Thế nào là Đạo Phật (P1)

Thứ năm - 06/10/2016 20:07 Đã xem: 4282
Mọi người ai sống, cũng muốn được hạnh phúc. Nên ai cũng đi tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi ý muốn của mình được thỏa mãn.
Thế nào là Đạo Phật (P1)
Thế nào là Đạo Phật (P1)

DUYÊN KHỞI

Mọi người ai sống, cũng muốn được hạnh phúc. Nên ai cũng đi tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi ý muốn của mình được thỏa mãn. Mình muốn cái gì mà được thành tựu như ý, thì mình vui, niềm vui đó chính là hạnh phúc. Vậy thử hỏi là mình có bao nhiêu ý muốn trong cuộc đời này? Có bao nhiêu ý muốn đã được thỏa mãn rồi? và còn bao nhiêu ý muốn chưa được thành tựu?. Mặc dù chúng ta chắc cũng có nhiều ý muốn được thỏa mãn, nhưng cũng có nhiều ý muốn chưa được thành tựu. Vậy chúng ta có cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc không? Chắc cũng có ít người được tuyệt đối trên cõi đời nầy lắm. Nếu người ý cầu, ý nguyện không thỏa mãn, thì thật khổ tâm; nếu người đang hạnh phúc, mà hạnh phúc tồn tại hoài thì thôi, nhưng nếu nó tan biến đi, hoặc bị mất vì lý do gì đó thì khổ đau sẽ xuất hiện.

Chúng ta có thân nầy, thì phải lo cho nó ăn, vì nó không được ăn thì nó chết. Nếu ăn mà không uống thì nó cũng mất. Nó ăn, uống rồi, mà không mặc áo quần ấm, thì nóng lạnh quá, nó cũng tiêu luôn. Ăn, uống, mặc rồi, không tắm rửa nó, thì nó hôi thối không ai chịu nỗi cả. Ăn, uống, mặc đẹp, sạch sẽ rồi, mà ngủ nghỉ ở ngoài đường thì bệnh lìa đời, vậy phải lo cho nó chỗ ở nữa. Để lo cho tấm thân nầy đầy đủ thì phải làm kiếm tiền. Nên ai cũng cần tiền, vì phải lo sự sống của thân nầy. Nếu người kiếm không đủ tiền để lo cho thân nầy thì nghèo khổ, còn người làm ra nhiều tiền dư thừa, thì giàu sang, vậy họ mới hạnh phúc. Do đó, hạnh phúc của người nghèo là được giàu.

Người có tài thì ham nổi tiếng, danh thơm; người có địa vị, thì muốn quyền lực; Người đủ ăn, đủ mặc, mà ở phòng không lẻ bóng thì cô đơn, có hạnh phúc không? Nếu không, thì chúng ta phải xây dựng hạnh phúc cho tấm thân nầy nữa, vì nó cần tình cảm. Có nhiều người đủ ăn, đủ mặc, mà phải tự tử, cũng chỉ vì tình cảm. Do đó, tình cảm là một sức sống mãnh liệt trong con người. Tóm lại, người ai cũng có nhiều ham muốn, nói chung đó chính là “Tài, sắc, danh, thực, thùy”. Thứ nhất Tài là tiền tài; thứ nhì Sắc là nhan sắc, vật chất; thứ ba Danh là danh thơm, tiếng tăm; thứ tư Thực là ăn, uống; thứ năm Thùy là ngủ nghỉ. Qua đó mới thấy mỗi người có niềm hạnh phúc riêng tùy theo ý muốn cá nhân.

Khi còn trẻ thì ở nhà gia đình; khi già phải vào nhà dưỡng lão; khi bệnh thì vào nhà thương; khi chết thì vào nhà xác; khi làm tang lễ thì vào nhà quàn; khi an táng thì vào nhà mồ. Vậy nơi an nghỉ cuối cùng của thân nầy là nhà mồ. Vì sao? Vì thân do nhân duyên đất, nước, gió, lửa tạo thành, rồi nó bị luật vô thường chi phối, tan rã trở về với cát bụi. Vậy thân nầy có đó, nhưng chỉ giả tạm, không thật, vì nếu thật thì phải tồn tại vĩnh viễn, sự thật cuối cùng của thân nầy là mất. Khi thân nầy mất rồi, thì sự sống của nó, sự nghiệp của nó trong cuộc đời nầy đều bị mất hết. Vì thân nầy không đem theo được cái gì cả. Do đó mới thấy thân nầy giả tạm, không thật, thì sự sống nầy, cuộc đời nầy cũng giả tạm, không thật, nó như giấc mộng. Khi ngủ mê, thì có giấc mộng, khi thức dậy rồi, mộng biến mất. Vậy mộng không có thật, thì cuộc đời nầy cũng giống như giấc mộng.

Phật nói rằng chúng sanh vô minh, nên chúng sanh tham lam, sân hận, si mê, rồi tạo nhân thiện ác, do đó mà chúng sanh phải chịu quả báo thiện ác. Do vì có nhân quả, nên mới có luân hồi sanh tử. Cuộc đời nầy có nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Không ai tạo ra nhân quả cả, mà nhân quả là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Do đó, tôn giáo nào cũng không tránh khỏi luật nhân quả. Đức Phật đã giác ngộ hiểu biết ra điều nầy. Nên Ngài dạy chúng sanh phải hiểu biết luật nhân quả và tu nhân lành. Vì vậy, người tâm thiện thì sanh cảnh thiện; người tâm đen tối, thì sanh cảnh đen tối; người tâm tịnh sanh cảnh tịnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Năm 2014 – Phật lịch 2558

 Từ khóa: Đạo Phật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây