TIN VÀ CẦU NGUYỆN CÓ TRỞ THÀNH THÁNH KHÔNG?

Thứ tư - 11/10/2017 20:43 Đã xem: 2984
Hỏi:         Có người hỏi rằng tin và cầu nguyện có trở thành Thánh hay không?Trả lời:         Câu hỏi trên rất hay và thiết thực. Tôi xin trả lời 2 phần: một là phần tin, hai là phần cầu nguyện.I – Phần tin (Tín ngưỡng ):         Vấn đề tin hay còn gọi là tín ngưỡng. Tín ngưỡng là quyền tự do cá nhân. Mỗi người thường có nhiều tín ngưỡng như:
TIN VÀ CẦU NGUYỆN
CÓ TRỞ THÀNH THÁNH KHÔNG?
 
Hỏi:
         Có người hỏi rằng tin và cầu nguyện có trở thành Thánh hay không?
Trả lời:
         Câu hỏi trên rất hay và thiết thực. Tôi xin trả lời 2 phần: một là phần tin, hai là phần cầu nguyện.
I – Phần tin (Tín ngưỡng ):
         Vấn đề tin hay còn gọi là tín ngưỡng. Tín ngưỡng là quyền tự do cá nhân. Mỗi người thường có nhiều tín ngưỡng như:
  1. Tín ngưỡng ông bà ( Thờ cửu huyền ), thì người ta nói cho dễ hiểu là đạo ông bà, cha mẹ, hay còn gọi là đạo hiếu.
  2. Tín ngưỡng nhân gian: là không có tổ chức, chủ chương, giáo lý, giáo điều. Ví dụ như họ thờ các vị thần, các vị trời qua hình ảnh những ngôi đình, ngôi miếu, miếu ông, miếu bà .v.v. Do đó, tính ngưỡng nhân gian thuộc về dân tộc, ai tin hay không tin không sao. Mỗi quốc gia đều có tín ngưỡng nhân gian khác nhau.
  3. Tín ngưỡng tôn giáo: là một tổ chức, có chủ chương, có giáo lý, có giáo điều. Ví dụ như: đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Do Thái, đạo Ấn Giáo, .v.v. Do vì, tôn giáo có tổ chức, giáo lý, .v.v. nên tôn giáo có khả năng truyền đạo từ nước nầy sang nước khác.
Hỏi:
         Vậy tôn giáo là gì?
Trả lời:
         Mỗi tôn giáo đều có thờ một đấng thiêng liêng. Mặc dù, các đấng thiêng liêng tên khác nhau, nhưng các đấng thiêng liêng đều có một điểm chung là sáng tạo ra thế giới và con người, đặc biệt là cứu rỗi con người. Vì thế mà người ta tín ngưỡng và cầu nguyện.
Hỏi:
         Trên thế giới nầy có hàng trăm tín ngưỡng tôn giáo, thì làm sao chúng ta biết được niềm tin của chúng ta là chánh tín?
Trả lời:
         Chúng ta muốn biết được niềm tin của chúng ta có chánh tín hay không, thì chúng ta phải tìm hiểu hay xét xem đối tượng tin có chánh tín hay không? Đối tượng tin là  người được tin.
         Chúng ta có thể tìm hiểu đối tượng tin qua ba yếu tố: 1) Lịch sử; 2) Thánh nhân hoặc là bậc tối thượng; 3) Khả năng và giáo lý.
  1. Lịch sử: Chúng ta có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử và nguồn gốc của đối tượng tin. Ví dụ như: đối tượng tin sanh ra ở nước nào? Cha mẹ là ai? Lớn lên như thế nào? .v.v.
Nếu đối tượng tin không có lịch sử, Vậy là đối tượng tin không có thật. Do đó, người tin và đối tượng tin đều mê tín.
  1. Thánh nhân hay bậc tối thượng: Nếu đối tượng tin là Thánh hay là bậc tối thượng tôn, thì chúng ta tìm hiểu đối tượng tin tu hành như thế nào? Tu pháp môn gì? Tu nhân gì thành Thánh và thành bậc tối thượng? Và căn cứ vào đâu . . .?
Nếu Đối tượng tin không có nhân tu hành gì cả. Không ai biết những điều nói trên. Vậy là đối tượng tin là Thánh giả rồi. Đối tượng tin đó là do người ta tự thần thánh hóa hoặc đưa lên bậc tối thượng thôi. Ở đời có ai không học hành mà thành bác sĩ, nha sĩ, thạc sĩ và tiến sĩ không? Có ai không học, không tu mà thành Thánh và bậc tối thượng không? Do đó, người tin và đối tượng tin đều mê tín.
  1. Khả năng và giáo lý:  
- Chúng ta có thể tìm hiểu khả năng của đối tượng tin. Nếu đối tượng tin là bậc Thánh, thì đối tượng tin dạy bạn tu như thế nào thành Thánh và thành bậc tối thượng. Nếu không, thì đối tượng tin không thật năng, là không khả năng hướng dẫn chúng ta tu hành thành Thánh được.
- Chúng ta có thể tìm hiểu qua giáo lý. Trong kinh Thánh có dạy chúng ta phương pháp nào tu thành Thánh hay không? Nếu có thì trang nào và đoạn nào? Nếu không, thì đó không phải là kinh Thánh rồi.
+ Tóm lại: Nếu đối tượng tin không đủ 3 yếu tố nói trên, thì người tin và đối tượng tin đều là mê tín. Ngược lại, nếu đối tượng tin đầy đủ 3 yếu tố nói trên, thì người tin và đối tượng tin là chánh tín.
 
II – Cầu nguyện:
         Ở đời người ta thường cầu nguyện cho tha nhân và cho cá nhân.
+ Cầu nguyện cho tha nhân: là cầu nguyện cho thế giới, đất nước thanh bình; nhân dân an lạc, .v.v.
+ Cầu nguyện cho cá nhân: là cầu nguyện cho gia đình, vợ chồng, con cháu bình an; cầu nguyện làm ăn, tình cảm, thăng quan tiến chức, .v.v.
         Những điều cầu nguyện trên không có tính chất hại ai, chỉ thuần cầu lợi may rủi cho chính mình.  Lời cầu nguyện thiết thực nhất là chính mình làm lợi ích cho tha nhân. Vì làm lợi ích cho người, chính là làm lợi ích cho chính mình. Nhưng tin và cầu nguyện như vậy không có nghĩa là người đó trở thành người tốt được. Vì sao? Vì muốn làm người tốt, thì họ phải biết sữa đổi tâm tánh của chính mình.
Ví dụ như: miệng không nói dối,  không nói lời hung ác, không nói xấu người khác, không lưỡi đôi chiều, .v.v.; thân không giết người và vật, thân không trộm cướp, .v.v.; ý không tham, sân, si, .v.v.  Do đó, tin và cầu nguyện không thể thành người tốt được, huốn chi thành Thánh. Bạn muốn thành Thánh, thì bạn phải học và tu chứ! Có ai không học, chỉ tin và cầu nguyện mà thành bác sĩ, nha sĩ, thạc sĩ và tiến sĩ, .v.v. không? Chẳng lẻ Thánh nhân và bậc tối thượng không học và không tu sao thành đấng thiêng liêng?
         Tóm lại, tin và cầu nguyện không thể thành Thánh được.
 
A DI ĐÀ PHẬT!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh

Kính thưa quý Phật tử xa gần! Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái Chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây