Địa Ngục ở đâu ? Tịnh Độ ở chốn nào ?!

Thứ bảy - 08/10/2016 08:31 Đã xem: 5252
+ Có người hỏi: “Địa ngục có thật không? ở đâu? Chỉ cho tôi thấy đi, rồi tôi mới tin. Nếu không chứng minh cho tôi thấy được địa ngục thì tôi không tin.”
Hoa sen
Hoa sen

I – Địa ngục ở đâu?

+ Có người hỏi: “Địa ngục có thật không? ở đâu? Chỉ cho tôi thấy đi, rồi tôi mới tin. Nếu không chứng minh cho tôi thấy được địa ngục thì tôi không tin.”
+ Trả lời: Bạn không tin tùy bạn chứ, không ai bắt buộc bạn tin cả, quan trọng bạn có hiểu biết hay có tâm cầu học hỏi và lắng nghe hay không?
Đức Phật hiện thân ở đời là mục đích để chỉ cho ai muốn tu hành bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Chứ đức Phật ra đời không phải để giải thích thắc mắc, tò mò của chúng sanh. Bạn có tin hay không thì bạn cũng già, bệnh, rồi chết. Nếu bạn chỉ biết tò mò thắc mắc cho thỏa mãn để vui, để chờ chết, mà không lo tu hành thì vô ích. Nếu bạn có tâm lắng nghe tìm hiểu, học hỏi thì bạn sẽ hiểu. Đạo Phật không phải đạo tin. Vì tin không thể hết khổ đau được, vì tin không hết phiền não được, vì tin không thể hết tham lam, sân hận, si mê được, vì tin không thể thành người tốt được, vì tin không đủ để thành Thánh nhân được. Vậy, đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ nghĩa là hiểu biết sự thật.
Ví dụ:
– Trong gia đình, người chồng hiểu người vợ thì người chồng tin người vợ tự nhiên.
– Nếu có người hiểu biết về luật nhân quả thì người đó tin nhân quả một cách tự nhiên.
+ Đối với các tôn giáo: đều nói về thiên đàng và địa ngục.
– Các tôn giáo đều nói về thiêng đàng và địa ngục. Các tôn giáo quan niệm rằng thiêng đàng là nơi những tín đồ tin tưởng hay có niềm tin tuyệt đối với đấng thiêng liêng của họ thì sau khi họ chết sẽ được đấng thiêng liêng của họ rướt về thiêng đàng, hưởng thụ sung sướng.
– Địa ngục là nơi những người không tin đấng thiêng liêng của họ thì những người ấy bị đưa xuống địa ngục. Lý do vì những người không tin đấng thiêng liêng cao cả đó đều là quỹ sứ. Do vậy, trong thâm tâm của mọi người lo lắng và sợ đọa địa ngục. Vì thế nên, nhiều người dùng cảnh địa ngục để hù dọa người khác: “Nếu bạn không theo đạo hoặc bỏ đạo, thì bạn sẽ rơi vào địa ngục”. Mặc dù người đó không làm gì ác cả. Mục đích hù dọa như vậy là để cho tín đồ của họ không bỏ đạo và trung thành với tôn giáo của mình. Họ chỉ cần nhiều tín đồ đông đảo và tin tuyệt đối mù oán, chứ họ không chỉ dạy cho tín đồ của họ sống sao được hạnh phúc, làm sao hết khổ đau, phiền não, làm sao hết tham lam, sân hận, si mê, ganh tỵ, ích kỷ, . . . làm sao trở thành người chân thiện mỹ và làm sao trở thành vị thánh nhân.

+ Đối với đạo Phật: không dùng chữ thiêng đàng, mà đức Phật nói về cõi trời.
– Cõi trời là nơi của những người ăn hiền ở lành, biết tu hành giữ giới, bố thí, giúp người .v.v. Đây là nhân thiện. Nên họ được sanh về cõi trời, sống tự do và hưởng thụ sung sướng. Đây là quả thiện.
– Địa ngục là nơi của những người ác bị trị tội. Họ cướp của, giết người, bất hiếu cha mẹ, tạo nhiều tội lỗi .v.v. Đây là nhân ác. Nên họ bị đọa địa ngục, bị trói buột và bị trừng phạt. Đây là quả ác.
Trong kinh Địa Tạng, kinh Báo Hiếu Trọng Ân, kinh Dược Sư, .v.v. đức Phật Thích Ca có nói nhiều cảnh giới địa ngục, nơi chúng sanh bị trừng phạt ở nhiều hình thức khác nhau. Đó là vì họ tạo nhân ác nên phải chịu quả ác. Đây là luật nhân quả. Không tôn giáo nào và không ai tránh khỏi luật nhân quả hết.
– Có người nói: “Tôi không tin nhân quả.”
– Trả lời: Bạn không tin cũng không sao. Không ai bắt mình tin cả. Quan trọng là bạn có hiểu biết về luật nhân quả hay không? Nhưng nếu bạn không tin thì không có nghĩa là không có luật nhân quả.
– Ví dụ: Có người nói: “Tôi không thấy không khí, nên tôi không tin. Hãy chứng minh cho tôi thấy, rồi tôi mới tin”.
– Trả lời: Không khí là vô hình tướng, thì làm sao bạn thấy được. Nhờ không khí vô hình tướng mà người ta mới hít thở được. Nếu không khí có hình tướng thì bạn không hít thở được và có hít vào thì bạn sẽ tắt thở ngay. Do vậy, nếu bạn hiểu biết điều nói trên thì bạn sẽ tin có không khí. Nhưng nếu bạn không hiểu biết và cố tình không chịu học hỏi và không tin, thì không có nghĩa là không khí không có.
+ Ở đời hễ ai làm ác cướp của, giết người thì không có luật pháp quốc gia nào tha thứ hết. Chính quyền sẽ đem người ác đó ra tòa xử tội và đưa vào nhà tù để chịu hình phạt. Nhà tù chính là địa ngục trần gian. Bạn cứ đến nhà tù thì bạn sẽ biết địa ngục trần gian như thế nào.
+ Từ ngàn xưa cho đến nay, con người làm vủ khí và giết chết với nhau. Vua nầy đánh với vua kia; nước nầy xâm chiếm nước kia. Do đó, chiến tranh trên quả địa cầu nầy không bao giờ ngừng nghĩ cho đến nay. Mỗi ngày báo chí, truyền hình đăng tin cướp giựt, giết người, giết vật, gian dối .v.v. thảm họa thiên tai làm con người và súc sanh chết hàng loạt. Người vào nhà thương, kẻ vào nhà xác; con khóc vì cha, cha khóc vì con, anh chị em khóc với nhau vì chia ly vĩnh biệt; một nhà đám cưới, một nhà đám tang. Sống tham lam mê mờ, chết không biết đi về đâu. Xã hội bất an như vậy, đó là địa ngục trần gian.
+ Bên cạnh đó, những người giàu sang phú quý, vua quan, có danh tiếng .v.v. ước gì cũng được. Đây là cõi trời trần gian hay nói dễ hiểu là thiêng đàng trần gian.
+ Trong gia đình, vợ chồng cải lộn liên miên, thù hận triền miên; con cháu bất hiếu như điên. Gia đình không hạnh phúc như vậy là cảnh địa ngục trần gian.
+ Địa ngục là cảnh đen tối, u mê, mê mờ. Khi con người khổ đau, phiền não, buồn phiền, thì tâm của họ có sáng suốt không? Chắc chắn là tâm lúc đó u mê, đen tối. Vậy tâm đen tối đó chính là địa ngục.
+ Có người khởi tâm tham lam trộm cướp, sân hận giết người, ích kỷ, ganh tỵ hại người .v.v. Vậy tâm đó có sáng không? Tâm đó thật là đen tối, u mê, mê mờ. Tâm đó là địa ngục.
+ Người tâm đen tối, cảnh cũng đen tối. Người tâm địa ngục sẽ chiêu cảm cảnh địa ngục. Vậy địa ngục không đâu xa, địa ngục chính ở quanh ta và địa ngục chính ở trong tâm ta.

II – Cõi trời ở đâu?
– Cõi trời là nơi ở của chư thiên hay gọi là người trời. Vua trời gọi là thiên vương.
– Người trời nầy do khi còn ở cõi người giữ giới thập thiện ( 1- không sát sanh, 2
không trộm cắp, 3- không tà dâm, 4- không nói dối, 5- nói lưỡi đôi chiều, 6- không nói hung ác, 7- không nói dụ dỗ, 8- không tham, 9- không sân, 10- không si) và họ biết bố thí giúp người. Khi hết kiếp người được sanh về cõi trời sống thọ lâu dài, hưởng thụ như ý muốn. Tâm thiện sanh cõi thiện. Khi họ hết phước cõi trời vẫn luân hồi tiếp tục trong sáu đường là trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỹ, xúc sanh.

III – Tịnh Độ ở chốn nào?
– Tịnh Độ là quốc độ thanh tịnh. Vì sao? Vì người ở đó thanh tịnh.
– Cõi Ta Bà là uế độ. Vì người ở đây tâm bất tịnh, là do tham, sân, si, phiền não, khổ
đau .v.v.
– Đức Phật Thích Ca có giới thiệu về nhiều cảnh giới Tịnh Độ Đạo Tràng độ sanh của
Chư Phật. Đặc biệt trong kinh A Di Đà, đức Phật giới thiệu về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc nơi đó giáo chủ là đức Phật A Di Đà, đang thuyết pháp độ sanh. Những người trên đó tu học nhân hạnh Bồ Đề của chư Phật, Bồ Tát và họ ngày đêm lo thanh tịnh hóa tâm mình.
– Người muốn sanh về cõi Tịnh Độ thì phải:
1 – không làm các điều ác.
2 – Làm các điều thiện.
3 – Thanh tịnh hóa tâm mình.
Đây là nhân hạnh tu hành để thanh tịnh tâm. Tâm sạch sẽ, thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh. Tâm tịnh sẽ sanh cảnh thanh tịnh. Tâm được thanh tịnh, tâm đó chính là Tịnh Độ. Vậy Tịnh Độ không đâu xa, Tịnh Độ ở trong ta.

CHÙA PHẬT LINH
Chủ nhiệm: Thích Hạnh Định
Địa chỉ: 248 A, Quốc lộ 51, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: 0254-3891583  -  0779382222
Website: http://chuaphatlinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh

Kính thưa quý Phật tử xa gần! Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái Chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây