1) Vậy làm sao biết được ai đúng ai sai? 2) Việc nói xấu đó có phải mang tính chính trị, tôn giáo hay sự thù địch cá nhân hay không?
+ Trả lời: 1) Làm sao biết được đối tượng nói xấu và người bị nói xấu ai đúng ai sai? Chúng ta muốn biết ai đúng ai sai, thì chúng ta nên tìm hiểu về người bị nói xấu trước và sau mới xét người nói xấu sau. + Người bị nói xấu: a – Người bị nói xấu đối với xã hội có vi phạm tội hình của quốc gia không? – Nếu có. Vậy, người bị nói xấu là người xấu thiệt. – Nếu không. Vậy, đối tượng nói xấu là người xấu. b – Nhân phẩm cá nhân của người bị nói xấu có tốt không? Chúng ta xét xem nhân phẩm cá nhân của người bị nói xấu qua giới luật. 1 – Có phạm giết người hay không? 2 – Có trộm cướp của ai không? 3 – Có hãm hiếp phụ nữ không? 4 – Có nói dối lừa gạt ai không? – Nếu có. Vậy người bị nói xấu là đúng. – Nếu không. Vậy, đối tượng nói xấu (người nói xấu) là người xấu. + Đối tượng nói xấu (người nói xấu): a) Người nói xấu đối với xã hội có vi phạm tội hình quốc gia hay không? b) Nhân phẩm đạo đức của người nói xấu có tốt không? 1 – Có phạm giết người hay không? 2 – Có trộm cướp của ai không? 3 – Có hãm hiếp phụ nữ không? 4 – Có nói dối lừa gạt ai không? – Nếu đối tượng nói xấu phạm những điều nầy, thì sao lại đi nói xấu người khác? Nếu không phạm, thì tại sao lại đi nói xấu người khác. – Nếu đối tượng nói xấu nói về tôn giáo, thì người nói xấu nầy mang tính tôn giáo. Ví dụ: có người nói thầy Thích Nhất Hạnh dạy phương pháp tu tập không hay và viết sách dở quá .v.v. + Trả lời: Chúng ta xét xem Thầy Thích Nhất Hạnh những yếu tố sau đây: – Thầy có vi phạm luật pháp quốc gia không? Không. – Thầy có giết người không? Không. – Thầy có trộm cướp gì của ai không? Không. – Thầy có hãm hại, hãm hiếp ai không? Không. – Thầy có lừa gạt, gian dối ai không? Không. Nếu những yếu tố nhân phẩm trên của Thầy tốt. Vậy, Thầy không phải là người xấu. Đối tượng nói xấu cho rằng Thầy viết sách không hay, dạy phương pháp không thích hợp với mình và đem ra quần chúng chê bai, nói xấu. trong lúc đó, Sách của Thầy Nhứt Hạnh được dịch ra mười mấy thứ tiếng và được người Việt và người Tây Phương theo học tu. Đặc biệt là những người trí thức. Vậy, đối tượng nói xấu là người xấu. Vì nếu Thầy viết không hay và dạy phương pháp tu không thích hợp với mình, thì bạn đừng đọc và học, không ai bắt buộc bạn đọc và học cả. Nhưng nếu bạn chê bai nói xấu về tài ba của Thầy, mà bạn có giỏi hơn Thầy Nhứt Hạnh hay không? Bạn có nhìn lại chính bạn hay không? Vậy, đối tượng nói xấu là vì lý do ganh tỵ tôn giáo hoặc thù địch cá nhân. Kế tiếp là chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc lai lịch và tư cách đạo đức của người nói xấu như thế nào? có tốt hơn người bị nói xấu hay không? Nếu đối tượng nói xấu là người tội phạm trong xã hội, hoặc không có tư cách đạo đức, thì người nói xấu nầy là người xấu và thù địch cá nhân. Nếu đối tượng nói xấu là người tốt, nhưng không có tài ba gì cả, mà muốn chê bai, hạ thấp thầy Thích Nhất Hạnh, thì đối tượng nói xấu nầy cũng vì lý do thù địch cá nhân và kỵ thị tôn giáo. Con người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Không ai hoàn toàn là người tốt toàn diện, ngoài trừ những vị Thánh Hiền. Ngay cả những vị tu sĩ cũng không phải là những người tốt hoàn toàn. Vì sao? Vì tu sĩ là những người đang học và tập sửa lổi của họ. Họ chưa thành Thánh. Họ vẫn là những người phàm phu có trái tim biết thương, biết yêu như bao người khác. Do đó, chúng ta đừng nghĩ rằng những người tập tu là những cục đá, khúc cây vô tri, vô giác, không biết thương, không biết yêu, không biết giận, không biết vui, không biết buồn .v.v. suy nghĩ nầy là sai lầm. Những người tu đa phần là những người xấu. Vì họ là người xấu, nên họ muốn tu sửa chính họ. Còn những người không cần tu là đa phần những người đã tốt rồi. Vì họ cảm thấy tốt rồi, nên không cần tu sửa nữa. Người đời có tốt, thì chúng ta học hỏi. Họ là người xấu, thì chúng ta đừng học theo. Họ có tốt xấu đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta nên phục thiện chính chúng ta. Thay vì nói xấu người khác, ngược lại chúng ta nói ái ngữ, khen ngợi người, nói lời chân thật. Đây là điều đức Phật dạy.
2) Nói xấu có quả báo hay không? Nói xấu người khác, mà không có căn cứ vào những yếu tố nói trên, thì đối tượng nói xấu nầy là vì lý do thù địch cá nhân .v.v. Người có hiểu biết, thì nên nhìn về chính mình. Mình là người như thế nào? – Mình có phạm luật pháp quốc gia hay không? – Mình có nhân phẩm đạo đức hay không? – Mình có tài gì lợi ích cho mọi người? – Hay là tài ba của mình chỉ biết nói xấu người khác. + Người ta thường nói: “Nói xấu người giống như là ngậm máu phun người. Nếu người dính máu, thì miệng của mình cũng đầy máu”. “Nói xấu người giống như ngữa mặt lên trời và khạt đàm. Đàm sẽ rơi vào mặt của người”. “Nói xấu người giống như người quét bụi ngược gió. Gió thổi bụi vào người quét”. Người có đạo là người có nền tảng đạo đức. Người có đạo đức, thì phải thể hiện tâm đạo đức của chính mình qua lời nói, qua hành động . . . có như vậy, mọi người mới khen ngợi người có đạo. Ngược lại, người có đạo lại đi nói xấu người khác, nói xấu luôn người tập tu và nói xấu luôn tôn giáo khác. Đối tượng nói xấu nầy sẽ bị quả báo: – Người nói xấu tự hủy diệt đạo đức của mình. – Tự làm người khinh chê mình. – Tạo ác khẩu, mất uy tín. – Hơi miệng hôi thối. – Quả báo bị câm, bị ngọng. – Chết bị rơi xuống địa ngục.
A DI ĐÀ PHẬT!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
VIEN GIAC PAGODE NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY PHẬT LỊCH 2567 – DƯƠNG LỊCH 2023 NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY CẦU NGUYỆN – BETEN - PRAYER Nam Mô Bổn...