Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Chùa Phật Linh
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang chủ
Thông báo
Giới thiệu
Chương trình lễ hội
Khóa tu
Tin tức
Tin Phật Sự
Tin Từ Thiện
Phóng sanh
Bài viết
Thư viện
Kinh
Luật
Luận
Sách Phật Giáo
Pháp âm
Kinh tụng
Băng giảng
Phim
PG Việt Nam
PG nước ngoài
Phật sự
Hành hương
Phim hoạt hình
Nhạc
Nhạc Niệm Phật
Nhạc PG Việt Nam
Nhạc PG Nước Ngoài
Hình ảnh
Hình Phật và Bồ Tát
Hình ảnh Phật sự
Hình Chùa Phật Linh
Kết nối
Liên hệ
English
Đăng nhập
Chúng tôi trên mạng xã hội
Chúng tôi trên mạng xã hội
Thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ
0254-389 15 83
Di động:
077 938 2222
thichhanhdinh@yahoo.com
Trang chủ
Giới thiệu
Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định
Tế Độ Sư
của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định
Hòa Thượng Thích Như Điển
NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC
Hòa Thượng: Thích Như Điển
Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Họ và tên: Lê Cường
Đạo danh: Thích Như Điển
Ngày và nơi sanh: 28 tháng 6 năm 1949, xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản.
Gia cảnh: Con út trong số 8 người con – 5 trai và 3 gái – của ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, và bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc.
Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc trụ trì ở chùa Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Học trình:
Sau khi học xong tiểu học tại trường làng, năm 1961. Xuất gia năm 1964 tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An. Học Đệ Thất tại trường Trung học Diên Hồng, Hội An. Năm 1965, trường Bồ Đề Hội An được thành lập, Hòa Thượng đã về đây học lớp Đệ Lục. Suốt các niên khóa từ 65 đến 68 tại trường Bồ Đề, Thầy thường đứng đầu lớp và cuối năm Đệ Tứ lãnh 2 phần thưởng quan trọng của trường.
Đó là phần thưởng học lực toàn trường và hạnh kiểm toàn trường. Năm 1967, thọ giới Sa Di tại giới đàn chùa Phổ Đà, Đà Nẵng, sau đó được Bổn Sư Cố Hòa Thượng Thích Long Trí ban cho pháp tự là Giải Minh. Trường Trung học Trần Quý Cáp là một trường Trung Học công lập tại Hội An, tuyển chọn các học sinh giỏi của các trường tư thục từ đứng nhất đến đứng năm, nên niên khóa 1968-1969, Thầy đã sang học lớp Đệ Tam Ban A tại trường nầy. Sau đó vào Sài Gòn, cư trú tại chùa Hưng Long ở số 298 đường Minh Mạng, nay là Ngô Gia Tự, vừa học Phật học và thế học.
Năm 1969-1970, học Đệ Nhị tại trường Trung học Cộng Hòa do Giáo sư Phạm Văn Vận làm Hiệu Trưởng, thi đỗ Tú Tài I năm đó. Sang niên khóa sau 1970-1971, đổi qua trường Trung Học Văn Học của Giáo sư Trần Bích Lan học Đệ Nhất Ban A, cũng chính năm nầy đã đỗ Tú Tài II, sau đó có nhân duyên sang du học tại Nhật Bản. Năm 1971, thọ Tỳ Kheo giới tại giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức, được được Bổn Sư Cố Hòa Thượng Thích Long Trí phú cho pháp hiệu là Trí Tâm. Đến Nhật ngày 22 tháng 2 năm 1972, do sự trợ cấp học bổng rất khiêm nhường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam với sự đồng thuận của Giáo Hội Trung Ương qua sự giới thiệu của Hòa Thượng Thích Huyền Quang và cố Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Hoa lúc bấy giờ.
Sau 9 tháng học nhảy 3 khóa Nhật ngữ đã đậu vào Đại học Teikyo (Đế Kinh) tại Tokyo ngành giáo dục học. Đến tháng 2 năm 1977, ra trường với luận án tốt nghiệp tối ưu và tiếp tục thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo, học ở đây một thời gian ngắn, sau đó sang Đức. Đến Đức vào ngày 22 tháng 4-1977 với Visa du lịch; nhưng sau đó xin tỵ nạn tại Đức và ở Đức từ đó cho đến nay. Ở tại Kiel một năm để học tiếng Đức tại Đại học Kiel, sau đó dời về Hannover để học tiếp ngành giáo dục ở bậc hậu Đại Học.
Hoạt động: Tháng 4 năm 1978 thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, từ đó đến nay Hòa Thượng đã quy y cho hơn 7.000 người Việt Nam trở thành Phật Tử và hằng trăm người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật. Tính cho đến hôm nay Hòa Thượng có 40 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Thạc Sĩ và Tiến Sĩ tại các Đại Học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979.
Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử. Hòa Thượng là Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc cho tới năm 2003, và hiện là Tổng Thư Ký của GHPGVNTN Âu châu. Là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội Đồng Tăng Già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan. Năm 1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc.
Ngôi chùa Viên Giác được khởi xây vào năm 1989 và hoàn thành năm 1993 với kinh phí độ 5 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đương với 9 triệu Đức Mã vào thời giá lúc bấy giờ; do sự đóng góp của bà con Phật Tử khắp 5 châu lục. Đây là một Trung Tâm Văn Hóa có tầm cỡ của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay. Mỗi năm có chừng 60 đến 70.000 người về chùa lễ Phật và học Phật cũng như tham gia các Đại Lễ. Cũng có hơn 20.000 người Đức đã về chùa tham gia các khóa thiền tịnh, học hỏi, thực tập giáo lý của Đạo Phật hằng năm.
Diện tích sử dụng của ngôi chùa độ 3.000 mét vuông. Có 54 phòng và có nhiều phòng lớn có thể hội họp cho 50, 100, 300 hay 500 người trong cùng một lúc. Đây cũng là Trung Tâm Văn Hóa của Phật Giáo Việt Nam tại Đức, có tờ báo Viên Giác xuất bản định kỳ 2 tháng một lần. Mỗi lần xuất bản gần 6.000 số và đến năm 2003 sẽ kỷ niệm Báo Viên Giác cũng như Chùa Viên Giác tròn 25 tuổi.
Do vậy mà chính quyền Đức cũng đã tài trợ không ít trong suốt hơn 22 năm qua, mỗi năm độ chừng 100.000 đô-la Mỹ để hỗ trợ cho những chương trình hoạt động cũng như văn hóa của Phật Giáo tại đây. Cho đến năm 2004 thì sự tài trợ nầy đã chấm dứt và kể từ năm 2004 đến nay (2009) tờ báo Viên Giác vẫn tiếp tục xuất bản do sự đóng góp của đồng bào Phật tử khắp nơi. Đến tháng 4 năm 2009 đã phát hành được 170 số và có lượng độc giả ở 38 quốc gia trên khắp thế giới.
Ngoài Việt ngữ, Hòa Thượng thông thạo các ngôn ngữ sau đây: Hán văn, tiếng Phổ Thông Trung quốc, Nhật ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ và Đức ngữ; nên rất dễ dàng ngoại giao với người bản xứ cũng như các dân tộc khác. Suốt từ năm 1974 đến nay (2009) Hòa Thượng đã sáng tác 54 tác phẩm và dịch phẩm từ các tiếng Việt, Anh, Hán và Đức ngữ. Công tác biên soạn và dịch thuật chưa ngừng tại đây. Vì trong thời gian tới Hòa Thượng còn dùng nhiều thì giờ để trang trải cho việc nầy nữa.
Sau đây là những tác phẩm của Hòa Thượng Thích Như Điển:
1. Truyện cổ Việt Nam 1 & 2,Nhật ngữ,1974-1975
3. Giọt mưa đầu hạ. Việt ngữ,1979
4. Ngỡ ngàng. Việt ngữ,1980
5. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm 1975,Việt & Đức ngữ 1982
6. Cuộc đời người Tăng Sĩ, Việt & Đức ngữ 1983
7. Lễ nhạc Phật Giáo,Việt & Đức ngữ 1984
8. Tình đời nghĩa đạo, Việt ngữ, 1985
9. Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo,Việt & Đức ngữ 1985
10. Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc, Việt & Đức ngữ 1986
11. Đường không biên giới, Việt & Đức ngữ 1987
12. Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo VN tại Tây Đức Việt & Đức ngữ 1988
13. Lòng từ Đức Phật. Việt ngữ,1989
14. Nghiên cứu giáo đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II, III dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ 1990, 1991, 1992
17. Tường thuật về Đại Hội Tăng Già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I.Việt, Anh & Đức ngữ 1993
18. Giữa chốn cung vàng, Việt ngữ.,1994
19. Chùa Viên Giác. Việt ngữ,1994
20. Chùa Viên Giác, Đức ngữ,1995
21. Vụ án một người tu. Việt ngữ,1995
22. Chùa Quan Âm (Canada) Việt ngữ,1996
23. Phật Giáo và Con Người. Việt & Đức ngữ,1996
24. Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9. Việt & Đức ngữ,1997
25. Theo dấu chân xưa.Việt ngữ,1998 (Hành hương Trung Quốc I)
26. Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo. Việt & Đức ngữ,1998
27. Tiếp kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma Việt & Đức ngữ.1999
28. Vọng cố nhân lầu. Việt ngữ,1999 (Hành hương Trung Quốc II)
29. Có và Không.Việt & Đức ngữ,2000
30. Kinh Đại Bi dịch từ Hán văn ra Việt & Đức ngữ,2001
31. Phật thuyết Bồ Tát hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh, dịch từ Hán văn ra Việt ngữ ,2001
32.Bhutan có gì lạ?. Việt ngữ,2001
33. Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì dịch từ Hán văn ra Việt ngữ, 2002
34. Cảm tạ nước Đức.,Việt & Đức ngữ, 2002
35. Thư tòa soạn Báo Viên Giác trong 25 năm (1979-2004)
36. Bổn Sự Kinh, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2003
37. Những đoản văn viết trong 25 năm qua, Việt & Đức ngữ, 2003
38. Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2004
39. Đại Đường Tây Vức Ký, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2004
40. Làm thế nào để trở thành một người tốt, Việt ngữ, 2004
41. Dưới cội Bồ Đề, Việt ngữ, 2005
42. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2005
43. Bồ Đề Tư Lương Luận, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2005
44. Phật nói Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2006
45. Giai nhân & Hòa Thượng, Việt Ngữ, 2006
46. Thiền Lâm Tế Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2006
47. Luận về con đường giải thoát, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2006
48. Luận về bốn chân lý, dịch từ Hán Văn sang Việt Ngữ, 2007
49. Tịnh Độ Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2007
50. Tào Động Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2008
51. Phật Giáo và Khoa Học, Việt Ngữ, 2008
52. Pháp Ngữ, Việt Ngữ, 2008
53. Những mẫu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2009
54. Nhật Liên Tông Nhật Bản, dịch từ Nhật Ngữ sang Việt Ngữ, 2009
Tuy làm việc nhiều, sáng tác hăng say, có nhiều tài hùng biện, giảng pháp, dạy học v.v… nhưng bao giờ Hòa Thượng cũng luôn luôn khiêm tốn nói rằng, Hòa Thượng là một nông dân của quê hương xứ Quảng; và trong suốt quá trình hoạt động đó Hòa Thượng luôn nguyện rằng: Mình là một dòng sông để chuyên chở những trong đục của cuộc đời và sẽ là mặt đất để hứng chịu những sạch nhơ của nhân thế.
Ngày 28-6-2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Người đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên giáo phẩm Hòa Thượng vì công đức tu tập và hoằng pháp trong hơn 40 năm qua của Ngài.
Nếu quý vị nào muốn liên lạc với Hòa Thượng Thích Như Điển hoặc muốn vào Website của chùa Viên Giác, xin truy cập địa chỉ như sau:
Chùa Viên Giác
Karlsruherstr. 6
30519 Hannover – GERMANY
Tel. 0511 / 879630 – Fax 0511 / 8790963
Homepage:
http://www.viengiac.de
E-mail:
info@viengiac.de
E-mail:
baoviengiac@viengiac.de
Tweet
Tiểu sử Thầy Trụ Trì
Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh
Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa
Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh
NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY
Bài mới nhất
KHÓA TU NGẮN HẠN 10 NGÀY
QUY Y TAM BẢO HỌC GIÁO LÝ CĂN BẢN CHO MỌI LỨA TUỔI
CÂU ĐỐ VỀ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT
PHẬT LỊCH VÀ TÂY LỊCH
TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG Ở ĐÂU?
VIDEO MỚI NHẤT
Mới nhất
Pháp âm
Phim
Nhạc
Nhạc Thiền Buông Xã - Tâm An - Thanh Tịnh
Nhạc Thiền Tĩnh Tâm
Lễ Khánh Thành Chùa Bodhicariya, Kolkata và Chùa Bodhi Prajna, Assam
Khánh Thành Trường Phật Học tại TP Aurangabad
Women `s Rights
Tác Hại của bệnh Covid 19 và Lợi Ích của Vaccine (Bài 30)
Ý nghĩa lễ Vu Lan 2009
Phật Tử Tại Gia Những Điều Cần Biết
Vì Sao Tôi Ăn Chay
Đi Chùa - Ăn Chay - Niệm Phật và Tụng Kinh Có Ý Nghĩa Gì
Kinh Dược Sư ( Có chữ - Trọn Bộ )
Tụng Kinh Vu Lan Bồn ( Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân - Có Chữ )
Hành hương Đài Loan
LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA PHẬT LINH (P 1)
LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA PHẬT LINH (P 2)
LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA PHẬT LINH (P 3)
Văn nghệ lễ khánh thành chùa Phật Linh phần 2
Văn nghệ lễ khánh thành chùa Phật Linh năm 2009
Nhạc niệm phật - Nam Mô A Di Đà Phật
Nhạc Niệm Phật Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây
Đăng nhập
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator
Thử cách khác
Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được.
Thử cách khác
Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây
Bạn thích môn thể thao nào nhất
Món ăn mà bạn yêu thích
Thần tượng điện ảnh của bạn
Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
Quê ngoại của bạn ở đâu
Tên cuốn sách "gối đầu giường"
Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Tôi đồng ý với
Quy định đăng ký thành viên