CÚNG SAO CÓ PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT KHÔNG?

Chủ nhật - 07/07/2019 20:25 Đã xem: 2861
CÚNG SAO CÓ PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT KHÔNG? Hỏi:           Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!          Kính bạch Thầy!          Gần đây, báo chí đưa tin là có vài Chùa cúng sao và nhận tiền sớ. Họ nói rằng cúng sao không phải là nghi thức của nhà Phật? Như vậy, Phật tử có nên cúng sao hay không?Trả lời:Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!Kính thưa quý Phật tử!          Trước hết, chúng ta tìm hiểu về nghi thức cúng sao?
CÚNG SAO CÓ PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT KHÔNG?
 
Hỏi:
          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Kính bạch Thầy!
          Gần đây, báo chí đưa tin là có vài Chùa cúng sao và nhận tiền sớ. Họ nói rằng cúng sao không phải là nghi thức của nhà Phật? Như vậy, Phật tử có nên cúng sao hay không?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa quý Phật tử!
          Trước hết, chúng ta tìm hiểu về nghi thức cúng sao?
          Trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đời Lý và đời Trần, các vị Vua, quan vào đầu năm lập bàn hương Án để cầu nguyện Phật, trời gia hộ mưa hòa, gió thuận, đất nước Việt Nam thanh bình, nhân dân an lạc .v.v. Ngày nay, các vua chúa không còn, nên nghi thức nầy không còn áp dụng nữa. Tôi không biết là hiện giờ những người lãnh đạo đất nước có còn áp dụng truyền thống nghi lễ nầy không?
          Thật ra, cúng sao không phải là nghi thức của Phật giáo. Đây là nghi thức phong tục của Trung Hoa truyền sang Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa như thế nào?
          Trong lời khấn nguyện, người ta thường nguyện đại khái:
Phụng thỉnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Tứ Đại Thiên Vương, Nam Tào Bắc Đẫu, Đông Phương Giáo Chủ, Nhật Nguyệt Tinh Quân, Thiên Địa Hỷ Thần, Thiên Can Địa Chi, Ngủ Hành Bát Quái, Ngủ Phương Ngủ Thổ, Đất Đai Nhơn Trạch, Long Thần Thổ Địa, Thần Hoàng Bổn Cảnh, Tài Thần Thổ Địa, Thần Táo Thần Binh quang giáng đàn tràng chứng minh gia hộ mưa hòa, gió thuận, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc; cầu nguyện cho bá tánh chúng sanh thân tâm an lạc, chư tai tiêu diệt, tật bệnh tiêu trừ, làm ăn tấn tài, tấn lộc và tấn bình an .v.v.
Qua bài khấn nguyện nói trên, chúng ta biết là họ cầu nguyện thiên địa (trời đất). Đây cũng có thể nói là tín ngưỡng nhân gian. Vậy, xin hỏi quý vị, họ cầu nguyện như vậy có tội không? Có hại không? Có tốt không? Đây là tự do tín ngưỡng của mọi người. Người dân thường có nhiều tín ngưỡng như: 1) Tín ngưỡng ông bà; 2) Tín ngưỡng nhân gian; 3) Tín ngưỡng tôn giáo.
  1. Tín ngưỡng Ông Bà Tổ Tiên: Họ thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên để tưởng niệm tri ân nguồn gốc sanh thành họ, hay còn gọi là đạo lương, hoặc hiếu đạo. Có thể nói đây là đạo đức căn bản con người.
  2. Tín ngưỡng nhân gian: Họ thờ đền, đình, miếu, .v.v.
*Đền là nơi thờ các vị có công với đất nước dân tộc như Đền vua Hùng Vương, Đền vua Trần Hưng Đạo, Đền Vua Trần Nhân Tông, .v.v.
*Đình: là nơi thờ những vị quan thần của triều đình.
*Miếu: là nơi thờ ông hay bà mà họ linh thiêng. Như miếu bà Chúa Xứ; miếu bà Đen; miếu bà Dinh Cô; Ngoài ra, người ta còn tín ngưỡng chư thiên, chư thần, .v.v. tín ngưỡng nhân gian không có giáo lý, không có tổ chức chủ trương gì cả. Ai tin hay không tùy ý.
 3) Tín ngưỡng Tôn Giáo: Họ tin và ngưỡng mộ một đấng thiêng liêng nào đó như thượng đế, đấng tạo hóa .v.v. Tôn giáo có giáo lý, giáo điều, có tổ chức và chủ trương truyền giáo. Tuy nhiên, có người tín ngưỡng một tôn giáo và có người tín ngưỡng nhiều tôn giáo.
Vậy, Phật tử có nên cúng sao hay không?
Đầu năm, có người Phật tử và không phải Phật tử, hoặc những người tôn giáo bạn đến Chùa nhờ cúng sao. Đó là họ vẫn theo ý niệm tín ngưỡng nhân gian. Nếu tín ngưỡng nhân gian không có hại, có tính cách hướng thiện, hướng thượng thì không sao. Các Chùa từ mùng 1 đến 30 tháng Giêng là chuyên tụng Kinh Dược Sư để cầu nguyện mưa hòa, gió thuận, đất nước Việt Nam thanh bình, nhân dân an lạc. Chùa lấy ngày mùng 8 tháng giêng làm lễ cầu an đầu năm cho mọi người. Bên cạnh đó, Chùa vẫn giữ theo ý niệm cúng sao của mọi người, nhưng trên thực tế là Chùa làm đàn tràng tụng Kinh Dược Sư cầu an cho bá tánh.
Như vậy trong buổi lễ, chúng ta khấn nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Thiên, chư Thiện Thần, chư Hộ Pháp gia hộ cho đất nước và dân tộc; hay nói cách khác là chúng ta tụng Kinh và khấn nguyện Phật, Trời gia hộ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Xin hỏi quý vị làm như vậy có tội không? Làm như vậy có lợi không?
Hỏi:
          Con xin hỏi nhà báo nói cúng sao có nhận tiền phí mỗi lá sớ. Vậy có đúng với nhà Phật không?
Trả lời:
          Nếu quý vị nhận thấy trả phí như vậy hợp lý thì làm; nếu điều đó không hợp lý thì không nên làm. Trả phí hay không trả là quyền của bạn. Đức Phật xem chúng sanh là đối tượng từ bi cứu độ, không phân biệt. Nên Cầu an nhận phí thì không hợp với đạo từ bi cứu độ của đạo Phật.
Hỏi:
          Mô Phật! Con nghe nói rằng báo chí cấm không cho nhà Chùa cúng sao nữa, vì đó không phải là nghi thức của Phật giáo. Theo ý Thầy nghĩ sao?
Trả lời:
          Đức Phật dạy: “Phật pháp không lìa thế gian pháp”. Đức Phật giác ngộ từ các pháp thế gian. Đạo Phật chan hòa với các tôn giáo và cũng không bỏ đi những thức của đạo làm người. Huốn chi, người dân biết cầu nguyện trời Phật đầu năm, thì họ biết hướng thiện, hướng thượng là chan hòa và hợp với tinh thần nhà Phật, không có gì sai trái.
          Trong hiến pháp nhà nước Việt Nam, người dân được quyền tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Nếu ai nói rằng cấm người dân tín ngưỡng, thì người đó vi phạm luật tự do tín ngưỡng của hiến pháp nhà nước Việt Nam.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây