THỜ CHA MẸ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
- Thứ sáu - 23/11/2018 02:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
THỜ CHA MẸ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Hỏi:
Bạch Thầy! Con của con lập gia đình với người khác đạo. Nó nói rằng nó theo đạo chồng, nên nó không thờ cha mẹ, vì đạo bên chồng dạy như vậy. Do đó, nó không thờ cha của nó nữa.
Bạch Thầy! Thờ cha mẹ có cần thiết không?
Trả lời:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Cô!
Dân tộc Việt Nam có truyền thống thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Người ta thường gọi là đạo lương hay đạo ông bà. Tại sao?
Thờ cha mẹ là để tưởng niệm tri ân người có công sanh thành dưỡng dục của chúng ta. Nếu không cha mẹ thì ai sanh bạn ra. Cha mẹ là từ ông bà, tổ tiên. Ông bà, tổ tiên là nguồn gốc của chúng ta. Tưởng niệm tri ân sanh thành dưỡng dục cha mẹ là nền tảng đạo đức của con người và nhân loại nói chung. Ngược lại, con người mà không biết điều nói trên, là con người thiếu đạo đức. Loài cầm thú không có lý trí như con người, nên chúng nó không biết thờ cha mẹ và nguồn gốc của chúng nó từ đâu ra.
Những ngày lễ giỗ là những ngày mà con cháu tựu họp cúng lễ, tưởng niệm cha mẹ đã qua đời. Đây là nghi thức thế gian. Cha mẹ là người sanh bạn ra, mà bạn không muốn thờ. Vậy, bạn muốn thờ ai? Người đời đều dạy con em phải biết kính trên, nhường dưới, phải hiếu thảo cha mẹ. Huốn chi, đấng thiêng liêng nào dạy bạn không tưởng niệm và thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nếu quả thật là đấng đó dạy như vậy, thì chúng ta phải tìm hiểu xem đấng nầy ở nước nào? Tên gì? Và cha mẹ là ai? Họ có cha mẹ hay không? Chỉ có những người không có cha mẹ, nên họ không tưởng niệm cha mẹ thôi. Nếu họ không có cha mẹ, thì họ từ đâu có? Nói chung, không đấng thiêng liêng nào dạy người ta quên tri ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và vô đạo đức cả. Nếu người đó dạy như vậy, người đó không phải là đấng thiêng liêng.
Tóm lại: Bổn phận người con phải tri ân và báo ân sanh thành dưỡng dục cha mẹ. Đây là đạo đức con người. Ngược lại, bạn không xứng đáng là con người đạo đức.
+ Đức Phật dạy:
“ Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật”.
Đức Phật dạy mọi người phải biết bốn ân lớn. Đó là
Hạnh hiếu là hạnh Phật”.
- Ân cha mẹ: Vì cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục chúng ta.
- Ân đất nước và thí chủ: Vì họ lo an ninh và giúp đỡ chúng ta mọi thứ trong cuộc sống.
- Ân thầy và bạn tốt: Vì họ cho chúng ta kiến thức và chia sẽ những khó khăn.
- Ân Tam Bảo: vì Tam Bảo cho chúng ta biết hướng thiện, hướng thượng và hướng đến con đường giải thoát luân hồi.
Sau khi sanh thái tử Tất Đạt Đa, bà hoàng hậu Maya sanh lên cung trời Đao Lợi. Do đó, đức Phật có một thời gian vắng bóng trên trần gian là vì Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết Kinh Địa Tạng cho bà Maya (Mẹ của Ngài) và chư thiên.
Trong Kinh Địa Tạng, đức Phật kể về đời quá khứ của Ngài Địa Tạng Bồ Tát khi còn là người nữ tại gia. Người Phật tử nữ nầy vì cứu mẹ, mà phát Bồ Đề Tâm độ nhất thiết chúng sanh. Người con gái nầy trãi qua nhiều đời, nhiều kiếp cứu độ cho mẹ hay nói cách khác là Ngài Địa Tạng Bồ Tát vì cứu mẹ mà Ngài phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Đề Tâm (Tu lục độ Ba La Mật), và hành Bồ Tát Đạo cứu độ tất cả chúng sanh.
Ngài phát nguyện:
“Địa ngục nếu còn, thề không thành Phật,
Chúng sanh độ hết, mới chứng Bồ Đề”.
Qua đó, chúng ta thấy rằng chư Phật và chư Bồ Tát đều phải tri ân và báo hiếu cha mẹ. Vì căn bản đạo đức con người chưa làm xong, thì sao làm Thánh được. Chúng ta nên phải phát tâm hiếu và hành hạnh hiếu, thì đó là cử chỉ hành động thiết thực để cho con cháu noi theo.
“ Tâm hiếu là tâm Phật.
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nam mô A Di Đà Phật!
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nam mô A Di Đà Phật!