TỰ LỰC VÀ THA LỰC

Chủ nhật - 07/07/2019 20:40 Đã xem: 2426
TỰ LỰC VÀ THA LỰC

Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thưa Thầy!
Có người nói rằng tu là phải tự lực, chứ không có nương về tha lực. Theo ý Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Thưa quý vị!
Họ nói như vậy cũng gần đúng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Vì họ chưa am hiểu về tự lực và tha lực. Hôm nay, chúng ta có thể tìm hiểu về tự lực và tha lực.
+ Tự lực: là sự nổ lực của chính mình.
+ Tha lực: là sự hướng dẫn và trợ duyên của người khác.
TỰ LỰC VÀ THA LỰC

Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thưa Thầy!
Có người nói rằng tu là phải tự lực, chứ không có nương về tha lực. Theo ý Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Thưa quý vị!
Họ nói như vậy cũng gần đúng, nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Vì họ chưa am hiểu về tự lực và tha lực. Hôm nay, chúng ta có thể tìm hiểu về tự lực và tha lực.
+ Tự lực: là sự nổ lực của chính mình.
+ Tha lực: là sự hướng dẫn và trợ duyên của người khác.
Ví dụ: Hột xoài và quả xoài
          Hột xoài nhờ có đất, nước, gió và nhiệt độ để nãy mầm thành quả xoài.
- Hột xoài nẫy mầm thành quả xoài là tự lực.
- Đất nước, gió và nhiệt độ là tha lực.
Hột xoài không có tha lực của đất, nước, gió và nhiệt độ, thì nó không thành quả xoài được. Ngược lại, đất, nước, gió và nhiệt độ không có hột xoài, thì nó cũng không thành quả xoài.
Chúng ta tự hỏi rằng chúng ta từ đâu sanh ra? Chúng ta từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên? Chắc chắn rằng ai cũng đều biết là chúng ta do người mẹ sanh ra. Nếu không có người cha, thì người mẹ có tự lực sanh ra chúng ta không? Chắc chắn là không phải hôn? Nếu có sự hòa hợp của cha mẹ mà không có sự hòa hợp của đứa bé, thì không có sự thụ thai. Qua đây, chúng ta mới thấy rằng sự hiện diện của đứa bé là có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ hay nói cách khác là ý muốn của cha mẹ muốn có em bé. Có nhiều trường hợp, cha mẹ không muốn có em bé, nên họ đi phá thai. Do đó, em bé không tự lực ra đời được. Vậy, nếu không có sự trợ duyên tha lực của cha mẹ, thì chắc chắn em bé không tự lực để có hiện diện trong cuộc đời nầy được.
Tóm lại:
- Người cha không tự lực sanh ra em bé.
- Người mẹ cũng không tự lực sanh ra em bé.
- Em bé cũng không tự lực sanh ra chính mình.
- Sự hòa hợp của cha mẹ trợ duyên cho em bé là tha lực.
- Ý muốn hòa hợp cá nhân của cha mẹ và em bé là tự lực. Tự lực và tha lực luôn trợ duyên với nhau.
          Chúng ta biết rằng em bé sau khi sanh ra, bé cần sửa mẹ, cần cha mẹ cho ăn, cho uống và tắm rửa, chăm sóc. Đồng thời, cha mẹ phải đi làm kiếm tiền để nuôi bé trưởng thành. Nếu cha mẹ sanh bé ra, không cho ăn uống và phơi nắng bé, thì bé đã chết. Vậy, bé tự lực trưởng thành là nhờ sự trợ duyên tha lực của cha mẹ.
-  Bé tự trưởng thành là tự lực của bé.
-  Cha mẹ chăm sóc bé là tha lực.
          Khi bé học hành thành bác sĩ, kỷ sư, nha sĩ, .v.v. đều nhờ trợ duyên hướng dẫn giáo dục của các thầy cô giáo.
- Sự nổ lực học hành của bé là tự lực.
- Sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo là tha lực.
          Trong Phật giáo nói sao?
          Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề; Ngài đi thuyết pháp 49 năm và Ngài thành lập Tam Bảo để cho chúng sanh nương tựa. Do đó, Ngài dạy các Phật tử phải quy y Tam Bảo cho đến khi thành Phật.
+ Quy y là trở về nương tựa; Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.
+ Phật là bậc giác ngộ chân lý.
+ Pháp là lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật là những phương pháp như thiền định, thiền quán để giúp chúng sanh tu tập thành Phật. Do đó, lời dạy của đức Phật còn gọi là Pháp.
+ Tăng là sự hòa hợp của đoàn thể tu hành hay còn gọi là Tăng đoàn.
- Nương tựa Phật là nương tựa tha lực của đức Phật để trở về tánh giác của mình.
- Nương tựa pháp là nương tựa lời dạy của Đức Phật và các pháp môn thiền định, thiền quán.
- Nương tựa Tăng là nương tựa Tăng đoàn.
Vậy, Đức Phật dạy:
- Nương tựa Tam Bảo là nương tựa tha lực của Tam bảo.
- Sự nổ lực tu hành cá nhân là nương tựa tự lực của chính mình.
          Nếu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, mà chúng ta lìa Tam Bảo, thì chúng ta có thể tự lực thành Phật không? Chắc chắn là không? Do đó, sự tu hành cần phải có sự tự lực nổ lực và sự trợ duyên tha lực của Tam Bảo nói chung.
         
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 
 
 
 

 
 Từ khóa: tu luc va tha luc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây