TÌM HIỂU VỀ SỰ CHẾT

Thứ tư - 16/11/2022 20:17 Đã xem: 1789
LỜI MỞ ĐẦUKiếp sống nhân sinh gồm có sự sống và sự chết. Con người ai cũng muốn sống, chứ không ai muốn chết. Cho nên, con người chỉ tập trung đầu tư vào cuộc sống về sự nghiệp tiền tài, vật chất, tình cảm gia đình và các hình thức hưởng thụ nhân gian. Bỡi vậy, con người không muốn nghĩ đến cái chết, vì nó là chia ly, vì nó làm sợ hãi và đau khổ đến cho mọi người. Đức Phật ra đời để hướng dẫn cho nhân sinh hiểu rõ về sự thật của cuộc đời và sự chết. Mục đích là để cho nhân sinh không còn sợ hãi, có tự tin với chính mình và an nhiên tự tại đối với hai điều nói trên. Vậy, bạn có muốn biết không?Hôm nay ngày 22.10.2022, chị Saadet phóng viên đài truyền hình ZDF đến phỏng vấn chúng tôi tại chùa Viên Giác, Hannover về sự chết và quay phim để giới thiệu trên đài truyền hình ở Đức vào tháng 12 năm 2022. Những câu hỏi bên dưới rất là thiết thực cho nhân sinh nói chung và cho Phật tử nói riêng.Bạn muốn tìm hiểu về tôn giáo hay Phật giáo, mà bạn cố chấp, cực đoan, bảo thủ thì bạn không thể nhận định đúng sai, chánh tà một cách chính xác. Bạn muốn nhận định vấn đề đúng đắn, chính xác, thì bạn phải mở tâm của bạn ra, bạn phải dùng lý trí và trí huệ sáng suốt của bạn, nhất là bạn phải có cái nhìn khách quan như các như nghiên cứu tây phương. Từ đó, bạn là chìa khóa để mở tung các hoài nghi của chính bạn. 
Phật nhap niêt bàn
Phật nhap niêt bàn

 

 
 
PHẬT LỊCH 2566 – 2022
 
 
 TÌM HIỂU VỀ SỰ CHẾT
 
LỜI MỞ ĐẦU
Kiếp sống nhân sinh gồm có sự sống và sự chết. Con người ai cũng muốn sống, chứ không ai muốn chết. Cho nên, con người chỉ tập trung đầu tư vào cuộc sống về sự nghiệp tiền tài, vật chất, tình cảm gia đình và các hình thức hưởng thụ nhân gian. Bỡi vậy, con người không muốn nghĩ đến cái chết, vì nó là chia ly, vì nó làm sợ hãi và đau khổ đến cho mọi người. Đức Phật ra đời để hướng dẫn cho nhân sinh hiểu rõ về sự thật của cuộc đời và sự chết. Mục đích là để cho nhân sinh không còn sợ hãi, có tự tin với chính mình và an nhiên tự tại đối với hai điều nói trên. Vậy, bạn có muốn biết không?
Hôm nay ngày 22.10.2022, chị Saadet phóng viên đài truyền hình ZDF đến phỏng vấn chúng tôi tại chùa Viên Giác, Hannover về sự chết và quay phim để giới thiệu trên đài truyền hình ở Đức vào tháng 12 năm 2022. Những câu hỏi bên dưới rất là thiết thực cho nhân sinh nói chung và cho Phật tử nói riêng.
Bạn muốn tìm hiểu về tôn giáo hay Phật giáo, mà bạn cố chấp, cực đoan, bảo thủ thì bạn không thể nhận định đúng sai, chánh tà một cách chính xác. Bạn muốn nhận định vấn đề đúng đắn, chính xác, thì bạn phải mở tâm của bạn ra, bạn phải dùng lý trí và trí huệ sáng suốt của bạn, nhất là bạn phải có cái nhìn khách quan như các như nghiên cứu tây phương. Từ đó, bạn là chìa khóa để mở tung các hoài nghi của chính bạn.
 
NỘI DUNG
  1. Đạo Phật nói sự vô thường như thế nào? Ai ta tạo ra luật vô thường? Và mục đích của Đức Phật dạy về vô thường để làm gì?
  2. Người chết đi về đâu?
  3. Tại sao con người phải luân hồi mãi mãi?
  4. Làm sao biết điều đó? Bạn có thấy họ bị luân hồi không?
  5. Trạng thái của con người như thế nào sau khi chết?
  6. Làm sao biết người ta sanh làm người kiếp sau?
  7. Làm sao biết người ta sanh lên cõi trời kiếp sau?
  8. Làm sao biết được người mất vẫn còn trong thế giới vô hình?
  9. Chúng ta sẽ giúp người mất như thế nào?
  10. Khi người thân mất đi, chúng ta nên làm lễ hỏa táng hay thổ táng?
  11. Thế nào là địa ngục? Và làm sao biết người mất ở địa ngục?
  12. Những yếu tố nào người ta sanh làm súc sanh?
  13. Làm sao biết được người mất là bậc giải thoát luân hồi?
  14. Bạn có cảm thấy rằng bạn gần đắc định và thành Thánh chưa?
  15. Nếu bạn an lạc hoặc là Thánh thì bạn có hết bệnh ung thư không?
  16. Làm sao chuẩn bị cho sự chết được tốt đẹp?
  17. Bạn có thấy quá khứ không?
  18. Đạo Phật quan niệm thế nào về đời sống hiện tại?
 

VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP
  1. Đạo Phật nói sự vô thường như thế nào và mục đích để làm gì?
+ Hỏi:
Đạo Phật nói về vô thường như thế nào?
+ Đáp:
Đức Phật là người sáng lập ra đạo Phật. Đức Phật dạy: “Vạn vật trên trần gian đều biến đổi, vô thường.” Như chúng ta đã biết trái đất nầy luôn luôn tự quay tròn và di chuyển không ngừng xung quanh mặt trời. Cho nên, thời tiết cũng thay đổi lúc nắng, lúc mưa, lúc nóng, lúc lạnh và cứ theo thời gian mà thay đổi từ mùa xuân sang mùa hè, mùa thu, rồi tới mùa đông. Cỏ cây lúc xanh, lúc héo. Hoàn cảnh môi trường lúc bình yên, lúc chiến tranh, lúc thiên tai, động đất, sóng thần.v.v.
Tâm của con người lúc vui, lúc buồn; lúc thương, lúc ghét; lúc ganh tỵ, đố kỵ, lúc ích kỷ, lúc rộng lượng, .v.v.
Thân của con người sanh ra trẻ đẹp, rồi cũng theo thời gian năm tháng già, bệnh và chết.
Tất cả mọi thứ trên đời đều theo thời gian mà biến đổi không ngừng như đã nói trên. Cho nên, cuộc đời là vô thường. Đây là quy luật “Thành, trụ, hoại, không” hay nói cách khác “Sinh, Trụ, dị, diệt” của vũ trụ nhân sinh.
+ Hỏi:
Ai tạo ra luật vô thường?  Và Mục đích của Đức Phật dạy về sự vô thường để làm gì?
+ Trã lời:
         Không ai tạo ra luật vô thường cả. Sự vô thường là sự biến đổi, sự thay đổi của vũ trụ, nhân sinh, hay nói cách khác là nguyên lý chung của vủ trụ nhân sinh. Đây là sự thật; sự thật chính là chân lý. Do đó, Đức Phật dạy cho nhân sinh hiểu về chân lý nói trên để cho con người chấp nhận nó và an nhiên tự tại khi gặp cảnh vô thường đến với chính mình.
 
  1. Người chết đi về đâu?
+ Hỏi:
Người chết đi về đâu?
+ Trã lời:
         Đức Phật dạy rằng con người sau khi chết đi sẽ thay hình đổi dạng sang kiếp khác trong sáu đường luân hồi. Đó là cõi trời, cõi A Tu La, cõi người, cõi địa ngục, cõi ngạ quỹ, và cõi súc sanh.
 
  1. Tại sao con người phải luân hồi mãi mãi?
Đức Phật dạy rằng con người bị luân hồi vì nghiệp lực. Nghiệp là hành động tạo tác của thân, khẩu, ý. Những gì chúng ta làm, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta suy nghĩ đều gọi là nghiệp. Nếu chúng ta làm việc tốt gọi là nghiệp thiện, nếu chúng ta làm việc xấu gọi là nghiệp ác. Vậy, nghiệp có thiện, có ác tùy thuộc vào hành động tạo tác của chúng ta. Nếu chúng ta tạo nghiệp thiện, thì nghiệp thiện là nhân thiện, nhân thiện sẽ đưa đến quả thiện. Ngược lại, nếu bạn tạo nhân ác, thì bạn sẽ nhận lãnh quả ác. Do vì, con người tạo vô lượng nhân thiện ác, nên con người phải nhận lãnh quả thiện ác hiện tại hoặc tương lai, hoặc kiếp sau. Đó cũng là lý do, con người phải luân hồi mãi mãi.
 
  1. Làm sao bạn biết điều đó? Bạn có thấy họ bị luân hồi không?
+ Hỏi:
Làm sao bạn biết điều đó? Bạn có thấy họ bị luân hồi không?
+ Trã lời:
Chúng ta không thấy con người luân hồi. Chúng ta có thể biết được qua lời dạy của Đức Phật. Chỉ có Đức Phật, Bồ Tát và các vị Thánh A La Hán có thể thấy và biết điều đó. Tại sao? Vì các Ngài đã đạt được định lực và có lục thông. Nếu bạn có thần thông, thì bạn cũng có thể thấy biết được sự luân hồi của con người. Đặc biệt, chúng ta dựa trên luật nhân quả. Nếu con người tạo ra nhân xấu, thì con người chắc chắn sẽ bị quả báo xấu. Qua đó, chúng ta nhận xét rằng không ai thoát khỏi luật nhân quả. Bạn có tin vào luật nhân quả không?
 
  1. Trạng thái của người ta như thế nào sau khi chết?
+ Hỏi:
Trạng thái của người ta như thế nào sau khi chết?
+ Đáp:
Nếu bạn bị tên cướp giết bạn, thì bạn có buồn và sân hận tên cướp nầy không? Vậy, sau khi bạn chết, thì bạn có buồn, có sân hận và nhớ đến kẻ thù của bạn không? Và bạn có đi tìm kẻ thù không?
Nếu người mẹ có em bé 3 tuổi, nhưng không may, người mẹ bị tai nạn giao thông và qua đời, thì bạn suy nghĩ người mẹ có lo lắng và nhớ thương em bé không? Chắc chắn là người mẹ sẽ nhớ thương em bé và sẽ tìm cách đi tìm em bé.
Nếu bạn sống lúc vui, lúc buồn, thì khi bạn mất, bạn vui hay buồn.
Khi bạn còn sống, bạn thích ăn ngon, mặc đẹp, bạn thích lên xe hoa lập gia đình và có nhiều con cháu. Khi bạn qua đời, bạn có còn suy nghĩ đến mái ấm gia đình không?
 
  1. Làm sao biết người ta sanh làm người kiếp sau?
+ Hỏi:
Làm sao biết người ta sanh làm người kiếp sau?
+ Trã lời:
Đức Phật dạy nhân sinh, nhân loại nên thọ và giữ 5 giới cấm như 1) Không sát sanh, 2) Không gian tham trộm cướp, 3) Không tà dâm, 4) Không nói dối, 5) Không uống rượu.
Giới cấm là giúp cho con người ngưng làm tội. Nếu ai giữ được 5 giới nầy, thì 1) hiện đời không bị cảnh sát bắt giam, 2) sau khi chết không đọa địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, 3) Kiếp sau sanh lại làm người đạo đức. 5 giới nầy là nền tảng căn bản đạo đức của nhân sinh nhân loại.
 
  1. Làm sao biết người ta sanh lên cõi trời kiếp sau?
+ Hỏi:
         Làm sao biết người ta sanh lên cõi trời kiếp sau?
+ Trã lời:
Theo giáo lý nhà Phật, người sanh ở cõi trời gọi là người trời, người lãnh đạo cõi trời gọi là vua trời. Người trời tiền kiếp tạo nhiều phước báu. Cho nên, họ thân tướng đẹp và sống rất thọ. Họ ước nguyện gì đều được như ý. Cho nên, họ nhàn nhã và lo hưởng phước. Tuy nhiên, họ không ăn thịt cá, vì trên đó không có người đọa làm súc sanh. Cõi trời cũng không có địa ngục như trần gian. Hễ ai phạm giới sẽ bị rơi xuống trần gian.
         Người nào muốn sanh về cõi trời thì họ phải tu pháp bố thí và tu giữ 10 giới. 10 giới cấm gồm 1) Không sát sanh, 2) Không gian tham trộm cướp, 3) Không tà dâm, 4) Không nói dối, 5) Không nói lưỡi đôi chiều, 6) Không nói lời hung ác, 7) Không nói ỷ ngữ, 8) Không tham lam, 9) Không sân hận, 10) Không si mê.
Qua đây, chúng ta thấy rằng Đức Phật dạy phải tu tập giới luật, giới luật chính để thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý.
 
  1. Làm sao biết được người mất vẫn còn trong thế giới vô hình?
+ Hỏi:
Làm sao biết được người mất vẫn còn trong thế giới vô hình?
+ Trã lời:
Chúng ta không thể thấy được người mất trong thế giới vô hình, bỡi vì chúng ta không phải là Phật. Chỉ có Đức Phật, Bồ Tát và các vị Thánh A Ra Hán mới thấy và biết được. Tuy nhiên, chúng ta cũng am hiểu là con người sống là có thân xác, hay còn gọi là hửu hình. Khi con người mất đi nghĩa là họ không có thân người, hay gọi là vô hình, nhân gian gọi người mất là con ma. Trong nhà Phật gọi là thân trung ấm, thân trung ấm nghĩa là thân sau khi chết và trước khi đi đầu thai. Người trong thế giới vô hình là từ thế giới hửu hình, và ngược lại, người thế giới hửu hình là từ thế giới vô hình.
         Chúng ta không thấy được người thân sau khi mất đi đâu, nhưng chúng ta biết họ vừa mất là họ rơi vào thế giới vô hình, họ một mình cô đơn, buồn khổ, vì không ai muốn chết cả.
 
  1. Chúng ta sẽ giúp người mất như thế nào?
+ Hỏi:
Chúng ta sẽ giúp người mất như thế nào?
+ Trã lời:
Chúng ta không hoàn toàn biết người mất đi đâu, nhưng chúng ta có bổn phận thể hiện tình thương đối với họ. Chúng ta phải có trách nhiệm trợ duyên cho họ, nhất là cha mẹ. Trường hợp này là cơ hội cho chúng ta tri ân và báo ân công sanh thanh dưỡng dục của phụ mẫu. Chúng ta trợ duyên bằng cách:
Chúng ta thỉnh Chư Phật, chư Bồ Tát tiếp độ họ.
Chúng ta khai thị về vô thường và tụng Kinh cho họ nghe.
Chúng ta bố thí làm phước hồi hướng cho họ.
Chúng phóng sanh giải nghiệp sát sanh cho họ.
Đây là vài điều nầy thể hiện tình cảm thiêng liêng thiết thực đối với người mới mất.
Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, quý Thầy và người thân thường mỗi tuần làm lễ cầu siêu và cúng cơm cho người mới mất và kéo dài đến 7 tuần (49 ngày). Quý Thầy lấy mỗi tuần làm mốc ngày để gia đình dễ nhớ trợ duyên cho người thân. Sau đó, làm lễ cầu siêu 100 ngàn và lễ giỗ hằng năm. Tuy nhiên, người thân có thời gian rảnh vẫn có thể tụng Kinh cầu siêu hằng ngày cho người mất càng tốt.
Thông thường trong nghi lễ cầu siêu có thêm lễ cúng cơm cho người mất. Lễ cúng cơm là cơ hội cho các con thể hiện sự tri ân và báo ân muộn màng đối với hai đấng sanh thành dưỡng dục. Chúng ta lớn lên là nhờ sự chăm sóc ăn uống và dạy dỗ của cha mẹ, nhưng có đôi lúc chúng ta chưa có cơ hội báo đền ân sinh thành của cha mẹ. Việc dâng cơm nước thể hiện một chút tình cảm tri ân, đây cũng chính là căn bản đạo đức con người không thể bỏ qua.
 
  1. Khi người thân mất đi, chúng ta nên làm lễ hỏa táng hay thổ táng?
+ Hỏi:
Khi người thân mất đi, chúng ta nên làm lễ hỏa táng hay thổ táng?
+ Trả lời:
         Người xưa thường làm lễ thổ táng (Chôn cất), thủy táng (Thả xuống nước), hỏa táng, điểu táng (Cho chim ăn), .v.v. Người Việt chúng ta bây giờ thường áp dụng thổ táng và hỏa táng là phổ biến.
Lễ an táng theo phong tục Việt Nam là thổ táng và hỏa táng.
+Thổ táng:
Những người dân ở ngoại Ô, miền quê thường là hay chôn cất trong đất nhà hoặc ngoài ruộng đồng, .v.v. chôn cất như vậy có tốt không? Không tốt. vì sao?
Người sống và người âm (Âm dương) không thể lẫn lộn được.
Nhiều gia đình xây mộ trước nhà và sau nhà làm cho ngôi nhà mất đẹp. Đó không phải là nếp sống văn minh văn hóa. Có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh và chuồng heo sau nhà gần mồ mã. Vậy, người mất có hài lòng hay không?
Khi xác người chôn dưới đất, thì đất đó trở thành đất âm khí (đất chết) và những vùng đất đó ảnh hưởng nguồn nước giếng. Trong lúc đó, miền quê lại hay sử dụng nước giếng. Vậy, nước giếng đó có tốt không? Bên cạnh đó, các cánh đồng có rất nhiều mồ mã, lại càng không tốt. Ruộng đồng là nơi canh tác gạo thóc lương thực ăn uống, mà chôn cất như thế là không thích hợp, mất mỹ quan của đất nước. Tốt nhất là chôn cất ở Nghĩa trang. Ở xứ Âu Châu, người tây phương khi chết, họ thiêu và để vào hủ cốt. Sau đó, họ chôn tại nghĩa trang. Chôn như vậy không chiếm diện tích và không ô nhiểm môi trường.
Khi xây mã mồ, chúng ta chỉ xây dựng bốn vách tường chung quanh. Ở đáy không cần xây bít. Có như vậy, nước mới vào và làm cho thân xác tan rã, trở về với cát bụi. Sau khi hạ nguyệt, chúng ta cũng có thể xây bốn vách cao hơn mặt đất khoảng 50 cm trở lên và đổ đất vào. Ở trên, chúng ta trồng cỏ hoặc hoa .v.v. Xây Mộ như vậy mới thích hợp âm dương.
Sau hạ nguyệt xong, thông thường người ta thường hay rướt hương linh về nhà để cúng bái. Nếu là gia đình Phật tử thì nên rớt hương linh về Chùa. Như vậy, hương linh sẽ nương vào Tam Bảo nghe Kinh niệm Phật hằng ngày.
+ Hỏa táng:
Hiện trạng đất đai huy hoạch không ổn định, nên chi có chôn rồi, cũng phải bị bốc mộ. Hỏa táng là tiện lợi, vệ sinh sạch sẽ nhất, bớt phần tốn kém. Đặc biệt, người mất không bám víu vào thân sát nữa. Sau khi hỏa táng xong, chúng ta cũng rướt hương linh về Chùa làm lễ nhập tự và an linh. Trong thời gian nầy, hương linh cần nghe Kinh niệm Phật. Hài cốt là cát bụi, chúng ta có thể đem ra biển rãi bỏ. Con người nương vào thân xác nầy để sống. Khi thân xác nầy không hoạt động nữa hay nói cách khác là chết, thì tâm thức của người chết vẫn theo cái xác nầy. Vì tâm thức của con người luôn luôn cần có chổ để nương tựa. Do đó, khi chúng ta chôn cất người mất ở nhà mồ, thì tâm thức của họ sẽ nương vào đó và đó là căn nhà của họ. Nếu như người thân xây nhà mồ thật đẹp và nhiều tiền, thì người mất có thể sẽ quyến luyến không nghĩ tới việc đi đầu thai và người mất sẽ ở đó làm ma giữ nhà mồ đời đời kiếp kiếp. Nếu người mất được nương tựa vào Tam Bảo tu hành, thì sau một thời gian người mất đủ duyên sẽ đi đầu thai sang kiếp khác. Thân xác nầy từ tứ đại đất, nước, gió và lửa thì trả về cho cát bụi. Sau 49 ngày hoặc 100 ngày, chúng ta có thể rãi hài cốt. Hài cốt thuộc về âm khí, nếu để trong Chùa nhiều và lâu thì sẽ ảnh hưởng tới người sống. Hơn nữa, hài cốt không phải là đối tượng để thờ và lễ bái; trừ khi nhục thân xá lợi của những bậc chứng đạo.
 
  1. Thế nào là địa ngục? Và làm sao biết người mất ở địa ngục?
+ Hỏi:
     Thế nào là địa ngục? Và làm sao biết người mất ở địa ngục?
+ Trã lời:
     Theo quan niệm của nhân gian, địa ngục là nơi u tối, nơi giam cầm và trừng phạt những tội nhân.
Chúng ta không thể thấy và biết được ai ở trong địa ngục cả. Theo sự suy nghĩ và hiểu biết của chúng ta, ví như có người phạm tội cướp của, giết người, thì kẽ sát nhân này phải bị cái quả báo là ngồi tù. Nhà tù này có phải là địa ngục trần gian không?
Ví như có người sân hận, thù hận, muốn giết kẽ thù, thì tâm của họ sáng hay tối? Chắc chắn là tối đúng không? Vậy, tâm tối nầy chính là địa ngục.
Con người ai sống rồi cuối cùng cũng phải ra đi, nhưng con người cứ mãi làm vũ khí và tạo ra chiến tranh, hai bên tàn sát giết hại nhau qua nhiều hình thức. Cảnh chiến tranh giết hại nhau như vậy có phải địa ngục trần gian hay không?
Con người sau khi chết đi thành con ma trong thế giới vô hình. Theo quan niệm nhân gian, con ma trong thế giới vô hình không được ăn ngon mặc đẹp, không được ấm no, không có tình cảm lứa đôi và con cháu, không có danh tiếng, không địa vị, .v.v. Vậy, thế giới vô hình là sáng hay tối đối với người mất? Cảnh đen tối nầy cũng là địa ngục.
Có người sống trên dương gian, họ cả đời chỉ biết hãm hại người khác, sát sanh, hay tạo ra chiến tranh để cho biết bao nhiêu người phải chết và chịu khổ đau, .v.v. Chúng ta suy nghĩ người này sau khi chết đi về đâu? Theo quan niệm nhân gian, ông Diêm Vương sẽ giam hãm và trừng trị kẽ độc ác này và có thể họ đời đời kiếp kiếp không được đầu thai trở lại. Nếu họ trở lại dương gian, thì họ sẽ tiếp tục hãm hại nhân sinh.
Địa ngục ở đâu?
Địa ngục không đâu xa, Địa ngục ở trong ta.
 
  1. Những yếu tố nào người ta sanh làm súc sanh?
+ Hỏi:
Những yếu tố nào người ta sanh làm súc sanh?
+ Trã lời:
Chúng ta có thể tìm hiểu sự giống nhau và sự khác biệt giữa con người và con vật.
         Giống nhau: Con người và con vật giống nhau là loài động vật, có sự sống, có tình cảm thương yêu, có cảm giác khổ vui, đau đớn, và có thể nói rằng cả hai đều đồng có tâm thức.
         Khác nhau: Con người có thể cười, nhưng con vật thì không cười vui và chỉ biết khóc; con người có thể nói và hát hò, nhưng con vật thì câm; con người có thể lên xe hoa lập gia đình, nhưng con vật thì không; con người có thể nhận thức ăn ngon, mặc đẹp, nhưng con vật thì không; con người có thể học hỏi kiến thức và tu tập tiến thân, nhưng con vật không thể hoc; con người có lý trí nhận thức đúng sai, sạch dơ, nhưng con vật thì không; .v.v.
         Qua đó, nếu người không giữ giới, sống si mê và tạo nghiệp nhân ác, họ có thể bị đọa làm súc sanh.
 
  1. Làm sao biết được người mất là bậc giải thoát luân hồi?
+ Hỏi:
Làm sao biết được người mất là bậc giải thoát luân hồi?
+ Trã lời:
Con người đa phần không ai muốn chết cả. Cho nên, con người chết đi vì bệnh tật, đó là lý do ngoài ý muốn. Nhưng đối với những bậc đã thoát ly sanh tử luân hồi rồi thì chúng ta không nói là các Ngài chết mà chúng ta có thể nói rằng là các Ngài nhập Niết Bàn. Tại sao? Bỡi vì, các Ngài đã đạt được định lực và trí huệ. Các Ngài đều sống trong đại định, các Ngài làm chủ được sự sống và sự chết. Do đó, các Ngài muốn sống hay chết tùy ý. Khi Ngài muốn ra đi là Họ nhập định, hay nói cách khác là nhập Niết Bàn và sau đó ra đi. Có nhiều Vị sau khi nhập Niết Bàn và còn lưu toàn thân xá lợi hơn hàng trăm năm như ở Trung Hoa có Ngài Lục Tổ Huệ Năng, Ngài Đằng Điền, Ngài Hám Sơn tại chùa Từ Hiếu thành phố Thiều Châu, tỉnh Quãng Đông (Ngài Huệ Năng nhập Niết Bàn vào năm 713, đến nay năm 2022 là 1309 năm), Ngài Vô Hà thiền sư tại núi Cửu Hoa Sơn; ở Việt Nam có Ngài Đạo Chân thiền sư và Ngài Đạo Tâm thiền sư tại Chùa Đậu – quận Thường Tín, thành phố Hà Nội, Ngài Chiết Tâm thiền sư tại chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh.
Thiền sư Đằng Điền – Lục Tổ Huệ Năng – Thiền Sư Hám Sơn
(Lục Tổ Huệ Năng sanh năm 638, viên tịch năm 713 tại chùa Nam Hoa,
Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa)
 
Thiền sư Đạo Chân – Thiền sư Đạo Tâm
Tại chùa Đậu, thôn Gia Phúc, huyện Thường Tín, Hà Nội
(tỉnh Hà Tây cũ), Việt Nam
         Sau đây, chúng ta có thể tìm hiểu thêm chi tiết thế nào là bậc giải thoát. Trong nhà Phật gọi bậc giải thoát sanh tử luân hồi là Vị A La Hán – Arahant, người đời gọi chung là một vị Thánh.
12.1. Thế nào là một vị Thánh?
- Thánh là người không sát sanh, giết người và vật, không trộm cướp, không tham ái, không hành dâm, không nói dối và không uống rượu .v.v.
- Thánh là người không phạm luật quốc gia (không phạm pháp).
- Thánh là người không phiền não, khổ đau.
- Thánh là người không tham lam, sân hận, si mê, không giận hờn, không thương, không ghét, không ích kỷ, không ganh tỵ, không gian dối, không bỏn xẻn .v.v.
- Thánh là người giác ngộ chân lý.
- Thánh là người tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh và đạt được định lực và trí huệ.
- Thánh là người xuất thế, là bậc vô sanh. Họ muốn sống hay chết tùy ý.
- Thánh là người đã đạt được Niết Bàn (Niết bàn là trạng thái thanh tịnh của chân tâm).
12.2. Có mấy bậc Thánh:
Bậc Thánh gồm có 4 bậc: 1) Tu Đà Hoàn; 2) Tư Đà Hàm; 3) A Na Hàm; 4) A La Hán.
12.3. Thánh tu nhân gì?
Những bậc Thánh tu tập pháp môn: Tu giới, tu định và tu huệ.
*Tu giới: là đoạn trừ tất cả điều ác, dứt trừ nghiệp nhân sanh tử luân hồi.
*Tu định: là thanh tịnh hóa tâm.
* Tu huệ: là diệt trừ vô minh, phiền não, khổ đau, tham, sân, si, .v.v.
        Những hành giả chứng quả bậc Thánh đều có lục thông như: 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
 
  1. Bạn có cảm thấy bạn gần đắc định hoặc thành Thánh không?
+ Hỏi:
Bạn có cảm thấy bạn gần đắc định hoặc thành Thánh không?
+ Trã lời:
Đức Phật không dạy nhân sinh nghĩ đến điều nầy. Nếu bạn muốn thành bác sĩ, thì bạn chỉ cần học thuộc lòng lý thuyết và thực hành giáo trình y khoa là đủ. Tương tự như vậy, bạn chỉ cần tu tập sao cho an lạc là đủ.
 
  1. Nếu bạn an lạc hoặc bạn thành Thánh thì bạn có hết bệnh ung thư không?
+ Hỏi:
Nếu bạn an lạc hoặc bạn thành Thánh thì bạn có hết bệnh ung thư không?
+ Trã lời:
Đức Phật đã dạy rằng không ai thoát khỏi cái khổ của sự già, không ai thoát khỏi cái khổ của bệnh tật, không ai có thể thoát khỏi cái khổ của sự chết. Vì thân nầy do đất, nước, gió, lửa hợp thành, nên thân này giả tạm và cuối cùng của cuộc đời là sự chết, sự chết là có thật. Vì thế, Đức Phật nhắm vào tâm của chúng ta. Nếu tâm của chúng ta đắc định, đắc huệ và an lạc hạnh phúc thì sự sống và sự chết đối với chúng ta như nhau.
 
  1.  Làm sao chuẩn bị cho sự chết?
+ Hỏi:
Làm sao chuẩn bị cho sự chết?
+ Trã lời:
Tại sao chúng ta phải chuẩn bị cho sự chết? Bỡi vì, con người sau khi chết đi, họ không còn có thân người, họ chỉ còn tâm thức (Hay linh hồn). Do đó, họ muốn giúp đỡ ai cũng không được, họ muốn làm việc bố thí hay tạo nghiệp lành cũng không được. Họ muốn học hỏi tiến thân cũng không được. Họ muốn học đạo tu hành cũng không được, vì trong âm cảnh hay thế giới vô hình không có Tam Bảo. Vì thế, người dương gian không bao giờ mong người mất cầu an hay làm phước hồi hướng cho người dương gian. Chỉ có người dương gian làm phước và cầu siêu cho người mất. Nên chi, người âm luôn nương nhờ người dương. Đó là lý do, Đức Phật dạy “Thân người đáng quý”. Mặc dù thân người giả tạm, nhưng chúng ta biết sử dụng thân giả tạm này để làm việc bố thí, lợi ích nhân sinh, thì đời người giả tạm vô cùng phước báo và giá trị. Nhất là chúng ta cần biết thêm những điều sau đây:
Ngày mai, bạn muốn du lịch xa, thì quan trọng hôm nay bạn phải chuẩn bị tiền, ẩm thực và mọi thứ cần dùng. Tương tự như vậy, bạn muốn chuẩn bị cho sự ra đi bình an, thì quan trọng là bạn phải chuẩn bị hành trang ngay trong kiếp sống này.
Trước tiên, bạn phải tìm hiểu và chấp nhận luật vô thường, bạn phải hiểu sự thật của cuộc đời và sự thật của thân và tâm. Có như vậy, bạn mới vượt qua cái khổ của cuộc đời và chính mình.
Bạn phải ngưng làm các điều xấu ác để diệt trừ các tội lỗi.
Bạn phải làm các điều thiện để tạo phước báo. Qua đó, bạn đã lợi ích xã hội và nhân sinh.
Pháp bố thi năng sinh phước báo
Bạn phải tạo sự an lạc trong hiện tại qua sự tu tập thiền định. Bạn không nên cầu nguyện và mong đợi hạnh phúc đến với bạn. Vì có thể hạnh phúc không tự nhiên đến với bạn được. Bạn muốn có tiền và bạn cứ mong đợi tiền, thì tiền không thể đến với bạn dễ dàng được. Bạn phải đi làm, thì bạn tự nhiên có tiền. Do đó, bạn muốn có an lạc thì bạn phải tự tạo ra an lạc và hạnh phúc cho chính bạn qua sự tu tập. Qua đó, bạn mới có thể chia sẽ an lạc cho mọi người. Bạn làm chủ được tâm, thì bạn sẽ làm chủ được cuộc đời của bạn. Bạn làm chủ cuộc đời của bạn nghĩa là bạn biết đang gì và chết đi về đâu.
 
  1. Bạn có thấy quá khứ không?
+ Hỏi:
Bạn có thấy quá khứ không?
+ Trã lời:
Đức Phật dạy rằng nếu bạn muốn biết quá khứ thì bạn hãy xem quả hiện tại của bạn tốt hay xấu. Nếu bạn muốn biết tương lai của bạn, thì bạn hãy xem nhân hiện tại của bạn đang tạo ra thiện hay ác. Tuy nhiên, Đức Phật không khuyết khích bạn đi tìm quá khứ và tương lai, vì quá khứ đã qua như giấc mơ và tương lai thì chưa đến, quan trọng là hiện tại có an lạc hay không, vì hiện tại là tương lai.
 
  1. Quan niệm của đạo Phật như thế nào về đời sống hiện tại?
Đạo Phật giúp cho nhân sinh luôn luôn nổ lực tiến thân để trở thành người chân thiện mỹ. Có như vậy, đời sống của bạn vô cùng quý báu, ý nghĩa và giá trị. Đạo Phật mang lại lợi ích cho con người như sau:
1) Đạo Phật dạy nhân sinh làm sao biết được sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Đặc biệt, Đức Phật dạy qua bài pháp “Tứ Diệu Đế - Bốn Chân Lý Vi Diệu như 1) Sự thận của khổ, 2) Nguyên nhân của sự khổ, 3) Chấm dứt sự khổ, 4) Phương pháp diệt khổ”.
2) Đạo Phật dạy nhân sinh cách trau dồi đạo đức bằng 5 giới cấm. Đây là những nền tảng đạo đức cho con người.
3) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để nhận ra điều gì đúng sai, điều gì tích cực và tiêu cực qua giới luật. Ví dụ  như có người nói rằng tu hành là phải để râu và tóc dài. Chúng ta có thể tìm hiểu xem “Râu dài, tóc dâu có làm họ hết phiền não khổ đau không? Râu dài và tóc dài có làm cho họ hết tham, sân, si không? Các hình thức này có giúp họ hết nói dối không và tăng thêm đạo đức không? Chúng ta căn cứ vào giới luật, thì chúng ta nhận định các hình thức này chỉ ràng buột nhân sinh không phát triển được trí tuệ.
4) Đạo Phật dạy nhân sinh nỗ lực tu tập pháp bố thí để lợi ích cho nhân sinh và xã hội. Lợi ích nhân sinh, chính là lợi ích cho chính mình.
5) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để sống yên bình và hạnh phúc qua phương pháp tu tập thiền định.
6) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để kiểm soát tâm trí và kiểm soát cuộc sống. Có như vậy, chúng ta mới biết mình đang làm gì và chết đi về đâu.
7) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để phát triển lòng từ bi và thể hiện lòng từ đối với chúng sanh. Đặc biệt là sự tu tập phát đại bi tâm cứu độ tất cả chúng sinh trong mười phương pháp giới. Qua đó, chúng ta có thể mở rộng lòng từ bi. Lòng từ bi của chúng ta bao la, nhưng vì chúng ta chỉ nghĩ lợi ích cá nhân, cho nên chúng ta ích kỷ. Do đó, nếu chúng ta phát tâm từ bi và thể hiện nó đối với tất cả chúng sanh, thì lòng từ bi này là tâm thật của chúng ta. Chúng ta là Phật và Phật là chúng ta.
8) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để phát triển trí tuệ qua tu tập  các phương pháp thiền quán như quán thân, quán thọ, quán tâm, quán nhân duyên, quán từ bi.v.v.
9) Đạo Phật dạy nhân sinh cách giải thoát khổ đau của tham, sân, si, khổ đau của già, bệnh, chết và khổ đau của luân hồi.
12) Đạo Phật dạy nhân sinh làm thế nào để trở thành một vị giác ngộ như Đức Phật. Đức Phật dạy qua pháp tu “Lục Độ Ba La Mật như 1) Bố thí, 2) Trì giới, 3) Nhẫn nhục, 4) Tinh Tấn, 5) Thiền định, 6) Trí huệ” Đây mới là con đường đi tới chân hạnh phúc.
“Tâm an lạc, thế giới bình yên”
 
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chùa Viên Giác ngày 27.10.2022
Trụ trì
Tỳ kheo Thích Hạnh Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây