BỔN PHẬT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Thứ sáu - 25/10/2019 09:53 Đã xem: 2180
BỔN PHẬT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý Phật tử!
Phật tử tại gia là người lập gia đình, sanh con, sanh cháu để tiếp nối dòng họ. Do đó, Phật tử lo làm ăn buôn bán để lo mái ấm gia đình. Như vậy, Phật tử tại gia là người đi theo con đường đời. Con đường đời là con đường sanh tử luân hồi. Tuy nhiên, Phật tử đã quy y Tam Bảo là kết thiện duyên với Tam Bảo nói chung và đức Phật nói riêng. Phật tử thọ 5 giới của đức Phật là để tập tu trau dồi đạo đức. Vì 5 giới năm là nền tảng đạo đức của nhân sinh, nhân loại. Giữ 5 giới nầy có lợi ích hiện đời không sợ chính quyền dòm ngó; Ông tòa không có cơ hội xử tội; Chết không sợ ông Diêm Vương phán xét và không sợ đọa địa ngục, ngạ qủy, súc sanh. Kiếp sau sanh nhân đạo.
Phật tử xuất gia là người theo con đường đạo. Họ không lập gia đình để sống theo đời sống phạm hạnh, giới luật của đức Phật. Ngõ hầu thoát kiếp sanh tử luân hồi.
Phật tử tại gia đã biết sự khác biệt nói trên. Quý vị cũng nên lưu ý về bổn phận của mình như sau:
1 -  Phật tử phải đăng ký làm lễ quy y Tam Bảo. Quy y Tam Bảo là phát nguyện nương tựa Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo hay nói cách khác là  chính thức phát nguyện theo đạo Phật. Nếu không, Phật tử chỉ là người tín ngưỡng đạo Phật.
2 – Phật tử phải tập tu 5 giới để ngăn ngừa nghiệp ác.
3 - Phật tử phải đăng ký học giáo lý căn bản. Phật tử mà không biết giáo lý đạo Phật. Vậy là không phải người đạo Phật.
4 – Phật tử phải đi lễ Phật sám hối ở Chùa gần nhà mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và 30 ÂL.
5 – Phật tử phải tập ăn chay mỗi tháng 2 lần  vào ngày rằm và mồng một để giảm bớt nghiệp sát và tôn trọng sự sống.
6 – Phật tử phải tập bố thí để tạo phúc báu hiện tại và mai hậu.
7 – Phật tử phải tập phóng sanh để thể hiện và phát triển lòng từ bi.
8 – Phật tử phải học tụng Kinh, niệm Phật và ngồi thiền.
9 – Phật tử nên hành trì hằng ngày tụng niệm vào buổi sáng hoặc buổi chiều để cho thân tâm được an lạc.
10 – Phật tử phải có trách nhiệm hướng dẫn con em quy y Tam Bảo và học hỏi về giáo lý đạo Phật.
11 – Phật tử đi Chùa là để thanh tịnh thân, khẩu, ý. Do đó, Phật tử  không nên qua người nầy nói xấu người kia, gây sự bất hòa trong chúng Phật tử. Điều nầy là ác khẩu.
12 – Phật tử không nên nói xấu Tăng đoàn hoặc phỉ báng Phật pháp. Nếu cá nhân làm sai. Phật tử được thưa ra Giáo hội và chính quyền giải quyết. Có như vậy mới biết đúng sai như thế nào.
13 – Phật tử không nên nghe tin đồn hay hoàn toàn tin tưởng vào báo chí và tin tức trên mạng xã hội. Phật tử nghe rồi, phải tìm hiểu nhân chứng và vật chứng cụ thể. Đó là chánh kiến.
13 - Phật tử có trách nhiệm bảo hộ và duy trì Tam Bảo. Nhưng Phật tử cúng dường hay giúp đỡ ai đó làm am cốc cá nhân, thì điều nầy là việc cá nhân, chứ không liên quan đến tài sản Tam Bảo và Tăng đoàn.
 
“Nương pháp, không nương người. Vì người có đúng, có sai.
Nương nghĩa lý, không nương lời nói. Vì lời nói có thể vụng về.
Nương Kinh có nghĩa, không nương Kinh không có nghĩa. Kinh không ý nghĩa đưa chúng sanh đến tà kiến.
Nương trí huệ, không nương nhận thức. Nhận thức chủ quan không đưa đến chánh kiến và trí huệ”.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây