ĐI TU HỌC CÁI GÌ?

Thứ tư - 11/10/2017 20:55 Đã xem: 3556
ĐI TU HỌC CÁI GÌ?
 
         Nhiều người nghĩ rằng đi tu theo đạo Phật là ăn, mặc và sống khổ hạnh, cực khổ . . . Đó là vì họ hiểu đạo Phật theo quan niệm cá nhân hay hiểu theo kinh nghiệm cuộc sống ngoài đời, hoặc định nghĩa đạo Phật theo hình thức bên ngoài nào đó, chứ họ không chịu hiểu đạo Phật theo đúng giáo Pháp của Ngài. Ở đời người ta đi tìm cuộc sống ấm no hạnh phúc, bằng cách phải nỗ lực học tập một kiến thức nào đó như về y khoa, văn chương, hoặc là một ngành nghề nào đó, mục đích chung là để tìm phương cách thuận lợi để đáp ứng với đời sống vật chất và để nuôi tấm thân nhỏ bé nầy. Lý do là vì thân nầy cần phải ăn uống mới duy trì được. Nhưng con người ăn uống ngủ nghỉ cũng chưa đủ, vì còn có lý trí, suy nghĩ, tình cảm, hay nói chung đó là đời sống tinh thần. Vậy đi tu cũng không có gì lạ là học đạo hay nói cách khác là học giáo pháp của đức Phật. Mục đích là để thăng bằng cả hai đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Phật pháp thì bao la, nếu không biết cách nghiên cứu hoặc không thầy hướng dẫn thì biết đâu mà học. Vì vậy, quý Thầy soạn giáo trình căn bản cho người mới tập tu học dễ dàng học tập.
Trước kia, những vị xuất gia không được đi học bên ngoài và không có trường Phật giáo. Nên chi, các vị tu sĩ Phật giáo đều phải học theo giáo trình trong chùa hoặc trong tu viện.
 
CHƯƠNG TRÌNH HỌC NHƯ SAU:
I - Người tập tu :
  1. Học thuộc lòng hai thời công phu và nhị khóa hiệp giải. Nhị khóa hiệp giải là giải thích ý nghĩa hai thời công khuya và công phu chiều.
  2. Học Luật tỳ ni, Oai nghi.
  3. Học nghi lễ (học sử dụng các Pháp khí).
 
ĐIỀU KIỆN :        Người Phật Tử muốn xuất gia, thì trước phải tập sự tu học ít nhất 2 năm trở lên;  nếu là người bán thế xuất gia (nghĩa là đã có gia đình rồi mới đi tu) thì phải lâu hơn, lý do là tập khí đời nặng hơn. Trong thời gian này, thầy trò tìm hiểu nhau. Người tập tu tinh thần ổn định, lục căn phải đầy đủ và phải có trình độ văn hóa ít nhất lớp 10 trở lên (trừ trường hợp đặc biệt).
 
II - Sa Di :
         Người tập tu thọ 10 giới, gọi là Sa Di.
1 - Kinh Tứ Thập Nhị Chương; Kinh Di Giáo; Kinh Bát Đại Nhân Giác.
  1. - Luật: Luật Sa Di; Quy sơn cảnh sách.
  2. - Phật học Phổ Thông :
    1. Nhân thừa: ý nghĩa quy y Tam Bảo; ngủ giới; Sám hối; Thờ - lạy – cúng Phật; tụng Kinh – trì Chú – niệm Phật; ăn Chay.
    2. Thiên thừa: Bổn phận Phật tử tại gia; Vô thường; Thiểu dục tri túc; Nhân quả - Luân hồi; Thập thiện nghiệp; Lục hòa.
    3. Lịch sử Phật Giáo: Lịch sử Phật Thích Ca; Phật A Di Đà; Thập đại đệ tử; 33 vị Tổ Thiền Tông, 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông . . . Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam; Kết tập Kinh Điển.
  3. - Học Pháp số + Hán văn + Nghi lễ.
  4. - Con đường Bồ Tát Hạnh. Những phương pháp hoằng pháp:
1- Báo trí; 2- Radio; 3- Truyền hình; 4- Hình ảnh; 5- Nhạc; 6- film; 7- Sách vở; 8- Giảng dạy; 9- Khóa tu học; 10- Sinh hoạt văn hóa Phật Giáo; 11- Từ thiện xã hội; 12- Hành hương.
 
ĐIỀU KIỆN : Sa Di phải tu học ít nhất 5 năm trở lên để thọ Tỳ Kheo giới (trừ trường hợp đặc biệt). Nếu chưa thọ và học giới Tỳ Kheo, thì không được rời khỏi Sư Phụ.
 
III – Tỳ Kheo:
         Vị Sa Di đủ 20 tuổi trở lên được thọ 250 giới, gọi là Tỳ Kheo.
- Học nghi lễ (giới đàn Tăng)
- Học quản trị (hành chánh; tổ chức điều hành; duy trì; hoằng Pháp).
 
* Phần I:
  1. - Tứ Diệu Đế - 37 phẩm trợ đạo + Bản đồ tu Phật.
  2.  - Vũ trụ quan – nhân sinh quan Phật giáo - Nhân duyên sinh.
  3.  - Thập Nhị Nhân Duyên.
  4.  - Ngủ đình tâm quán; Tứ niệm xứ; Đại niệm xứ.
  5.  - Thiền Vipassana – Tuệ Minh Sát; Thanh tịnh đạo.
  6.  - Năm  bộ kinh Nikaya.
  7.  - Luật Pali; Ma Ha Tăng Kỳ Luật.
  8.  - Luận A Tỳ Đạt Ma.       
 
* Phần II:
  1. - Phát Bồ Đề Tâm Văn; Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, Huệ-Văn, Tư, Tu).
  2.  - Lục độ ba la mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ).
  3.  - Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xã).
  4.  - Thập hạnh Phổ Hiền.
  5.  - Tứ nhiếp pháp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự).
  6.  - Tam nhiếp (Nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới)
  7.  - Sách Bồ Tát Hạnh; Duy Thức Học.
  8. - 10 tông phái Trung Hoa ( Luật Tông; Tịnh Độ Tông; Thiền Tông; Duy Thức Tông – Pháp Tướng Tông; Mật Tông; Pháp Hoa Tông –Thiên Thai Tông; Hoa Nghiêm Tông; Tam Luận Tông – Tánh Không Tông; Câu Xá Tông; Thành Thật Tông)
9 - Kinh điển (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh): Kinh Bát Nhã; kinh Pháp Hoa; Kinh Lăng Già; Kinh Thủ Lăng Nghiêm; Kinh Hoa Nghiêm; Kinh Viên Giác; Kinh Kim Cang; . . .
10 - Giới Luật: luật Tứ Phần; Ngủ Phần Luật, Thập Tụng Luật.
11- Luận: luận Trung Quán; Đại Thừa Khởi Tín Luận; Nhân Minh Luận; Đại Trí Độ Luận; Câu Xá Luận; . . .
ĐIỀU KIỆN : Sau khi thọ giới xong phải học Kinh, Luật ít nhất 5 năm trước khi ra làm việc .v.v.
 
CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG PHẬT GIÁO
        
Ngày nay, ở Việt Nam, các tỉnh thành đều mở trường Phật học, từ lớp sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trường đại học Phật giáo thì chỉ có 3 trường, là ở Sài Gòn, Huế và Hà Nội. các vị xuất gia đủ 19 tuổi và học xong lớp 12 trường phổ thông trung học, thì họ được vào trường Phật giáo.
Chương trình như sau:
  1. Chương trình học sơ cấp 2 năm.
  2. Chương trình học trung cấp 4 năm.
  3. Chương trình cao cấp 4 năm.
  4. Chương trình đại học Phật giáo cử nhân 4 năm.
  5. Chương trình đại học Phật giáo thạc sĩ 2 năm.
Ở Việt Nam, trường đại học Phật giáo không cấp bằng tiến sĩ. Do đó, các quý thầy muốn học tiến sĩ thì phải sang Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, .v.v.
  1. Chương trình tiến sĩ đại học Phật giáo từ 3 đến 5 năm.
Đây là thời gian học căn bản, chứ Phật pháp học cả đời chưa hết. Việc tu hành thì không thời hạn. Hành giả phải tu đến khi thành Phật mới thôi. Phật tử nên biết là đi tu học như thế nào.
Đức Phật dạy: “ Con người muốn tiến hóa, thì phải tu học”. Con người muốn tu học chỉ khi nào có thân nầy; mất thân nầy muốn tu học cũng không được.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây