NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Thứ ba - 01/01/2019 11:30 Đã xem: 18760
NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông khác nhau thế nào?
NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông khác nhau thế nào?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý Phật tử!
Chúng tôi xin chia sẽ cho quý Phật tử am hiểu đôi chút.
I – Sự giống nhau:
         Đạo Phật là do đức Phật dạy. Nên Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đều giống nhau.
II – Sự khác biệt:
Đức Phật không có lập hệ phái Nam và Bắc Tông. Hai hệ phái nầy do Tăng đoàn chia ra vào thời kết tập Kinh Điển lần thứ hai do Ngài Da Xá - Yassa làm chủ tọa, năm 444 trước tây lịch, tại thành Tỳ Xá Ly - Vajshali. Do đó, có sự khác biệt 1) Tên gọi; 2) Y Phục; 3) Hình thức sinh hoạt; 4) Ngôn ngữ; 5) Pháp môn tu.
  1. Tên gọi:
Phật giáo Nam Tông còn gọi là Phật giáo nguyên thủy – Theraveda. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía nam, nên gọi là Nam Tông như Nước Tích Lan – Sri Lanka, Nước Malaysia, nước Indonesia, nước Philipine, nước Bangladesh, nước Miến Điện, nước Thái Lan, nước Lào và nước Campuchia. Nam Tông còn gọi là Phật giáo Nguyên Thủy. Tại sao? Bỡi vì, các Sư vẫn giữ y phục, hình thức khất thực, tụng Kinh tiếng Pali.
Phật giáo Ấn Độ  truyền sang các nước phía bắc, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông – Mahayana như  Nước Tây Tạng, nước Trung Hoa, Nước Mông Cổ, nước Hàn Quốc, nước Nhật, nước Đài Loan và nước Việt Nam.
 
  1. Y phục:
 Nước A Phú Hãn, nước Pakistan, nước Ấn Độ, nước Tích Lan, nước Bangladesh, nước Miến Điện, nước Thái Lan, nước Lào và Campuchia có cùng truyền thống văn hóa y phục là như quấn sà rông. Vẫn giữ y phục như Đức Phật vậy. Còn về phần y và áo thì đức Phật lấy theo tu sĩ Ấn giáo. Phật giáo nam tông theo truyền thống y phục nầy cho đến ngày nay.
Nước Trung Hoa, nước Hàn Quốc, nước Mông Cổ, nước Nhật Bản  không có truyền thống quấn sà rông. Do đó, họ không áp dụng mặc sà rông. Vả lại, đây là những xứ lạnh. Mùa đông, họ phải mặc 2 quần và mặc áo phải 4,5 cái áo mới đủ ấm. Cho nên, các Sư bắc tông không mặc y áo theo truyền thống văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Họ vẫn mặc quần theo văn hóa Á Châu và mặc áo thiên sam (Áo tràng dài). Áo tràng cũng một phần ảnh hưởng cung đình Trung Hoa. Qua đó, chúng ta thấy rằng Bắc Tông cãi cách y phục theo văn hóa của nước sở tại.
  1. Hình thức sinh hoạt:
Sư Nam Tông vẫn giữ truyền thống hình thức đi khất thực.
Sư Bắc Tông không đi khất thực, mà tự nấu chay.
  1. Ngôn ngữ:
Thời đức Phật, nước Ấn Độ có 2 ngôn ngữ chính. Đó là tiếng Sansrit tại bắc Ấn; tiếng Pali tại nam Ấn. Các Sư Nam Tông thường tụng Kinh bằng tiếng Pali. Đây là ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, các nước Nam Tông cũng có dịch Kinh Tạng Pali sang tiếng của mình.
Các nước Bắc Tông hầu như đều dịch Tạng Kinh tiếng Sansrit sang tiếng quốc ngữ của mình. Lý do, mọi người có thể nghiên cứu và đọc tụng dễ hơn.
  1. Pháp môn tu:
Các Sư Nam Tông đa phần tu tập chung một pháp môn. Đó là pháp tứ niệm xứ.
Các Sư Bắc Tông đa phần tu tập nhiều pháp môn thiền quán khác nhau.
Tóm lại: Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có khác nhau về hình thức cách sống, nhưng về phương diện tu học đều giống nhau là lời dạy của đức Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây