MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI BAO LÂU?

Thứ hai - 04/12/2023 08:55 Đã xem: 847
MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI BAO LÂU?

Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Bạch Thầy! Mạng sống của con người tuổi thọ đúng là bao lâu?
Trã lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa tất cả quý vị!  
Một hôm, Đức Phật hỏi các đệ tử: “Mạng sống con người bao lâu? Có một người đệ tử trã lời rằng mạng sống con người 100 năm. Đức Phật nói chưa đúng. Có người nói rằng mạng sống con người 60 năm. Đức Phật nói chưa được. Có người nói rằng mạng sống con người trong một hơi thở. Đức Phật nói: “Đúng như vậy! Hơi thở ra, mà hơi thở không vào là mạng người không còn”.
MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI BAO LÂU?

Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Bạch Thầy! Mạng sống của con người tuổi thọ đúng là bao lâu?
Trã lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa tất cả quý vị!  
Một hôm, Đức Phật hỏi các đệ tử: “Mạng sống con người bao lâu? Có một người đệ tử trã lời rằng mạng sống con người 100 năm. Đức Phật nói chưa đúng. Có người nói rằng mạng sống con người 60 năm. Đức Phật nói chưa được. Có người nói rằng mạng sống con người trong một hơi thở. Đức Phật nói: “Đúng như vậy! Hơi thở ra, mà hơi thở không vào là mạng người không còn”.
Chúng ta cũng đã biết Đức Phật là một vị thái tử. Ngài có mái ấm gia đình, Ngài có danh vọng, có địa vị cao sang, Ngài có cả giang sang gấm vóc, .v.v. nhưng tại sao Ngài lại đi tu. Sau khi, Ngài viếng thăm các cửa kinh thành, Ngài thấy được rằng cuộc đời cũng có nhiều thú vui, con người hưởng thụ rất nhiều khoái lạc trong cuộc đời, nhưng con người không tránh khỏi cảnh khổ sanh, già, bệnh và chết của nhân sinh. Ngài liền giác ngộ ra được Thế Tục Đế hay còn gọi là sự thật của cuộc đời. Sự thật đó là gì? Không ai thoát khỏi cái khổ của sự già, cái khổ của bệnh tật, cái khổ của sự chết. Ngài đã nhận ra được rằng cuộc đời nầy chỉ là giả tạm, cuộc đời nầy là giấc mộng, vì bởi thân này giả tạm. Thân nầy do tứ đại tạo thành. Đó là đất, nước, gió, lửa. Cho nên, thân nầy giả tạm, rồi phải trã về cho tứ đại. Vì thế, Đức Phật dạy: “Có sanh, là có tử” Vậy là sự chết là có thật. Nếu, con người sống mãi mãi không có chết, thì không ai đi nhà thờ hay đi chùa. Ngài đã giác ngộ ra sự thật của cuộc đời giả tạm, nên Ngài đã đi xuất gia để tìm chân lý. Qua đó, Ngài đã gởi thông điệp nầy đến nhân sinh. Nếu ai hiểu được sự thật của cuộc đời nầy và chấp nhận nó, thì họ là người tỉnh thức, là người giác ngộ. Người giác ngộ là Phật. Vậy, Phật là chúng ta; chúng ta là Phật.
Đức Phật thấy người ta chết, Ngài nghĩ rằng Ngài cũng sẽ chết như vậy, nên Ngài tìm cách lo tu tập. Nhưng chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ sống mãi mãi, nên chúng ta không quan tâm và chuẩn bị. Đến khi, sự vô thường của cuộc đời đến với chúng ta, thì chúng ta không chuẩn bị kịp.
Con người sau khi chết đi rồi, phải thay hình đổi dạng sang kiếp khác trong sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp không biết bao giờ mới có thể ra khỏi được. Họ sẽ luân hồi trong cõi Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ quỹ, Xúc Sanh. Nhưng tại sao họ lại bị luân hồi? Bởi vì nghiệp lực. Nghiệp nghĩa là gì? Nghiệp là chỉ sự hoạt động của thân, khẩu, ý, hay nói cách khác nghiệp là chỉ hành động tạo tác của thân, khẩu, ý. Ví dụ như những gì mình làm gọi là nghiệp, những gì mình nói gọi là nghiệp, những gì mình suy nghĩ gọi là nghiệp. Vậy, chúng ta làm việc tốt gọi là nghiệp thiện, nếu chúng ta làm việc xấu, gọi là nghiệp ác, nếu chúng ta suy nghĩ tốt gọi là nghiệp tốt, nếu chúng ta nghĩ xấu, gọi là nghiệp ác. Do đó, nghiệp có thiện, có ác. Chúng sanh đã tạo vô lượng nghiệp thiện ác từ vô thỉ kiếp. Cho nên, nghiệp thiện ác nầy là nhân và nhân thiện ác nầy sẽ đưa đến nghiệp quả. Do vì có nhân quả thiện ác, nên mới có luân hồi đời đời kiếp kiếp. Vì lẻ đó, chúng ta phải hiểu luật nhân quả và tin luật nhân quả là sự công bằng.
Do đó, khi chúng ta ra đi, chúng ta không đem theo được gì cả như người thân, tài sản, .v.v. chúng ta chỉ đem theo được cái nghiệp thiện ác, mà chúng ta đã tạo ra trong kiếp sống nầy. Nó sẽ theo mình như hình theo bóng.
Chúng ta biết rằng chúng ta khi có thân nầy, thì chúng ta sống thế giới hửu hình. Sau khi chết, chúng ta mất thân này, thì chúng ta sống trong thế giới vô hình. Không có thân nầy, chúng ta không thể giúp đỡ ai được hoặc chúng ta muốn làm phước cũng không được. Không có thân nầy, chúng ta không thể học được, chúng ta muốn tu tập cũng không được. Do đó, khi chúng ta còn sống, chúng ta phải mở lòng từ bi ra và thương yêu nhau, chúng ta phải giúp đỡ mọi người. Chúng ta có thể học và phát triển đời sống tinh thần. Nếu chúng ta làm được như vậy, thì đời sống của chúng ta vô cùng giá trị. Đồng thời, chúng ta đã tạo ra một thiện nghiệp. Nghiệp thiện nầy sẽ theo chúng ta sau khi chết. Đây mới là sự nghiệp thật của chúng ta.
Đức Phật dạy: nếu chúng ta tạo ra sự an lạc và hạnh phúc trong tâm, thì chúng ta sống hay chết đều giống nhau.
Chúng tôi cầu chúc gia đình tất cả quý vị luôn có gia đình hạnh phúc và luôn có sự an lạc trong tâm mãi mãi.
 
Nam Mô A Di Đà Phật
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây