho con gà gáy để đánh thức hương linh biết mình đã mất rồi. Mục đích chỉ vậy thôi.
• Ngày nay có người vẫn giữ phong tục truyền thống như vậy, nhưng ít có người hiểu theo tinh thần nói trên.
• Ngày nay có người không áp dụng mở cửa mã nữa. Vậy có nên không?
Không nên áp dụng. Vì sao? Ngày nay khi người ta mất không còn phải đi chôn liền như xưa; Gia đình thường đem người mất về nhà làm tang lễ từ 3 ngày trở đi. Trong thời gian đó, gia đình khóc lóc kêu gọi người mất. Bao nhiêu đó thôi người mất cũng đủ biết là mình lìa đời rồi. Huống chi, có thêm quý Thầy làm lễ mời hương linh về thọ thực và nghe Kinh, niệm Phật và hướng dẫn hương linh làm sao qua bên kia thế giới. Do đó, việc đi mở cửa mã là điều không cần thiết nữa.
 
III. Lễ an táng theo nghi lễ Phật giáo:
- Người đời đa phần là chú trọng về hình thức nghi lễ thế gian, mục đích là phục vụ cho người sống. Chứ không có đặt nặng về lợi lạc tâm linh cho người mất.
- Theo tinh thần Phật giáo hình thức nghi lễ thế gian có tổ chức hay không là tùy thuộc vào gia đình tang chủ. Nhưng nếu là gia đình Phật tử thì không nên tổ chức nhạc lễ rình rang, mà phải nên đặt nặng lợi ích tâm linh của người mới mất.Vì sao?
- Người khi gần tắt thở là các nội tạng trong người hư hoại và chết từng phần. Do đó, họ có cảm giác đau đớn và phải chiến đấu với cái đau đớn nầy cho đến khi tắt thở. Có người các nội tạng chết trước, rồi tới não bộ chết sau. Trường hợp nầy họ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, vì não bộ ngưng hoạt động, nhưng tim vẫn hoạt động, đến khi tim ngưng hoạt động, thì họ tắt thở ra đi. Qua đó, chúng ta thấy rằng tim là quan trọng nhất. Khi tim ngưng hoạt động, dù các cơ quan nội tạng và não bộ có còn tốt đi nữa, cũng không ai sống nổi.
- Tinh thần của người lâm chung thứ nhất là chịu đau đớn của thân xác; thứ nhì là quyến luyến tình cảm gia đình, thứ ba lo lắng sự nghiệp thế gian, thứ tư hoang mang không biết chết đi về đâu .v.v. đó là chưa nói những oan gia trái chủ đến đòi nợ.
+ Hộ niệm trước khi mất:
         Vậy khi người gần lâm chung, chúng ta nên thỉnh quý Thầy và ban hộ niệm đến trợ duyên cho người sắp mất.
Thứ nhất là lập bàn thờ Phật Di Đà.
Thứ nhì là phụng thỉnh Đức Phật Di Đà tiếp độ.
Thứ ba là khai thị cho người sắp mất.
Thứ tư là cho họ sám hối những tội lỗi.
Thứ năm cho họ quy y Tam Bảo.
Thứ sáu là hướng dẫn họ phát nguyện sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Thứ bảy là hướng dẫn họ niệm Phật sao cho nhất tâm.
Làm được như vậy là chúng ta đã an tâm cho họ rồi.
+ Trong lễ an táng:
          Sau khi tắt thở, người mất nếu còn quyến luyến người thân như con, cháu, hoặc ai đó .v.v. thì tâm thức của họ vẫn còn ẩn núp bên trong thân xác chưa muốn ra. Do đó, chúng ta hãy để thân xác nầy nằm yên ít nhất là 8 tiếng trở lên, vì có nhiều hợp họ hồi sinh (sống lại). Chúng ta đốt 4 ngọn đèn để bốn gốc giường và 1 thau nước trong để dưới giường. Đó là để thắp ánh sáng cho tâm thức của hương linh khi xuất ra khỏi thân xác. Sau đó, chúng ta cố gắng niệm Phật để trợ duyên cho hương linh. Lúc nầy, hương linh sẽ nương vào công phu niệm Phật của mình. Vì thế, nếu chúng ta niệm Phật được nhất tâm, thì hương linh cũng sẽ niệm Phật nhứt tâm.
Trong thời gian lễ tang, chúng ta tụng ba bộ Kinh là Kinh Thủy Sám, Kinh Địa Tạng và Kinh Di Đà.
*Kinh Thủy Sám là để hương linh nghe và sám hối tội lỗi và ba chướng (Nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng).
*Kinh Địa Tạng là để hương linh biết về ngài Địa Tạng Bồ Tát phát bồ đề tâm, hành từ bi tâm cứu độ chúng sanh như thế nào.
*Kinh Di Đà là để hương linh biết về Tịnh Độ Đạo Tràng Hoằng Pháp Độ Sanh của Đức Phật A Di Đà. Đặc biệt, chúng ta công phu niệm Phật trợ duyên cho hương linh.
+ An táng:
          An táng có nhiều hình thức như thổ táng (chôn cất), hỏa táng (thiêu), thủy táng (là thả xuống nước), điểu táng (cho chim ăn), .v.v.
Lễ an táng theo phong tục Việt Nam là thổ táng và hỏa táng.
 
+ Thổ táng: 
         Những người dân ở ngoại Ô, miền quê thường là hay chôn cất trong đất nhà hoặc ngoài ruộng đồng, .v.v. chôn cất như vậy có tốt không? Không tốt. vì sao?
  1. Người sống và người âm hay (Âm dương) không thể lẫn lộn được.
  2. Nhiều gia đình xây mộ trước nhà và sau nhà làm cho ngôi nhà mất đẹp. Đó không phải là nếp sống văn minh văn hóa. Có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh và chuồng heo sau nhà gần mồ mã. Vậy, người mất có hài lòng hay không?
  3. Khi xác người chôn dưới đất, thì đất đó trở thành đất âm khí (đất chết) và những vùng đất đó ảnh hưởng nguồn nước giếng. Trong lúc đó, miền quê lại hay sử dụng nước giếng. Vậy, nước giếng đó có tốt không? Bên cạnh đó, các cánh đồng có rất nhiều mồ mã, lại càng không tốt. Ruộng đồng là nơi canh tác gạo thóc lương thực ăn uống, mà chôn cất như thế là không thích hợp. Tốt nhất là chôn cất ở Nghĩa trang.
  4. Khi xây mã mồ, chúng ta chỉ xây dựng bốn vách tường chung quanh. Ở đáy không cần xây bít. Có như vậy, nước mới vào và làm cho thân xác trở về với cát bụi. Sau khi hạ nguyệt, chúng ta cũng có thể xây bốn vách cao hơn mặt đất khoảng 50 cm trở lên và đổ đất vào. Ở trên, chúng ta trồng cỏ hoặc hoa .v.v. Xây Mộ như vậy mới thích hợp âm dương.
  5. Sau khi hạ nguyệt xong, thông thường người ta thường hay rướt hương linh về nhà để cúng bái. Nếu là gia đình Phật tử thì nên rớt hương linh về Chùa. Như vậy, hương linh sẽ nương vào Tam Bảo nghe Kinh niệm Phật hằng ngày.
 
+ Hỏa táng:
         Sau khi hỏa táng xong, chúng ta cũng rướt hương linh về Chùa làm lễ nhập tự và an linh. Trong thời gian nầy, hương linh cần nghe Kinh niệm Phật. Hài cốt có thể xin để ở Chùa cho đến 49 ngày hoặc 100 ngày, rồi đem ra biển rãi bỏ. Con người nương vào thân xác nầy để sống. Khi thân xác nầy không hoạt động nữa hay nói cách khác là chết, thì tâm thức của người chết vẫn theo cái xác nầy. Vì tâm thức của con người luôn luôn cần có chổ để nương tựa. Do đó, khi chúng ta chôn cất người mất ở nhà mồ, thì tâm thức của họ sẽ nương vào đó và đó là căn nhà của họ. Nếu như người thân xây nhà mồ thật đẹp và nhiều tiền, thì người mất có thể sẽ quyến luyến không nghĩ tới việc đi đầu thai và người mất sẽ ở đó làm ma giữ nhà mồ đời đời kiếp kiếp. Nếu người mất được nương tựa vào Tam Bảo tu hành, thì sau một thời gian người mất đủ duyên sẽ đi đầu thai sang kiếp khác. Thân xác nầy từ tứ đại đất, nước, gió và lửa thì trả về cho cát bụi. Sau 49 ngày hoặc 100 ngày, chúng ta có thể rãi hài cốt. Hài cốt thuộc về âm khí, nếu để trong Chùa nhiều và lâu thì sẽ ảnh hưởng tới người sống. Hơn nữa, hài cốt không phải là đối tượng để thờ và lễ bái; trừ khi nhục thân xá lợi của những bậc chứng đạo.
 
+ Sau khi an táng trong thời gian 49 ngày:
*Người đời khi sống tạo nhiều thiện nghiệp, khi họ mất đi sẽ được chư thiên tiếp dẫn sanh về cõi trời.
*Người đời khi sống tạo nhiều ác nghiệp, khi họ mất đi sẽ được quỹ xứ tiếp dẫn xuống địa ngục.
*Người đời khi sống tu nhân giải thoát, cầu về Tịnh Độ tu hành, khi họ mất đi sẽ được đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng đến tiếp dẫn về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc tu tiếp.
* Nếu người chết đi ngoài nhân duyên nói trên, thì họ sẽ rơi vào thế giới vô hình. Người có thân vật chất gọi là con người hay còn gọi là hữu hình; Người mất thân vật chất, đã chết đi gọi là con ma, hay còn gọi là vô hình. Con người khi sống có nhiều người thân như cha mẹ, ông bà, anh em, con cháu, .v.v. khi họ chết đi chỉ có một mình đơn lẻ. Do đó, người ta còn gọi họ là cô hồn. Vì họ là những vong hồn cô đơn. Sau khi người ta chết đi, thì họ thường nghĩ đến và tìm kiếm người thân mà họ thương yêu; thứ hai là họ nghĩ đến và tìm kiếm người mà họ thù ghét để trả thù .v.v. Qua đó, chúng ta biết rằng người mất chưa có đi đầu thai, nên họ chỉ có tâm thức hay còn gọi là trung ấm thân. Trung ấm thân là thân sau khi chết và trước khi đi đầu thai. Người mới mất rất nhớ thương người thân và luyến tiếc sự nghiệp trong đời; họ rất ngống trông sự quan tâm, giúp đỡ của người thân. Vì vậy, sau khi mất, gia đình tang chủ thông thường cầu siêu và cúng cơm mỗi tuần cho đến 49 ngày, rồi cúng cầu siêu 100 ngày và cúng giáp năm. Tuy nhiên, Phật tử nên mỗi ngày phụng thỉnh chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng tiếp độ người mất và tụng kinh, khai thị, hướng dẫn họ tu tập, . . . chứ đừng chờ tới 49 ngày mới cầu siêu. Ngoài ra, người thân tạo nhiều công đức hồi hướng cho người mất như cúng dường trai Tăng, bố thí cho người nghèo, phóng sanh chim cá, in Kinh ấn tống, làm công quả, .v.v. Khi người mất tu tập đủ duyên lành đi đầu thai, thì họ nhờ công đức của người thân hồi hướng, họ sẽ sanh vào gia đình phước đức hơn.
 
IV. Kết luận:
         Đức Phật dạy: “ Cuối cùng của sự sống là cái chết; cái chết là kết thúc sự sống”. Vậy, sự sống là giả tạm, cái chết là sự thật. Nếu sự sống là chân thật, thì con người phải sống hoài không chết, nhưng ai sống cũng để rồi chết. Cho nên, kiếp sống chỉ là giả tạm. Căn nhà chúng ta đang ở là căn nhà tạm bợ ở trần gian; căn nhà mồ là căn nhà cuối cùng của chúng ta. Chắc ai cũng sợ khi nói đến cái chết; chắc ai sợ khi sẽ cư ngụ ở nhà mồ. Mặc dù, ai cũng sợ, nhưng không ai làm sao tránh khỏi cái sợ hải nầy.
Đức Phật dạy chúng sanh muốn tránh khỏi cái sợ nầy, thì chúng ta phải tu tập cầu về Tịnh Độ Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Chúng ta là người duy nhất quyết định sự sanh tử của chúng ta. 
Tóm lại, đức Phật muốn chỉ cho chúng ta tu tập là chuẩn bị cho kiếp sống an lạc và chuẩn bị cho cái chết giải thoát khổ đau. Bên cạnh đó, chúng ta lo lễ an táng chu đáo đúng tinh thần nói trên, thì người sống lẫn người mất đều được nhiều lợi lạc và giải thoát. 
“Âm siêu dương thới”


 
BÀI SỐ 51
Ý NGHĨA ĐỂ TANG
Hỏi:
         Bạch Thầy!
         Có người hỏi rằng để tang (Mang khăn tang) có ảnh hưởng làm ăn buôn bán, sui sẻo hay cưới gã gì không?
Trả lời:
         Kính thưa Quý vị!
         Trước chúng ta phải tìm hiểu về ý nghĩa để tang (Mang khăn tang) như thế nào.
- Để tang là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, mà nghi thức nầy được ảnh hưởng của người Trung Hoa.
- Để tang là hình thức cho mọi người biết được người thân của người mất là ai. Ví dụ như vợ chồng, con cháu, dâu rể, .v.v.
- Để tang là để tưởng niệm đến người có công sanh thành dưỡng dục của chúng ta như ông bà, cha mẹ,  . . . Ngoài ra những vị có công với đất nước dân tộc như vua Hùng; những người hiền giúp dân làng, những người đạo đức, những bậc Thánh nhân, chúng ta đều có thể tưởng niệm và để tang (Mang khăn tang), không sao hết.
Tóm lại: Để tang là hình thức tưởng niệm tri ân với cha mẹ và những người đạo đức nói chung. Do đó, nó không liên quan gì với việc làm ăn buôn bán, sui sẻ hay cưới gã.
Hỏi:
          Vậy để tang bao lâu?
Trả lời:
          Để tang bao lâu là tùy thuộc vào tâm niệm tưởng niệm của mỗi cá nhân. Nếu người mang khăn tang, mà không có tâm niệm tưởng nhớ, thì hình thức để tang vô ý nghĩa.
- Theo quan niệm người đời, khi cha mẹ mất, thì các người con phải để tang 3 năm và không cưới hỏi trong 3 năm đó. Lý do, họ nói rằng vì cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục con cháu suốt 18 năm. Nên để tang là hình thức nhắc nhớ con cháu đừng dễ quên cha mẹ của mình mới mất. Thời nay, con cháu sợ để tang 3 năm lâu quá, sẽ ảnh hưởng đến việc cưới hỏi và bị ràng buột, .v.v. Do đó, họ xin xả tang sau 49 ngày hoặc sau khi an táng xong.
- Thật ra, khi làm lễ chúng ta mang khăn tang; sau lễ, chúng ta tháo khăn tang ra, vậy xem như là chúng ta đã xả tang rồi. Đó là nói về sự. Nói về lý, chúng ta không có tâm tưởng niệm tri ân cha mẹ, thì hình thức để tang cũng vậy thôi. Tuy nhiên, chúng ta làm lễ thọ tang, thì chúng ta phải làm lễ xả tang cho đúng nghi lễ. Giống như hai vợ chồng cưới nhau phải ra tòa án làm hôn thú; hai vợ chồng không còn thương nhau nữa, thì hai người phải ra tòa án làm giấy ly dị để cho đúng pháp lý. Dù cho, hai vợ chồng chưa làm giấy ly dị, nhưng nếu hai người không thương và thù ghét với nhau, thì ý nghĩa vợ chồng cũng không còn.
Hỏi:
           Nghi lễ để tang có lợi ích gì cho người mất?
Trả lời:
          Nghi thức để tang là nghi lễ của người nhân gian và ý nghĩa thế nào thì đã được nói trên. Về phần lợi ích cho người mất thì không. Dù cho, chúng ta có mang 100 khăn tang, thì người mất không có được phước đức gì cả. Nếu muốn người mất được phước, thì chúng ta phải làm phước và hồi hướng cầu nguyện cho người mất, thì người mất mới được phước và lợi lạc.
Ví dụ:
- Người thân bố thí cho người nghèo, hoặc làm công quả, rồi hồi hướng phước báo đó cho người mất, thì người mất nhờ phước báo đó sanh vào gia đình giàu có.
- Người thân có thể phóng sanh để giải nghiệp sát sanh cho người mất.
- Người thân có thể in Kinh ấn tống, cúng dường trai Tăng và lập đàn tràng siêu độ cho hương linh, .v.v. thì người mất sẽ được nhiều lợi lạc.
- Ngược lại, ngày lễ tang và lễ giỗ, mà người thân giết heo, bò, gà, vịt và các loại động vật để cúng tế và đãi khách, thì những linh hồn của con heo, bò, gà, vịt đó sẽ đi tìm linh hồn người mất đòi mạng. Do đó, Phật tử nên cúng chay và làm phước thiện vào những ngày lễ giỗ và đám tang, .v.v.



 
BÀI SỐ 52
LỞ PHÁ THAI,
BẠN PHẢI LÀM GÌ?
         
          Chị Nguyễn Thị A kể lại rằng đêm nọ, chị nằm triêm bao thấy có đứa bé gái khoảng 4 tuổi. Bé nói với chị: “Mẹ giết con. Mẹ phải làm gì đi”. Nữa đêm thức giấc, chị cảm giác như là ác mộng. Liên tục 2, 3 hôm sau, chị cũng thấy bé nói với chị cũng như vậy. Nữa đêm, chị thức dậy; chị có cảm giác như đứa bé nầy là con gái của chị. Lúc đó, chị mới nhớ ra là cách đây 4 năm về trước, chị có đi phá thai. Chị mang bầu được 2 tháng, nhưng vì mới lập gia đình, kinh tế chưa ổn định. Nên ông chồng đã quyết định là phá thai. Mãi cho đến sau nầy, hai vợ chồng không có đứa con nào. Sáng hôm đó, chị xem những giấc mơ đó như là cơn ác mộng, không có thật và cố gắng quên đi chuyện quá khứ.
          20 năm sau, vợ chồng của chị ly hôn. Chuyện làm ăn hao tài tốn của, hay nói cách khác là trắng tay. Đã vậy, chị cứ đau đầu và đau vai và có lúc thốn ở bả vai. Chị đã đi bác sĩ chữa không hết. Mặc dù, chị có đi siêu âm, nhưng không thấy có vấn đề gì. Chị có lúc đau thốn, có lúc không như giả vờ.
          Giờ, chị không chồng, không con, không tiền, mà lại đau bệnh. Chị than thở với người bạn sao số phận của chị đen tối như vậy. Người bạn đã dẫn chị đi xem ông thầy bói để xem vận may. Ông thầy nói với chị rằng: “Cô có một oan gia trái chủ theo phá cô đó”. Chị trả lời: “Thầy ơi! Sao tôi lại có oan gia trái chủ được. Tôi không có làm gì hại ai cả. Ngay cả con gà, con vịt, tôi không bao giờ giết. Toàn là người ta giết cho tôi ăn không à! Chứ tôi có giết đâu!” Ông thầy khiêm tốn trả lời: “Oan gia trái chủ nầy là một bé gái. Nó là con gái của cô cách đây khoảng 24 năm về trước, bị cô phá thai, nên nó không đầu thai làm người”.
Chuyện nầy có người tin, có người không tin và có người không muốn quan tâm. Chuyện ai nấy biết, bạn không cần phải tin, nhưng bạn có thể tìm hiểu.
“Vô hình là từ hửu hình; hửu hình là từ vô hình”.
          Người nam gọi là dương; người nữ gọi là âm. Khi âm dương giao hợp sẽ đưa đến thụ thai. Nhưng có nhiều trường hợp không thụ thai có nhiều lý do. Nói theo khoa học, một là do dương yếu; hai là do âm yếu .v.v. Nhưng nói theo nhà Phật là do thiếu một nhân tố. Đó là một bé đi đầu thai. Như vậy, khi thụ thai là phải có nhân cha, nhân mẹ và nhân em bé. 3 nhân tố nầy duyên với nhau mới sinh ra thụ thai. Do đó, khi thụ thai là đã có em bé nhập thai, hay nói cách khác là một con người đang đi đầu thai. Giả như, bé nầy có phước thọ 60 năm, nhưng bé bị cha mẹ bức tử. Vậy, bé phải làm cô hồn trong thế giới vô hình 60 năm. Bé không có tên và tuổi, không ai biết đến bé, ngay cả cha mẹ cũng không muốn nghĩ đến bé. Bé hoàn toàn là cô hồn cô đơn, không nơi nương tựa và có thể ở mãi trong thế giới vô hình. Bạn có tên tuổi, có cha mẹ, có anh chị em và nhiều người thân. Những thân của bạn có thể làm phước và cầu siêu cho bạn. Nhưng bé thì ai nghĩ đến? Vì lẽ đó, bé phải trở lại nương người mẹ để tìm sự sống. Do đó, người mẹ thường hay nặng đầu và vai hoặc là thốn cánh vai. Lý do, bé nương vào những kinh mạch, nên khí không thông và máu huyết không thông. Vì kinh mạch là nguồn sống của con người, nên chi bé nương vào kinh mạch để tồn tại sự sống. Có bé hung dữ, giận cha mẹ, nó sẽ báo thù, làm cho gia đình ly tán, sự nghiệp tan vở và thêm tật bệnh .v.v. Chúng ta biết rằng hầu như 70 phần trăm phụ nữ Việt Nam đều bị xãy thai và phá thai. Nhất là trai gái thiếu niên bây giờ. Nếu bạn phá thai, coi như bạn đã giết một mạng người rồi.
          Bạn lở phá thai hay bị xảy thai, thì bạn phải làm sao?
  1. Bạn nên hướng dẫn người khác, nếu muốn có em bé, thì để thụ thai tự nhiên. Nếu không muốn có em bé, thì bạn nên ngừa thai.
  2. Nếu bạn lở phá thai, thì bạn phải đối trước Tam Bảo phát nguyện. Con từ nay về sau không phá thai nữa.
  3. Bạn nên làm bàn thờ nhỏ ở nhà, có bông, trái cây, nhang đèn, 3 ly nước, 3 ly sữa, 1 dĩa bánh kẹo. Bạn đốt nhang khấn nguyện mời bé về dùng và xin sám hối với bé. Bé là một con người mà đã bị bạn giết đi. Bé không đầu thai được, nên bé là oan gia trái chủ của bạn. Do đó, bạn xin lổi với bé là để xoa dịu và giải sự sân hận của bé. Bạn có thể nói: “Bấy lâu nay, mẹ dại dột lở bỏ con. Nay, mẹ biết con vẫn còn bên mẹ. Mẹ xin sám hối và mong con tha lổi cho mẹ”.
  4. Bạn nên đến Chùa đặt tên cho bé và lập đạo tràng rướt vong linh bé vào Chùa. Bạn phải thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát tiếp độ cho bé.
  5. Bạn nên tụng Kinh Phổ Môn và Kinh Di Đà cầu siêu cho bé ít nhất 49 ngày trở lên.
  6. Bạn nên phóng sanh và làm phước thiện hồi hướng cho bé.
 
“Người âm siêu, người dương nhẹ nhàng”.
 
Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!

 
 
 
BÀI SỐ 53
MA NHẬP CÓ THẬT KHÔNG?
 
+ QUAN NIỆM MA CỦA NGƯỜI ĐỜI
I. ĐỊNH NGHĨA MA LÀ GÌ?
Hỏi:
           Có người nói rằng: “Tôi không tin có ma, ai chứng minh được cho tôi thấy con ma thì tôi mới tin”.
Trả lời:
          Không ai bắt bạn tin ma, mà quan trọng là bạn nên tìm hiểu ma là gì? Ma là ai?
          Người có thân này gọi là con người, khi thân nầy chết, mất đi gọi là con ma. Nếu con ma dữ quá, thì gọi là con quỹ. Vì thế, con người có thân nầy, thì chúng ta có thể thấy được, là vì thân thể thuộc về vật chất, khi thân vật chất nầy tan rả, thì thân nầy còn tâm, hay nói cách khác là linh hồn.  Tâm không có hình tướng, nên không thấy được. Chúng ta chỉ có hiểu biết tâm qua thân.
Ví dụ:
         Khi tâm lo lắng, buồn phiền, thì sự lo lắng, buồn phiền sẽ hiện lên nét mặt của người đó; hoặc khi tâm vui vẻ hạnh phúc, thì sự vui vẻ, hạnh phúc cũng sẽ hiện lên nét mặt.
         Qua ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu biết về tâm qua thân. Con người gồm có thân và tâm. Tâm nương nơi thân để hoạt động. Khi thân nầy không hoạt động được hay nói cách khác là chết, thì con người còn lại tâm hay linh hồn. Con người có thân xác, có thể sinh sống trong thế giới hửu hình. Khi thân xác nầy chết đi, con người sẽ sống trong thế giới vô hình. Do đó, con ma từ đâu ra? Con ma là từ con người mà ra, chứ đâu xa.
 
II. MA NHẬP CÓ THẬT KHÔNG?
         Chuyện kể lại tại chùa Viên Giác ở thành phố Hannover – Đức Quốc. Năm 2013, có một người phụ nữ Việt Nam, tên là Hương, khoảng 50 tuổi, sinh sống tại thành phố Magdeburg – Đông Đức. Cô bị hai vong linh thường nhập vào cô. Cho nên, cô đến chùa Viên Giác gặp thầy Hạnh Lý và thầy Hạnh Nhơn nhờ giúp đỡ. Khi cô đến gặp thầy Hạnh Lý, thì hai vong linh nầy nhập vào nói chuyện.
Vong thứ nhất là một người phụ nữ Việt Nam đi sang Đông Đức theo diện xuất khẩu lao động. Khi cô sang làm việc ở Đông Đức vài năm thì bệnh nặng và chết đi. Thời đó, chưa có chùa Việt Nam hay quý Thầy nào đến tụng niệm cầu siêu cho cô. Vả lại, cô ở Đức chỉ có một mình, không có người thân nào cả, nên bạn bè đem xác cô đi thiêu và chôn bên đông Đức. Thời gian thấm thoát qua mau, kể từ khi cô mất đến nay đã hơn 20 năm. Cô cũng chưa được siêu thoát thế giới vô hình. Nay cô đi tìm và gặp lại cô Hương, là muốn nhờ cô bạn dẫn về chùa để xin quý Thầy cầu siêu cho cô. Thầy Hạnh Lý đã hỏi cô tên gì? Mấy tuổi? sanh ngày nào? mất ngày nào? sau đó, thầy đã làm lễ xin cho cô nhập vào chùa và cầu siêu cho cô. Sau khi làm lễ xong, thì cô xuất ra khỏi thân của cô Hương.
         Vong linh thứ hai là một người phụ nữ Đức. Bà là chủ căn hộ, mà cô Hương đang thuê ở. Bà đã bệnh và chết trong nhà đã mấy mươi năm. Nay cô Hương đến thuê ở căn nhà nầy, thì bị bà chủ nhà nhập vào người. Do đó, cô Hương vẫn biết là có hai người đang nhập vào người của cô và cô có thể nói chuyện được với họ bằng tư tưởng. Sau khi, thầy Hạnh Lý làm lễ cầu siêu và an vị cho hai vong linh rồi, nhưng bà người Đức vẫn chưa chịu ra khỏi thân của cô Hương. Thầy Hạnh Lý gọi thầy Hạnh Định đến nói chuyện với họ. Vong linh người Đức mới nói là khi còn sanh tiền, cô theo đạo Thiên Chúa, nên cô muốn giúp đưa cô về nhà thờ. Thầy Hạnh Định phải nhờ anh Diệp đưa cô Hương đến nhà thờ dùm.
        Anh Diệp kể lại: “Tôi đưa đến nhà thờ, thì cô Hương ra dấu bảo tôi đứng ở ngoài. Cô đi vào trong chánh điện nhà thờ ngồi một lúc. Sau đó, cô Hương đi ra và đi thẳng tới xe hơi lái đi về nhà mà không có chào tôi tiếng nào. Tôi nghĩ chắc vong linh người Đức đã ra khỏi người của cô rồi”.
         Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng con người ai cũng muốn sống, không ai muốn chết cả, nhưng khi thân nầy già, bệnh, không hoạt động được, thì con người đành phải chấp nhận cái chết thôi. Cho nên, ai chết cũng thấy khổ.
Con người có thân nầy sống trong thế giới hửu hình hay còn gọi là dương gian; con người mất thân nầy sẽ sống trong thế giới vô hình hay còn gọi là âm cảnh. Những con ma ở âm cảnh đa phần rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của người dương gian, nhưng tiếc thay họ không có miệng để kêu cứu; họ không có cái thân để ra dấu giúp đỡ. Vậy, chúng ta là họ, thì chúng ta sẽ phải làm sao, khi chúng ta cần cứu giúp?
Họ sẽ phải dùng nguồn năng lượng (energy) của họ để hiển linh cho con người biết có họ. Họ có thể hiện hình bóng ban đêm cho người ta thấy hoặc đè lên thân người sống hoặc làm vang âm thanh, di chuyển đi tới đi lui hoặc rung cửa .v.v. những hiện tượng như vậy mục đích là để cho con người biết có họ ở đó và cầu mong giúp đỡ. Nhưng trên thực tế, thì con người lo sợ những hiện tượng như vậy và nghĩ rằng các con ma đó hù dọa hay muốn chóng phá gì đó. Vì thế, có người dùng bùa chú yếm họ .v.v. làm như vậy thì không tốt. Cho dù, con ma đó dữ, thì chúng ta phải biết rằng là họ đang khổ trong cảnh vô hình tăm tối và cần giúp đỡ. Vì thế, chúng ta đem lòng từ bi và phải tìm cách cứu giúp họ, thì chắc chắn rằng họ không giận hay làm gì nguy hại đến chúng ta được. Chúng ta cứu giúp họ bằng cách nào:
  1. Chúng ta làm 1 mâm cơm canh mời họ ăn uống. Vì khi con người lúc còn sống thường thèm ăn uống như thế nào, thì khi chết đi, họ cũng thèm khát như vậy.
  2. Chúng ta khuyên bảo và hướng dẫn cho họ hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giác ngộ giải thoát.
  3. Chúng ta thỉnh chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng từ bi tiếp độ cho họ.
  4. Chúng ta làm lễ cho họ quy y Tam Bảo và cho họ phát nguyện sám hối.
  5. Chúng ta hướng dẫn họ phát tâm đại bi nguyện độ tất cả chúng sanh và cầu sanh Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà.
  6. Chúng ta xin rướt họ về nương tựa Tam Bảo (Chùa). Sau đó hằng ngày, chúng ta tụng kinh, niệm Phật cho họ nghe và thỉnh chư Phật, Bồ Tát tiếp độ họ.
         Nếu chúng ta làm được những điều nói trên, thì con ma được an vui, giải thoát khổ đau, lợi ích vô cùng. Công đức của chúng ta thật vô lượng. Đây là  phương cách từ bi lợi tế.
 
+ QUAN NIỆM MA CỦA ĐẠO PHẬT
I. TỨ MA (BỐN CON MA) ĐÁNG SỢ:
          Đức Phật dạy rằng có bốn con ma mà con người ai cũng phải khiếp sợ, ngay cả người tu hành. Bốn con ma đó là thiên ma, phiền não ma, tử ma và ngũ ấm ma.
    1. Thiên ma là ma trời. Sáu cõi trời dục giới gồm có: thứ nhất là trời Tứ Thiên Vương, thứ nhì là trời Đao Lợi, thứ ba là trời Đâu Suất, thứ tứ là trời Dạ Ma, thứ năm là trời Hóa Lạc, thứ sáu là trời Tha Hóa Tự Tại. Thiên ma nầy ở cõi trời thứ sáu là trời Tha Hóa Tự Tại. Họ có nhiều phước và có ngủ thần thông như: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông. Vì thế, thiên ma có thể cản trở và khả năng khiến cho những người tu hành không giải thoát giác ngộ được.
 
    2. Phiền não ma là con ma phiền não. Phiền não phát sanh khổ đau. Chúng ta biết rằng người lớn hay con nít cũng đều có phiền não, ngay cả người có danh, có địa vị, người giàu sang phú quý cũng đều có phiền não. Phiền não cũng không tha cho ai cả và có người phiền não quá sanh ra tự tử. Do đó, ma phiền não vô cùng nguy hiểm.
 
    3. Tử ma là con ma chết. Con ma chết nầy không tha bất cứ ai hết. Từ người già đến người trẻ, nó đều có thể lấy mạng người ta được hết và không ai thoát khỏi con ma nầy. Do đó, tử ma thật đáng sợ.
 
    4. Ngủ ấm ma: Ngủ ấm là năm thứ che đậy như: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là thuộc về thân. Thọ là cảm thọ, cảm giác; tưởng là suy nghĩ; hành là sự hoạt động của suy nghĩ; thức là sự nhận xét. Thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm. Con người bị sự ràng buộc duy trì sự sống của thân và sự ham muốn của tâm. Cho nên, con người si mê lầm lạc, không thể giác ngộ được. Vậy bốn con ma nầy thật đáng sợ hơn con ma vong linh.
 
II. AI THƯỜNG BỊ MA NHẬP NHIỀU NHẤT:
          Theo quan niệm đạo Phật, con ma là hiện thân của tham lam, sân hận, si mê, thương, ghét, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ, bỏn xẻn, gian dối .v.v. con ma nầy thường nhập vào con người làm cho con người điên đảo, không tự chủ được và tạo ra vô lượng nghiệp thiện ác. Như chúng ta đã thấy từ xưa cho đến nay con người làm vủ khí, rồi tàn sát với nhau; con người tham lam cướp giựt, trộm cắp, giết người, ghen tương, .v.v.
Một khi, chúng ta nổi sân hận, thì chúng ta có thể làm ác. Vì sao? Vì chúng ta đã bị con ma sân hận nhập vào người chúng ta rồi. Khi nó nhập vào người chúng ta, thì chúng ta và nó là một. Nó bắt đầu sai xử và khiến chúng ta làm theo mệnh lệnh của nó. Con ma nầy vô hình và không có nhà cửa gì cả. Chúng ta muốn tìm kiếm tông tích của nó hay diệt nó đi, nhưng không được. Nó ẩn hiện và nhập vào chúng ta rất đột ngột và bất chợt. Cho nên, tất cả chúng ta đều bị những con ma nầy nhập vào hằng ngày, mà chúng ta hoàn toàn không biết và không để ý đến nó. Vậy, con ma nầy thật nguy hiểm. Vì nó đã theo chúng ta nhiều đời nhiều kiếp và đã dẫn dắt chúng ta luân hồi mãi mãi không biết bao giờ mới giải thoát được. Bấy lâu nay, chúng ta lo sợ con ma vong linh nào đó có thể hù dọa và nguy hại đến tính mạng của chúng ta, nhưng thật không ngờ con ma tham, sân, si đã nhập và ẩn hiện trong chúng ta từ bao giờ. Đức Phật dạy chúng ta tu hành đến khi nào thành Thánh nhân và Bồ Tát, thì chúng ta mới hết bị ma tham, sân, si .v.v. nhập vào.
Vậy ma nhập có thật hay không?
Ai thường bị ma nhập nhiều nhất?
 
Chùa Phật Linh ngày 01/09/2015
 
 
BÀI SỐ 54
Ý NGHĨA CẦU SIÊU
 
Hỏi:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Bạch Thầy! Có người nói rằng:
  1. Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu.
  2. Người chết rồi là họ theo nghiệp thiện ác của họ.
  3. Người khi sống làm tội. Khi họ chết, mà mình cầu nguyện họ được siêu. Vậy là phi nhân quả.
         Con xin quý Thầy giải thích cho con về ý nghĩa cầu siêu?
Trả lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa quý Phật tử!
    1. Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu có đúng không?
          Trước khi chúng tôi trả lời câu hỏi “Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu”. Chúng tôi xin định nghĩa thế nào cầu an và cầu siêu.
a) Cầu an:
          Cầu an là dùng cầu nguyện cho người sống và  mọi lãng vực trong cuộc sống. Cầu nghĩa là cầu nguyện. An là sự bình an. Thường ngày, chúng ta tụng Kinh cầu nguyện bánh xe pháp thường chuyển, mưa hòa, gió thuận, đất nước thanh bình, nhân dân an lạc. Cầu nguyện cho người khác là để mở lòng thương yêu, lòng từ bi và mở tâm hướng thiện của chính mình. Nếu chúng ta cầu an như vậy có tội không? Có tốt không?

b) Cầu siêu:
          Cầu siêu là dùng cầu nguyện cho người mất. Cầu là cầu nguyện. Siêu là vượt thoát âm cảnh (hay nói cách khác siêu thoát thế giới vô hình). Người sống dương gian quan niệm rằng người chết đi rất là khổ. Tại sao?
 

          Bỡi vì, người sống có thân nầy có thể ăn ngon, mặc đẹp, có địa vị, danh thơm, có thể lập gia đình sanh con, đẽ cháu để nối dõi tông đường .v.v. Do đó, họ nghĩ rằng người mất ở âm cảnh không có thân, thì họ không thể ăn ngon, mặc đẹp được; Họ cô đơn, không có mái ấm gia đình như người dương gian được. Vì thế, người dương gian thường cúng thức ăn, áo quần, nhà cửa .v.v. cho người mất ăn đỡ thèm. Cho nên, chỉ có người dương gian cúng cho người âm cảnh; chứ người âm cảnh đâu có cúng cho người dương gian. Người dương gian quan niệm người âm cảnh khổ, nên họ cầu siêu cho người âm cảnh thoát ly thế giới vô hình; chứ đâu có người âm cảnh cầu siêu cho người dương gian. Có đúng không?
  • Tóm lại: Người dương gian cầu siêu cho người âm cảnh trong thế giới vô hình có tội không? Có tốt không?
         Có Người nói nghi thức cầu an và cầu siêu không có khi đức Phật còn tại thế là đúng. Nghi thức nầy do các vị tổ soạn ra sau nầy.
Đức Phật hiện thân ở đời là để hoằng pháp hóa độ chúng sanh. Thời đức Phật còn tại thế hễ ai bất an, rồi tìm đến đức Phật, thì đức Phật an tâm ngay. Ai mà phiền não đến cầu hỏi đức Phật, thì Ngài giải phiền não cho ngay. Không cần làm lễ tụng kinh cầu an gì cả. Ngay cả, hễ ai đến gặp đức Phật, thì ba nghiệp thân, khẩu, ý của họ đều được thanh tịnh. Vì sao? Vì khi đối trước đức Phật, không ai dám nói dối cả. Nếu nói dối là Ngài biết ngay. Chúng ta làm gì, Ngài cũng thấy. Vì Ngài có thiên nhãn thông. Nếu chúng ta nghĩ gì, Ngài cũng biết, vì Ngài có tha tâm thông.
          Câu chuyện về Ngài Tổ Sư Đạt Ma hóa độ cho ngài Thần Quang như sau. Khi ngài Thần Quang đến gặp Tổ Sư Đạt Ma. Ngài Đạt Ma hỏi: “Tìm Ta có chuyện gì?”. Ngài Thần Quang trả lời: “Tâm của con bất an. Xin Ngài an tâm cho con”. Ngài Đạt Ma nói: “Con đem tâm bất an của con ra đây, Ta an cho”. Lúc đó, Ngài Thần Quang không tìm được tâm bất an và đột ngột, Ngài hiểu ra là tâm bất an là không thật tướng. Do ta chấp mà thôi. Như vậy là ngài Thần Quang không cần làm lễ cầu an cho mình nữa.
          Trong Kinh Vu Lan kể rằng Ngài Mục Kiền Liên khi chứng quả A La Hán và đạt được lục thông. Sau đó, Ngài dùng thiên nhãn thông tìm kiếm mẹ của mình. Ngài thấy mẹ của Ngài đang làm ngạ quỹ trong thế giới vô hình. Ngài về thưa với Đức Phật để tìm cách cứu mẹ. Vậy, Ngài mới xứng đáng là con có hiếu và xứng đáng là con của đức Phật. Ngài không để cho mẹ của Ngài theo nghiệp quả làm loài ngạ quỹ.
          Sau khi, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. Ngài đã trở về hoàng cung và thuyết pháp cho vua, quan, đại thần và gia đình hoàng gia. Ngài hướng dẫn vợ, con, dì mẫu và các anh em bà con trong hoàng tộc đều đi xuất gia học đạo.
          Đức Phật có một thời gian vắng bóng 3 tháng trên trần gian. Lý do là Ngài lên cung trời đao lợi thuyết pháp cho mẹ của Ngài, là bà Maya, cùng các chư thiên ở đó về Kinh Địa Tạng. Trong Kinh Địa Tạng nói về tiền thân của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Trong nhiều kiếp quá khứ khi Ngài còn là một cư sĩ nữ. Ngài đã vì cứu mẹ trong thế giới vô hình, mà Ngài đã phát bồ đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm là phát nguyện thành Phật độ chúng sanh; tu bồ đề tâm là tu tập lục độ ba la mật; hành bồ đề tâm là hành bồ tát đạo cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài phát nguyện như thế nào? Ngài phát nguyện: “ Địa ngục nếu còn, thề không thành Phật. Chúng sanh độ hết, mới chứng bồ đề”. Tóm lại, Kinh Địa Tạng là nói về nhân hạnh tu hành của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Mục đích, đức Phật giảng thuyết cho hoàng hậu Maya là vì Ngài muốn mẹ của mình tu hành để trở thành một vị Bồ Tát. Qua đây, chúng ta thấy rằng đức Phật không để cho mẹ mình theo nghiệp quả chư thiên. Ngài Địa Tạng cũng không muốn mẹ của mình theo nghiệp quả địa ngục.

 
  • Kinh là lời dạy của đức Phật về sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm; Ngài dạy về đạo đức và các phương pháp tu hành .v.v. Vậy, chúng ta là con Phật; chúng ta đọc và tụng Kinh của đức Phật là để học lời dạy của Ngài. Chúng ta đọc tụng chánh pháp có tội không? Nếu chúng ta không đọc tụng Kinh của đức Phật, Vậy, chúng ta đọc tụng cái gì để học hỏi? Ở Campuchia, các Sư tụng Kinh cầu an cho lễ cưới cô dâu và chú rễ. Đó là chúc phúc. Vậy, các sư làm như vậy có tội không? Ở Thái Lan, có nhiều lễ tang để kéo dài cả tháng, các Sư đến tụng Kinh cầu siêu cả tháng cho người mất. Vậy, các Sư tụng cầu siêu cho người mất lâu như vậy, có tốt cho người mất không? Tụng Kinh lâu như vậy có tội không?
 
    2. Người khi chết đi là theo nghiệp phải không?
  • Nghiệp nghĩa là gì? Nghiệp tiếng phạn là Karma. Nghiệp là cái tên (danh xưng) để chỉ sự hoạt động của thân, khẩu, ý. Nếu thân làm ác, gọi là nghiệp ác. Nghiệp ác nầy là nhân (hay còn gọi là nghiệp nhân). Nghiệp nhân nầy sẽ đưa đến quả báo ác, hay còn gọi là nghiệp quả ác. Ngược lại, nếu thân làm việc thiện thì gọi là nghiệp thiện, hay còn gọi là nghiệp nhân thiện. Nghiệp nhân thiện nầy sẽ đưa đến nghiệp quả thiện. Do đó, nghiệp là cái tên để chỉ hành động thiện ác. Chứ nghiệp không phải là tòa án hay chủ tể để lôi kéo, ràng buộc và xử tội ai hết.
Ví dụ: Tên trộm ăn cắp hột xoàn của tiệm vàng. Sau đó, công an bắt và đưa ra tòa án. Ông tòa căn cứ tội ăn trộm hột xoàn và xử tên trộm 5 năm tù. Việc ăn trộm là nghiệp nhân ác; 5 năm tù là nghiệp quả ác.
          Sau khi nhận 5 năm tù, tên trộm nguyện không làm ác và bắt đầu làm thiện bố thí, giúp người. Vậy, tên trộm đã tự chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện qua hành động tạo tác của thân, khẩu và ý. Do đó, chúng ta thấy rằng nghiệp thiện ác không cố định, mà nó luôn thay đổi tùy thuộc vào chúng ta. Vì lý đó mà đức Phật mới dạy chúng ta tu sửa, chuyển hóa nghiệp của chúng ta được. Người chết đi sẽ chịu nghiệp quả thiện ác của họ tạo ra, nhưng họ vẫn có thể chuyển ý ác thành ý thiện được, nếu có Bồ Tát hướng dẫn.
 
    3. Người khi sống làm tội. Khi họ chết, mà mình cầu nguyện họ được siêu. Vậy là phi nhân quả đúng không?
          Người khi sống có thân gọi là con người. Con người sống trong thế giới hửu hình; khi con người chết mất thân nầy gọi là con ma. Con ma sống trong thế giới vô hình. Con người khi sống không tu thành Thánh và thành Bồ Tát, thì sau khi họ chết chắc chắn sẽ luân hồi tiếp tục.
          Khi con người lúc sống giữ 10 giới của đức Phật và làm nhiều phước thiện, thì sau khi chết sẽ sanh về cõi trời dục giới để hưởng phước.
          Khi con người lúc sống giữ 5 giới của đức Phật, thì sau khi chết họ sẽ sanh lại làm người.
          Khi con người lúc sống không giữ 5 giới của đức Phật và ngược lại họ làm tội ác. Chắc chắn, họ phải chịu nghiệp quả ác ở địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.
Ví dụ: Nếu tên ăn trộm đi lấy hột soàn của người ta. Cảnh sát bắt và giao cho ông tòa án xử 5 năm tù. May mắn, tên ăn trộm gặp anh thiện hửu tri thức khai thị cho anh hướng thiện. Tên ăn trộm nầy xin sám hối và nguyện bỏ ác, làm lành. Vậy, tên ăn trộm được giáo hóa như vậy có tốt không?  Tốt chứ! Có phi nhân quả hay không? Mặc dù, tên ăn trộm đã sám hối ăn năn, nhưng anh vẫn phải chịu ngồi tù. Anh vẫn bị nhân quả. Tuy nhiên, anh thiện hửu tri thức cảm hóa cái tâm ác, cái tâm ăn trộm của tên ăn trộm để chuyển thành tâm thiện
          Đức Phật giáo hóa chúng sanh cũng như anh thiện hữu tri thức. Đức Phật giáo hóa chúng sanh chuyển cái tâm ác thành tâm thiện, bỏ nghiệp ác và làm nghiệp thiện mới. Tuy nhiên, chúng sanh vẫn phải bị nhân quả chi phối.
         
  1. Ý nghĩa cầu siêu:
          Có người nói rằng người ta chết là theo nghiệp khỏi có cầu siêu?
          Nếu bạn biết đạo. Cha mẹ và người thân của bạn lúc sống không có tu hành gì cả, chỉ biết lập gia đình sanh con đẻ cháu, lo làm ăn buôn bán tạo đủ thứ nghiệp thiện ác. Khi họ chết rơi vào thế giới vô hình. Con người khi sống có thân gọi là hữu hình; khi họ mất thân người gọi là vô hình. Nếu bạn biết cha mẹ và người thân đang ở trong thế giới vô hình, thì bạn để cho họ tùy theo nghiệp phải không? Hay là bạn tìm cách cứu họ giống như Ngài Mục Kiền Liên và Ngài Địa Tạng Bồ Tát?
          Tôn giáo nào cũng đều tụng Kinh cầu nguyện đấng thiêng liêng của họ. Đức Phật chỉ dạy tu, chứ không dạy cầu nguyện Ta, rồi Ta cứu cho. Vì sao? Thứ nhất nếu Ngài nói như vậy thì chúng sanh sẽ ỉ y, không lo tu tập; thứ hai Ngài nói như vậy thì người ta sẽ cho rằng Ngài tự cao và tự kêu căng là mình tối thượng. Tuy nhiên, chúng ta tự biết Chư Phật, Chư Bồ Tát đúng là đấng cứu thế, là người cứu đời. Căn cứ vào đâu?
          Chư Phật và chư Bồ Tát đều có cùng một nguyện: “ Phát tâm đại bi cứu độ tất cả chúng sanh trong mười pháp giới”.
          Chúng sanh gồm có 2 loại là hửu hình và vô hình. Vô hình là từ hửu hình. Ngược lại, hửu hình từ vô hình. Hửu hình có thân thể; vô hình không có thân thể. Đây là điểm khác nhau. Nhưng giống nhau đều là chúng sanh có tâm thức, hay còn gọi là linh hồn. Họ biết tham lam, sân hận, si mê, thương, ghét và vui buồn .v.v. Cho nên, Chư Phật, Chư Bồ Tát không phải chỉ cứu độ người sống, mà người chết bỏ đi. Người chết khổ đau hơn người sống, nên họ cần sự hướng dẫn và giúp nhiều hơn. Vì thế, đức Phật Thích Ca giới thiệu Phật Dược Sư và Bồ Tát Quan Âm hiện thân độ sanh. Phật Di Đà và Bồ Tát Địa Tạng hiện thân độ tử .v.v.
          Bồ Tát Quan Âm phát 12 lời nguyện cứu độ chúng sanh qua Kinh Phổ Môn. Ngài Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện: “ Địa ngục nếu còn thề không thành Phật; chúng sanh độ hết mới chứng bồ đề”. Phật Dược Sư phát 12 lời nguyện độ sanh qua Kinh Dược Sư. Phật Di Đà phát 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh qua Kinh Vô Lượng Thọ. Do đó, Chư Phật và Chư Bồ Tát chia ra các cõi để cứu độ chúng sanh. Cõi trời Đao Xuất có Ngài Bồ Tát Di Lặc hoằng pháp. Ở cõi Ta Bà nầy có Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí .v.v. ở địa ngục có Bồ Tát Địa Tạng. Chỗ nào có chúng sanh, là nơi đó có Chư Phật, Chư Bồ Tát hiện thân cứu độ. Vì Chư Phật, Chư Bồ Tát đều phát tâm đại từ bi cứu chúng sanh. Cho nên, Chư Phật và Chư Bồ Tát là đấng cứu thế, là đấng thiêng liêng.
         Chúng ta biết rằng Chư Phật, Chư Bồ Tát đều có lục thông qua thiền định.  Cho nên:
1. Chúng sanh nào làm gì, thì các Ngài đều thấy hết. Bỡi vì, các Ngài có thiên nhãn thông.
2. Chúng sanh nào nói gì, thì các Ngài đều nghe được hết. Bỡi vì, các Ngài có thiên nhĩ thông.
3. Chúng sanh nào suy nghĩ cái gì, thì các Ngài đều biết được hết. Bỡi vì, các Ngài có tha tâm thông.
4. Các Ngài đều biết quá khứ, hiện tại và vi lai của chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài đều có túc mạng thông.
5. Các Ngài có thể dùng thần thông biến hóa nhiều thân để độ chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài đều có thần túc thông.
6. Các Ngài có nhiều phương pháp hóa độ chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài có lậu tận thông. Qua đó, chúng ta biết rằng Chư Phật và Chư Bồ Tát mới là người thật lực tha lực, là người có năng lực cứu độ chúng sanh.
          Chư Thánh Thanh Văn và Chư Bồ Tát mặc dù đã giác ngộ, giải thoát sanh tử luân hồi rồi. Nhưng các Ngài chưa thành Phật, trí huệ, thần thông chưa bằng đức Phật. Do đó, các Ngài phải học thêm trí huệ và phương tiện cứu độ của Chư Phật. Huốn chi, chúng sanh còn lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi. Họ cầu thỉnh Chư Phật thì đâu có tội, đâu có sai. Nếu họ không cầu thỉnh Chư Phật và Chư Bồ Tát cứu độ, thì chúng sanh cầu thỉnh ai?
 
 
Nam mô A Di Đà Phật!
Chùa Phật Linh ngày 70/07/2018
 

 

 

 
 
 
BÀI SỐ 55
THỜ CHA MẸ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
 
Hỏi:
          Bạch Thầy!
          Con của con lập gia đình với người khác đạo. Nó nói rằng nó theo đạo chồng, nên nó không thờ cha mẹ, vì đạo bên chồng dạy như vậy. Do đó, nó không thờ cha của nó nữa.
          Bạch Thầy!
          Thờ cha mẹ có cần thiết không?
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa Cô!
Dân tộc Việt Nam có truyền thống thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Người ta thường gọi là đạo lương hay đạo ông bà, đạo làm người hoặc hiếu đạo. Tại sao?
         Thờ cha mẹ là để tưởng niệm tri ân người có công sanh thành dưỡng dục của chúng ta. Nếu không cha mẹ thì ai sanh bạn ra. Cha mẹ là từ ông bà, tổ tiên. Ông bà, tổ tiên là nguồn gốc của chúng ta. Tưởng niệm tri ân sanh thành dưỡng dục cha mẹ là nền tảng đạo đức của con người và nhân loại nói chung. Ngược lại, con người mà không biết điều nói trên, là con người thiếu đạo đức. Loài cầm thú không có lý trí như con người, nên chúng nó không biết thờ cha mẹ và nguồn gốc của chúng nó từ đâu ra.
          Những ngày lễ giỗ là những ngày mà con cháu tựu họp cúng lễ, tưởng niệm cha mẹ đã qua đời. Đây là nghi thức thế gian. Cha mẹ là người sanh bạn ra, mà bạn không muốn thờ. Vậy, bạn muốn thờ ai? Bạn muốn tưởng niệm ai? Người đời đều dạy con em  phải biết kính trên, nhường dưới, phải hiếu thảo cha mẹ. Huốn chi, đấng thiêng liêng nào dạy bạn không tưởng niệm và thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nếu quả thật là đấng đó dạy như vậy, thì chúng ta phải tìm hiểu xem đấng nầy ở nước nào? Tên gì? Và cha mẹ là ai? Họ có cha mẹ hay không? Chỉ có những người không có cha mẹ, nên họ không tưởng niệm cha mẹ thôi. Nếu họ không có cha mẹ, thì họ từ đâu có? Nói chung, không đấng thiêng liêng nào dạy người ta quên tri ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và vô đạo đức cả. Nếu người đó dạy như vậy, người đó không phải là đấng thiêng liêng.
Tóm lại: Bổn phận người con phải tri ân và báo ân sanh thành dưỡng dục cha mẹ. Đây là đạo đức con người. Ngược lại, bạn không xứng đáng là con người đạo đức.
+ Đức Phật dạy:
“Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật”.
Đức Phật dạy mọi người phải biết bốn ân lớn. Đó là
  1. Ân cha mẹ: Vì cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục chúng ta.
  2. Ân đất nước và thí chủ: Vì họ lo an ninh và giúp đỡ chúng ta mọi thứ trong cuộc sống.
  3. Ân thầy và bạn tốt: Vì họ cho chúng ta kiến thức và chia sẽ những khó khăn.
  4. Ân Tam Bảo: vì Tam Bảo cho chúng ta biết hướng thiện, hướng thượng và hướng đến con đường giải thoát luân hồi.
         Trong lịch sử Phật giáo kể lại, Ngài Mục Kiền Liên là một trong mười đệ tử lớn của đức Phật. Khi Ngài chứng quả A La Hán. Người đầu tiên mà Ngài dùng thiên nhãn thông để tìm kiếm cứu độ, đó chính là bà Thanh Đề, là mẹ của Ngài.
Sau khi sanh thái tử Tất Đạt Đa, bà hoàng hậu Maya sanh lên cung trời Đao Lợi. Do đó, đức Phật có một thời gian vắng bóng trên trần gian là vì Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết Kinh Địa Tạng cho bà Maya, là mẹ của Ngài.
Trong Kinh Địa Tạng, Đức Phật kể về đời quá khứ của Ngài Địa Tạng Bồ Tát khi còn là người nữ tại gia. Người Phật tử nữ nầy vì cứu mẹ, mà phát Bồ Đề Tâm độ nhất thiết chúng sanh. Người con gái nầy trãi qua nhiều đời, nhiều kiếp cứu độ cho mẹ hay nói cách khác là Ngài Địa Tạng Bồ Tát vì cứu mẹ mà Ngài phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Đề Tâm (Tu lục độ Ba La Mật) và hành Bồ Tát Đạo cứu độ tất cả chúng sanh.
Ngài phát nguyện:
“Địa ngục nếu còn, thề không thành Phật,
Chúng sanh độ hết, mới chứng Bồ Đề”.
          Qua đó, chúng ta thấy rằng Chư Phật và Chư Bồ Tát đều phải tri ân và báo hiếu cha mẹ. Vì căn bản đạo đức con người chưa làm xong, thì sao làm Thánh được. Chúng ta nên phải phát tâm hiếu và hành hạnh hiếu, thì đó là cử chỉ hành động thiết thực để cho con cháu noi theo.
 
“ Tâm hiếu là tâm Phật.
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
 
Nam mô A Di Đà Phật!

 
 
BÀI SỐ 56
KINH PHẬT ĐỘ SANH HAY ĐỘ TỬ
 
Hỏi:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi. Có người nói rằng Đức Phật chỉ độ sanh chứ không độ tử. Vậy, họ nói như thế có đúng không?
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý vị Phật tử!
          Quan niệm của người đời độ sanh là độ cho người sống; độ tử là độ cho người mất. Cho nên, ai đó nói rằng đức Phật chỉ độ sanh, không có độ tử. Đó là quan niệm cá nhân. Chúng ta có thể tìm hiểu như sau:
          Độ nghĩa là đưa qua (Đưa qua bờ giác ngộ); Sanh nghĩa là chúng sanh. Chúng sanh là nhóm người chết đi, rồi sanh lại trong luân hồi sanh tử nên gọi là chúng sanh. Do đó, độ sanh nghĩa là độ chúng sanh. Chúng sanh gồm sáu loại: 1) Trời; 2) A Tu La; 3) Người; 4) Địa ngục; 5) Ngạ quỹ; 6) Súc sanh. Chúng sanh ở cõi nầy được chia thành 2 hình thức. Đó là hửu hình và vô hình.
- Chúng ta có thân vật chất gọi là con người, là hửu hình. Hửu hình sống trong dương gian.
- Chúng ta chết đi, mất thân nầy gọi là con ma, nói theo dương gian. Con ma còn gọi là cô hồn (Vong hồn cô đơn). Con ma là vô hình, sống trong thế giới vô hình hay còn gọi là âm cảnh. Qua đó, chúng ta thấy vô hình từ hửu hình; hửu hình từ vô hình; nói cách khác con ma từ con người; con người từ con ma. Qua đó,chúng ta mới biết ma là ai? Ma là chúng ta; chúng ta là ma, chứ ma là ai? Vậy, con người và con ma hay vô hình và hửu hình đều là chúng sanh cả.
+ Hửu hình và vô hình khác nhau chổ nào?
Hửu hình có thân người khác với vô hình không có thân.
+Hửu hình và vô hình giống nhau chổ nào?
Hửu hình và vô hình đều có tâm thức giống nhau.
Con người thích lên xe hoa lấy vợ, lấy chồng, sanh con đẽ cháu, tiếp nối tông đường, thì con ma cũng vậy.
Con người thích ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, thì con ma cũng vậy.
Con người có vui, có buồn, thì con ma cũng vậy.
Con người có thương ghét, tham lam, sân hận, si mê .v.v. thì con ma cũng vậy. Vậy, con người và con ma đều có tâm thức giống nhau. Nên con người và con ma cũng đều là chúng sanh cả. Vì thế, chúng ta biết rằng trong thế giới vô hình vẫn có chúng sanh, nhưng vì chúng ta không thấy được. Vì họ không có thân vật chất.
Kinh là lời dạy của Đức Phật. Lời dạy của Đức Phật giúp cho chúng sanh thức tỉnh cuộc đời, giác ngộ chân lý và giải khổ sanh tử luân hồi. Người sống nghe Kinh hết khổ thì được an. Vậy là Đức Phật đã an tâm cho họ rồi. Cho nên, chúng ta có thể nói đó là cầu an hay còn gọi là độ sinh. Độ sinh là độ cho người sống.
Nếu cha mẹ của quý vị qua đời. Quý vị có muốn họ được nghe Kinh Phật hay không? Nếu họ nghe Kinh có tội không? Nếu họ nghe Kinh có cần thiết và lợi ích không? Chắc chắn là cần thiết và lợi ích. Nếu người mất nghe Kinh thức tỉnh cuộc đời giả tạm, thì họ an lạc. vậy, Kinh Phật cũng độ tử, hay còn gọi là cầu siêu.
Tóm lại, Kinh Phật có thể độ sinh lẩn  độ tử và độ cho tất cả chúng sanh muôn loài nói chung.
Hỏi:
         Nam Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Bạch Thầy! Con nghe có người nói rằng người chết theo nghiệp. Họ nói rằng cầu siêu không cần thiết?
Trả lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa quý vị!
         Họ nói như vậy chưa đúng. Chúng ta phải nói rằng con người chết đi phải chịu nghiệp quả thiện ác của họ. Trước chúng ta định nghĩa lại chữ Nghiệp, bỡi vì có vài người cứ thắc mắc tốt xấu gì cũng đều nói là do cái nghiệp cả.
Nghiệp được dịch từ chữ Karma tiếng Sansrit - Ấn Độ. Nghiệp nghĩa là chỉ sự hoạt động hay hành động tạo tác của thân, khẩu và ý.
        Ví dụ:
Khẩu nói ác gọi là nghiệp ác; Khẩu nói thiện gọi là nghiệp thiện.
Thân làm ác gọi là nghiệp ác; Thân làm thiện gọi là nghiệp thiện.
          Ý nghĩ ác gọi là nghiệp ác; Ý nghĩ thiện gọi là nghiệp thiện. Do đó, nghiệp có thiện, có ác tùy vào hành động tạo tác của thân, khẩu và ý. Nghiệp thiện, ác cũng không nhất định. Vì bạn tạo nghiệp ác; bạn cũng có thể làm nghiệp thiện. Hay nói cách khác, đó là bạn đã chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện. Nên nói, nghiệp thiện ác không cố định.
Vậy, nghiệp chỉ là cái tên gọi để chỉ hành động tạo tác tốt xấu của thân, khẩu và ý, chứ nghiệp không phải là một chủ tể.
Ví dụ:
          Tên cướp đi cướp của và giết người. Cảnh sát bắt tên cướp giao cho ông quan tòa. Ông Tòa sẽ căn cứ vào nghiệp ác của tên cướp mà xử tội. Sau đó, cảnh sát đem tên cướp nầy giam vào nhà tù.
Chúng ta thấy rằng việc cướp của, giết người là nghiệp ác. Nghiệp ác nầy là nhân, hay còn gọi là nghiệp nhân ác; Nghiệp nhân ác nầy đưa đến tên cướp ngồi tù. Ngồi tù là nghiệp quả ác. Qua ví dụ nầy, chúng biết nghiệp chỉ là cái tên gọi để chỉ hành động thiện ác; chứ nghiệp không phải là chủ tể để xử tội hay lôi tên cướp vào nhà tù được. Ông quan tòa và cảnh sát mới là chủ tể. Họ mới có thể xử tội và đưa tên cướp vào nhà tù. Do đó, người chết đi không có theo cái tên gọi (Nghiệp), chúng ta có thể nói rằng họ sẽ phải chịu nghiệp quả thiện ác, mà họ đã tạo nghiệp nhân thiện ác khi còn sống. Ông Diêm Vương mới là người chủ tể để xử tội họ.
          Chư Phật và Chư Bồ Tát nguyện độ tất cả chúng sanh trong sanh tử luân hồi. Chư Phật và Chư Bồ Tát có khả năng hóa độ chúng sanh qua lục thông như: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mệnh thông và lậu tận thông. Vì thế, chúng ta biết rằng chư Phật và chư Bồ Tát có thật lực tha lực. Chư Phật và Chư Bồ Tát có cùng một nguyện độ tất cả chúng sanh, nên ở đâu có chúng sanh là ở đó có Chư Phật và Chư Bồ Tát. Ở cõi trời Đâu Suất có Bồ Tát Di Lặc thuyết pháp; Ở Ta Bà nầy có Đức Phật Thích Ca, có Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quan Âm; Ở địa ngục có Bồ Tát Địa Tạng và các cõi tịnh độ của các Chư Phật khác.
Chúng ta là con Phật. Chúng ta muốn hướng theo Phật hay theo nghiệp?
          Những bậc tu hành mà họ chưa chứng được Thánh A La Hán và Bồ Tát, thì họ vẫn còn luân hồi. Vì họ chưa làm chủ được sanh tử luân hồi. Huốn chi, chúng ta còn là phàm phu, còn khổ đau trong sanh tử luân hồi, thì chúng ta không cầu Chư Phật và Chư Bồ Tát hóa độ, vậy chúng ta cầu ai?
- Trong Kinh Vu Lan kể lại, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên chết làm ngạ quỹ trong thế giới vô hình. Ngài Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ trong thế giới vô hình.
- Trong Kinh Địa Tạng, Đức Phật kể lại tiền thân của Ngài Bồ Tát Địa Tạng. Khi Ngài còn là người Phật tử nữ tại gia. Ngài phát bồ đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm cứu mẹ bằng mọi phương pháp. Đặc biệt, Đức Phật Thích Ca giảng Kinh Địa Tạng tại cung trời đao lợi để hóa độ cho mẹ của Ngài là hoàng hậu Maya. Mục đích là muốn hoàng hậu Maya học và tu theo hạnh của Bồ Tát Địa Tạng. Qua đó, nếu Phật tử có cha mẹ chết xuống địa ngục, làm ngạ quỹ hay cô hồn .v.v. Vậy, quý vị có bỏ luôn cho cha mẹ theo nghiệp hay không? Nếu quý vị bỏ cho người thân của mình trong luân hồi, thì chúng ta có xứng đáng là con của đức Phật không? Hạnh hiếu là nền tảng căn bản đạo đức của con người mà bạn làm chưa xong; huốn chi làm Thánh.
         Chúng ta là con Phật. Sao chúng ta không hướng người thân theo Phật, nghe Kinh, mà lại để họ theo nghiệp?
         Nếu cha mẹ của quý vị không phải là những bậc A La Hán, Bồ Tát, thì sau khi họ mất đi, chắc chắn sẽ phải lặn hụp trong sanh tử luân hồi rồi. Vậy, quý vị là con Phật; quý vị có nên tìm cách cứu cha mẹ của mình không?
Hỏi:
         Nếu con ngồi thiền và rãi tâm từ, thì người mất có giải thoát sanh tử luân hồi không?
Trả lời:
         Rãi tâm từ là mở tâm từ bi của quý vị ra và có thể an ủi cho người mất. Quý vị ngồi thiền và rãi tâm từ, thì quý vị nghĩ cô hồn có được giác ngộ giải thoát không? Chắc chắn là không rồi. Nếu rãi tâm từ mà chúng sanh giác ngộ giải thoát, thì Đức Phật cần gì thuyết pháp 49 năm. Ngài thuyết pháp để giác ngộ chúng sanh trước và sau mới hướng dẫn họ tu hành.
Hỏi:
          Bạch Thầy! Nghi thức siêu độ như thế nào?
Trả lời:
          Các tôn giáo đều soạn ra những nghi lễ như: Lễ cưới, lễ tang, .v.v. Bên đạo Phật, Chư Tôn Đức cũng có soạn ra những nghi thức cầu an, cầu siêu, .v.v. Nội dung của nghi thức cầu gồm:
    1. Thỉnh Chư Phật và Chư Bồ Tát tiếp độ
    2. Thỉnh chư hương linh
    3. Khai thị hương linh
    4. Quy y hương linh và cho hương linh phát lồ sám hối
    5. Cho hương linh thọ thực
    6.  Khai thị về sự vô thường của cuộc đời
    7. Giới thiệu về Tịnh Độ Đạo Tràng Hoằng Pháp của Đức Phật Di Đà
    8. Hướng dẫn hương linh phát nguyện vãng sanh
    9. Hướng dẫn hương linh niệm Phật
    10. Hồi hướng
Hỏi:
          Thưa Thầy! Có người nói rằng tu là phải tự lực, chứ không có nương về tha lực.
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính Thưa quý vị!
          Họ nói như vậy cũng gần đúng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Vì họ chưa am hiểu về tự lực và tha lực. Hôm nay, chúng ta có thể tìm hiểu về tự lực và tha lực.
+ Tự lực: Tự lực là sự nổ lực của chính mình.
+ Tha lực: Tha lực là sự hướng dẫn và trợ duyên của người khác.
          Ví dụ: Hột xoài và quả xoài
          Hột xoài nhờ có đất, nước, gió và nhiệt độ để nãy mầm thành quả xoài.
- Hột xoài nẫy mầm thành quả xoài là tự lực.
- Đất nước, gió và nhiệt độ là tha lực.
          Hột xoài không có tha lực của đất, nước, gió và nhiệt độ, thì nó không thành quả xoài được. Ngược lại, đất, nước, gió và nhiệt độ không có hột xoài, thì nó cũng không thành quả xoài.
          Chúng ta tự hỏi rằng chúng ta từ đâu sanh ra? Chúng ta từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên? Chắc chắn rằng ai cũng đều biết là chúng ta do người mẹ sanh ra. Nếu không có người cha, thì người mẹ có tự lực sanh ra chúng ta không? Chắc chắn là không phải hôn? Nếu có sự hòa hợp của cha mẹ mà không có sự hòa hợp của đứa bé, thì không có sự thụ thai. Qua đây, chúng ta mới thấy rằng sự hiện diện của đứa bé là có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ hay nói cách khác là ý muốn của cha mẹ muốn có em bé. Có nhiều trường hợp, cha mẹ không muốn có em bé, nên họ đi phá thai. Do đó, em bé không tự lực ra đời được. Vậy, nếu không có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ, thì chắc chắn em bé không tự lực để có hiện diện trong cuộc đời nầy được.
Tóm lại:
- Người cha không tự lực sanh ra em bé.
- Người mẹ cũng không tự lực sanh ra em bé.
- Em bé cũng không tự lực sanh ra chính mình.
- Sự hòa hợp của cha mẹ trợ duyên cho em bé là tha lực.
- Ý muốn hòa hợp cá nhân của cha mẹ và em bé là tự lực. Tự lực và tha lực luôn trợ duyên với nhau.
          Chúng ta biết rằng em bé sau khi sanh ra, bé cần sửa mẹ, cần cha mẹ cho ăn, cho uống và tắm rửa, chăm sóc. Đồng thời, cha mẹ phải đi làm kiếm tiền để nuôi bé trưởng thành. Nếu cha mẹ sanh bé ra, không cho ăn uống và phơi nắng bé, thì bé đã chết. Vậy, bé tự lực trưởng thành là nhờ sự trợ duyên tha lực của cha mẹ.
-  Bé tự trưởng thành là tự lực của bé.
-  Cha mẹ chăm sóc bé là tha lực.
          Khi bé học hành thành bác sĩ, kỷ sư, nha sĩ, .v.v. đều nhờ trợ duyên hướng dẫn giáo dục của các thầy cô giáo.
- Sự nổ lực học hành của bé là tự lực.
- Sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo là tha lực.
          Trong Phật giáo nói sao?
          Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề; Ngài đi thuyết pháp 49 năm và Ngài thành lập Tam Bảo để cho chúng sanh nương tựa. Do đó, Ngài dạy các Phật tử phải quy y Tam Bảo cho đến khi thành Phật.
+ Quy y là trở về nương tựa; Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.
+ Phật là bậc giác ngộ chân lý.
+ Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là những phương pháp như thiền định, thiền quán để giúp chúng sanh tu tập thành Phật. Do đó, lời dạy của đức Phật còn gọi là Pháp.
+ Tăng là sự hòa hợp của đoàn thể tu hành hay còn gọi là Tăng đoàn.
- Nương tựa Phật là nương tựa tha lực của Đức Phật để trở về tánh giác của mình.
- Nương tựa pháp là nương tựa lời dạy của Đức Phật và các pháp môn thiền định, thiền quán.
- Nương tựa Tăng là nương tựa Tăng đoàn.
Vậy, Đức Phật dạy:
- Nương tựa Tam Bảo là nương tựa tha lực của Tam bảo.
- Sự nổ lực tu hành cá nhân là nương tựa tự lực của chính mình.
          Nếu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, mà chúng ta lìa Tam Bảo, thì chúng ta có thể tự lực thành Phật không? Chắc chắn là không? Do đó, sự tu hành cần phải có sự tự lực nổ lực và sự trợ duyên tha lực của Tam Bảo nói chung.
         
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 

BÀI SỐ 57
NGHIỆP LÀ CHỦ TỂ PHẢI KHÔNG?
 
Hỏi:
        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
        Kính bạch Thầy!
        Con xin hỏi Thầy. Có người nói rằng người chết rồi, họ sẽ theo nghiệp của họ. Không cần cầu siêu. Vậy, nghiệp có phải là chủ tể không?
Trả lời:
           Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
           Kính thưa Quý Phật tử!
          Trước khi trả lời vấn đề trên, thì chúng ta tìm hiểu nghiệp nghĩa là gì?
          Nghiệp dịch từ tiếng Sanrits là Karma. Nghiệp – Karma là cái tên gọi, chỉ hành động tạo tác hay nói cách khác là chỉ sự hoạt động của thân, khẩu và ý.
Ví dụ:
*Khẩu nói là những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
*Thân làm những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
*Ý suy nghĩ những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
Ngược lại
*Khẩu nói những điều ác, gọi là nghiệp ác.
          Vậy nghiệp thiện, nghiệp ác tùy thuộc vào hành động tạo tác của thân, khẩu và ý.
         Ví như anh A giết người B. Vậy là anh A đã tạo nghiệp ác. Cảnh sát sẽ bắt anh A ra tòa án xử tội. Ông quan tòa sẽ căn cứ vào nghiệp nhân ác của anh A để xử tội anh A ngồi tù bao nhiêu năm.
          Giết người là nghiệp nhân ác; ngồi tù là nghiệp quả ác.
          Nếu anh A chết đi. Ông Diêm Vương cũng căn cứ vào nghiệp nhân thiện ác của anh A để xử cho anh A chịu nghiệp quả thiện ác.
Qua đó, chúng ta thấy Nghiệp là cái tên, chứ không phải là chủ tể. Vậy, nếu bạn chết rồi, bạn có muốn theo cái tên nghiệp không?
Nếu Nghiệp là chủ tể, thì nó có thể xử tội và lôi kẻ ác vào trong nhà tù mà không cần cảnh sát và ông tòa án. Nhưng nghiệp chỉ là cái tên. Ở trên trần gian nầy, có bao giờ quý vị thấy những kẻ ác nào tự động định tội của họ và đi vào nhà tù không?
Nếu Nghiệp là chủ tể, thì nó có thể xử tội và lôi kẻ ác xuống địa ngục, không cần ông Diêm Vương xét xử. Nhưng nghiệp chỉ là cái tên gọi, không phải là chủ tể. Quý vị có thấy kẻ ác nào tự định tội của họ và đi xuống địa ngục không?
Do đó, người nói rằng người ta chết theo cái tên nghiệp là đúng không?
          Đức Phật dạy rằng người tạo nghiệp ác, thì nghiệp ác nầy là nhân hay còn gọi là nghiệp nhân ác. Nghiệp nhân ác nầy sẽ đưa đến nghiệp quả ác. Ngược lại, người tạo nghiệp nhân thiện, thì họ sẽ được nghiệp quả thiện. Ví như cây nghiên vực thẩm, thì khi cây ngã chắc là xuống vực thẳm.
         Nếu như có người si mê làm ác; nay họ giác ngộ hướng thiện và làm thiện. Họ bỏ ác làm thiện có được không? Có tốt không?
  • Những vị hành giả tu thiền định hay thiền quán, họ không chứng được quả A La Hán hay Bồ Tát. Chắc chắn họ đều phải luân hồi tiếp tục.
  • Nếu người thân của quý vị không giữ thập thiện giới và làm phước, thì họ chắc chắn không sanh về cõi trời dục giới được.
  • Nếu người đó lúc sanh tiền làm cực ác, thì chắc chắn ông Diêm Vương sẽ giam giữ họ ở dưới địa ngục.
           Con người mất thân nầy, chuyển thành con ma, sống trong thế giới vô hình. Nếu cha mẹ của quý vị mất, thì bạn làm gì? Quý vị sẽ ngồi thiền hay tụng Kinh?
           Quý vị có muốn người thân của mình theo cái tên nghiệp hay không?
           Nếu quý vị biết cha mẹ của quý vị chưa đủ phước đi đầu thai, mà họ vẫn còn trong thế giới vô hình, thì quý vị làm sao? Quý vị có mặc kệ cho cha mẹ của mình theo cái tên nghiệp và lẫn thẫn trong thế giới vô hình?
          Đức Phật không có nói để Ta ngồi thiền và rãi tâm từ là các vị giác ngộ. Không. Đức Phật phải thuyết pháp giác ngộ chúng sanh và hướng dẫn tu hành. Như vậy lời dạy của đức Phật là để thức tỉnh và giải khổ cho chúng sanh. Cho nên, người sống nghe Kinh thức tỉnh, hết khổ và được an. Vậy, đó gọi là cầu an hay gọi là độ sanh.
          Người sống và người chết khác nhau ở chổ là người sống có thân vật chất; còn người chết không có thân vật chất. Nhưng người sống và người chết đều giống nhau ở chổ có tâm thức, biết vui, biết buồn; biết giận hờn thương ghét, .v.v.
          Nếu người mất nghe Kinh Phật giác ngộ, bớt khổ và được an lành, thí đó là độ tử hay nói cách khác là cầu siêu.
          Cha mẹ của quý vị khi mất được trợ duyên khai thị lời Đức Phật dạy, nghe Kinh, niệm Phật, quy y Tam Bảo, .v.v. nhất là quý vị thỉnh chư Phật và Bồ Tát hóa độ trong thế giới vô hình. Vậy thì có tội gì không? Vậy có tốt không?
Vì lẽ đó, cha mẹ của quý vị mất; quý vị có nên đọc Kinh Phật cho cha mẹ mình nghe không? Hay là quý vị để cho cha mẹ của mình theo cái tên nghiệp? Tại sao cha mẹ của quý vị là con của Chư Phật, mà quý vị không hướng cha mẹ theo Chư Phật, mà quý vị lại để cho cha mẹ của quý vị theo cái tên nghiệp?
          Nếu quý vị tha thiết để cho cha mẹ hướng theo cái tên nghiệp, thì quý vị không xứng đáng là Phật tử.
          Chúng ta nên học hạnh hiếu của Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!
 
 
BÀI SỐ 58
CHÔN HAY THIÊU
 
Hỏi:
           Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
           Kính bạch Thầy!
           Con xin phép được hỏi về chôn hay thiêu, cái nào có lợi? Vì người miền quê có đất nhà, nên ai cũng muốn chôn trong đất nhà, thì họ nghĩ là tiện lợi nhất. Con xin Thầy cho ý kiến.
Trả lời:
          Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Người xưa thường làm lễ thổ táng (Chôn cất), thủy táng (Thả xuống nước, hỏa táng, điểu táng - cho chim ăn), .v.v. Người Việt chúng ta bây giờ thường áp dụng thổ táng và hỏa táng là phổ biến.
Lễ an táng theo phong tục Việt Nam là thổ táng và hỏa táng.
          + Thổ táng:
          Những người dân ở ngoại Ô, miền quê thường là hay chôn cất trong đất nhà hoặc ngoài ruộng đồng, .v.v. chôn cất như vậy có tốt không? Không tốt. vì sao?
1. Người sống và người âm (Âm dương) không thể lẫn lộn được.
2. Nhiều gia đình xây mộ trước nhà và sau nhà làm cho ngôi nhà mất đẹp. Đó không phải là nếp sống văn minh văn hóa. Có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh và chuồng heo sau nhà gần mồ mã. Vậy, người mất có hài lòng hay không?
3. Khi xác người chôn dưới đất, thì đất đó trở thành đất âm khí (đất chết) và những vùng đất đó ảnh hưởng nguồn nước giếng. Trong lúc đó, miền quê lại hay sử dụng nước giếng. Vậy, nước giếng đó có tốt không? Bên cạnh đó, các cánh đồng có rất nhiều mồ mã, lại càng không tốt. Ruộng đồng là nơi canh tác gạo thóc lương thực ăn uống, mà chôn cất như thế là không thích hợp, mất mỹ quan của đất nước. Tốt nhất là chôn cất ở Nghĩa trang. Ở xứ Âu Châu, người tây phương khi chết, họ thiêu và để vào hủ cốt. Sau đó, họ chôn tại nghĩa trang. Chôn như vậy không chiếm diện tích và không ô nhiểm môi trường.
4) Khi xây mã mồ, chúng ta chỉ xây dựng bốn vách tường chung quanh. Ở đáy không cần xây bít. Có như vậy, nước mới vào và làm cho thân xác tan rã, trở về với cát bụi. Sau khi hạ nguyệt, chúng ta cũng có thể xây bốn vách cao hơn mặt đất khoảng 50 cm trở lên và đổ đất vào. Ở trên, chúng ta trồng cỏ hoặc hoa .v.v. Xây Mộ như vậy mới thích hợp âm dương.
5. Sau hạ nguyệt xong, thông thường người ta thường hay rướt hương linh về nhà để cúng bái. Nếu là gia đình Phật tử thì nên rớt hương linh về Chùa. Như vậy, hương linh sẽ nương vào Tam Bảo nghe Kinh niệm Phật hằng ngày.
+ Hỏa táng:
          Hiện trạng đất đai huy hoạch không ổn định, nên chi có chôn rồi, cũng phải bị bốc mộ. Hỏa táng là tiện lợi, vệ sinh sạch sẽ nhất, bớt phần tốn kém. Đặc biệt, người mất không bám víu vào thân sát nữa. Sau khi hỏa táng xong, chúng ta cũng rướt hương linh về Chùa làm lễ nhập tự và an linh. Trong thời gian nầy, hương linh cần nghe Kinh niệm Phật. Hài cốt có thể xin để ở Chùa cho đến 49 ngày hoặc 100 ngày, rồi đem ra biển rãi bỏ. Con người nương vào thân xác nầy để sống. Khi thân xác nầy không hoạt động nữa hay nói cách khác là chết, thì tâm thức của người chết vẫn theo cái xác nầy. Vì tâm thức của con người luôn luôn cần có chổ để nương tựa. Do đó, khi chúng ta chôn cất người mất ở nhà mồ, thì tâm thức của họ sẽ nương vào đó và đó là căn nhà của họ. Nếu như người thân xây nhà mồ thật đẹp và nhiều tiền, thì người mất có thể sẽ quyến luyến không nghĩ tới việc đi đầu thai và người mất sẽ ở đó làm ma giữ nhà mồ đời đời kiếp kiếp. Nếu người mất được nương tựa vào Tam Bảo tu hành, thì sau một thời gian người mất đủ duyên sẽ đi đầu thai sang kiếp khác. Thân xác nầy từ tứ đại đất, nước, gió và lửa thì trả về cho cát bụi. Sau 49 ngày hoặc 100 ngày, chúng ta có thể rãi hài cốt. Hài cốt thuộc về âm khí, nếu để trong Chùa nhiều và lâu thì sẽ ảnh hưởng tới người sống. Hơn nữa, hài cốt không phải là đối tượng để thờ và lễ bái; trừ khi nhục thân xá lợi của những bậc chứng đạo.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
Ravensburg Ngày 19/09/2019
 
 
BÀI SỐ 59
MỞ CỬA MÃ
 
Hỏi:
          Mô Phật!
          Thưa Thầy!
          Mở cửa mã có cần thiết hay không?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Mở cửa mã là theo quan niệm người xưa. Người ta nghĩ rằng hương linh được chôn cất sau 3 ngày là họ đi mở cửa mã.
• Có người hỏi rằng: “Ai đóng cửa mã, mà thân nhân phải đi mở cửa? Tại sao đóng cửa để làm gì?” Câu trả lời là không biết, vì ông bà xưa làm sao, thì con cháu làm vậy.
• Vậy ý nghĩa mở cửa mã là như thế nào?
          Người xưa khi chết đi là họ đem đi chôn cất ngay, nên họ có quan niệm là người khi lâm chung, họ không biết là họ đã mất. Ví dụ như: người bị đụng xe chết đột ngột, hay bị bắn chết, hoặc đang ngủ rồi chết luôn .v.v. Do đó, họ cho rằng người mất kia có thể không biết là họ đã mất. Vì thế, sau 3 ngày họ ra mở cữa mã hay nói cách khác là đánh thức người mất. Thông thường sau khi an táng 3 ngày, họ đem con gà trống ra mộ và khiến cho con gà gáy để đánh thức hương linh biết mình đã mất rồi. Mục đích chỉ vậy thôi.
• Ngày nay có người vẫn giữ phong tục truyền thống như vậy, nhưng ít có người hiểu theo tinh thần nói trên.
• Ngày nay có người không áp dụng mở cửa mã nữa. Vậy có nên không? Không nên áp dụng. Vì sao? Ngày nay khi người ta mất không còn phải đi chôn liền như xưa; Gia đình thường đem người mất về nhà làm tang lễ từ 3 ngày trở đi. Trong thời gian đó, gia đình khóc lóc kêu gọi người mất. Bao nhiêu đó thôi người mất cũng đủ biết là mình lìa đời rồi. Huốn chi, có thêm quý Thầy làm lễ mời hương linh về thọ thực và nghe Kinh, niệm Phật và hướng dẫn hương linh làm sao qua bên kia thế giới. Do đó, việc đi mở cửa mã là điều không cần thiết nữa.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
Ravensburg Ngày 20/09/2019

 

BÀI SỐ 60
GIẬN NGƯỜI HAY GIẬN MA
 
          Sau năm 1975, người Việt đã bắt đầu vượt biên sang những nước Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu, .v.v. Anh Vũ Văn Cường sinh ra tại Rạch Giá. Khi còn là thanh niên 20 tuổi. Anh có một người yêu tên là Trinh. Hai người yêu nhau tha thiết và hứa hẹn sẽ kết hôn một ngày gần đây. Đêm nọ, anh Cường đến gặp chị Trinh đột ngột và nói rằng: “Em à! Anh có chuyện khẩn cấp muốn nói với em. Ngày mai, anh đi vượt biên. Không biết sống chết ra sao? Một là anh nuôi cá, vì anh chết cho cá nó ăn luôn; hai là má nuôi anh, nếu công an bắt anh, thì má sẽ nuôi anh; ba là anh nuôi má, nếu anh qua được Mỹ, thì anh kiếm tiền nuôi má. Nếu may mắn sang được Mỹ, anh sẽ tìm cách bảo lãnh em sang.” Anh nói xong. Chị Trinh ôm anh và khóc: “Anh nhớ bảo lãnh em nhe! Đừng để em cô đơn một mình”. Thế rồi, mối tình đầu của hai người phải chia ly.
Hôm sau, anh Cường lên tàu vượt biên. Anh ra khỏi hải phận cả tháng, mà chưa có tàu nào vớt cả. Trong lúc trên tàu không còn thức ăn và nước uống, mọi người không còn sức để khóc và than trời . . . Riêng anh Cường đã phải buông thã thân nầy và tâm hồn theo con thuyền bồng bềnh trên biển cả. Giờ, anh nghĩ số phận con người của mình tới đây là chấm dứt. Anh nhắm mắt lại và nhớ đến em Trinh, nhớ đến những kỷ niệm trò chuyện bên nhau; Nhất là nhớ đến đêm chia tay đầy nước mắt. Những kỷ niệm đó bắt đầu bừng bừng trong trí nhớ, làm cho anh không cầm được hai dòng nước mắt. Sau đó thì anh ngất đi.
          Đột nhiên, anh mở mắt thì thấy có hai ông bác sĩ người tây đứng bên cạnh. Suy nghĩ một chút mới hiểu là tàu của anh đã được cứu vớt. Thì ra, anh đã bị ngất sỉu trên tàu, nên họ đã đưa anh vào phòng hồi sức. Lần đầu tiên trong đời, anh mới thấy chiếc tàu lớn như thế nầy. Anh được đưa về trại tỵ nạn tại Philipine 2 năm và sau đó đi sang Mỹ. Thời gian đó, anh không liên lạc được em Trinh, coi như hai người mất liên lạc. Trong thời gian lưu trú tại đảo tỵ nạn, anh có thân thiện với chị Dương Thị Thủy. Cũng may cho hai người đều được đi định cư chung sang Mỹ. Qua sự thân thiện giúp nhau, cuối cùng, cả hai lấy nhau và sanh 2 đứa con, 1 trai, 1 gái.
          Hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Cả hai mở nhà hàng rất thành công tại thủ phủ Sacramento của tiểu bang Cali. Một hôm, anh nghe được một hung tin là người mẹ qua đời tại quê Rạch Giá. Anh mau mua vé bay về lo tang của mẹ.
          Sau 37 năm xa cách Việt Nam, hoàn cảnh và người dân ở đây đã thay đổi. Những bác năm xưa, hầu như đã qua đời; còn người trẻ không ai biết mình hết. Khi làm lễ di quan tài, anh chợt thấy có bóng dáng người quen quen, nhưng cố lo tập trung lễ cho xong. Sau khi làm lễ an táng xong, anh quay ra về, thì đột nhiên có một cô phụ nữ gọi anh Cường: “Anh Cường! em là Trinh nè! Anh còn nhớ không?”. Anh Cường nhận ra người yêu năm xưa. Anh chạy đến ôm lấy chị Trinh thật chặt. Chị Trinh vừa khóc và nói: “37 năm nay, anh không tìm em?”. Anh Cường nghe hỏi nghẹn ngào, đau lòng và không trả lời được.
Anh Cường:
          Giờ em đang ở đâu?
Chị Trinh:
Em đang ở làng A với mẹ.
+ Anh Cường:
Em đã lập gia đình chưa?
+ Chị Trinh:
          Từ khi chia tay với anh, em lúc nào cũng mong gặp lại anh.
+ Anh Cường:
          Anh Cường nghe chị Trinh nói xong. Anh bậc khóc và nói: “Anh đã thất hứa với em, thì em lập gia đình đi, sao chờ anh làm gì. Thôi thì, anh xin lổi em. Anh sẽ cố gắng lo cho em phần còn lại cuộc đời của em”.
“Tình củ không rủ cũng đến”.
          Gia đình của chị Trinh cũng thật khó khăn. Cha chết sớm; mẹ bệnh yếu; Chị phải đi làm thuê để nuôi mẹ qua ngày. Anh Cường đã lấy cớ về Việt Nam lo đám của mẹ hiền, mục đính là xây một ngôi nhà mới cho chị Trinh. Tình cảm mối tình đầu còn động lại trong tim, giờ nó bọc phát trở lại. Hai người bắt đầu tiếp nối lời hứa duyên tình năm xưa.
          Sau hai năm, bà xã của anh Cường điện thoại và yêu cầu anh quay về Mỹ ngay lập tức.
+ Chị Thủy:
          Mấy bà chị của anh báo cho tôi biết là anh ở Việt Nam có bồ rồi phải không? Anh khai thật đi.
+ Anh Cường:
          Anh Cường khai hết sự thật với vợ.
+ Chị Thủy:
          Chị Thủy sau khi nghe sự thật bắt đầu lên cơn ghen và nổi giận: “Anh là người phản bội. Anh lén tôi lấy nó rồi. Còn gì nói nữa. Tôi quyết định ly dị”.
+ Anh Cường:
          Bà Xã ơi! anh có lổi với em. Em tha cho anh; Anh vẫn còn thương vợ con mà. Anh lén lúc với em Trinh là vì anh lường gạt với Trinh. Nên anh muốn bù đắp cho Trinh.
+ Chị Thủy:
          Anh lường gạt tôi thì có. Thôi đi! Tôi đã quyết định ly dị với anh.
           Thế rồi, hai người ly dị. Anh Cường cuốn gói về Việt Nam sống với người tình xưa. Chị Thủy mặc dù đã ly dị chồng, nhưng chị luôn ghen tương và nỗi giận khi nhắc tới tên ông chồng. Chị chữi và nguyền rũa ông chồng ngày đêm. Hơn một năm sau, chị Thủy nghe một hung tin là ông chồng đột ngụy chết rồi. Chị và các con về làm đám tang.
          Giờ, chị thấy hối tiếc là tại vì mình ly dị, nên ông chồng về Việt Nam mới chết; Nếu ông ở Mỹ thì chắc không sao. Do đó, chị nghĩ là lỗi của con Trinh nầy, mà gia đình của chị tan nát. Chị tức giận và ngày đêm chữi rũa chị Trinh .v.v.
          4 năm sau, chị Thủy phải về Việt Nam làm đám tang cho mẹ già. Sẳn dịp, chị đưa mấy đứa con đến thăm mộ của ông chồng luôn. Khi vừa đến mộ ông chồng, chị thấy cái mộ kế bên có tấm hình chị Trinh. Chị nghĩ rằng chắc là mình bị mờ mắt rồi. Chị đến nhìn thật kỷ, đúng thật là chị Trịnh; chị Trịnh cũng bị đột ngụy chết sau anh Cường 1 năm. Tự nhiên, chị Thủy bật khóc và nói: “Sao hai người nầy chết sớm thế nầy. Bấy lâu nay, tôi giận hờn, ghen ghét, không ngờ họ đã thành ma hết rồi. Tôi không biết là tôi giận người hay giận ma nữa”.
Qua sự ra đi của người nầy, chị mới cảm nhận được cuộc đời sao ngắn ngũi, mà sao mình cứ sống với giận hờn, ganh ghét, khổ đau không à! Sao mình không sống chung vui với nhau, thì những ngày ở đời vô cùng hạnh phúc! vô cùng ý nghĩa!
          Hai năm sau, chị Thủy đến ngôi Chùa X tại Úc. Chị gặp Thượng Tọa trụ trì. Chị thưa:
+ Chị Thủy:
          Mô Phật! Bạch Thầy! Con xin Thầy cho con xuống tóc để sám hối.
+ Sư trụ trì:
          Mô Phật! Sao thí chủ muốn xuống tóc sám hối gì vậy?
+ Chị Thủy:
          Mô Phật! Trước kia, con có chữi và nguyền rũa ông chồng và người tình của ông ta. Giờ hai người đã qua đời. Con cảm thấy ái náy trong lòng, không biết tại sao con nguyễn rũa linh như vậy. Con không biết là bấy lâu nay, mình giận người hay giận ma. Con nghĩ rằng dù gì đi nữa; Bấy lâu nay, con cũng tạo nghiệp ác khẩu. Đó là lý do, con muốn xuống tóc để thể hiện sự sám hối ăn năn.
+ Sư trụ trì:
          Mô Phật! Người làm sai, mà biết ăn năn, hối cải, thì vô cùng đáng quý. Thí chủ biết phục thiện và hướng thiện, thì Thầy sẽ cho chị xuống tóc sám hối.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
Viên Giác Ngày 27/09/2019
 
Description: Luan%20Xa%203


 
PHẦN VII
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP
 
BÀI SỐ 61
ĐÓNG THUẾ CÓ NÊN KHÔNG?
 
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Người ta nói rằng nhà nước lấy thuế cao quá! Mình có nên đóng thuế không?
Trả lời:
          Kính thưa quý vị! Trước chúng ta nên tìm hiểu tiền thuế dùng để làm gì?
          Chúng tôi xin nói sơ về xã hội nước Nauy và những nước bắc âu. Những người đi làm hầu như đều phải đóng thuế cho chính phủ bao nhiều phần trăm theo tỉ lệ thu nhập hàng tháng hoặc hằng năm. Chính phủ sẽ dùng số tiền nầy giúp cho an sinh xã hội.
Ví dụ:
 
I. An sinh xã hội:
*Cá nhân:
- Nếu bạn đi làm đóng thuế, khi bạn nghĩ hè vẫn được lương.
- Khi bạn mất việc làm, thì bạn được tiền thất nghiệp.
- Khi bạn về già, thì bạn được tiền hưu.
- Khi bạn bệnh tật được bảo hiểm sức khỏe miễn phí.
- Con của bạn đi học miễn phí.
* Cộng đồng xã hội:
- Hầu như tất cả những người mất việc làm đều được tiền thất nghiệp.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người tàn tật.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người nghèo và mất sức lao động.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người già từ 65 tuổi trở lên.
- Những người ăn tiền trợ cấp, khi chết vẫn được tiền trợ cấp lễ an táng.
 
II. Giáo dục:
  • Tất cả con em đi học từ lớp 1 cho đến lớp 12 và ngay cả đi đại học đều miễn phí.
  • Những em học giỏi đều được học bổng.
  • Các em sinh viên có thể mượn tiền chính phủ đi học đại học.
  • Chính phủ cung cấp tập sách và các thiết bị cho các em học sinh từ l lớp cho đến lớp 12.
  • Chính phủ xây trường học và trả hết tiền chi phí như điện nước và tiền bảo trì. Đặc biệt, tiền lương cho thầy cô giáo.
 
III. Y tế:
  • Chính phủ lo xây dựng bệnh viện, mua các thiết bị y khoa, trả tiền điện nước.
  • Tất cả công dân vào bệnh viện chữa bệnh đều miễn phí.
  • Chính phủ trả lương cho các bác sĩ và nhân viên điều hành .v.v.
 
IV. Môi trường:
  • Chính phủ lo làm cầu cống, đường lộ.
  • Chính phủ lo cây cảnh, vệ sinh môi trường .v.v.
 
V. Kinh tế và văn hóa:
  • Chính phủ lo vấn đề phát triển kinh tế, khoa học và văn
hóa, giáo dục xã hội .v.v.
 
VI. An ninh:
  • Chính phủ lo trả tiền cho cảnh sát để giữ an ninh xã hội.
  • Chính phủ trả tiền quân đội để giữ biên giới an ninh tổ quốc
Chúng tôi xin nói sơ lược những hiểu biết cạn cợt thế thôi. Qua những phúc lợi nói trên, nếu chính phủ không có tiền thuế và những nguồn thu nhập qua tài nguyên thiên nhiên, thì chính phủ lấy tiền đâu để lo phúc lợi đất nước và dân tộc. Do đó, chính phủ nhờ sự đóng thuế của người dân để duy trì đất nước xã hội nói trên. Ở Nauy, chúng ta đóng thuế cho nhà nước cũng giống như là chúng ta đang thực hành bố thí, từ thiện xã hội. Số tiền thuế nầy của chúng ta không có mất. Thử hỏi, chúng ta mất việc làm, chúng ta vẫn có tiền thất nghiệp; chữa bệnh không tốn tiền; về già có tiền hưu; nghèo chết có nhà nước lo; con đi học cho đến thành tài không tốn tiền .v.v. Chúng ta chỉ lo ăn mặc cá nhân; nhà nước đã lo mọi chuyện phúc lợi xã hội rồi. Vậy, chúng ta có nên đóng thuế hay không? Hoàn toàn là nên đóng thuế.
          Nhiều người Nauy làm di chúc cho chính phủ hết tài sản, chứ họ không cho con cháu. Lý do là chính phủ đã lo phúc lợi xã hội quá đầy đủ rồi, thì con cháu của họ cũng đã cộng hưởng trong đó. Huốn chi, con cháu của họ cũng đã đủ ấm no rồi.
Tóm lại: Chúng tôi khuyên mọi người nên đóng thuế đúng qui định của nhà nước. Đó là góp phần xây dựng phúc lợi xã hội tốt đẹp.
Hỏi:
          Thưa Thầy! Người ta nói rằng những nước nghèo đa phần là do chính quyền cán bộ tham nhủng, luật pháp không áp dụng rõ ràng và chính quyền lách luật để tham nhủng trong mọi phương diện xã hội. Đó là tiền đóng thuế của người dân. Vậy, chúng ta có nên đóng thuế cho họ hay không?
Trả lời:
          Mô Phật!
Kính thưa quý vị!
Chúng tôi chỉ xin đề cập với những quốc gia có tổ chức an sinh xã hội như Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, .v.v. còn các nước khác tôi không nói đến. Tuy nhiên, quốc gia nào cũng phải lo tổ chức xã hội gần giống nhau. Vấn đề là lo nhiều hay ít. Muốn tổ chức an sinh xã hội tốt, thì trước đất nước đó phải thành lập luật pháp thật mạnh. Nếu không, những quan tham sẽ lợi dụng quyền hành lách luật. Ví như xây dựng một ngôi nhà lầu cao tầng, thì chúng ta phải làm cái móng cho thật chắc. Đất nước nào luật pháp mạnh, thì chính trị, kinh tế xã hội phát triển mạnh và lâu bền. Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ không ngại kinh doanh vào. Cho nên, chúng ta phải thương và khuyến khích những nước chậm phát triển học hỏi và làm theo tinh thần nói trên. Nhất là chúng ta cũng mong đất nước Việt Nam sẽ thực hiện được tổ chức an sinh xã hội như Nauy cho con cháu của chúng ta mai sau được nhờ.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
BÀI SỐ 62
TÀI XẾ TRỞ THÀNH ÔNG CHỦ
 
         Chuyện kể lại của một ông tài xế ở Trung Hoa. Ông tài xế là làm tài xế hơi 10 năm cho một ông thương gia giàu có. Vị thương gia nầy chỉ lo làm ăn tính toán ngày lẩn đêm, vì ông phải quản lý vài công ty và có rất nhiều công nhân. Một hôm, ông bị đứt mạch máu não và chết sớm, chỉ hưởng dương 52 tuổi. Bà Trương bắt đầu phải thay thế chồng quản lý công ty và công nhân. Hằng ngày, ông tài xế phải đưa bà Trương tới lui trông coi công việc thế cho ông chồng. Vài tháng sau khi ông Trương mất, thì bà Trương thương ông tài xế và ông Tài cũng thương lại bà chủ. Hai người bắt đầu  . . . và ông tài xế chở thành ông chủ.
Ông Tài nói: “Ngọ kiếp xưa có tạo phúc, nên kiếp nầy ngọ được hưởng. Bấy lâu nay, ngọ tưởng là ngọ làm cho ông chủ, nhưng giờ ngọ nghĩ là ông chủ làm cho ngọ. Ông chủ lo lắng làm ngày đêm tạo sự nghiệp, xây nhà Villa và tiền bạc ở nhà bank đều để lại cho ngọ xài, chiếc xe Mercedes ông chủ mua ngọ cũng lái luôn và ông chủ cưới vợ cho ngọ luôn. Ông chủ tốt quá! Ngọ mang ơn ông chủ quá!”.
          Còn ông chủ sau khi được an táng ở nghĩa địa thì hằng đêm ông ngồi trên nhà mồ khóc lóc hu hu . . .!!! nữa đêm thanh vắng, ông khóc nhiều và lớn lắm, làm vang động ra cả nghĩa địa.
+ Mấy con ma láng giềng đến hỏi: “ Sao ông chủ khóc vậy? đàn ông là nam nhi đại trượng phu thì đâu có khóc”.
+ Ông chủ trả lời: “ Đàn ông bên ngoài cười nụ, nhưng bên trong khóc thầm. Đàn ông, đàn bà nào lại không khổ đau. Đau khổ thì sao không khóc?”.
+ Những người láng giềng hỏi: “Vậy, ông chủ buồn cái gì?”.
+ Ông chủ trả lời: “Nị nghĩ coi. Ngọ có sự nghiệp, có giang sơn gấm vóc. Ngọ có nhà cao cửa rộng, mà giờ ngọ phải ở ngôi nhà mồ nầy. Nếu nị là ngọ thì nị có khóc không?”.
+ Những người láng giềng hỏi: “ông chủ có nhà cao cửa rộng, sao ông không về ở cung vàng điện ngọc của ông đi?”.
+ Ông chủ trả lời: “ Cung vàng điện ngọc, vợ của ngọ đã dẫn người khác về ở rồi! hu hu . . .!!! chiếc xe Mercedes của ngọ mới sắm, người khác đã xài rồi; ngọ sắm có con vợ, người khác cũng xài luôn. Hu hu . . .!!!”.
+ Ông láng giềng nói: “Nị sắm chỉ có một con vợ mất đâu có sao. Còn ngọ sắm tới bốn con vợ, mà người ta cũng xài luôn rồi! Thôi! Nị đừng khóc! Đời là cõi mộng mà! Đâu có cái gì là của mình”.
          Qua câu chuyện trên vừa thật, cũng vừa nhí nhỏm. Mục đích cho thấy ông chủ đã dày công tạo sự nghiệp trong cõi mộng. Khi mộng tan rồi thì tất cả sự nghiệp cuộc đời đều tiêu tan. Do đó, ông chủ chết đi không đem theo được cái gì cả, ngay cả vợ con, tài sản. Tất cả chỉ là giả tạm mà thôi. Vì thân nầy còn không phải của mình huốn chi là vật ngoài thân. Ông chủ chết đi chỉ đem theo được khổ đau, vì luyến tiếc sự nghiệp trần gian. Đó là do ông chưa thức tĩnh và vẫn cứ si mê cõi mộng là thật. Nên đức Phật dạy:
“Sống si mê, chết cũng si mê;
Sống khổ đau, chết đau khổ;
Sống bình an, chết an lạc”.
 
 
  
BÀI SỐ 63
CÁI GÌ CŨNG CÓ,
NHƯNG TÔI VẪN KHỔ ĐAU
 
Khi tôi được sanh ra. Tôi không có miếng vải che thân.
  • Giờ tôi là diễn viên điện ảnh.
  • Cái gì tôi cũng có.
  • Tôi có địa vị.
  • Tôi có nỗi tiếng.
  • Tôi có tiền.
  • Tôi có nhà.
  • Tôi có vợ.
  • Tôi có con.
  • Tôi có cháu.
  • Tôi có xe hơi.
  • Tôi có du thuyền.
  • Tôi có ăn ngon.
  • Tôi có mặc đẹp.
  • Tôi có mọi thứ.
  • Nhưng tôi vẫn khổ đau.
Hỏi:
          Tại sao bạn khổ đau?
Trả lời:
          Bởi vì, bác sĩ nói: “Bạn cũng có bệnh ung thu”.
Trời ơi! Sao tôi vui nỗi! khi biết tin sắp lìa đời. Những gì tôi có đều là vô nghĩa. Giờ phút lâm chung nầy, tôi mới biết: “Mặc dù, ai cũng muốn về thiêng đàng, nhưng thật sự không ai cũng muốn chết để về đó cả. Tôi cũng vậy! Tôi không muốn chết về thiêng đàng”.
          Tôi sắp vào thế giới vô hình rồi. Một thế giới đen tối và u mê. Tom Harry



 
BÀI SỐ 64
NGHÈO LẠI CÀNG NGHÈO THÊM
 
Chuyện kể lại: Cô Hồng có 3 đứa con trai và chồng đã chết sớm. Cô đi mua ve chai kiếm sống qua ngày để nuôi 3 đứa nhỏ. Đứa đầu đã lấy vợ; đứa thứ hai được 26 tuổi và đứa út 23 tuổi. Cả hai vẫn ở chung với cô.
          Cô Hồng kể rằng cô sắp bán nhà. Vừa nói xong là cô khóc nức nở. Thầy hỏi: “Sao bán nhà chi? Bán rồi ở đâu?”  Con thú thiệt là con có đánh đề cầu may, nên con đã thiếu 18 triệu đồng. Con nghĩ sẽ trả được số tiền nầy. Nhưng không may, đứa con thứ nhì đi xem đánh banh trên mạng và cá độ. Nó thua gần 500, triệu đồng. Bây giờ, tụi xã hội đen tìm nó đòi nợ. Con đã hứa bán nhà trả nợ cho nó. Con bán nhà nầy rồi thì cuộc đời còn lại của con chắn ở nhà trọ rồi. Cô nói xong và ùa khóc như mưa.
          Than ơi! Gia đình nghèo, chồng chết sớm, mẹ mua bán ve chai để nuôi 3 đứa con. Mẹ thì đánh đề, con thì cá độ đánh banh. Nhà nghèo thì muốn giàu. Muốn giàu kiểu nầy thì càng nghèo hơn. Ai cũng hy vọng nuôi các con lớn lên thì chúng nó sẽ nuôi lại, nhưng nào ngờ có bao nhiêu đứa biết tri ân và báo ân cha mẹ đâu. Ngược lại, chúng nó còn báo hại cha mẹ, làm khổ cha mẹ.
          Người đời thường nói: “Có tiền thì đầu tư làm ăn; không tiền thì đi làm công. Chứ mượn nợ đầu tư, không may thì nợ sanh nợ”.
          Rất mong các em thế hệ trẻ sau khi đọc câu chuyện ngắn nầy, xin khắc ghi vào tâm của mình và nguyện rằng mình sẽ không làm cha mẹ khổ thân và khổ tâm; và các em tự hứa với mình sẽ tri ân sanh thành dưỡng dục và sẳn sàng báo hiếu cha mẹ hết khả năng của mình.
Thầy xin cầu nguyện các em có đầy đủ ý chí và nghị lực để thực hiện những điều nguyện ước nói trên.
 
Nam mô A Di Đà Phật!

 
 
BÀI SỐ 65
BỆNH TỪ ĐÂU RA?
 
Đức Phật dạy:
“Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”.
“ Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”.
+ Bệnh từ miệng vào:
          Thân thể con người có nhiều bệnh. Bệnh là do một phần từ ăn uống vào thân thể. Do đó, bệnh có nhiều lý do, nhưng căn bản là:
  • Vi trùng vào qua hơi thở.
  • Vi trùng vào qua thức ăn không vệ sinh.
  • Ăn, uống nhiều hóa chất.
  • Do ăn quá nhiều máu, thịt của xúc sanh bị bệnh .v.v.
Chúng ta đã ăn máu thịt của chúng sanh nhiều đời nhiều kiếp, chứ không phải chỉ kiếp nầy. Nào là con gà, con vịt, con heo, con bò, con cá, con cua, rất là nhiều loài xúc sanh . . . Như vậy là bao tử của chúng ta là nghĩa địa chôn chúng sanh các loài. Do đó, vô tình chúng ta tạo nghiệp sát sanh một cách gián tiếp. Nghiệp sát nầy là oan gia của chúng ta trong hiện tại và tương lai. Bệnh từ đây mà ra. Muốn cho thân thể con người được khỏe mạnh, sống thọ, thì chúng ta phải:
  • Tập thể dục. ví dụ như chạy bộ, bơi lội, . v.v.
  • Không uống nhiều thứ nước có pha hóa chất.
  • Không ăn thức ăn có hóa chất để lâu.
  • Hạn chế ăn máu thịt chúng sanh, hay nói cách khác là nên ăn chay .
  • Thỉnh thoảng thanh lọc cơ thể qua nước ấm, hoặc thuốc nam và thuốc bắc.
  • Thỉnh thoảng xông hơi để khai thông kinh mạch.
  • Thường xuyên khám bệnh định kỳ.
Những phương pháp nầy là phòng bệnh tạm thời cho chúng ta thôi. Chứ thân thể con người già nua theo thời gian và sức khỏe cũng theo đó mà suy dần. Khi cơ thể già yếu không hoạt động nỗi, thì thân sanh ra bệnh tật và bệnh là nguyên nhân đưa đến cái chết. Chết là kết thúc kiếp nhân sinh. Không có đấng thiêng liêng nào có thể giúp chúng ta không già, không bệnh và không chết được. Đức Phật dạy rằng đó là nguyên lý chung của sự “Thành, trụ, hoại, không; Sanh, trụ, dị, diệt”. Nghĩa là con người sanh ra, rồi hình thành, kế đến là biến đổi, sau đó là tiêu diệt. Vì thân tứ đại (bao gồm đất, nước, gió, lửa) là thân giả tạm, nên không bền chắc trường tồn mãi mãi được. Đây là sự thật. Từ người phàm phu cho đến thánh hiền đều do nhân duyên sanh ra và cũng đều theo nhân duyên diệt. Biết như thế, chúng ta phải lợi dụng thân giả tạm nầy tu tập phúc thiện.
          Điều phúc thiện đầu tiên là không gì khác hơn là đoạn trừ tất cả điều ác. Đó là sát sanh.
 
+ Họa từ miệng ra:
          Khi chúng ta nói ra từ cái miệng. Đây là nhân. Người ta nghe và hiểu được lời nói của chúng ta. Đây là quả. Vì thế, lời nói có tác dụng nhân quả. Do đó, lời nói rất quan trọng trong đời sống hằng ngày.
  • Lời nói có thể làm cho người ta thương, lời nói có thể làm cho người ta ghét.
  • Lời nói có thể làm cho hòa bình; lời nói có thể làm cho chiến tranh giặc giả.
  • Lời nói có thể giúp người  hướng thiện; lời nói có thể làm cho người ta tà kiến, làm ác.
Do vậy, đức Phật dạy con người bốn điều tu khẩu nghiệp thanh tịnh:
  1. Không nói dối. Phải nói chân thật. Nếu nói dối là vì cứu người và lợi ích chúng sanh thì được.
  2. Không nói ác khẩu, chửi rủa, trù ẻo cho người chết đi. Ngược lại phải nói ái ngữ.
  3. Không nói ngon ngọt dụ dỗ, lừa gạt người khác.
  4. Không có qua người nầy nói xấu người kia, qua người kia nói xấu người nầy để cho hai bên đánh nhau.
Nếu ai làm được những điều nầy, thì đây là sự cầu an thiết thực và giúp cho khẩu nghiệp được thanh tịnh, nhân phẩm tốt. Ngược lại, ai vi phạm những điều trên, thì họ sẽ mang quả báo xấu vào thân, nên mới nói “Họa từ miệng ra”.
 
 
 
BÀI SỐ 66
ĂN MẶN CÓ PHẠM SÁT SANH
HAY KHÔNG?
 
+ Có người nói: “Người ăn thịt không có tội gì hết. Người sát sanh mới có tội. Vì tôi ăn có trả tiền, chứ đâu phải ăn miễn phí. Còn người ta sát sanh để bán kiếm tiền, thì họ mới bị tội sát sanh”.
  • Trả lời:
+ Về xã hội:
Luật pháp quốc gia đa phần cấm giết mạng người. Nếu ai vi phạm tội giết người, thì luật pháp sẽ xử tội. Còn những lò sát sanh giết gà, heo, bò, cá, .v.v. trong luật pháp không có nói phạm tội. Do đó, con người giết vật không bị phạm tội luật hình sự quốc gia. Trong một vài quốc gia có luật bảo vệ một số loài vật quý hiếm. Cho nên, ai giết hay săn bắn những loài vật nầy, thì họ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp quốc gia.
+ Về đạo:
Tôn giáo mục đích dạy con người hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát khổ đau. Vì thế, tôn giáo là nền tảng đạo đức cho con người học tập. Không tôn giáo nào dạy giết người, hại vật. Nếu giáo lý nào dạy như vậy, thì đây không phải là tôn giáo và đây không phải là lời dạy của đấng liêng liêng cao cả. Tôn giáo là dạy cho con người tu tập và phát triển đạo đức. Do đó, người có đạo là phải thể hiện tâm đạo đức của mình đối với mọi người và mọi vật bằng tình thương, tình yêu, lòng bát ái và lòng từ bi cứu khổ ban vui .v.v. để thể hiện lòng từ bi nói trên không gì khác hơn là đoạn tuyệt giết người và vật.
  • Giết người sẽ bị luật pháp quốc gia xử tội.
  • Giết hại súc sanh ăn thịt có thể luật pháp quốc gia không xử tội.
  • Vậy người giết và người ăn thịt có tội hay không?
          Con người và con vật cùng là loài động vật hửu tình. Nghĩa là con người và con vật đều có sự sống, có tình cảm, có cảm giác khổ, vui, biết thương, biết ghét và hận thù .v.v. Ví dụ như con chó và con mèo có thể sống chung với con người chung nhà. Chúng nó có thể đi học huấn luyện giữ nhà, ảo thuật, đóng phim và cứu người. . . như con kiếng có thể biết trước sắp tới mùa mưa và chúng nó phải di chuyển đi ẩn núp. Do đó, đức Phật dạy con người và con vật đều là chúng sanh nói chung, đều có tâm thức, hay nói cách khác là linh hồn. Con người chỉ có khác con vật mang thân thể ở hình thức khác và lý trí. Nếu giết con vật coi như là giết một mạng chúng sanh. Mặc dù, luật pháp không xử tội.   
          Đức Phật dạy: 1. Tự mình giết, 2. Dạy người giết, 3. Thấy người khác giết sanh tâm vui mừng, cả 3 điều nầy đều bị phạm tội sát sanh. Vì sao?
1. Tự mình giết là trực tiếp giết.
2. Dạy người giết, là gián tiếp giết.
3. Thấy người giết sanh tâm vui mừng là gián tiếp giết.    
Người giết vật để bán thịt là trực tiếp giết, cố ý giết.
Người ăn thịt là gián tiếp giết. Do vì có người ăn thịt, nên người ta mới sát sanh. Máu thịt là mạng sống của chúng sanh. Do đó, người ăn thịt có tội sát sanh. Việc ăn thịt trả tiền là sự giao dịch trao đổi của con người. Còn con vật thấy ai ăn thịt của nó, thì nó tức giận và trả thù.
Giả sử người ăn thịt đang ở nhà thèm thịt bò. Sau đó, ra chợ tìm thịt bò mua về ăn; hoặc thèm thịt dê, ra chợ mua về ăn cho thỏa mãn. Vậy, người ăn thịt nầy phạm tội cố ý sát. Đây là chúng ta nói về lương tâm đạo đức.   
Luật pháp quốc gia không có xử tội người giết con vật để bán thịt và người ăn thịt, thì căn cứ vào đâu để buộc tội?
          Trên thế giới nầy, chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là vì do sự hận thù nhiều đời nhiều kiếp của chúng sanh. Sự hận thù đó bắt nguồn từ nghiệp sát sanh mà ra. Vì lẻ đó, chiến tranh là sự giải quyết sự hận thù của nghiệp sát sanh.
          Chúng ta biết rằng con vật có tâm thức hay linh hồn như chúng ta, mà chúng ta giết chúng nó và ăn thịt. Luật pháp quốc gia không xử phạt ai cả, nhưng tòa án lương tâm của mỗi người và luật nhân quả sẽ đem lại sự công bằng cho chúng sanh. Người sát sanh và ăn thịt phải chịu:
    1. Mất lòng từ bi.
    2. Mang nghiệp sát sanh.
    3. Oan gia báo thù.
    4. Không khỏe mạnh.
    5. Ảnh hưởng thú tánh, hung dữ.
    6. Sống không thọ, chết yểu.
    7. Sanh thời chiến tranh giặc dã.
          Vậy, chúng ta nên tập ăn chay và phóng sanh. Đây là điều tự lợi, lợi tha, mà đức Phật đã dạy.
                                                                                                                                                                                                                                
 
BÀI SỐ 67
NÓI XẤU CÓ QUẢ BÁO HAY KHÔNG?
 
Đọc giả hỏi:
          Hiện nay, trên cộng đồng mạng có nhiều tin tức hay trên thế giới. Bên cạnh đó lại có nhiều người nói xấu về người khác, ngay cả nói xấu về người tu sĩ và tôn giáo.
    1. Vậy làm sao biết được ai đúng ai sai?
    2. Việc nói xấu đó có phải mang tính chính trị, tôn giáo hay sự thù địch cá nhân hay không?
 
Trả lời:
  1. . Làm sao biết được đối tượng nói xấu và người bị nói xấu ai đúng ai sai?
Chúng ta muốn biết ai đúng ai sai, thì chúng ta nên tìm hiểu về người bị nói xấu trước và sau mới xét người nói xấu sau.
+ Người bị nói xấu:
1) Người bị nói xấu đối với xã hội có vi phạm tội hình của quốc gia không?
  • Nếu có. Vậy, người bị nói xấu là người xấu thiệt.
  • Nếu không. Vậy, đối tượng nói xấu là người xấu.
2) Nhân phẩm cá nhân của người bị nói xấu có tốt không?
Chúng ta xét xem nhân phẩm cá nhân của người bị nói xấu qua giới luật.
    - Có phạm giết người hay không?
    - Có trộm cướp của ai không?
    - Có hãm hiếp phụ nữ không?
    - Có nói dối lừa gạt ai không?
Nếu có. Vậy người bị nói xấu là đúng.
Nếu không. Vậy, đối tượng nói xấu (người nói xấu) là người xấu.
+ Đối tượng nói xấu (người nói xấu):
  1. Người nói xấu đối với xã hội có vi phạm tội hình quốc gia hay không?
  2. Nhân phẩm đạo đức của người nói xấu có tốt không?
  • Có phạm giết người hay không?
  • Có trộm cướp của ai không?
  • Có hãm hiếp phụ nữ không?
  • Có nói dối lừa gạt ai không?
Nếu đối tượng nói xấu phạm những điều nầy, thì sao lại đi nói xấu người khác? Nếu không phạm, thì tại sao lại đi nói xấu người khác.
Nếu đối tượng nói xấu nói về tôn giáo, thì người nói xấu nầy mang tính tôn giáo.
Ví dụ: có người nói thầy Thích Nhất Hạnh dạy phương pháp tu tập không hay và viết sách dở quá .v.v.
+ Trả lời:
Chúng ta xét xem Thầy Thích Nhất Hạnh những yếu tố sau đây:
  • Thầy có vi phạm luật pháp quốc gia không? Không.
  • Thầy có giết người không? Không.
  • Thầy có trộm cướp gì của ai không? Không.
  • Thầy có hãm hại, hãm hiếp ai không? Không.
  • Thầy có lừa gạt, gian dối ai không? Không.
Nếu những yếu tố nhân phẩm trên của Thầy tốt. Vậy, Thầy không phải là người xấu.
Đối tượng nói xấu cho rằng Thầy viết sách không hay, dạy phương pháp không thích hợp với mình và đem ra quần chúng chê bai, nói xấu. trong lúc đó, Sách của Thầy Nhứt Hạnh được dịch ra mười mấy thứ tiếng. Vậy, các dịch giả trên thế giới có phải khờ dại không?
Người Việt và người Tây Phương theo Thầy Thích Nhứt Hạnh học tu. Đặc biệt là những người trí thức. Vậy, họ là những người dại dột à! Đối tượng nói xấu là người xấu. Vì nếu Thầy viết không hay và dạy phương pháp tu không thích hợp với mình, thì bạn đừng đọc và học, không ai bắt buộc bạn đọc và học cả. Nhưng nếu bạn chê bai nói xấu về tài ba của Thầy, mà bạn có giỏi hơn Thầy Nhứt Hạnh hay không? Bạn có nhìn lại chính bạn hay không?
Vậy, đối tượng nói xấu là vì lý do ganh tỵ tôn giáo hoặc thù địch cá nhân.
Kế tiếp là chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc lai lịch và tư cách đạo đức của người nói xấu như thế nào? có tốt hơn người bị nói xấu hay không?
          Nếu đối tượng nói xấu là người tội phạm trong xã hội, hoặc không có tư cách đạo đức, thì người nói xấu nầy là người xấu và thù địch cá nhân.
          Nếu đối tượng nói xấu là người tốt, nhưng không có tài ba gì cả, mà muốn chê bai, hạ thấp thầy Thích Nhất Hạnh, thì đối tượng nói xấu nầy cũng vì lý do thù địch cá nhân và kỵ thị tôn giáo.
Con người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Không ai hoàn toàn là người tốt toàn diện, ngoài trừ những vị Thánh Hiền. Ngay cả những vị tu sĩ cũng không phải là những người tốt hoàn toàn. Vì sao? Vì tu sĩ là những người đang học và tập sửa lổi của họ. Họ chưa thành Thánh. Họ vẫn là những người phàm phu có trái tim biết thương, biết yêu như bao người khác. Do đó, chúng ta đừng nghĩ rằng những người tập tu là những cục đá, khúc cây vô tri, vô giác, không biết thương, không biết yêu, không biết giận, không biết vui, không biết buồn .v.v. suy nghĩ nầy là sai lầm. Những người tu đa phần là những người xấu. Vì họ là người xấu, nên họ muốn tu sửa chính họ. Còn những người không cần tu là đa phần những người đã tốt rồi. Vì họ cảm thấy tốt rồi, nên không cần tu sửa nữa.
          Người đời có tốt, thì chúng ta học hỏi. Họ là người xấu, thì chúng ta đừng học theo. Họ có tốt xấu đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta nên phục thiện chính chúng ta. Thay vì nói xấu người khác, ngược lại chúng ta nói ái ngữ, khen ngợi người, nói lời chân thật. Đây là điều đức Phật dạy.
 
2. Nói xấu có quả báo hay không?
Nói xấu người khác, mà không có căn cứ vào những yếu tố nói trên, thì đối tượng nói xấu nầy là vì lý do thù địch cá nhân .v.v. Người có hiểu biết, thì nên nhìn về chính mình. Mình là người như thế nào?
  • Mình có phạm luật pháp quốc gia hay không?
  • Mình có nhân phẩm đạo đức hay không?
  • Mình có tài gì lợi ích cho mọi người?
  • Hay là tài ba của mình chỉ biết nói xấu người khác.
+ Người ta thường nói:
“Nói xấu người giống như là ngậm máu phun người. Nếu người dính máu, thì miệng của mình cũng đầy máu”.
“Nói xấu người giống như ngữa mặt lên trời và khạt đàm. Đàm sẽ rơi vào mặt của mình”.
“Nói xấu người giống như người quét bụi ngược gió. Gió thổi bụi vào người quét”.
Người có đạo là người có nền tảng đạo đức. Người có đạo đức, thì phải thể hiện tâm đạo đức của chính mình qua lời nói, qua hành động . . . có như vậy, mọi người mới khen ngợi người có đạo. Ngược lại, người có đạo lại đi nói xấu người khác, nói xấu luôn người tập tu và nói xấu luôn tôn giáo khác. Đối tượng nói xấu nầy sẽ bị quả báo:
  • Người nói xấu tự hủy diệt đạo đức của mình.
  • Tự làm người khinh chê mình.
  • Tạo ác khẩu, mất uy tín.
  • Hơi miệng hôi thối.
  • Quả báo bị câm, bị ngọng.
  • Chết bị rơi xuống địa ngục.
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 
   
PHẦN VIII
TÌNH YÊU VÀ TỪ BI
 
BÀI SỐ 68
DUYÊN NỢ TIỀN KIẾP
 
          Bà Trương Thị Thương và ông Trần Văn Bổn là một gia đình thương gia giàu có. Hai người chỉ có một đứa con trai duy nhất, tên là Trần Văn Duy. Đứa con trai rất ngoan và học giỏi. Khi đứa con tốt nghiệp đại học kinh tế, thì gia đình cho Duy làm giám đốc công ty của gia đình.
          Gia đình rất hạnh phúc và rất mong con trai của mình sớm lập gia đình để có cháu nối dõi tông đường. Bà Thương đã nhiều lần làm mai cho con trai của mình với các cô con gái của những nhà thương gia làm ăn chung, nhưng đứa con trai không chịu lấy vợ. Đây là nỗi lo và buồn của bà mẹ. Thời gian trôi qua nhanh, thấm thoát, đứa con trai đã 37 tuổi.
          Một hôm, Duy đi về quê Đồng Tháp, nhà của bạn Phong để ăn đám giỗ. Sau khi ăn xong, anh Duy nói với bạn Phong: “Thức ăn ngon quá! không biết ai nấu mà ngon thế!”. Anh Phong trã lời: “Đây! để tôi dẫn đầu bếp ra giới thiệu cho mày nhe. Đây! tôi xin giới thiệu đầu bếp chính là chị miss Mai”. Khi anh Duy và chị Mai gặp nhau và nhìn nhau đấm đuối. Cả hai ngỡ ngàng như là hai người đã quen nhau từ muôn kiếp nào. Hai người nói chuyện với nhau thân thiết và tình yêu đã bộc phát nhanh hơn cả phi thuyền Apolo của Mỹ. Chị Mai nay đã 37 tuổi, đang có chồng và 4 đứa con. Nhưng chị đã quyết định ly dị chồng để kết hôn với anh Duy. Sức mạnh tình yêu của hai người không biết có từ bao giờ, mà nay bộc phát mãnh liệt. Anh Duy quyết định dẫn chị Mai về nhà thưa với ba mẹ để cưới chị Mai. Sau khi giới thiệu xong, qua hôm sau, Bà Thương bảo đứa con ngoan của mình vào phòng nói chuyện.
+ Bà Thương:
Má hỏi con: “Con nhỏ nầy mấy tuổi?”.
+ Con trai:
Thưa má: “Em Mai 37 tuổi?”.
+ Bà Thương:
Nó có chồng chưa?
+ Con trai:
Em Mai đã có chồng, nhưng ly dị rồi.
+ Bà Thương:
Nó có con không?
+ Con trai:
Nó có 4 đứa con.
+ Bà Thương:
Trời ơi là trời! Mày có bị khùng không? Tao cho mày ăn học lên tới đại học, mà nay sao mày ngu như vậy. Mày hết chuyện yêu rồi sao? Mày muốn lấy con này nhà quê, nghèo nàn, dốt nát; Vã lại, nó đã có chồng, có 4 đứa con rồi. Mày làm như vậy! Tao và ba của mày còn mặt mũi gì với thiên hạ đây, trời ơi là trời!
+ Con trai:
Má ơi! Má thông cảm cho con đi. Hai đứa con yêu nhau thật lòng mà.
+ Bà Thương:
Yêu thật lòng, bà nội mày! Đồ thằng khùng! Tao đã từng yêu biết bao đàn ông, nhưng tao cũng lựa chọn ông nào có địa vị, có bề thế, có công ăn việc làm, .v.v. còn mày! Mày yêu gì mù quáng thế này, làm khổ cho ba mẹ của mày!
+ Con trai:
          Má à! Tụi con yêu nhau không phải chỉ kiếp nầy đâu; Chắc từ tiền kiếp rồi, má ơi!
+ Bà Thương:
          Bà nhào tới gần và tán mấy bạt tay vào đứa con trai và chữi: “Đồ ngu! Đồ ngu! Mày ăn cái gì, mà nói chuyện ngu như vậy”. Rồi, Bà ôm đứa con vào lòng mà khóc. Bà nói khẻ: “Con ơi! con nghe má nhe! con bỏ con nhỏ nầy đi. Con muốn gì, má cũng chịu hết. Má cưới vợ cho con, con gái xinh đẹp, có ăn học, con nhà doanh nghiệp đàng hoàn. Con đừng nghĩ đến con Mai nữa, vì nó đã có chồng và có 4 đứa con rồi. Má hoàn toàn không chấp nhận con nhỏ nầy đâu.
+ Con trai:
          Đứa con ngoan cứ im lặng.
+ Bà Thương:
          Má đã nói hết lời. Nếu con yêu nó, thì con đi ra khỏi nhà nầy. Tại sao mày không trã lời vậy?
+ Con trai:
          Má cho con suy nghĩ lại vài hôm.
          Anh Duy suy nghĩ suốt đêm. Cuối cùng, anh chọn “ Túp lều tranh và hai trái tim vàng”. Anh bỏ nhà ra đi sống với chị Mai. Bà mẹ đi tìm đứa con cả tháng không thấy. Bà lăn ra nền nhà, vừa khóc và vừa kêu trời: “Trời ơi là trời! Tại sao khổ thế nầy! Tôi chỉ có một đứa con trai thôi, mà sao gặp trái ngang, ngang trái như thế nầy. Tôi phải làm sao đây!” Bà Thương đau sót trong lòng và khóc hết nước mắt.
          Cô Hoa là người bạn thân của bà thương. Cô muốn an ủi cô bạn của mình để giảm bớt niềm đau sót. Cô nói: “Chị Thương à! Em có biết một bà thầy bói, mà bà còn biết soi căn tiền kiếp nữa. Em dẫn chị đi xem coi đứa con trai khi nào về. Bà Thương nghe vậy đồng ý ngay. Hai người cùng nhau đi ngay đến gặp bà thầy bói.
+ Bà thầy bói:
          Cô có cần giúp gì không?
+ Cô Thương:
          À! Tôi có đứa con trai tuổi Thìn, 37 tuổi; nó muốn kết duyên với bạn gái cũng tuổi Thìn, 37 tuổi. Cô xem có hạp không?
+ Bà thầy:
          Bà xem tuổi rồi, suy nghĩ một lúc và trã lời: “Hai đứa nầy là thiên y”.
+ Bà Thương:
          Thiên y nghĩa là sao?
+ Bà thầy:
          Thiên y nghĩa là ý trời đó.
+ Bà Thương:
Bà nổi nóng và nói: “Bà có xem lộn không? con của tôi là con trai mới lớn; còn con nhỏ nầy có chồng, có 4 đứa con, mà nghèo nàn, dốt nát, thì làm sao mà ý trời”.
+ Bà thầy:
          Cô đừng nóng, hãy bình tĩnh mà nghe tôi giải thích. Hai đứa nầy tuy hai đứa có hoàn cảnh khác nhau, éo le, trắc trở, nhưng hai đứa có duyên tình tiền kiếp, nên kiếp nầy gặp lại kết nối tình xưa.
+ Bà Thương:
          Làm sao bà biết?
+ Bà thầy:
          Kiếp xưa hai người nầy yêu nhau và dẫn vào trong miếu. Cô nầy hỏi: “Anh có thương em nhiều không? Anh trã lời: “Thương nhiều lắm”. Cô nầy hỏi: “Anh có thương em nhiều đời nhiều kiếp không? Nếu có, thì anh thề đi”. Sau đó, anh quỳ trước miếu thề yêu cô nầy đời đời kiếp kiếp. Vì lý do, con của bà thề như vậy, nên nó không lấy vợ để chờ gặp lại cô Mai nầy.
+ Bà Thương:
          Tại sao con của tôi chờ nó, mà nó không có chờ con tôi; nó vẫn đi lấy chồng vậy?
+ Bà thầy:
          Tại vì, con của bà thề và hứa hẹn thôi; chứ nó đâu có thề. Cho nên, nó không cần chờ.
+ Bà Thương:
          Đúng rồi! Ngày xưa, tôi cũng bắt nhiều ông thề như vậy, ngay cả ông chồng của tôi. Chắc kiếp sau có nhiều ông chờ tôi lắm. Không biết kiếp sau chọn ông nào? Thôi! Vậy là con trai của tôi khờ quá! Nó đã bị mất mưu phụ nữ rồi.
          Bà về nhà nói với chồng: “Anh ơi! Thằng Duy với con Mai yêu nhau là ý trời!”
+ Ông chồng:
          Bà nói cái gì? Bà có bị khùng không?
+ Bà Thương:
          Bà thầy bói soi căn và nói hai đứa yêu thương với nhau hồi tiền kiếp. Thằng Duy bị con Mai dụ vào miếu thề đời đời kiếp kiếp phải thương nó. Nên Thằng Duy không muốn lấy vợ để chờ gặp con Mai đó.
+ Ông chồng:
          Chắc vậy quá! Hồi đó mới quen bà, hôn được có mấy cái là bà bắt tôi thề với bà rồi. Chắc kiếp trước tôi cũng có thề với bà rồi, nên kiếp nầy, tôi thủ trinh tiết chờ cưới bà. Nghĩ lại đàn bà khôn thật! À! Tôi hỏi bà nè! “Ngoài tôi ra, bà có bắt ai thề với bà không?”.
+ Bà Thương:
Ông nói tào lao. Em yêu chỉ có anh thôi! Nên em bắt anh thề là để bảo hành tình yêu của mình; Chứ em đâu có bắt ai thề.
+ Ông chồng:
          Bà muốn kiếp sau tôi gặp lại bà, nhưng kiếp sau bà lấy chồng sớm, có gia đình và có con … Rồi, tôi gặp lại bà; lúc đó tôi phải làm sao?
+ Bà Thương:
          Lúc đó, em ly dị chồng cưới anh giống như con Mai vậy.
+ Ông chồng:
          Thế là tôi phải lâm vào cảnh ngộ giống con trai của tôi à!
+ Bà Thương:
Thôi! Đừng nói chuyện xa vời nữa, nói chuyện bây giờ đi. Anh tính sao thằng Duy và con Mai.
+ Ông chồng:
          Tính sao bây giờ. Hai đứa nầy chắc là duyên nợ tiền kiếp rồi . . .
 
“Nè! bạn có hứa hẹn và thề với ai chưa???
 
Hannover ngày 12/09/2019
 
 
 
BÀI SỐ 69
TÌNH THƯƠNG, TÌNH YÊU VÀ TỪ BI
KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
 
I. Tình thương:
         Tình thương là tình cảm của con người đối với con người, con vật, quê hương, dân tộc, bạn bè, .v.v.
Ví dụ: Cha mẹ thương con, thương cháu; con thương cha mẹ; anh chị em thương nhau; có người thương bạn bè; có người thương dân tộc của mình; có người thương con chó hay con mèo và các loài vật .v.v. có người thương quê hương tổ quốc; có người thương thiên nhiên .v.v.
        Tuy nhiên, chúng ta biết có người thương con cháu mình, nhưng con cháu gia đình khác thì không. Vậy, tình thương nầy cũng giới hạn trong phạm vi trong gia đình; có người rất thương quê hương và dân tộc của mình, nhưng quê hương và dân tộc khác, thì họ sẳn sàng xâm chiếm, cướp bốc và tàn sát quê hương và dân tộc khác; Có người thương con vật nầy, nhưng họ lại ăn máu thịt của con vật khác .v.v. Qua đó, chúng ta thấy rằng tình thương là tình cảm cá nhân của mỗi con người qua nhận thức sự quan hệ thân thuộc. Cho nên, tình thương vẫn còn sự giới hạn.
 
II. Tình yêu:
          Tình yêu là nói về tình cảm lứa đôi trai gái. Khi người nam và nữ yêu nhau, thì họ sẽ kết hôn, lập gia đình và sanh con. Khi người nam yêu người nữ, thì người nam muốn sở hửu người nữ và muốn người nữ quan tâm lo lắng và yêu lại mình như vậy hoặc nhiều hơn nữa. Người nam nầy không muốn người yêu của mình chia sẽ tình cảm cho bất cứ ai. Ngược lại, người phụ nữ cũng vậy. Do đó, tình yêu là sự sở hửu và đầy ích kỷ.
 
III. Từ bi:
          Từ bi là cứu khổ ban vui. Bồ Tát cứu khổ ban vui tất cả chúng sanh. Chúng sanh gồm có người và vật. Từ bi là không có phân biệt người đó là gia đình hay người ngoài, dân tộc của mình hay dân tộc khác, người thân hay là kẻ thù; từ bi là không phân biệt bất cứ loài vật nào, từ bi là không phân biệt tôn giáo. Từ bi như vậy mới bình đằng.
Từ bi là không có điều kiện hay sự mong cầu đáp trả của người đối phương.
Ví dụ như bạn giúp người nghèo,  mà bạn mong cầu họ giúp lại, thì không thể được. Họ nghèo làm sao có thể giúp cho bạn được. Nhưng sẽ có người khác giúp lại bạn.
         Chúng sanh khổ đau trong biển sanh tử luân hồi, nên Bồ Tát chỉ dạy chúng sanh tu tập sao cho thoát khổ. Bồ Tát đã thanh tịnh, an lạc rồi. Bồ Tát đâu bao giờ mong chúng sanh cứu khổ ban vui cho Bồ Tát. Chỉ có Bồ Tát từ bi cứu độ chúng sanh thôi.
+ Làm sao có lòng đại từ bi?
          Đức Phật giác ngộ biết được lòng từ bi đã có sẳn trong tâm các chúng sanh, nhưng vì chúng sanh vô minh, ích kỷ, nên không thấy được tâm từ bi của mình. Chúng ta có thể đem tâm từ bi nầy ban bố cho tất cả chúng sanh vô lượng kiếp cũng không bao giờ có thể hết được. Vì tâm từ bi rộng rãi vô lượng, vô biên. Vậy mà chúng ta không biết sử dụng nó. Khi chúng ta qua đời rồi, chúng ta muốn thực hành từ bi tâm nầy, cũng không được. Lúc đó, chúng ta thật hối hận vô cùng. Muốn có tâm từ bi bao la, thì chúng ta phải phát nguyện: “Chúng con nguyện thành Phật cứu độ tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới”. Chúng ta phải thường xuyên phát tâm như vậy, thì tâm từ bi của chúng ta sẽ mở rộng ra. Vậy là chúng ta đã tự khai tâm của chúng ta rồi. Do đó, chúng ta mới biết rằng “ Đạo Phật là đạo khai tâm”. Đức Phật muốn chỉ dạy chúng sanh “khai tâm” hay nói cách khác là mở tâm từ bi của chúng sanh. Chúng sanh mở được tâm từ bi rồi, thì chúng sanh thành Bồ Tát, thành đức Phật.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
 
BÀI SỐ 70
ĐI TU MẤY TUỔI?
ĐI TU BAO LÂU?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi là đi tu mấy tuổi thì được phép?
Trã lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Trước khi trã lời câu hỏi nầy, thì chúng ta nên tìm hiểu đi tu để làm gì, rồi sau chúng ta sẽ biết mấy tuổi đi tu thì được.
  • Ở đời, người ta đi học kỷ sử, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, .v.v. mục đích là để có cái nghề kiếm tiền nuôi tấm thân. Kiến thức nầy chỉ sử dụng khi còn dương gian, nhưng khi qua đời, thì không thể áp dụng được nữa.
  • Đi tu là để học đạo hay nói cách khác là học đạo đức, mục đích là để trao dồi đạo đức cá nhân. Ở đời, nhiều người có tiền, có quyền lực, có danh tiếng, nhưng nếu họ không có đạo đức, thì không ai kính trọng. Qua đó, chúng ta thấy rằng đạo đức con người vô cùng là quan trọng.
  • Đi tu là để cho thân tâm nhẹ nhàng, thảnh thơi, không phiền não, không khổ đau và được an lạc trong cuộc sống. Muốn được như vậy, chúng ta phải tu tập các phương pháp thiền.
  • Đi tu là chuyển mê thành ngộ, chuyển ác thành thiện và chuyển phàm thành Thánh.
  • Qua đó, để lợi ích nói trên, chúng ta thấy rằng tất cả mọi người đều phải tu tập trao dồi đạo đức cá nhân của chính mình. Mình có đạo đức không có tội, không có xấu, không tốn tiền, không có lỗ, không ai chê trách .v.v.
  • Người đời thường nói “Giang sơn dễ đổi; Tánh người khó thay”. Nếu bạn biết sữa đổi tánh tình của bạn, thì bạn đã tu rồi. Nhưng tu có hình thức tại gia và xuất gia. Người muốn tu hình thức xuất gia thì nên ở tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành là mấy tuổi? Chắc chắn là quý vị sẽ trã lời ngay là 18 tuổi, vì đây là một công dân trong xã hội. Tuy nhiên, trong đạo Phật, Đức Phật tính là 20 tuổi mới là tuổi trưởng thành. Do đó, người được 20 tuổi, thì họ mới được thọ Tỳ Kheo giới. 18 tuổi còn ham vui, chưa rõ ràng với chính mình. Vậy, 20 tuổi trở lên xuất gia là tốt.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
          Vậy, các em thanh thiếu niên có nên xuất gia không?
Trã lời:
          Kính thưa quý vị!
          Thật ra, các em thanh thiếu niên chưa hiểu gì về đời, huốn chi là đạo giác ngộ. Tuy nhiên, các em thanh thiếu là tuổi thích ăn uống và phá phách. Theo ý của quý vị, các em có cần dạy dỗ, giáo dục đạo đức không? Chắc chắn là quý vị trã lời ngay vô cùng cần thiết, đúng không?
          Các em thường học hỏi và tập sống theo thối quen hư nhiều hơn là học hỏi điều tốt. Do đó, chúng ta cần phải dạy dỗ và giáo dục các em thối quen là điều lành khi còn nhỏ như tôn kính cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ .v.v. Ngoài ra, các em cũng phải được tập thối quen như không sát sanh các con vật, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu bia, không cờ bạc, không đánh đề, không tệ nạn xã hội, .v.v. Nếu các em được huấn luyện thối quen làm thiện, hướng thiện, thì khi các em trưởng thành ở trong đạo hay ngoài đời thì các em đều là công dân tốt trong xã hội. Cho nên, các em thanh thiếu niên tuy chưa hiểu đời, hiểu đạo, nhưng các em được tu học trao dồi đạo đức là một điều quá tốt rồi. Ở những nước Phật giáo nguyên thủy đều có truyền thống cho các thanh thiếu niên xuất gia ngắn hạn 3 tháng hay 3 năm để trã hiếu cha mẹ.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
          Đi tu là bao lâu, có giới hạn thời gian không?
Trã lời:
          Kính thưa quý vị
          Như đã nói ở trên, tu học là trao dồi đạo đức cá nhân. Cho nên, mọi người đều phải có trách nhiệm nầy cho chính mình. Còn việc đi xuất gia học đạo là việc tự nguyện, không ai bắt buộc. Quý vị có thể tu học 1 ngày, 1 tháng, 1 năm , 10 năm hay suốt đời đều tốt cả. Thời gian dài ngắn đều tùy thuộc vào quyết định và khả năng tu tập của quý vị. Có người xuất gia tu tập một thời gian 5 năm, 10 năm, nhưng họ muốn hoàn tục vẫn được. Sau một thời gian, họ muốn trở lại xuất gia lại, cũng vẫn được chấp nhận. Đối với người tại gia cũng được tham gia tu tập các khóa tu thiền ngắn hạn và dài hạn hoặc tham gia xuất gia gieo duyên ngắn hạn 10 ngày vẫn được.
Người ta thường nói:
 
“Tu là cội phúc”
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.
“Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mùa An Cư tại Chùa Phật Linh Ngày 06/08/2021
Biên soạn
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
  
 
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát!
 

 
CHÙA PHẬT LINH
248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa
Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: 0254 – 3891583
Email: thichhanhdinh@yahoo.com
Website: WWW.chuaphatlinh.com
Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh
Youtube: Thích Hạnh Định
Đường nối kết trang youtube
https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây