PHẬT PHÁP CHO NGƯỜI MỚI HỌC BASIC BUDDHISM FOR BEGINNER Song ngữ

Chủ nhật - 04/02/2018 09:22 Đã xem: 4503
PHẬT PHÁP CHO NGƯỜI MỚI HỌCBASIC BUDDHISM FOR BEGINNERSong ngữ 1) Đức Phật là ai? * Tóm tắc lịch sử của Đức Phật:- Thái tử Tất Đạt Đa sanh ra dưới cây Vô Ưu ở vườn Lâm Tỳ Ni – Lumbini, nước Nepal, vào ngày 15/04 ÂL năm 264 trước tây lịch.- Thái tử là con của vua Tịnh Phạn – Sudoddhana và hoàng hậu Maya, sống trong kinh thành Ca Tỳ La Vệ - Kapilavastu, nước Nepal.
PHẬT PHÁP CHO NGƯỜI MỚI HỌC
BASIC BUDDHISM FOR BEGINNER

Song ngữ
 
1) Đức Phật là ai?
* Tóm tắc lịch sử của Đức Phật:
- Thái tử Tất Đạt Đa sanh ra dưới cây Vô Ưu ở vườn Lâm Tỳ Ni – Lumbini, nước Nepal, vào ngày 15/04 ÂL năm 264 trước tây lịch.
- Thái tử là con của vua Tịnh Phạn – Sudoddhana và hoàng hậu Maya, sống trong kinh thành Ca Tỳ La Vệ - Kapilavastu, nước Nepal.
- Thái tử cưới vợ là nàng Da Du Đà la -  và có  một đứa con là La Hầu La – Rahura.
- Thái tử thấy ai sanh ra rồi cũng già, bệnh và chết. Ngài hiểu ra cuộc đời giả tạm, liền rời khỏi gia đình đi học đạo, lúc 19 tuổi ngày 08/02/ ÂL năm 605 trước tây lịch
- Thái tử học thiền định 5 năm và tu tập thiền quán 6 năm. Tổng cộng 11 năm.
- Lúc 30 tuổi, vào ngày 08/12 ÂL năm 594 trước tây lịch, Thái Tử thành đạo, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni – Shakyamauni Buddha, dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng – Bodhgaya, thành phố Gaya, thủ đô Patna, tiểu bang Bihar ( nước Ma Kiệt Đà thở xưa - Maghat )
- Đức Phật thuyết pháp độ chúng sanh 49 năm.
- Năm 80  tuổi, vào ngày 15/02 ÂL năm 544 trước tây lịch, Ngài nhập Niết Bàn dưới cây Sala Song Thọ - Sala Tree ở Câu Thi Na – Kushinagar, tiểu bàng Uttar Pradesh.
* Phật là người giác ngộ; si mê là chúng sanh. Hễ ai giác ngộ đều là Phật.
Đức Phật là người giác ngộ viên mãn, là bậc giải thoát sanh tử luân hồi, thanh tịnh, từ bi và trí tuệ.
I - Đức Phật là bậc giác ngộ (hiểu biết): Ngài đã giác ngộ được Tục Đế ( sự thật của cuộc đời) và chân đế (sự thật của chân tâm, Phật tánh)
1)Thế Tục Đế (sự thật của cuộc đời):
Đức Phật dạy rằng cuộc đời là khổ. Con người có 2 cái khổ, là cái khổ về thân và cái khổ về tâm.
a) Cái khổ về tâm: cầu không được như ý là khổ; sự chia ly vĩnh biệt với người thân là khổ; Ở gần với người thù hận là khổ.
b) Cái khổ về thân: cái khổ của sanh ra; cái khổ của sự già; cái khổ của bệnh và cái khổ của sự chết.
2) Sự thật của chân tâm: là sự vắng lặng, thanh tịnh hay còn gọi là Niết Bàn.
Đức Phật dạy luật nhân quả và luật vô thường. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Nguyên lý nầy là sự thật của cuộc đời.
II - Đức Phật là bậc giải thoát sanh tử luân hồi:
Đức Phật là bậc xuất thế, thoát ly sanh tử luân hồi, vì Ngài  tu giới, tu định, tu huệ và đạt được Niết Bàn.
III - Đức Phật là bậc thanh tịnh: Ngài tu tập và chứng các bậc thiền định, cùng thành tựu 6 loại thần thông như 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh). Ngài luôn sống trong an định, nên thân tâm của Ngài luôn luôn thanh tịnh.
IV - Đức Phật là bậc đại trí tuệ: Ngài chỉ dạy chúng sanh rất nhiều phương pháp tu tập để diệt trừ phiền não, khổ đau và chuyển người phàm phu thành Thánh nhân.
V - Đức Phật là bậc đại từ đại bi: Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài không trừng phạt ai, không đưa ai xuống địa ngục. Ngược lại, Ngài nguyện xuống địa ngục cứu độ chúng sanh.
 
1)  Who is the Lord Buddha?
* The summery of the Lord Buddha `s life:
- The prince Siddhattha was born in Lumbini garden (now in Nepal) on 15/04 lunar calendar 624 year before western calendar.
- The prince was the son of the Suddhodana king and Maha Maya queen whom lived in the Kapilavastu kingdom - Nepal.
- He got married with princess Yasodhara and had one son Rahula.
- He saw that everyone got old age, sickness and died. He understood that life was temporary. He left home at 19 years old on 08/02 lunar calendar, year 605 before the western calendar. He studied meditation for 11 years.
- At 30 years old, He meditated under the Bodhi tree and attained full-enlightenment ( It meant that He understood the truth of the life and the truth of the mind ). He got dharma name Shakyamauni Buddha, on 08/12 lunar calendar 594 years before the western calendar at Bodhgaya, Gaya city, Patna capital, Bihar state, India.
- The Lord Buddha gave 49 years of teaching. At the age of 80, He meditated and entered Nirvana under Sala tree at Kushinagar, in Uttar Pradesh state, on 15/02 lunar calendar 544 before the western calendar.
 
*The Buddha means an enlightened one. Everyone can become a Buddha. If they achieve full-enlightenment.       
I - The Lord Buddha is a person who enlightened  the truth of life and the truth of the mind.
  1. The truth of life:
The Lord Buddha taught that the sufferings of life have two kinds. The suffering of the body and the suffering of the mind.
  • The suffering of the mind: 1) do not succeed ones desires; 2) to apart from relatives; 3) to be closed with enemies.
  • The suffering of the body: Birth, getting old age, sickness and death.
  1. The truth of the true mind: The true mind is emptiness, silence in the mind. . . we can call Nirvana.
  2. The Lord Buddha taught about the cause and effect law, the impermanent law.etc. These are common principles of life and the universe.
II - The Lord Buddha is a person who is liberated from reincarnation. Because he attained Nirvana (no rebirth).
III - The Lord Buddha is a person who is pure, peaceful in the mind and he had many kabbalahs, because he kept precepts and did meditation.
IV - The Lord Buddha is a compassion, lovely kindness person. Because he vowed to rescue all sentient beings.
V - The Lord Buddha is a wise person, because he taught us how to remove greed, hatred, ignorance; how to end sufferings.
 
2) Tại sao phải tin đức Phật?
1) Đức Phật là người có thật trong lịch sử thế giới.
2) Đức Phật là người có nguồn gốc nhân tu hành để thành một vị Phật.
*Ví dụ: Đức Phật tu giới, tu định, tu huệ.
3) Đức Phật có khả năng dạy mọi người tu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành một vị Phật qua Tam Tạng Kinh Điển.
         Đó là lý do tại sao chúng ta tin đức Phật.
 
2) Why do you trust the Lord Buddha?
  1. The Lord Buddha was a real human being with real history.
  2. He had real cultivation as means to become a Buddha.
*For example: He practiced to keep precepts, meditation and wisdom.
3) He was able to teach everyone to become a Saint, to become a Bodhisattva and to become a Buddha by Tripitaka ( the Lord Buddha `s teaching )
          That is a reason why we trust the Lord Buddha.
 
3) Thế nào đạo Phật?
Đạo Phật dạy chúng ta tu thành Phật. Bởi vì, đức Phật dạy rằng tất cả chúng ta đều có Phật tánh. Do đó, đức Phật nói rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.
 
3) What is Buddhism?
Buddhism teach us how to become a Buddha. Because Lord Buddha said that all sentient being have the same
Buddha nature. So, the Lord Buddha said that I had become Buddha already; everyone will become a Buddha in the future, if everyone practice the Lord Buddha `s teaching.
 
4) Đức Phật dạy tu tập như thế nào?
Đức Phật dạy 3 điều:
I - Không làm các điều ác.
II - Làm các điều thiện.
III -Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh.
 
I - Không làm các việc ác: tu tập giữ 5 giới cấm.
  1. Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm; 4) Không nói dối; 5) Không uống rượu, sử dụng áp phiện, xì ke.
Đức Phật dạy chúng sanh tu giữ những giới nầy là tu đức.
 
II - Làm các điều thiện:
1. Thể hiện lòng từ bi với chúng sanh, bằng cách không ăn thịt chúng sanh và phóng sanh.
2. Thể hiện lòng từ bi với người khác, bằng cách bố thí, giúp đỡ mọi người.
3. Thể hiện tình thương với gia đình, bằng sự chung thủy.
4. Thể hiện sự uy tín, bằng lời nói chân thật.
5. Ăn, uống thanh tịnh và tỉnh thức.
         Đức Phật dạy chúng sanh tu những điều thiện nầy để tu phước.
III – Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh:
Tâm thanh tịnh sẽ không còn phiền não, khổ đau nữa. Lúc đó, chúng
ta mới an lạc. Vậy, đức Phật dạy chúng ta sống sao được hạnh phúc.
         Tâm được thanh tịnh, trong sạch rồi. Tâm nầy là tâm Thánh, là tâm Bồ Tát, là tâm Phật. Vậy, điều thứ ba là đức Phật dạy làm sao thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật bằng cách tu giới, tu định và tu huệ.
 
4) What is the Lord Buddha `s teaching?
The Lord Buddha teaches us 3 points:
I - Do not do any evil deeds.
II - Do all good things.
III - How to purify the mind and keep the mind silence.
 
*Explanation:
I - Do not do any evil deeds by keeping 5 precepts.
For example:
  1. No killing.
Those that commit killing, the police will put them in prison. The prison is the hell being. So, the Lord Buddha give precepts not only for the Buddhists, but also for everyone
  1. No stealing.
This precept is the same above
3) No sexual misconduct.
         You can get married with one only to have a happy family.
4)No telling lies.
No one trust you, if you lie to others. Unless you benefit yourself and other peoples, then you can lie. For example: the thief asks you: “where is your money? In this case, you can lie to him.
5) No drinking alcohol and drugs.
-       If you are drunk, you cannot control what you talk; what you do; what you think.
-       Being drunk can reduce the memory, damage the brain.
-       You cannot be aware and develop wisdom.
II - Do all good things to have a good karma:
For example:
1)Eat vegetarian, befree all sentient beings.
- Eating vegetarian to reduce killing.
- Befree all sentient being is to perform your love and compassion.
2) Practice giving and benefit others peoples.
         Practice giving and benefit others peoples is to create merits and good karma.
III - How to purify the mind and to keep the mind silence.
- If the mind is peaceful, you can live happily. It means that the lord Buddha teach you how to live with happiness.
-  If the mind is peaceful, clean and pure, it means that the lord Buddha teach you how to become a Saint, how to become a Bodhisattva and how to become a Buddha.
*For example: through practice of meditation.
 
5) Phật tử có thờ hình tượng đức Phật không?
         Phật tử có thờ hình tượng của đức Phật. Thờ tượng của đức Phật là để tưởng nhớ và tôn kính Ngài; đặc biệt là học tập theo hạnh tu của Ngài. Hình tượng của đức Phật được làm bằng giấy, bằng xi măng, bằng gỗ, bằng đồng, .v.v.
 
5) Do Buddhists worship idols?
Buddhists worship the statue of the Lord Buddha on the altar. Most of the statues were made by bronze, wood, cement, stone, etc. the Buddhists sometimes pay respect to images of the Buddha, not in worship, nor to ask for favors. A statue of the Buddha with hands rested gently in its lap and a compassionate smile reminds us to strive to develop peace and love within ourselves. Bowing to the statue is an expression of gratitude for the teaching.
 
6) Tại sao có nhiều chư Phật và chư Bồ Tát trong đạo Phật?
         Tại sao có nhiều người bác sĩ? Bởi vì có nhiều người học bác sĩ, nên có nhiều người thành bác sĩ.
         Đức Phật dạy cho mọi người tu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật qua phương pháp tu giới, tu định và tu huệ. Vì thế, trong đạo Phật có nhiều chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng.
 
6) Why are there so many Buddhas and Bodhisattvas in Buddhism?
         Why are there so many doctors? Because there are many students who study medical education. So many students become many doctors.
         The Lord Buddha taught everybody how to become a Saint, how to become a Boddhisattva and how to become a Buddha through meditation. Therefore, there are so many Buddhas and Bodhisattvas.
 
7) Phật tử cúng đức Phật cái gì?
         Phật tử thường mang bông, trái cây, nước, nhang, đèn để dâng cúng đức Phật. Mục đích là cầu phước và trang trí bàn thờ đức Phật.
 
7) What do the Buddhists offer to the Lord Buddha?
         The Buddhists used to offer flowers, fruits, waters, incense, candles to the Lord Buddha for asking favors and for decoration of the Buddha `s altar.
 
8) Phật tử có cúng dường Tam Bảo không?
         Phật tử có cúng dường Tam Bảo là để xây dựng và duy trì Chùa. Đồng thời, Phật tử cũng ủng hộ đời sống tu học của Tăng đoàn.
 
8) Do Buddhists give donation to the temple?
         Buddhists give donation such as money and materials for to maintain the temple and to offer foods to the monks´ life.
 
9) Ý nghĩa lạy Phật?
         Lạy Đức Phật là bày tỏ lòng tôn kính đức Phật và tri ân lời dạy của Ngài.
 
9) What is the meaning of bowing to the Lord Buddha?
         Bowing is to perform respect to the Lord Buddha and an expression of gratitude for his teaching.
 
10) Ý nghĩa sám hối?
Sám hối nghĩa là gì? Sám nghĩa là ăn năn những lỗi lầm đã làm; hối nghĩa là hối cải sẽ không làm nữa. Nay chúng ta phát tâm sám hối những lỗi lầm đã gây ra trong kiếp nầy và nhiều kiếp về trước. Người biết sám hối là người biết tu sửa. Nhờ phát tâm sám hối, mà tâm ý được nhẹ nhàng, thanh tịnh.
Ví dụ:
         Chúng ta đã lỡ suy nghĩ cái gì sai, chúng ta đã lỡ làm cái gì sai; chúng ta đã lỡ nói cái gì sai. Nay, chúng ta xin sám hối lỗi lầm và chúng ta nguyện không dám làm nữa. Nhưng nếu chúng ta có làm nghiệp ác, thì chúng ta vẫn phải chịu nhân quả.
 
10) What is the meaning of repentance?
         Repentance is to contrite the mistakes and to vow not to do it again. We repent our mistakes from this life and from the past lives. A man know to repent mistakes is a good practitioner. Repentance is to purify the mind better.
         We all have done somethings wrongs, have said somethings wrongs, have thought somethings wrong. We can repent them and we wow not to do them again. Even thought, we do repentance, but our bad karma cannot avoid the cause and effect law. We must accept it.
 
11) Ý nghĩa phát tâm Bồ Đề - phát tâm đại bi?
Bồ đề là giác ngộ. Phát tâm bồ đề là phát tâm cầu thành Phật độ hết chúng sanh trong mười phương pháp giới. Chư Phật, chư Bồ Tát nào trong quá khứ cũng đều phát đại bi tâm, nguyện thành Phật độ cho hết thảy chúng sanh muôn loài trong mười phương pháp giới. Vì tâm từ bi của đức Phật bao la, nên bao trùm cả khắp pháp giới chúng sanh. Do đó mới nói rằng Phật đạo là đạo từ bi.
Tất cả mọi người đều có tâm từ bi, nhưng vì chúng ta không biết khai triển và mở rộng nó ra. Nó không đâu xa; nó đang ngự trong ta. Chúng ta mở tâm từ bi của mình ra không có tội, không có giảm thọ, không có khổ và không có tốn tiền gì cả. Vậy tại sao chúng ta không chịu mở tâm từ bi của chúng ta ra? Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa? Tâm từ bi nầy mới chính là tâm thật của chúng ta. Nay, chúng ta hãy mở rộng tâm từ bi của chúng ta qua sự phát tâm nói trên. Được như vậy, Phật chính là chúng ta, chúng ta chính là Phật!
Nguyện thế nào:
  • Con nguyện thành Phật độ tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới.
 
11) What is the meaning of generating the bodhicitta – of compassion?
         To generate the bodhicitta is to wow becoming a Buddha to rescue all sentient beings in the ten directions of the universe. In the past, the Buddhas and the Bodhisattvas all generated the bodhicitta and great compassion to rescue all the sentient beings in the ten directions of the universe. So, the Buddhas `s mind was so immense. We can say that Buddhism is a great compassion.
         Everyone has great compassion in their mind. But we do not know to develop and open it. It is not far away. It lies in our minds. It costs nothing to open our compassions. Why do we not open our mind? What are we waiting for? The great compassion is really our mind. Today, we should open our compassion by generating the bodhicitta (generating of compassion) above. If we achieve the great compassion in the mind, so we become a Buddha.
*How to vow:
- I wow that i want to be a Buddha for to rescue all sentient being in the ten directions of the universe.
 
12) Ý nghĩa ăn chay?
Ăn chay là tránh việc sát sanh, hại vật, tránh sự thù hận, tôn trọng sự sống và nuôi dưỡng lòng từ bi. Tại sao?
         Con người và thú vật đều có sự sống, tình cảm thương ghét, cảm giác khổ đau, hạnh phúc và đặc biệt cả hai đều có linh hồn.
Ăn chay là không ăn máu, thịt của con người và các loài vật. Ngoài ra, ăn chay có thể dùng tàu hủ, bơ, sữa, rau quả và những chất bổ dưỡng bình thường . .
         Những người nuôi gà công nghiệp nói rằng trứng gà công nghiệp không có trống, nên không thể nở con được. Nếu chúng ta không ăn thì trứng gà sẽ bỏ đi. Do đó, có người ăn chay vẫn dùng trứng gà công nghiệp.
 
12) What is the meaning of eating vegetarian?
         Eating vegetarian is to avoid killing, to show respect the life and to develop loving kindness and compassion. Why?
         Because human beings and animals both two have life, love, feeling of suffering and happiness, .etc. particular both two have the soul.
         Eating vegetarian is avoid meat of human being and animals. We can eat tofu, cheeses, butter, milks, vegetables, etc.
 
13) Lợi ích của bố thí là gì?
         Bố thí sẽ sinh phước báo.
*Bố thí cái gì?
*Bạn có thể bố thí: 1) tiền, 2) vật chất 3) công sức qua sự giúp đỡ người khác, 4) Bố thí Phật pháp. Mọi thành công của cuộc đời đều do phước báo cả. Do đó, đức Phật dạy: “Các con làm lợi ích cho người, có nghĩa là các con làm lợi ích cho chính mình”.
 
13) What is the benefit for practice of giving?
         The practice of giving is able to create a lot of merits. How to practice giving? You can donate: 1) money 2) materials 3) helping other peoples 4) giving the Buddha Dharma. All the successful in life depend on the merits. So the lord Buddha taught: “You benefit others, it means that you benefit yourself”.
 
14) Lợi ích của phóng sanh?
         Chúng ta phóng sanh loài vật để tôn trọng sự sống, thể hiện tình thương với chúng nó và phát triển lòng từ bi của chúng ta.
 
14) What is the benefit to befree the animals?
         We befree the animals for to respect the life, to perform our loving kindness and to develop our compassion.
 
15) Ý nghĩa đọc Kinh?
Kinh là lời dạy của đức Phật. Đọc Kinh là tìm hiểu về lời dạy của đức Phật.
 
15) What is the meaning of reading Sutra?
         The Lord Buddha `s teaching consists of Sutra, Sila - laws and Viyana - philosophy. Reading Sutra is to study the meanings of the Lord Buddha `s teaching.
 
16) Ý nghĩa tụng kinh?
Tụng Kinh là đọc lớn lên trong một nghi thức (Hay còn gọi là nghi lễ) để cho mình và mọi người cùng nghe, đặc biệt là những người vô hình vẫn được nghe. Vì thế, nghi thức tụng Kinh là:
1 - Tìm hiểu lời dạy của đức Phật.
2 – Có thể cầu an và cầu siêu.
3 - Thường đọc tụng Kinh giúp cho hành giả tập trung và định tâm lại.
 
16) What is the meaning of chanting sutra?
         Chanting is to read laut for to make a buddhist ceremony. Chanting is to let the living and the death peoples hearing the Sutra. Such as they can be enlightened. The benefit of chanting is:
  1. To understand the Sutra.
  2. To make the peaceful and the death ceremony.
  3. To concentrate the chanting is to have good mindfulness.
 
 
17) Ý nghĩa tụng thần chú?
  • Thần chú là mật ngữ của chư Phật, chư Bồ Tát. Tụng thần chú giúp cho hành giả tiêu trừ bớt nghiệp xấu.
  • Tụng thần chú giúp cho hành giả nhất tâm bất loạn và  thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý.
 
17) What is the meaning of chanting Mantra?
         The mantra are the magical voice of the Lord Buddha. Chanting Mantra is to have good mindfulness.
 
18) Ý nghĩa niệm Phật?
- Về sự: Niệm là nhớ nghĩ; Phật là bậc giác ngộ, trí huệ, từ bi. Niệm Phật là nhớ nghĩ đến đấng giác ngộ, trí huệ và từ bi, để chuyển tâm mình hướng thiện, hướng thượng, hướng đến sự giải thoát và cầu đức Phật cứu độ.
- Về lý: Niệm danh hiệu Phật liên tục là để cột tâm của mình đừng để cho tâm tán loạn. Nếu niệm Phật được nhất tâm, thì tâm sẽ định lại. Đó là phương pháp thanh tịnh hóa được tâm của mình.
 
18) What is the meaning of reciting the Lord Buddha `s name?
Reciting the Lord Buddha `s name is to remind to the Lord Buddha and we pray the Lord Buddha blessing us and rescue us from the suffering of the life cycle (reincarnation).
Reciting the Lord Buddha `s name is to have good mindfulness and a peaceful in the mind.
 
19) Giữ giới có lợi ích gì?
Giới là giúp chúng ta  biết được cái nào đúng; cái nào sai. Do đó, chúng ta giữ giới là để ngưng làm ác. Vậy, giới là nền tảng căn bản đạo đức con người.
 
19) What is the benefit of precepts (Sila)?
         The precepts help us to realize what is wrong; what is good. So, we keep the precepts for to stop doing any evils. The precepts are the basic morality for all the human being.
 
20) Tu tập thiền định có lợi ích gì?
  1. Bớt suy nghĩ.
  2. Bớt lo lắng.
  3. Bớt căng thẳng.
  4. Thăng bằng thân và tâm.
  5. Diệt loạn tâm.
  6. Phục hồi trí nhớ.
  7.     Đạt định.
  8. Đạt chánh niệm
  9. Tâm được thanh tịnh và an lạc.
  10. Tỉnh thức, giác ngộ.
  11. Phát triển lòng từ bi.
  12. Phát triển trí huệ.
 
20) What is the benefits of meditation?
  • Reduce thinking
  • Reduce worry
  • Reduce tension
  • Reduce stress
  • Balance the body and the mind (good health )
  • Improve memory
  • Good concentration
  • Good mindfulness
  • Have a Peaceful and happiness
  • Being enlightenment
  • Being clean, purely in the mind
  • Develop compassion
  • Develop wisdom
 
21) Phương pháp ngồi thiền như thế nào?
* Cách ngồi thiền đếm hơi thở (quán sổ tức):
Phương pháp nầy dùng hơi thở để cột tâm, giúp chúng ta diệt loạn tâm, thư giản thân tâm và định được tâm. Phương pháp tu tập thiền định như sau:
1) Tư thế ngồi thiền: Ngồi được trên đất thì tiện hơn, vì giúp cho mình dễ tập trung hơn. Người già có thể ngồi trên ghế.
Khi ngồi trên đất, nên ngồi trên bồ đoàn hay cái gối. Ngồi kiết già là chân trái để lên đùi phải và chân phải để lên đùi trái, sao cho hai đầu gối chống xuống đất, thì lưng dễ thẳng hơn; ngồi bán già là chỉ một chân trái để lên đùi phải hoặc chân phải để lên đùi trái, sao cho hai đầu gối chống xuống đất; nếu hai cách nầy không ngồi được thì ngồi bình thường, sao cảm thấy thoải mái cũng được.
Như vậy thứ nhất là cách ngồi, thứ hai là phải thẳng lưng, thứ ba thẳng cổ, thứ tư mắt nhìn xuống sống mũi, thả lỏng, thứ năm uốn lưỡi để lên hàm răng trên, thứ sáu lưng quần không thắc chật bụng của mình, thứ bảy tay phải để lên tay trái, và toàn thân thả lỏng.
  1. Hành thiền:
Hít vào sâu bằng mũi, đưa khí xuống đan điền(ở bụng), thở ra từ từ bằng miệng. (3 lần)
Kế tiếp để hơi thở ra vào tự nhiên qua lổ mũi, không cần phải cố hít vào, thở ra. Chỉ cần theo dõi hơi thở ra vào mà thôi. Hơi thở vào, rồi hơi thở ra đếm thầm một;hơi thở vào, rồi hơi thở ra đếm thầm hai và đếm đến mười, sau đó bắt đầu đếm lại từ một đến mười.
Chúng ta có thể ngồi 15 phút hoặc 30 phút tùy ý.
  1. Xả thiền:
  • Hít vào sâu bằng mũi, đưa khí xuống đan điền (ở bụng), thở ra từ từ bằng miệng. (3 lần)
  • Xoa hai tay cho ấm, massage mắt, mũi, mặt, trán, đầu, lỗ tai, ót, cổ.
  • Xoay hai vai vòng tròn từ ngoài vào trong, kết hợp hơi thở, làm 5 lần và xoay ngược lại.
  • Tay trái bóp cánh tay phải từ trong ra và đổi bên.
  • Massage lưng và thận, đấm vào thận (bóp hai bàn tay lại, sau đó đưa ra sau, đấm vào thận. Thận nằm đối diện với cái rún phía sau).
  • Dũi hai chân ra và bóp từ trong ra ngoài, sao cho giản gân cốt, rồi đứng dậy.
 
21) How can we meditate?
         Praticing meditation have many methods. The basic meditation is to follow and to count your breath.
 
  1. Sitting posture:
8 Ways to Sit for Meditation
In all of these variations, make sure your head is directly over your heart, and your heart is right over your hips, so your vertebrae are stacked. I recommend that you sit on the front edge of a rolled-up blanket, pillow, or cushion; this supports proper alignment—bringing the hips slightly above the knees and allowing the pelvis to tilt forward. Positioning in this way will emphasize the natural curvature in your lumbar spine, bringing stability to support a straight spine for extended periods. Plus, cushions also make your seat more comfortable, which is the #1 rule.
In a Chair
Description: How to meditate in a chair
Chairs make it easier for most people to sit still for longer periods of time, especially those with knee issues who have trouble in some of the floor-bound postures. If you choose to sit in a chair, make sure both feet are firmly on the floor. If your feet don’t reach the floor, you can use a blanket or blocks under the feet, so they feel supported. You can either sit up straight toward the edge of your seat, or use the back of your chair for support if you need it. In either case, pay attention to the alignment of your spine, and note that it can be easier to sit up straight without using the back of your chair. A cushion or pillow under you may provide more comfort, and will bring your hips slightly over the knees so you’re well-stacked and supported.
 
 
 Against a Wall
Description: Sitting cross legged against wallDescription: Sitting against Wall, legged extended
You can use the wall or a piece of sturdy furniture to help you sit up straight. Cross your legs or extend them out in front of you, whatever feels most comfortable. A cushion (zafu) or blanket under you works well here, too.
 
 Kneeling with Support Between Knees
Description: kneeling meditation
While you don’t need to use a prop between your knees when you’re kneeling, it takes the pressure off your knees and ankles, and is quite comfortable. You can use a pillow, a zafu cushion turned on its side, a rolled-up blanket, or a yoga block, and place it right between the knees and under your buttocks.
 *For the following cross-legged variations, I’ll use references to “right foot” and “left foot,” to make instructions easy to understand. Feel free to swap right and left in any cases to meet your optimal comfort level.
 
 
 
 
Easy Pose
Description: Sukasana
Easy pose is a simple cross-legged position, where your knees are wide, your shins are crossed, and each of your feet is below the opposite knee. You probably loved this pose when you were a kid. I don’t recommend easy pose for meditations over a few minutes, it isn’t an incredibly stable seat, and it can be easier to round the spine in this position. Plus, I’ve found that my feet tend to fall asleep faster in easy pose than any other meditation posture.
If you want to try it out for shorter meditations, it’s great for stretching the knees and ankles, and opening the hips. Make sure to use a prop under you to elevate the hips.
Burmese Position
Description: Burmese Position
This is a variation of sitting cross-legged. If you’re just starting out, use a meditation cushion or pillow. Sit on the front half of the cushion or pillow, bend your knees in front of you, then rotate your knees out to either side, sitting in a cross-legged position. Bring your left heel to the inside of your right thigh, and your right heel to lightly touch the top of your left foot, ankle, or calf, so it sits slightly in front of you. The sides of your knees may touch the ground and if they don’t, you can use pillows or blankets under your knees for extra support.
 
Quarter Lotus Pose
Description: quarter lotus
Use a zafu or pillow here as well, and set yourself up in the same way as described for Burmese position, sitting on the front edge of your cushion, allowing your hips to open and legs to cross in front of you. Keep your left foot on the floor to the inside or below your right thigh, and your right foot to rest on the calf of the left leg.
 
 Half Lotus Pose
Description: Half lotus
Same position as quarter lotus, except you place your right foot to rest on the top of the left thigh instead of calf.
 Full Lotus Pose
Description: Full Lotus
Full lotus is the most stable and symmetrical of meditation postures, but only if you’re flexible and it feels comfortable for you. If you force yourself into full lotus, you can injure your knees. To come into full lotus, begin in the same way you set up for quarter or half lotus, but this time you’ll bring your left foot to rest on your right thigh and your right foot to rest on your left thigh.
 If you meditate in half or full lotus, make sure you’re able to sit with a straight spine and with your knees close to the floor. If that isn’t the case, take a modified meditation seat until you’re open enough to maintain proper alignment in lotus. I also recommend alternating legs, from day to day or half-way through your meditations—so that the bottom foot spends some time on top—to create an even stretch and weight distribution.
Try them all before deciding which variation is best for you. Happy meditating!
 
  1. Practicing meditation: Let the breathing go in and out normally. The breathing goes in and out, then counting one; The breathing goes in and out, then counting two and continous counting until ten. After that, recounting from one to ten. You can set up the time from 15 until 30 minutes, it depends on you.
  2. Massage: After meditation, we massage whole body before standing. Join in two hands and massage until warmly. Massage the eyes, the face, the head, the ears, the nack, the shoulder, the back, the legs. Then we can stand.
Good success!
 
22) Quý Thầy có làm lễ cầu siêu không?
         Quý Thầy thường làm lễ cầu siêu cho mọi người. Bởi vì, chư Phật, chư Bồ Tát nguyện độ tất cả chúng sanh. Do đó, Chư Phật và Chư Bồ Tát đều thị hiện các cõi để hóa độ chúng sanh. Chư Phật và chư Bồ Tát đều an trú trong đại định, nên quý Ngài đều có lục thông. Chư Phật và Bồ Tát đều thấy chúng ta làm gì, đều nghe chúng ta nói gì, đều biết chúng ta nghĩ gì .v.v. Quý Ngài còn biết quá khứ và đương lai của chúng sanh. Vì vậy, Chư Phật và Bồ Tát là người thật lực tha lực.
         Thông thường, sau lễ tang, quý Thầy làm lễ cầu siêu mỗi tuần ( sau 7 ngày ) và cho đến 49 ngày. Nếu gia đình có thời gian, thì gia đình có thể làm lễ cầu siêu mỗi ngày trong suốt 49 ngày, 100 ngày và đồng thời làm cầu siêu cho lễ giỗ mỗi năm.
 
22) Do the monks make death prayer for everybody?
The buddhist monks used to do death prayer for everybody. Because the Lord Buddhas vowed to rescue all the living beings; They entered Nirvana. Therefore, They had 6 Kabbalahs. They could see what we do; They could hear what we talk; They could know what we think; They could know our past and our future. They are able to guide all the living beings changing the mind.
If somebody dies, the buddhist monks make the funeral ceremony. After that they make death prayer every 7 days. It lasts during 49 days. In the case, they have free time, they can also do chanting everyday during 49 days. At the same time, they make prayer for death anniversary each year.
 
 
23) Ý nghĩa hồi hướng?
Nguyện đem công đức của mình có được, hồi hướng cho pháp giới chúng sanh ở mười phương đều thành Phật đạo. Chúng ta tu tập hay làm công đức gì cũng phải cầu nguyện, nghĩ đến hồi hướng cho chúng sanh, để mở tâm từ bi của mình.
 
23) What is the meaning of dedication?
         Dedication is to dedicate all our good doings, merits and all our cultivations to all the sentient beings for to become a Buddha.
          Practicing the dedication is to open our mind and to develop our compassion.
 
24) Thế nào là sự vô thường?
Vô thường là sự biến đổi của các hiện tượng và các pháp (các sự vật) theo quy luật thành, trụ, hoại, không; sinh, trụ, dị, diệt.
Ví dụ:
  • Trái đất nầy luôn quay và di chuyển. Tuy nhiên, nó cũng theo quy luật hình thành và duy trì trụ lại một thời gian, rồi nó sẽ biến đổi hủy hoại đi. Tới một lúc nào đó, nó tan vỡ và trở về không.
  • Thời tiết lúc nào cũng thay đổi từ mùa xuân tới mùa hạ, mùa thu, mùa đông; rồi lại xuân. Nên nắng, mưa, gió, nóng, lạnh  thay đổi bất thường.
  • Hoàn cảnh môi trường sống của con người cũng thay đổi.
  • Thân người được sinh thành người, rồi trụ một thời gian, già lần bị hoại, rồi chết là không còn gì. Vậy, thân này cũng biến đổi theo luật vô thường.
  • Tâm con người cũng thay đổi. Lúc tham, lúc sân, lúc si mê,  lúc vui, lúc buồn, lúc ganh tị, lúc thương, lúc ghét, lúc nhớ, .v.v.
Qua đó, chúng ta thấy các pháp, các hiện tượng đều biến đổi không ngừng. Vì vậy gọi là luật vô thường.
 
24) What is the impermanent law?
         The impermanent law is the changing of all the phenomenon and all the things.
For example:
  • The earth had alway been moving.
  • The weather changes from the spring to summer, autumn and winter. So it happens windy, rainning, sunny, .ect.
  • The environment life are always changed from time to time.
  • The body is getting older, gets sickness and pass away.
  • The mind is sometime greedy, angry, loving, hating, happy, sad .ect.
So, all things had alway been changing.
         As we know that all things, all phenomenons had alway been changing. We call it the impermanent law.
 
25) Thế nào là thần thông?
         Thần thông là nguồn năng lượng hay năng lực của tâm. Đó là do tu tập thiền định.
 
25) What is the Kabbalah?
         The Kabbalah is the energy source of the mind or the power of the mind. That is from practising meditation.
 
26) Nghiệp nghĩa là gì?
         Nghiệp là được dịch từ chữ Karma (Tiếng Sancrit Ấn Độ). Nghiệp là chỉ cho sự hoạt động của thân, khẩu và ý. Những gì chúng ta làm, những gì chúng ta nói và những gì chúng ta suy nghĩ gọi là nghiệp.
Ví dụ: chúng ta làm ác, gọi là nghiệp ác; chúng ta làm thiện, gọi là nghiệp thiện. Vậy, Nghiệp thiện, ác là tùy vào sự hoạt động của thân, khẩu và ý.
 
26) What is karma?
         Karma is from Sancrit language in India. Karma means to show the actions of the body, the mouth and the mind. What you do, what you say, and what you think all call karma.
Example:
  • We do something bad. It means that we make a bad karma.
  • We do something good. It means that we make a good karma.
So, Karma can be bad and good, it depends on what you do.
 
27) Thế nào là luật nhân quả?
         Trong xã hội, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa người giàu và người nghèo; người sống thọ và người chết yểu; người đẹp và người xấu; người mạnh khỏe và người tàn tật; Người thông minh và người ngu dốt; .v.v. tất cả là đều do luật nhân quả cả.
Ai đã tạo ra luật nhân quả?
Không ai tạo ra nó cả. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh.
  • Nếu chúng ta tạo nghiệp ác, nghiệp ác là nhân. Nhân ác nầy sẽ đưa đến quả ác.
  • Nếu chúng ta tạo nghiệp thiện, thì nghiệp thiện là nhân. Nhân thiện nầy sẽ đưa đến quả thiện.
Ví dụ:
  • Tên ăn trộm ăn cắp hột soàn của người. Cảnh sát bắt họ vào nhà tù. Việc ăn trộm là nghiệp nhân ác; ngồi nhà tù là quả ác phải chịu.
  • Anh sinh viên học y khoa sau 6 năm. Anh ta trở thành một vị Bác sĩ. Học 6 năm y khoa là nhân; Thành một vị bác sĩ là quả.
  • Đức Phật tu giới, tu định, tu huệ thành Phật (Bậc giác ngộ). Tu giới, tu định, tu huệ là nhân; Thành Phật là quả.
  • Nếu ai nói rằng: “ Tôi là Thánh nhân”. Thánh nhân là quả. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu người đó tu nhân gì để trở thành Thánh nhân. Nếu quả Thánh nầy không có nhân. Vậy, quả Thánh nầy không thật.
Vì thế, đức Phật dạy rằng hễ ai tạo nghiệp thiện ác, thì họ không tránh được luật nhân quả. Cho nên, đức Phật dạy chúng ta hiểu biết về luật nhân quả để chúng ta gieo nhân tốt. Nếu chúng ta đã gieo nhân tốt rồi, thì quả thiện sẽ đến với chúng ta.
 
27) What is cause and effect law?
         In the society, we can see the big different between the rich and the poor peoples; the long life and short life; the beautiful one and the ugly one; the good health one and the handicap one; the intelligent one and the stupid one, .etc. It all depends on the cause and effect law.
Who create it?
Noone create it. The cause and effect law is a common principle of the life and the universe.
For example:
  • If we create a bad cause; then we get a bad effect.
  • If we create a good cause; then we get a good effect.
The Lord Buddha said that nobody can escape from the cause and effect law, if they do bad things. Therefor, the lord Buddha taught us to make a good karma. Good karma is a good cause. Good cause can lead to good effect.
 
28)  Thế nào là luân hồi?
         Con người sau khi chết đi sẽ thay hình đổi dạng sang kiếp khác trong ba cõi. Đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tại sao? Bởi vì, chúng sanh tạo nghiệp thiện ác. Nghiệp thiện ác là nhân; nhân thiện ác nầy sẽ đưa đến quả thiện ác. Do vì có nhân quả nên mới có tương lai và kiếp sau. Bởi vậy, chúng sanh phải bị luân hồi đời đời kiếp kiếp qua bốn cách sanh: đó là thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh.
I - Dục giới:
Dục nghĩa là ham muốn. Dục giới là thế giới có người nam và nữ để thỏa mãn lòng ham muốn. gồm sáu loại là Trời (trời dục giới), người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
  1. Trời dục giới: Người có làm phước bố thí và tu thập thiện, sau
khi chết được sanh lên cõi trời dục giới hưởng phước.
Cõi trời dục giới có 6 cõi như: Trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Xuất, trời Hóa Lạc và trời Tha Hóa Tự Tại.
  1. Người: người biết giữ 5 giới, khi chết sanh lại làm người đạo đức.
Cõi người thường ở 4 châu như: Đông Thắng Thần Châu; Nam Thiện Bộ Châu; Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Cu Lô Châu.
  1. A Tu La: Người có làm phước thiện, nhưng sân si, nóng nảy và thích
đấu tranh, chết sanh làm A Tu La. A Tu La có Thiên A Tu La và Nhân A Tu La
  1. Địa ngục: Người sân hận tạo ác nghiệp, chết đọa địa ngục, chịu hình phạt.
  2. Ngạ quỷ: Người tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, chết đọa làm ngạ quỷ (quỷ đói).
  3. Súc sanh: Người ngu si không giữ giới tạo ác nghiệp, chết đọa làm súc sanh.
 
II - Sắc giới:
Sắc là sắc thân, thân tướng. Sắc giới là cõi trời có thân tướng, nhưng không có nam nữ. Bởi vì, những người nầy đã lìa sự ham muốn ái dục và dâm dục của con người. Họ chỉ lo an vui trong thiền định.
Sắc giới gồm có 4 giai đoạn tu thiền của phàm phu, đi dần từ chỗ nhàm chán cái vui thô thiển đến cái vui vi tế thanh tịnh như: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
  1. Sơ thiền (Ly sanh hỷ lạc):
         Hành giả khởi đầu bằng tâm lý nhàm chán, xa lìa cái ô trược ái dục và dâm dục của cõi dục. Sau khi nhờ tham thiền mà xa lìa được cái ô trược của dục giới, hành giả sanh vui mừng (sanh hỷ lạc). Đó là kết quả tham thiền đầu tiên (sơ thiền).
* Sơ thiền gồm có 3 cõi trời như: trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm
  1. Nhị thiền (Định sanh hỷ lạc):
         Những cái vui mừng nói trên, lại làm cho tâm chao động, cần phải dứt trừ; vì thế hành giả phải vào định. Khi định đã có kết quả, các vui mừng thô phù của sơ thiền chấm dứt và cái vui mừng vi tế ở trong định lại nẩy sanh; vì thế cho nên gọi là định sanh hỷ lạc.
* Nhị Thiền gồm có 3 cõi trời như: Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm.
  1. Tam Thiền (Ly hỷ diệu lạc): Cái vui mừng của nhị thiền mặc dù vi tế, nhưng
vẫn còn làm cho tâm rung động. Vì thế, hành giả cần phải loại bỏ cái vui mừng ở Nhị thiền. Khi bỏ được cái vui mừng nầy, thì một nỗi vui mầu nhiệm khác lại phát sanh. Vì thế cho nên gọi là Ly hỷ diệu lạc.
Tam Thiền gồm có 3 cõi trời: trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh.
Trong các kinh thường chép: cõi Tam thiền thì vui hơn hết (diệu lạc). Vì các cõi dưới thì chỉ có cái vui thô động, còn ở các cõi trên thì chỉ là tịch tịnh, không còn vui nữa.
  1. Tứ Thiền (Xả niệm thanh tịnh): Ở cõi Tam thiền, tuy đã hết cái vui thô động
của sơ thiền và nhị thiền; nhưng vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Nhưng hễ còn niềm vui, thì tâm chưa hoàn toàn thanh tịnh. Hành giả lại còn phải tiến lên một bậc nữa, đi vào cái thiền thứ tư xả luôn cái niệm vui, để tâm được hoàn toàn thanh tịnh, vì thế nên gọi là xả niệm thanh tịnh.
Tứ Thiền gồm có 9 cõi trời như: Trời Vô Vân, Trời Phước Sanh, Trời Quảng Quả, Trời Vô Tưởng, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Kiến, Trời Thiện Hiện, Trời Sắc Cứu Cánh.
III - Vô sắc giới (Tứ không định):
         Người ở cõi này không có thân, chỉ có tâm thức. Sau khi đã trải qua Tứ Thiền và đã thành tựu viên mãn, hành giả tiếp tục tu thiền định và sẽ trải qua bốn giai đoạn gọi là tứ không định sau đây. Sở dĩ gọi là tứ không, vì khi vào bốn định nầy, thiền giả sẽ không còn thấy có cảnh hay vọng tâm nữa.
  1. Không Vô Biến Xứ Định: Thiền giả khi đã đạt được Tứ Thiền, tâm đã
được hoàn toàn thanh tịnh, nhưng vẫn còn có thấy sắc giới, còn thân, còn cảnh và bị hình sắc trói buộc, nên sanh tâm nhàm chán. Để rời bỏ các hình sắc về thân và cảnh, thiền giả vào định thứ nhất của Tứ Không, thể nhập với hư không vô biên, tức là không thấy có ngăn cách, có biên giới của cảnh.
  1. Thức Vô Biên Xứ Định: Thiền giả khi đã được định thứ nhất của Tứ
Không, rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh, thấy được cái vô biên của hư không, nhưng vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi, vẫn còn thấy biên giới của tâm thức. Vậy thiền giả phải vào định thứ hai của tứ thiền, để xóa bỏ cái biên giới của thức; khi thành tựu, tức thể nhập được vào cõi Thức Vô Biên.
  1. Vô Sở Hửu Xứ Định: thiền giả mặc dù không còn thấy biên giới, ngăn cách
của thức, nhưng vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức, có năng sở, mà hễ còn thấy có năng sở, tức còn thấy mình và người, còn thấy có sở hữu. Vậy, thiền giả phải vượt lên một tầng nữa, xa lìa sự chao động, năng sở, tức nhập định Vô Sở Hữu Xứ (cõi không sở hữu).
  1. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định: Thiền giả khi đã nhập định Vô Sở Hữu, không còn thấy nhân ngã, năng sở, nhưng vẫn còn tưởng. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Vậy, thiền giả phải tiến lên một tầng nữa, vào cõi định không tưởng. Nhưng không tưởng đây, không có nghĩa là vô tri, vô giác như đất đá. Không tưởng, nhưng không phải không tưởng của đất đá, không tưởng mà vẫn sáng suốt như một tấm gương, chứ không phải là một tấm ván hay mặt đá. Đó là ý nghĩa của cõi tịnh Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
 
28) What is reincarnation – life cycle – Samsara?
The ending of life is death. After death, the human being cycle life from life. Because of a combination of ignorance, desires and the purposeful karma, or ethical and unethical actions. They cycle through 4 ways: Birth from womb, Birth from egg, Birth from moisture, Birth from transformation. 
The human being cycle in six desire realms: 1) Gods, 2) Demi Gods (half god), 3) Human beings, 4) Hell beings, 5) Hungry ghosts, 6) Animals.
  • What does it mean with desire realm?
The desire realm is a place where have male and female. Because the most of them require sexual desire.
  • The six realms:
  1. God: The human beings keep ten precepts and practise giving. After death, they will be born in the heaven.
 
+ Ten precepts are 1) no killing, 2) no stealing, 3) no sexual misconduct, 4) not to lie, 5) no slandering, 6) no harsh speech 7) no vain talk 8) no greedy and cheating, 9) no anger, 10) no ignorance.
+ The desire heaven - The Celestial realms has six kinds such as: 1) Catummaharajika heaven ( The realm of the four kings), 2) Tavatimsa heaven (The realm of the thirty three gods), 3) Yama heaven (The realm of the Yama gods), 4) Tusita heaven (The delightful realm), 5) Nimmanarati heaven (The realm of gods who rejoice in their own creation), 6) Paranimmitavasavatti heaven (The realm of the gods who lord over the creation of other).
  1. Demi god ( half god ): The human being also practice giving, but they like fighting.
  2. Human being: The human beings keep five precepts such as 1) no killing, 2) no stealing, 3) no sexual misconduct, 4) not to lie, 5) no drinking alcohol. After death, they can be a real human being.
  3. Hell being: The human beings are so anger, hatred and make crucial karmas After death, they can be punished in the hell being.
  4. Hungry ghost: The human beings are so greedy, slipping and make crucial karmas. After death, they can be hungry ghosts.
  5. Animal: The human beings are so ignorance and make crucial karmas. After death, they can be animals.
 
29) Thế nào là Phật tử tại gia?
         Phật tử tại gia là người có lập gia đình, đã quy y Tam Bảo và thọ nhận 5 giới cấm.
+ Quy y Tam Bảo: Quy y Tam Bảo nghĩa là gì? Chữ Quy là trở về; y là nương tựa; Tam Bảo là ba ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
  • Phật Bảo: Bảo là những thứ đồ quý báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, .v.v. Phật quý hơn đồ quý báu ở cuộc đời này. Vì Phật là bậc giác ngộ, hiểu được sự thật của cuộc đời nầy. Sự thật đó chính là chân lý. Ngài là bậc trí huệ, từ bi cứu độ chúng sanh qua cuộc đời lịch sử và giáo lý của Ngài.
  • Pháp Bảo: Pháp là những lời dạy, là những phương pháp giải khổ, chuyển sự si mê thành giác ngộ, chuyển người phàm phu thành thánh nhân, đưa chúng sanh thoát ly sanh tử luân hồi. Vì thế, pháp của đức Phật gọi là “pháp xuất thế gian”. Pháp thế gian chỉ là những kiến thức giúp cho con người có một nghề nghiệp để mưu sinh kiếm tiền nuôi tấm thân nầy. Ví dụ như nha sĩ, bác sĩ, kỷ sư .v.v.
  • Tăng Bảo: Tăng là một đoàn thể từ bốn người trở lên sống hòa hợp và tu tập chân chánh theo giáo pháp của đức Phật.
  • Vậy quy y Tam Bảo là phát tâm trở về nương tựa Phật bảo, Pháp bảo và Tăng Bảo cho đến khi thành Phật.
 
+ 5 giới cấm :
         5 giới cấm gồm: 1) Không sát sanh; 2) không gian tham trộm cắp; 3) không tà dâm; 4) không nói dối; 5) không uống rượu.
1) Không sát sanh: Tất cả chúng ta ai sống rồi, cũng chết. Không ai có thể sống mãi mãi được. Vì thế, những ngày chúng ta còn sống chung với nhau, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Giết người và vật không giúp cho chúng ta mạnh khỏe hơn, sống lâu hơn và sống hoài không chết. Chúng ta không thể hạnh phúc được, trong khi chúng sanh khác đau khổ, bị giết chết. Vì thế, chúng ta lợi dụng lúc sống để thể hiện lòng từ bi với nhau và bảo vệ sự sống. Do đó, đức Phật dạy không sát sanh.
Không sát sanh là không tự giết, bảo người giết và thấy người giết con người và súc sanh, mà sanh tâm vui mừng. Vì con người và súc sanh đều có sự sống, tình cảm, cảm giác khổ, vui .v.v. Chỉ có điều súc sanh không nói được, không đi học được và không có lý trí cao như con người. Nói chung, con người và con vật đều có tâm thức hay nói cách khác là linh hồn. Tội sát sanh sẽ bị ngồi tù, đọa địa ngục và bị thù hận.
2)     Không trộm cắp: là không tự trộm cắp, bảo người trộm cắp và thấy người trộm cắp, mà sanh tâm vui mừng. Tội trộm cắp bị ngồi tù và quả báo nghèo nàn, làm nô lệ.
  1. Không tà dâm: là không được có nhiều vợ, nhiều chồng để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
  1. Không nói dối: nói dối có 4 cách. 1. Chuyện có nói không, chuyện không nói có; 2. Nói lưỡi đôi chiều là qua người nầy nói xấu người kia, qua người kia nói xấu người nầy; 3. Nói ác khẩu là chửi rủa người; 4. Nói ỷ ngữ là nói ngon ngọt lừa gạt người.
  2. Không uống rượu: là không được uống rượu và các chất say, sử dụng áp phiện, xì ke . . . Vì chất say làm con người không tỉnh táo và kích thích người có thể giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối và làm mất giống trí huệ .v.v.
Đức Phật dạy chúng sanh tu giữ những giới nầy là để ngăn ngừa làm việc ác. Giữ giới được là người đạo đức.
Phật tử tại gia là người có trách nhiệm hộ trì Tam Bảo.
 
29) How to become a buddhist?
         Everyone can become a Buddhist. A Buddhist still get married and have family. A Buddhist is a person who take refuge in the triple gems (Take refuge in the Buddha, dharma and sangha). At the same time, they vow to receive 5 precepts such as: 1) No killing, 2) No stealing, 3) No sexual misconduct, 4) No telling lie, 5) No drinking wines, drugs.
         The Buddhists have the responsibility to support the Temples and the sangha `s life.
 
30) Thế nào là Tam Bảo?
         Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng.
  • Đức Phật là một bậc giác ngộ chân lý của cuộc đời và chân tâm.
  • Pháp là lời dạy của đức Phật.
  • Tăng là một đoàn thể Tăng đoàn từ 4 vị trở lên, đang học và tu theo lời đức Phật dạy.
 
30) What is the triple gems?
         The triple gems consist of the Buddha, the Dharma and the Sangha (In Indian sansrit language).
  • The Buddha is a the enlightened one.
  • The Dharma is the Lord Buddha `s teaching.
  • The Sangha are a group of 4 monks whom study and practise the Lord Buddha `s teaching.
 
31) Thế nào là tu sĩ?
         Tu nghĩa là sửa đổi; sĩ là kẻ học hỏi. Tu sĩ là người học đạo đức và tu sửa nhân cách đạo đức của mình.
         Chúng ta biết rằng những người tu sĩ là người phát tâm học hỏi và tu sửa bản thân. Người tu sĩ có cái tốt, có cái xấu như mọi người, chứ không phải họ là người hoàn toàn tốt. Thông thường, những người tập tu là những người còn có đúng sai. Vì vậy mà họ mới lo tu sửa. Khi nào, họ tu học hoàn hảo rồi, thì họ gọi là Thánh nhân, Bồ Tát hay Phật. Còn những người không cần tu sửa, đa phần là những người đã tốt rồi.
 
31) Who is a monk?
         A monk is a practictioner who study morality and pratice to purify himself. It means that he is not perpect one yet.
 
32) Thế nào là người xuất gia?
         Mọi người đều có thể thành người xuất gia. Người xuất gia là người không có lập gia đình, rời khỏi gia đình vào Chùa tu học.
Người xuất gia học Phật pháp và tu giới, tu định và tu huệ. Người xuất gia có trách nhiệm là thuyết pháp cho các Phật tử.
 
32) How to become a buddhist monk?
         Everyone can become a buddhist monk. The buddhist monk do not get married, only study the Lord Buddha `s teaching and practice meditation. The buddhist monk have responsibility to give teaching to the Buddhists.
 
33) Tại sao người xuất gia phải cạo đầu và mặc y áo?
         Người xuất gia là người tu học đạo xuất thế. Cho nên, cạo đầu, mặc y phục là để khác người đời. Đây là hình thức của người tu đạo.
 
33) Why do the buddhist monk wear long robe and shave the head?
         The buddhist monk wear the long robe and shave the head. This formality is to differ from the ordinary peoples.
 
34) Tại sao chư Tăng đi khất thực?
         Chư Tăng đi khất thực là để cho mọi người bố thí tạo phước và kết thiện duyên với Chư Tăng. Đồng thời, trước khi ăn, Chư Tăng tụng Kinh cầu nguyện phước báo cho người tín thí.
 
34) Why do the buddhist monks walk for alms?
         The buddhist monks walk for alms. Because they let everyone practice giving to create merits and to associate with the Sangha. At the same time, before eating, the buddhist monks pray peaceful for the giver.
 
35) Thế nào tu thành người đạo đức?
         Đức Phật dạy rằng ai giữ được 5 giới cấm, thì họ là con người đạo đức. Khi chết họ không bị rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kiếp sau, họ sanh làm người trở lại.
5 giới cấm gồm: 1) Không sát sanh; 2) không gian tham trộm cắp; 3) không tà dâm; 4) không nói dối; 5) không uống rượu.
 
35) How to be a good human being?
         The Lord Buddha taught that who can keep 5 precepts. Then they are good human being. After death, they do not cycle in the hell being, hungry ghost and animal realm. Next life, they will be reborn into good human beings again.
         5 precepts consist of 1) no killing; 2) no stealing; 3) no sexual misconduct; 4) no telling lie; 5) no drinking wine.
 
36) Thế nào tu thành chư thiên?
         Đức Phật dạy rằng ai giữ được 10 giới cấm và tu tập pháp bố thí. Sau khi chết, họ sẽ sanh làm người trời ở cõi trời dục giới.
         10 giới gồm:
  • Thân có 3 giới: 1) Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm.
  • Miệng có 4 giới: 4) Không nói dối; 5) Không nói lưỡi đôi chiều; 6) Không lời hung ác; 7) Không nói ỹ ngữ.
  • Ý có 3 giới: 8) Không tham lam; 9) Không sân hận; 10) Không si mê.
 
36) How to be reborn as a god?
The Lord Buddha taught who can keep 10 precepts and practise giving. After death, they will be gods and will be reborn in the desire heaven.
10 precepts consist of:
  • The body has 3 precepts: 1) no killing; 2) no stealing; 3) no sexual misconduct;
  • The mouth has 4 precepts: 1) not to lie; 2) no slandering, 3) no harsh speech, 4) no vain talk.
  • The mind has 3 precepts: 8) no greedy; 9) no angry; 10) no ignorant.
 
37) Niết bàn là gì?
         Niết bàn là vô sanh, tịch tịnh. Vô sanh là không còn sanh tử luân hồi. Tịch tịnh là trạng thái thanh tịnh của tâm. Niết bàn là quả chứng của bậc A La Hán.
 
37) What is Nirvana?
         Nirvana is from Indian sancrit language. It means no reincarnation (no rebirth), the peaceful and silence state of the mind. This also is a result that the Arahat achieve it.
 
38) Thế nào là bậc Thánh Thanh Văn?
1 – Thế nào là Thánh Thanh Văn?
- Thánh Thanh Văn là người không sát sanh ( Không giết người và vật ), không trộm cướp, không tham ái, không hành dâm, không nói dối và không uống rượu .v.v. không phạm luật quốc gia.
- Thánh Thanh Vănlà người không phiền não, khổ đau.
- Thánh Thanh Văn là người không tham lam, sân hận, si mê, không giận hờn, thương, ghét, ích kỷ, ganh tỵ, gian dối, bỏn xẻn .v.v.
- Thánh Thanh Văn là người giác ngộ chân lý.
- Thánh Thanh Văn là người tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh.
- Thánh Thanh Văn là người xuất thế, là bậc vô sanh. Họ muốn sống hay chết tùy ý.
- Thánh Thanh Vănlà người đã đạt được Niết Bàn (Niết bàn là trạng thái thanh tịnh của chân tâm).
2 – Có mấy bậc Thánh Thanh Văn?
Bậc Thánh Thanh Văn gồm có 4 bậc: 1) Tu Đà Hoàn; 2) Tư Đà Hàm; 3) A Na Hàm; 4) A La Hán.
3 - Thánh Thanh Văn tu nhân gì?
Những bậc Thánh Thanh Văn tu tập pháp môn: Tu giới, tu định và tu huệ.
*Tu giới: là đoạn trừ tất cả điều ác, dứt trừ nghiệp nhân sanh tử luân hồi.
*Tu định: là thanh tịnh hóa tâm.
* Tu huệ: là diệt trừ vô minh, phiền não, khổ đau, tham, sân, si, .v.v.
Những hành giả chứng quả bậc Thánh Thanh Văn đều có lục thông như: 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
 
38) How to be a Saint?
a) How is a Saint?
* The Saint do not commit killing, stealing, not to fall in love with others, do not have sex with others, not to lie, do not drink alcohol, do not commit any gorvement laws.etc.
* The Saint do not have any disturbing, suffering.
* The Saint is not greedy, anger, hatred, selfish, jealousy, slipping, cheating .etc.
* The Saint is a complete purely mind.
* The Saint is a person who understand the truth of the life and the truth of the mind.
* The Saint is no rebirth. Because he did meditation and attain the Nirvana. He wants to live or to die, it is up to his decision.
b) How many stages of the Saint are there?
The Saint have four stages: 1) Sotapanna Saint ( Stream enterer ); 2) Sakadagami Saint ( Once returner ); 3) Anagami Saint (Non returner ), 4) Arahat Saint ( No rebirth ).
c) What is the cause leading to be a Arahathood?
The Saints practise three points: 1) To keep the precepts (Sila); 2) To practise meditation; 3) To practise wisdom.
  1. To keep the Precepts: The precepts is to stop doing any evils.
  2. To practice meditation: Meditation is to purify the mind.
  3. To practise wisdom: Wisdom is to remove the suffering of the greed, anger, inorgrance, jealousy, selfish .etc.
All Arahat Saints have 6 kabbalahs – Abhinna: 1) Eye divine ( Ability to see all form ); 2) Ear divine ( Ability to hear any sound, anywhere); 3) Mental telepathy ( Ability to know thoughts of others ); 4) Psychic Travel ( Ability to be anywhere and to do anything at will; 5) Knowledge of past and future lives of self and others; 6) Ability to end contamination.
 
39) Thế nào là bậc Bồ Tát?
1 – Thế nào là Bồ Tát?
Bồ Tát nghĩa là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề là giác ngộ, đại đạo tâm; Tát Đỏa là chúng sanh hữu tình. Chúng sanh hữu tình phát đại đạo tâm là Bồ Đề Tát Đỏa, gọi tắt là Bồ Tát.
         Bồ Tát và Thánh Thanh Văn đều là những bậc giác ngộ, những bậc giải thoát sanh tử luân hồi, những bậc thanh tịnh, những bậc trí huệ .v.v. như nhau. Tuy nhiên, các vị Thánh Thanh Văn đi theo con đường xuất thế, ra khỏi luân hồi, không muốn trở lại Tà Bà nữa. Còn Bồ Tát phát nguyện đại bi tâm nhập thế, xuống cõi Ta Bà thực hành Bồ Tát đạo hóa độ chúng sanh.
2 – Có mấy bậc Bồ Tát?
Bồ Tát có 52 quả vị: thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác và diệu giác.
Tại sao có nhiều quả vị như vậy?
Vì các bậc Bồ Tát trí huệ, thần thông khác nhau.
3 - Bồ Tát tu nhân gì?
         Bồ Tát tu nhân phát Bồ Đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm.
*Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm thành Phật và phát đại bi tâm độ tất cả chúng sanh.
*Tu Bồ Đề Tâm là tu lục độ ba la mật. Lục độ Ba La mật là 6 phương pháp để đưa chúng sanh qua bờ giác gồm: 1) Bố thí; 2) Trì giới; 3) Nhẫn nhục; 4) Tinh tấn; 5) Thiền định; 6) Trí huệ.
1) Bố thí: là diệt tâm tham lam; lợi ích chúng sanh.
2) Trì giới: là diệt trừ tất cả điều ác.
3) Nhẫn nhục: là diệt tâm sân hận; nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi.
4) Tinh tấn: là diệt tâm lười biếng.
5) Thiền định: là diệt tâm tán loạn; ngược lại để định tâm và thanh tịnh tâm.
6) Trí huệ: là diệt trừ tâm vô minh; phát triển trí huệ.
*Hành Bồ Đề Tâm là thực hành Bồ Tát đạo hay nói cách khác là thực hành đại bi tâm cứu độ tất cả chúng sanh.
 
39) How to become Bodhisattva?
a) How is the Bodhisattva?
The Bodhisattva and Arahat are the same enlightened one. The Arahat do not want to cycle again. But the Bodhisattva vow to cycle again to rescue all living beings.
b) How many the stages of the Bodhisattvas are there?
         The Bodhisattvas vow to practise rescue the all living being until they attain the Buddhahood. They have to undergo 52 stages to become a Buddha.
  • Why are there so many stages of the Bodhisattvas?
Because They have big different concentration, kabbalad and wisdom.
c) What is the cause leading to be a Bodhisattva?
*The Bodhisattva practise 3 points.
I) The Bodhisattva generates the bodhicitta vow.
* What is the bodhicitta vow?
The bodhicitta vow means to vow to become a Buddha for to rescue all the living being.
II) The Bodhisattvas practise 6 methods:
1) To practise giving: To practise giving is to clear greedy and to benefit other peoples.
2) To keep the precepts: To keep the precepts is to stop doing any evil.
3) To be tolerant: Being tolerant is to clear anger, hatred and to develope compassion.
4) To be diligent: Being diligent refrain to be lazy and to effort the practice.
5) To practise meditation: Practising meditation is to purify the mind.
6) To practice wisdom: Practising wisdom is to remove the suffering of lust, anger and ignorance .etc.
III) The Bodhisattva practise the bodhisattva way.
         The Bodhisattva practice the bodhisattva way. It means that They enter the life cycle to rescue all the living beings until they become a Buddha.
 
40) Thế nào là vị Phật?
         Đức Phật là người tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
1) Tự giác: Ngài tự giác ngộ chân lý viên mãn.
2) Giác tha: Ngài đã thực hành Bồ Tát đạo hóa độ chúng sanh viên mãn.
3) Giác hạnh viên mãn: hai điều tự giác và giác tha đã thành tựu.
 
40) How to become a Buddha?
          The Boddhisattva enlightened fullness. He becomes a Buddha.
 
                                       Namo Shakyamuni Buddha!    

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây