PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC

Thứ tư - 11/10/2017 20:47 Đã xem: 6465
Hỏi:Phước đức và công đức giống nhau và khác nhau thế nào?Trả lời:Mô Phật! Trước chúng tôi xin giải thích “Phước đức” nghĩa là gì?         Phước và Đức là hai nghĩa khác nhau.
PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
 
Hỏi:
Phước đức và công đức giống nhau và khác nhau thế nào?
Trả lời:
Mô Phật! Trước chúng tôi xin giải thích “Phước đức” nghĩa là gì?
         Phước và Đức là hai nghĩa khác nhau.
+ PHƯỚC ( PHÚC ): là do việc làm bố thí, hay nói cách khác là bố thí năng sinh phước.
Bố thí gồm có tài thí, pháp thí và vô ý thí.
  1. Tài thí: gồm có nội tài và ngoại tài.
  1. Nội tài là bố thí công sức.
Ví dụ: chúng ta đến chùa công quả, lau dọn, xây dựng; hoặc tại bệnh viện, trường học, ngoài đường; giúp đỡ công việc khó khăn cho ai đó, .v.v. gọi là bố thí nội tài.
  1. Ngoại tài: là bố thí tiền bạc, vật chất hoặc thức ăn, nước uống cho người khác, .v.v. gọi là bố thí ngoại tài.
  1. Pháp thí: là bố thí Phật pháp. Lời dạy của đức Phật còn gọi là Phật pháp, vì đức Phật dạy chúng sanh những phương pháp tu hành để lìa khổ được vui, thoát ly sanh tử luân hồi, để thanh tịnh tâm, thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật. Do đó, giáo lý của đức Phật gọi là pháp xuất thế gian. Đức Phật dạy: “ Bố thí pháp là pháp thí tối thượng”. Vì bố thí Phật pháp giúp chúng sanh thoát sanh tử luân hồi và đạt được Thánh quả.
  2. Vô úy thí: là giúp cho chúng sanh hết sợ hãi, âu lo, phiền muộn, .v.v.
Tóm lại: Bố thí năng sinh phước báo. Vậy, chúng ta có cần phước báo hay không?
Ở đời người ta có địa vị, danh thơm, giàu sang phú quý, học thành đạt, xinh đẹp, mạnh khỏe, sống lâu đều là do phước báo cả. Do đó, các thí chủ đều hiểu rằng việc bố thí và làm lợi ích chúng sanh, đó chính là lợi ích cho chính mình hiện tại và đương lai.
Đức Phật dạy các vị Bồ Tát tu tập “Lục độ Ba La Mật” “sáu phương pháp qua bên bờ giác ngộ”. Trong lục độ Ba La Mật, pháp bố thí là pháp đầu tiên.
 
+ ĐỨC:
         Đức nói cho đủ là đạo đức. Ở đời, người ta gọi người đạo đức là người ăn hiền ở lành.
Thế nào là ăn hiền ở lành?
Ví dụ: họ nói rằng ăn hiền ở lành là không làm hại ai cả. Đó là họ nói chung chung vậy thôi, chứ không có căn cứ.
         Đức Phật dạy chúng sanh tu đạo đức như thế nào?
         Đức là do giữ giới mà ra.
Ví dụ: Đức Phật dạy là Phật tử thì phải thọ 5 giới cấm và giữ gìn 5 giới cấm.
  1. 5 giới nầy giúp cho chúng sanh biết được cái nào đúng; cái nào sai; cái nào chánh; cái nào tà.
  2. 5 giới nầy giúp cho chúng sanh phát triển giới hạnh, phẩm hạnh và đạo đức con người . . .
Ví dụ: Người không nói dối và ngược lại, nói chân thật, thì họ sẽ được mọi người tin tưởng và kính trọng.
  1. Người nào giữ được 5 giới này cho đến khi chết, thì không có chính quyền nào dòm ngó người đó cho đến khi chết. Vì sao? Vì 5 giới nầy là nền tảng đạo đức của nhân sinh và nhân loại.
 
+ CÔNG ĐỨC:
          Là việc làm giúp đỡ, lợi ích cho ai đó hoặc làm công quả cho Chùa, bệnh viện, trường học, .v.v. hay nói cách khác là bố thí công sức. Đây thuộc về nội tài bố thí. Vậy, công đức năng sinh phước.
 
LUẬN NGHI VỀ BỐ THÍ
Hỏi:
Nếu người làm phước đức nói trên. Vậy, họ chỉ mới tu nhân và thiên phải không?
Trả lời:
  1. Bài viết vừa rồi là giải thích ý nghĩa của Phước Đức và Công Đức”, chứ không phải bài viết nói về hướng dẫn tu hành giải thoát.
  2. Phật tử nào muốn học nhân tu hành giải thoát sanh tử luân hồi, thì đọc bài nhân hạnh tu hành của Chư Phật và Bồ Tát trong trang Website: chuaphatlinh.com.
  3. Phật tử nào muốn thật sự tu hành giải thoát sanh tử luân hồi đời nầy, thì Phật tử phải nên đi xuất gia và sống phạm hạnh như đức Phật.  Vì sao?
Đức Phật dạy: “Ái bất nhiễm, bất sanh ta bà” nghĩa là “ Không nhiễm ái, không sanh ta bà”. Hoặc đức Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Viên Giác: “Ái dục là gốc sanh tử luân hồi”.
Qua đó, chúng ta hiểu được là Ái dục đã trối buộc chúng ta trong kiếp luân hồi. Vậy, chúng ta muốn ra khỏi luân hồi, thì kiếp nầy chúng ta phải cắt ái và xuất gia theo đức Phật tu hành.
Phật tử tại gia đã quy y Tam Bảo, là kết duyên với đức Phật rồi. Đây là nhân duyên vô cùng quý báu. Nhưng Phật tử quy y Tam Bảo là chỉ kết duyên với Tam Bảo thôi, chứ Phật tử không thật quy y Tam Bảo.
Tại sao?
Tại vì quy y Tam Bảo là trở về nương tựa đức Phật, học và hành theo lời dạy của đức Phật, và sống theo Tăng đoàn. Hay nói cách khác dễ hiểu, quy y Phật là phát tâm theo đức Phật. Nhưng trên thực tế là Phật tử chúng ta không thật sự theo đức Phật.
Đức Phật đi xuất gia, còn chúng ta đi xuất giá.
Đức Phật theo đường đạo, còn chúng ta theo đường đời, lập gia đình, sanh con, đẽ cháu, lo làm ăn buôn bán, tạo đủ thứ nghiệp thiện ác.
Thầy trò mỗi người mỗi hướng và mỗi nơi.
Như vậy, chúng ta không thật theo con đường của đức Phật rồi.
  1. Bài viết Phước Đức là giải thích về nền tảng đạo đức của nhân sinh, nhân loại. Nếu ai tu nhân phước đức nầy, thì họ sẽ không rơi vào địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh. Ngược lại, họ đời đời sanh trở lại cõi trời và cõi người.
  • Người biết bố thí, họ sẽ được phước báu, nhưng nếu họ không giữ giới, thì họ chưa hẳn là người có đức (đạo đức). Vì có người làm bố thí, nhưng họ vẫn nói dối, làm nghề sát sanh, buôn ma tý, . .
  • Người biết giữ giới, họ sẽ là người đạo đức, nhưng nếu họ không bố thí, thì họ chưa hẳn là người có phước. Vì sao? Vì không bố thí sao có phước báu được, làm sao giàu sang phú quý được. Nên chi, Phật tử phải tu phước và tu đức song hành.
  • Phật tử tu nhân, tu thiên được rồi, thì Phật tử mới tiến lên tu Thánh đạo được. Ví như người muốn học đại học, thì trước phải học xong trung học.
  1. Phật tử tại gia biết bỏ ác và làm thiện là tốt lắm. Nhất là hộ trì Tam Bảo trường tồn, thì Phật tử nầy là người vô cùng cao quý!
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây