Mấy Tuổi Đi Tu và Tu Bao Lâu

Thứ năm - 14/10/2021 22:42 Đã xem: 3245
ảnh Viber 2021 08 20 16 21 21 735
ảnh Viber 2021 08 20 16 21 21 735
ĐI TU MẤY TUỔI VÀ ĐI TU BAO LÂU


Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
          Kính bạch Thầy!
          Con xin hỏi là đi tu mấy tuổi thì được phép?
Trã lời:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Trước khi trã lời câu hỏi nầy, thì chúng ta nên tìm hiểu đi tu để làm gì, rồi sau chúng ta sẽ biết mấy tuổi đi tu thì được.
  • Ở đời, người ta đi học kỷ sử, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, .v.v. mục đích là để có cái nghề kiếm tiền nuôi tấm thân. Kiến thức nầy chỉ sử dụng khi còn dương gian, nhưng khi qua đời, thì không thể áp dụng được nữa.
  • Đi tu là để học đạo hay nói cách khác là học đạo đức, mục đích là để trao dồi đạo đức cá nhân. Ở đời, nhiều người có tiền, có quyền lực, có danh tiếng, nhưng nếu họ không có đạo đức, thì không ai kính trọng. Qua đó, chúng ta thấy rằng đạo đức con người vô cùng là quan trọng.
  • Đi tu là để cho thân tâm nhẹ nhàng, thảnh thơi, không phiền não, không khổ đau và được an lạc trong cuộc sống. Muốn được như vậy, chúng ta phải tu tập các phương pháp thiền.
  • Đi tu là chuyển mê thành ngộ, chuyển ác thành thiện và chuyển phàm thành Thánh.
  • Qua đó, để lợi ích nói trên, chúng ta thấy rằng tất cả mọi người đều phải tu tập trao dồi đạo đức cá nhân của chính mình. Mình có đạo đức không có tội, không có xấu, không tốn tiền, không có lỗ, không ai chê trách .v.v.
  • Người đời thường nói “Giang sơn dễ đổi; Tánh người khó thay”. Nếu bạn biết sữa đổi tánh tình của bạn, thì bạn đã tu rồi. Nhưng tu có hình thức tại gia và xuất gia. Người muốn tu hình thức xuất gia thì nên ở tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành là mấy tuổi? Chắc chắn là quý vị sẽ trã lời ngay là 18 tuổi, vì đây là một công dân trong xã hội. Tuy nhiên, trong đạo Phật, Đức Phật tính là 20 tuổi mới là tuổi trưởng thành. Do đó, người được 20 tuổi, thì họ mới được thọ Tỳ Kheo giới. 18 tuổi còn ham vui, chưa rõ ràng với chính mình. Vậy, 20 tuổi trở lên xuất gia là tốt.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
          Vậy, các em thanh thiếu niên có nên xuất gia không?
Trã lời:
          Kính thưa quý vị!
          Thật ra, các em thanh thiếu niên chưa hiểu gì về đời, huốn chi là đạo giác ngộ. Tuy nhiên, các em thanh thiếu là tuổi thích ăn uống và phá phách. Theo ý của quý vị, các em có cần dạy dỗ, giáo dục đạo đức không? Chắc chắn là quý vị trã lời ngay vô cùng cần thiết, đúng không?
          Các em thường học hỏi và tập sống theo thối quen hư nhiều hơn là học hỏi điều tốt. Do đó, chúng ta cần phải dạy dỗ và giáo dục các em thối quen là điều lành khi còn nhỏ như tôn kính cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ .v.v. Ngoài ra, các em cũng phải được tập thối quen như không sát sanh các con vật, không trộm cắp, không nói dối, không uống rượu bia, không cờ bạc, không đánh đề, không tệ nạn xã hội, .v.v. Nếu các em được huấn luyện thối quen làm thiện, hướng thiện, thì khi các em trưởng thành ở trong đạo hay ngoài đời thì các em đều là công dân tốt trong xã hội. Cho nên, các em thanh thiếu niên tuy chưa hiểu đời, hiểu đạo, nhưng các em được tu học trao dồi đạo đức là một điều quá tốt rồi. Ở những nước Phật giáo nguyên thủy đều có truyền thống cho các thanh thiếu niên xuất gia ngắn hạn 3 tháng hay 3 năm để trã hiếu cha mẹ.
Hỏi:
          Thưa Thầy!
          Đi tu là bao lâu, có giới hạn thời gian không?
Trã lời:
          Kính thưa quý vị
          Như đã nói ở trên, tu học là trao dồi đạo đức cá nhân. Cho nên, mọi người đều phải có trách nhiệm nầy cho chính mình. Còn việc đi xuất gia học đạo là việc tự nguyện, không ai bắt buộc. Quý vị có thể tu học 1 ngày, 1 tháng, 1 năm , 10 năm hay suốt đời đều tốt cả. Thời gian dài ngắn đều tùy thuộc vào quyết định và khả năng tu tập của quý vị. Có người xuất gia tu tập một thời gian 5 năm, 10 năm, nhưng họ muốn hoàn tục vẫn được. Sau một thời gian, họ muốn trở lại xuất gia lại, cũng vẫn được chấp nhận. Đối với người tại gia cũng được tham gia tu tập các khóa tu thiền ngắn hạn và dài hạn.
Người ta thường nói: “Tu là cội phúc”
ĐĐ Thích Hạnh Định
 
 
 Từ khóa: may tuoi di tu

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây