NGƯỜI TU CÓ CẦN THAM GIA XÃ HỘI CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG?

Thứ ba - 12/12/2017 16:33 Đã xem: 3099
NGƯỜI TU CÓ CẦN THAM GIA
XÃ HỘI CHÍNH TRỊ HAY KHÔNG?
 
+ Hỏi:
         Thưa Thầy! Có người nói với con rằng quý Thầy chỉ biết tụng Kinh gõ mõ, chẳng biết tham gia gì xã hội chính trị cả . . .? Vậy thì quý Thầy nghĩ sao?
+ Trả lời:
         Thưa chị! Họ nói đúng rồi. Người tu là học Kinh Phật và tụng Kinh gõ mõ thôi. Chị hỏi họ: “Chứ bạn muốn người tu làm gì???. Họ đâu phải là nhà chính trị, mà bạn bảo họ phải tham gia chính trị”
         Chị hỏi họ dùm:
  1. Nếu bạn có con đi học đạo tu hành, thì bạn có nói với đứa con phải tham gia chuyện xã hội chính trị không? Chắc chắn là không. Đúng không?
  2. Nếu có người mẹ có con đi học đạo tu hành, mà người mẹ đó bảo con của mình phải tham gia vào xã hội chính trị. Vậy, bạn nghĩ sao về người mẹ nầy?
  3. Nếu bạn nghĩ là chuyện chính trị xã hội là việc quan trọng cấp bách, Vậy, vợ chồng và con của bạn có tham gia vào xã hội chính trị không? Nếu không. Tại sao bạn lại bảo người tu phải tham gia vào chính trị xã hội?
Trong xã hội:
  • Ai học kinh tế thì làm kinh tế.
  • Ai học văn hóa thì góp phần văn hóa.
  • Ai học khoa học thì lo nghiên cứu khoa học.
  • Ai học chính trị thì tham gia vào chính trị.
  • Ai học về tôn giáo thì lo về đời sống tâm linh.
Mỗi người làm theo sở học của mình trong xã hội. Huốn chi, người bõ tục xuất gia học đạo, biết gì về xã hội chính trị mà làm.
Chúng ta biết rằng đức Phật không có dạy đệ tử làm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội và nghiên cứu khoa học kỷ thuật, .v.v. hay nói cách khác là không được phép tham gia.
    Đức Phật dạy rằng thân người giả tạm; cuộc đời cũng tạm bợ. Vì thế, Ngài chỉ dạy con người tu sữa tâm tánh, đạo đức con người trên nền tảng đoạn ác, tu thiện, thanh tịnh thân tâm, ngõ hầu thoát kiếp sanh tử luân hồi. Chỉ thế thôi!
Tuy nhiên, vẫn có người tu sĩ tham gia vào xã hội chính trị. Đó là chuyện cá nhân của mỗi người; đó là quyền cá nhân của mỗi người. Nhưng đây không phải là ý của đức Phật; đây không phải là chủ trương của đạo Phật.
Đức Phật chỉ dạy con người cái nầy đúng; cái kia sai. Nếu bạn làm tốt, thì bạn đã làm tốt cho chính bạn. Chứ không phải bạn làm tốt là tốt cho đức Phật. Vì đức Phật không cần bạn làm tốt cho Ngài. Vì Ngài đâu có xấu mà bạn phải làm tốt cho Ngài.
Bạn làm sai, đức Phật cũng không có trừng phạt ai. Nếu bạn làm sai, thì cảnh sát bắt bạn vào tù. Đó là lổi của bạn. Chứ không phải lổi của đức Phật hay lổi của đạo Phật. Nhưng nếu có người nói rằng đó là lổi của đạo Phật. Vậy, người đó là người không hiểu biết.
Hỏi:
         Nếu không trừng phạt họ, thì những kẽ ác giả danh đạo Phật và họ làm gì đó để tai tiếng đạo Phật; để cho người đời boi nhọ đạo Phật thì sao?
Trả lời:
         Nếu có người giả danh cố tình làm tai tiếng cho đạo Phật, thì họ tự hủy diệt đạo đức cá nhân của họ. Chứ không liên can gì đến đức Phật.
Ví dụ:
         Đức Phật dạy: “Cấm không được giết hại người và vật”. Giới nầy không phải chỉ dành riêng cho người Phật tử, mà Ngài dạy cho tất cả mọi người. Nếu người không phải Phật tử mà giết người, thì cảnh sát có bắt họ ở tù không??? Chắc chắn là họ không thoát khỏi nhà tù. Nhưng có người căn cứ vào người giả danh và cho là đạo Phật là xấu như vậy, thì người đó là người không có tìm hiểu về đức Phật và học Phật pháp.
Ví như hột kim cương, bản chất của nó là trong sáng. Nên không có ai làm mất giá trị của nó cả. Đức Phật và giáo lý của ngài cũng như vậy. Không có ai có thể nói Ngài là người xấu cả. Nếu bạn chê bai đạo Phật, thì bạn hãy chỉ ra đức Phật xấu ở chổ nào? Và cá nhân của bạn tốt ở chổ nào???
Những nhà nghiên cứu về tôn giáo học ở tây phương như trường đại học Harvard  ở Boston – Mỹ Quốc, Anh Quốc, Đức Quốc và Pháp Quốc, .v.v. họ chưa tìm ra được xấu của đức Phật. Và họ đã đưa giáo lý của Ngài vào giảng dạy trong các trường đại học ở phương tây.
Hỏi:
         Những người làm ác, thì chúng ta phải tìm cách trừng phạt họ chứ?
Trả lời:
         Nếu người đó làm sai, thì chúng ta dạy bảo và khuyên răn họ đừng làm nữa, phải ăn năn hối cải. Nếu họ cứ làm và không nghe lời dạy bảo, thì ông tòa án sẽ xử tội họ. Những người làm ác đâu có ai tồn tại hoài. Nhà tù là nơi trừng phạt của các tội nhân.
Hỏi:
         Nhưng những người làm ác lại có quyền hành, không nghe ai hết, họ tha hồ là hại người khác, không có ông tòa án nào dám xử tội họ, họ vẫn sống hiên ngang, đâu thấy họ chịu nhân quả gì?
Trả lời:
         Nếu bạn nói khuyên họ không được thì thôi. Bạn nói họ có quyền lực có thể xử luôn cả ông quan tòa, thì chúng ta đành phải chịu thôi.
         Bạn nói rằng họ sống hiên ngang, không có bị nhân quả gì cả. Đó là bạn thấy hiện tại, chứ bạn không biết tương lai. Trong lịch sử, những ông vua hung ác và những người anh hùng có ai không chết đâu. Tất cả đều trở thành người lịch sử cả. Những người ác lúc sống, họ dữ quá, không ông tòa nào xử nổi, thì khi họ chết, ông diêm vương xử họ, lo gì? Quỹ thần sẽ giam hãm họ đời đời kiếp kiếp ở dưới địa ngục. Bạn có tin không? Nếu người không tin thì cũng không sao.
         Đức Phật dạy chúng ta tìm hiểu luật nhân quả. Mục đích là chỉ chúng ta diệt nhân ác, làm nhân thiện, thì quả thiện đến với chúng ta. Không có người nào làm ác mà sống tồn tại cả; không ai tâm bất an mà sống an vui hạnh phúc cả. Không có người nào diệt ác, làm thiện mà bị cảnh sát bắt họ hết. Bạn có tin không?
         Nếu tin, thì mỗi người chúng ta nên làm thiện, nói thiện và nghĩ thiện. Đây là lời của đức Phật dạy. Vậy, chúng ta phải nên xem xét lại chúng ta đã làm thiện đủ chưa?
“ Một người làm ác và một người làm thiện,
thì ai là người tồn tại lâu hơn và ai là người phước hơn”.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây