Ý NGHĨA ĐỂ TANG

Thứ bảy - 03/06/2017 17:34 Đã xem: 49913
Ý NGHĨA ĐỂ TANG
 
Hỏi:
Có người hỏi rằng để tang ( mang khăn tang ) có ảnh hưởng làm ăn buôn bán, sui sẻo hay cưới gã gì không?
Trả lời:
Kính thưa Quý vị! Trước chúng ta phải tìm hiểu về ý nghĩa để tang ( mang khăn tang ) như thế nào.
Ý NGHĨA ĐỂ TANG
 
Hỏi:
Có người hỏi rằng để tang ( mang khăn tang ) có ảnh hưởng làm ăn buôn bán, sui sẻo hay cưới gã gì không?
Trả lời:
Kính thưa Quý vị! Trước chúng ta phải tìm hiểu về ý nghĩa để tang ( mang khăn tang ) như thế nào.
  • Để tang là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, mà nghi thức nầy được ảnh hưởng của người Trung Hoa.
  • Để tang là hình thức cho mọi người biết được người thân của người mất là ai. Ví dụ như vợ chồng, con cháu, dâu rể, .v.v.
  • Để tang là để tưởng niệm đến người có công sanh thành dưỡng dục của chúng ta như ông bà, cha mẹ,  . . . Ngoài ra những vị có công với đất nước dân tộc như vua Hùng; những người hiền giúp dân làng, những người đạo đức, những bậc Thánh nhân, chúng ta đều có thể tưởng niệm và để tang ( mang khăn tang ), không sao hết.
Tóm lại: Để tang là hình thức tưởng niệm tri ân với cha mẹ và những người đạo đức nói chung. Do đó, nó không liên lan gì với việc làm ăn buôn bán, sui sẻ hay cưới gã.
Hỏi:
Vậy để tang bao lâu?
Trả lời:
Để tang bao lâu là tùy thuộc vào tâm niệm tưởng niệm của mỗi cá nhân. Nếu người mang khăn tang, mà không có tâm niệm tưởng nhớ, thì hình thức để tang vô ý nghĩa.
  • Theo quan niệm người đời, khi cha mẹ mất, thì các người con phải để tang 3 năm và không cưới hỏi trong 3 năm đó. Lý do, họ nói rằng vì cha mẹ có công sanh thành dưỡng dục con cháu suốt 18 năm. Nên để tang là hình thức nhắc nhớ con cháu đừng dễ quên cha mẹ của mình mới mất. Thời nay, con cháu sợ để tang 3 năm lâu quá, sẽ ảnh hưởng đến việc cưới hỏi và bị ràng buột, .v.v. Do đó, họ xin xả tang sau 49 ngày hoặc sau khi an táng xong.
  • Thật ra, khi làm lễ chúng ta mang khăn tang; sau lễ, chúng ta tháo khăn tang ra, vậy xem như là chúng ta đã xả tang rồi. Đó là nói về sự. Nói về lý, chúng ta không có tâm tưởng niệm tri ân cha mẹ, thì hình thức để tang cũng vậy thôi. Tuy nhiên, chúng ta làm lễ thọ tang, thì chúng ta phải làm lễ xả tang cho đúng nghi lễ. Giống như hai vợ chồng cưới nhau phải ra tòa án làm hôn thú; hai vợ chồng không còn thương nhau nữa, thì hai người phải ra tòa án làm giấy ly dị để cho đúng pháp lý. Dù cho, hai vợ chồng chưa làm giấy ly dị, nhưng nếu hai người không thương và thù ghét với nhau, thì ý nghĩa vợ chồng cũng không còn.
Hỏi:
Nghi lễ để tang có lợi ích gì cho người mất?
Trả lời:
Nghi thức để tang là nghi lễ của người nhân gian và ý nghĩa thế nào thì đã được nói trên. Về phần lợi ích cho người mất thì không. Dù cho, chúng ta có mang 100 khăn tang, thì người mất không có được phước đức gì cả. Nếu muốn người mất được phước, thì chúng ta phải làm phước và hồi hướng cầu nguyện cho người mất, thì người mất mới được phước và lợi lạc.
Ví dụ:
  • Người thân bố thí cho người nghèo, hoặc làm công quả, rồi hồi hướng phước báo đó cho người mất, thì người mất nhờ phước báo đó sanh vào gia đình giàu có.
  • Người thân có thể phóng sanh để giải nghiệp sát sanh cho người mất.
  • Người thân có thể in Kinh ấn tống, cúng dường trai Tăng và lập đàn tràng siêu độ cho hương linh, .v.v. thì người mất sẽ được nhiều lợi lạc.
  • Ngược lại, ngày lễ tang và lễ giỗ, mà người thân giết heo, bò, gà, vịt và các loại động vật để cúng tế và đãi khách, thì những linh hồn của con heo, bò, gà, vịt đó sẽ đi tìm linh hồn người mất đòi mạng. Do đó, Phật tử nên cúng chay và làm phước thiện vào những ngày lễ giỗ và đám tang, .v.v.
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Hoanggialinh Gialinh

    Thưa bậc thầy .trương hợp của con là tới ngay mãn tang của ba con .nhưng vi hoàn cảnh nhiều nghịch ý với con quá .nên con không thể về quê có mặt để xã tang được thi con phải làm cách nào đễ xã tang được ạ! Xin bậc thầy chỉ dạy cho con với ạ! Nam Mô A Di Đà Phật !

      Hoanggialinh Gialinh   17/06/2018 03:57

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây