Phóng sanh có phải tội ác hay không?

Thứ năm - 06/10/2016 19:57 Đã xem: 5068
Chúng tôi có nhận một lá thư email của một Phật tử bên Mỹ. Trong thư có đính kèm theo một lá thư của một tác giả nói về việc phóng sanh là tội ác. Do đó họ hỏi tôi nghĩ sao về vấn đề nầy ?
Phóng sanh có phải tội ác hay không?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính thưa Quý Vị đạo hữu Phật Tử !

Chúng tôi có nhận một lá thư email của một Phật tử bên Mỹ. Trong thư có đính kèm theo một lá thư của một tác giả nói về việc phóng sanh là tội ác. Do đó họ hỏi tôi nghĩ sao về vấn đề nầy ?

Trong thư tác giả kể lại là bà ta đi chùa nào đó ở thành phố Sài Gòn và nhìn thấy bà con mua chim phóng sanh vào dịp lễ Vu Lan tháng 7 ÂL. Một số những con chim đó bị nhổ cánh bay đi không được và bay đi không xa, do đó người bán lại bắt lại và bán tiếp nhiều lần . . . Tác giả kể lại những con chim đang ở trong lòng nhìn bà ta than thở, khóc lóc, van xin và nói : “Chúng tôi xin quý vị đừng có phóng sanh, vì như vậy họ sẽ cứ bắt nhốt chúng tôi hoài và khổ sở lắm. Vì quý vị phóng sanh nên họ mới bắt chúng tôi hoài”. Tác giả cho rằng nếu không ai mua chim phóng sanh thì chắc chắn sẽ không ai bắt chim nữa. Cuối cùng tác giả đúc kết là phóng sanh là tội ác, vì bởi phóng sanh là tạo người ta bắt và làm cho các con chim thêm khổ đau. Đại khái nội dung lá thư như vậy.

Nay chúng tôi xin mạo muội nhận định vấn đề nầy như sau: Từ ngàn xưa cho đến nay con người luôn luôn bắt loài xúc sanh từ con lớn đến con nhỏ để ăn thịt, chỉ có con buloong sắt là không ăn được thôi. Người ta bắt cá hay nuôi cá là để ăn thịt; người ta bắt chim cò cũng là để ăn thịt, nếu con chim nhỏ quá thậm chí họ ăn luôn cả xương; họ còn bắt con Rế, con Cào Cào, con Châu Chấu xào lăng để ăn, có nhiều người lấy cả cái nhao em bé mới sanh âm thầm đem về xào ăn, hoặc họ phơi khô rồi đem ra tiệm thuốc bắc bán . . ., luôn cả thai nhi mà họ hầm thuốc bắc để ăn luôn. Như vậy có người không những ăn loài súc sanh mà ăn ngay cả thịt người nữa.

Phóng sanh có phải tội ác hay không

Nếu không ai phóng sanh thì người vẫn bắt loài vật để ăn như thường. Do đó tác giả đã nhận định sai hoàn toàn về việc đổ lỗi cho người phát tâm phóng sanh làm phước và không hiểu được ý nghĩa phóng sanh là thế nào ?

Thân mạng của chúng ta nhiều đời nhiều kiếp được duy trì nuôi dưỡng bằng biết bao nhiêu máu thịt, sinh mạng của loài vật súc sanh. Mà loài vật cũng có sự sống như chúng ta, biết thương, biết ghét, biết ham sống sợ chết hay nói chung đều có tâm thức như con người. Do vậy khi chúng ta ăn thịt thì chúng nó rất buồn khổ và nổi giận, . . .

Vậy hôm nay Phật dạy rằng là Phật Tử không sát sanh và ngược lại phải nên phóng sanh.

1 – Là cho chúng ta bớt nghiệp sát.
2 – Là trưởng dưỡng lòng từ bi.
3 – Là bố thí tạo phước cho chính mình.
4 – Là phát triển thiện căn.
5 – Là ít bệnh tật và sống thọ mạng.
6 – Là cho chúng nó quy y Tam Bảo.
7 – Là thực hành sự phát Bồ Đề Tâm cứu độ chúng sanh đúng nghĩa. Nếu chúng ta chỉ phát tâm Bồ Đề mà không thực hành thì sự phát tâm đó chưa đủ ý nghĩa.

Người đời có bắt loài vật mua bán, ăn thịt, hay tạo ác nghiệp chi, sau họ sẽ gánh lấy hậu quả xấu. Còn là con Phật thì phải bỏ ác làm thiện, phát triển thiện căn của mình để thành tựu y nghĩa nói trên.

Loài súc sanh do tạo ác nghiệp, nên phải thọ mạng làm loài súc sanh. Chúng nó không biết làm thiện và không có duyên lành gặp được ánh sáng Phật Pháp. Nay chúng ta dùng tiền bố thí để mua lại mạng sống của chúng nó, mục đích là làm lễ cho chúng nó quy y Tam Bảo và cầu chư Phật, Bồ Tát cứu độ cho chúng nó. Nhờ sự kết duyên nầy, mà lai sanh chúng nó trở thành người hiền lương, biết kính tín Tam Bảo.

Trường hợp tác giả nói rằng người bán nhổ cánh hoặc bẻ chân để cho những con chim đó không bay xa được. Trường hợp đó trên thế gian này có thể xảy ra. Nhưng những người đi mua, ít ai dại đi mua con chim què, gãy cánh, không bay được cả. Chúng tôi thường đi phóng sanh, nếu con nào không bay thì không trả tiền. Do đó chúng ta nên suy nghĩ kỷ lại những gì tác giả viết. Theo tôi nghĩ là người con Phật thì cứu độ chúng sanh phải bình đẳng, dù bất cứ con nào có bị què, tàn tật đi nữa thì chúng ta cũng nên cứu độ quy y chúng nó để kết duyên với Tam Bảo. Tiền bố thí đó giống như tiền thù lao cho họ gôm chúng nó lại để chúng ta quy y. Có người lo rằng khi chúng ta thả ra thì phải những nơi không ai có thể bắt lại được, ngay cả hồ trong chùa . . .

Cõi Ta Bà nầy có sanh ắt có diệt, không ai có thể sống trường tồn mãi mãi. Mỗi cá nhân đều tùy theo nghiệp duyên của mình mà thọ tử trả nghiệp, như vậy mới mau chuyển kiếp khác. Còn thả hồ ở chùa cũng là nơi thanh bình tự do và không sợ sự tấn công của ai cả.

Ngài Diên Thọ Đại Sư khi còn là người đời đã dùng tiền thuế để bố thí phóng sanh cứu hàng triệu sinh linh, mà chấp nhận chịu hy sinh tánh mạng của mình.

Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ đều dạy tất cả chúng sanh trong Tam giới, lục đạo muốn thoát ly sanh tử luân hồi phải quy y Tam Bảo và thọ trì Giới luật. Nếu ai đó cho rằng phóng sanh là tội ác thì người đó không phải là đệ tử của Phật, mà là đệ tử của Ma Vương.

Cuối cùng tôi xin nhắc lại là người Phật Tử phải có Chánh kiến và phải tâm niệm rằng việc phóng sanh là cứu độ của chư Phật, chư Bồ Tát, hay nói cách khác đó cũng là một cách hành Bồ Tát Đạo.

Chúng tôi kính chúc quý vị vững lòng tin, Bồ Đề Tâm kiên cố và tinh tấn theo tinh thần nói trên, để đồng sanh Cực Lạc Quốc.

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Chùa Phật Linh ngày 31 tháng 07 năm 2012

 Từ khóa: Phóng sanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây