Nước Nga Bây Giờ Thích Như Điển

Thứ tư - 14/11/2018 02:43 Đã xem: 3608

Nước Nga Bây Giờ
Thích NhưĐiển
 
Sau 25 năm, tôi đến lại nước Nga để thăm viếng lần nầy là lần thứ 6. Lần đầu vào năm 1994, nghĩa là mới chỉ sau 3 năm khi Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủnghĩaXô viết bị sụp đổ; Liên bang Nga - một hình thức nhà nước mới được ra đời, nơi mà đảng Cộng sản không đóng vai trò độc tôn trong xã hội nữa.Những tưởng rằng,thành trì của phexã hội chủ nghĩa ấy vẫn vững như bàn thạch, nhưng ngờđâu, sau hơn 73 năm (1917-1991) tồn tại đã sụp đổ hoàntoànbởicuộc cách mạng dân chủ Nga do Yelsin, Tổng thống Nga chủ trương.
Cũng vào thời điểm năm 1994 nầy tại Moscow có mở ra Hội Nghị Tôn Giáo về Hòa Bình của Thế Giới. Từ Hoa Kỳ có Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên và từÂu Châu có Hòa Thượng Thích Minh Tâm đến tham dự, và cũng chính đây là cơ duyên để gặp gỡ Đạo hữu Nguyễn Minh Cần và Đạo hữu InnaMalkhanova,người Nga. Cả hai vị nầy đều là những học giả, những nhà nghiên cứu về văn hóa cũng như chính trị và ngôn ngữ Nga-Việt. Trong thời kỳ Liên Xô cũ, họđã cố công đi tìm một nền Đạo Học Đông Phương, nên đã tìm đọc những sách vở và tư tưởng của Lev Tolstoy và cũng chính từ hai vị nầy, họđã muốn thành lập một Hội Phật Giáo mang tên Thảo Đường tại Moscow, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Cũng trong mùa Hè năm 1994 nầy, hai Đạo hữu đã sang Đức vàở lại chùa Viên Giác tại Hannover nhiều ngày, sau đó xin Quy y Tam Bảo với tôi, tôi đã cho Đạo hữu Nguyễn Minh Cần Pháp danh là Thiện Mẫn vàĐạo hữu InnaMalkhanovaPháp danh là Thiện Xuân. Đồng thời cũng mùa Đông lạnh buốt của năm 1994 nầy, Thầy trò chúng tôi cùng Hạnh Bảo sang Nga lần đầu tiên. Lần đó có quá nhiều ấn tượng, mà suốt đời tôi chẳng bao giờ quên.Những việc nầy đã có lần tôi viết trên báo Viên Giác rồi, nên lần nầy thiết tưởng cũng không cần phải nhắc lại nữa.
Sau năm 1994 tôi đã có mấy lần đến Nga trong lúc Niệm Phật Đường Thảo Đường chưa được thành lập, và sau khi thành lập rồi tôi cũng đã có vài lần đến, để rồi khoảng 10 năm sau không lui tới chốn nầy vì nhiều lý do khác nhau, mặc dầu lúc ấy Hội Phật Giáo Thảo Đường đã chính thức thỉnh tôi và Hòa Thượng Thích Minh Tâm làmlãnh đạo tinh thần của họ. Mãi cho đến năm 2013, tôi và Hạnh Giới mới đến Moscow trở lại và lần ấy cũng là lần chính thức làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Chùa Thảo Đường tại khu đất mới vừa tậu được. Ai ai cũng vui mừng, vì từđây chùa khỏi phải còn đi thuê mướn và trả tiền thuê hằng tháng nữa.Thế nhưng việc xây dựng cũng nhiêu khê lắm.Trong khi xây dựng thìĐạo Hữu Chúc Nghĩa từ chức, Đạo Hữu Thiện Mẫn lo toan tìm cho đủ người thay thế vào đó.Cô Tâm Diệu Hương thì lo chạy giấy tờ, tiền bạc, Thiện Học, Tâm Nước Tĩnh, Trác,v.v…cũng đã nhọc công không ít và lắm việc đau đầu cho công trình xây dựng chùa còn dở dang như vậy.Trong lúc khó khăn như thế thìĐạo hữu Thiện Mẫn quá vãng, Đạo hữu Thiện Xuân lâm bịnh nặng, Hòa Thượng Minh Tâm cũng đã ra đi từ năm 2013 tại Phần Lan. Nội bộ các anh chịem không đồng thuận và không ai nói ai nghe được cả. Trong thời gian nầy một sốquý Phật tử hữu tâm đã cung thỉnh chư Tôn Đức Tăng cũng như Ni đến hoằng pháp tại Nga như: HTThích Quảng Bình, ĐĐ Thích Pháp Quang(Đan Mạch), HTThích Thiện Huệ, TT Thích Quảng Đạo, TT Thích Nguyên Lộc, Ni Sư Diệu Trạm(Pháp), TTThích ThôngTrí(Hòa Lan), TT Thích Hoằng Khai,ĐĐ Thích Viên Tịnh(Na Uy), TT Thích Tâm Huệ(Thụy Điển)v.v…Đó là chưa kể những vị đến từÚc như: HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Nguyên Tạng; đến từ Hoa Kỳ như: HT Thích Thái Siêu, HT Thích Nhật Huệ v.v…Trong đây cũng có Sư Cô Hạnh Khánh, Sư Cô TuệĐàm Hương(Đan Mạch) và sau nầy có Ni Trưởng TN Diệu Phước, Ni Sư Huệ Châu(Đức), Ni SưMinhLiên Chùa Viên Thông(Texas, Hoa Kỳ)v.v… đến vàđi nhiều như thế vì chư Tôn Đức đều thấy rõ rằng Chùa Thảo Đường phải cần có những vị lãnh đạo tinh thần trực tiếp hướng dẫn, và cuối cùng thì Sư Cô TuệĐàm Hương đã chính thức được GHPGVNTN Âu Châu công cửtrụtrì ngôi chùa nầy sau đại lễ Khánh Thành vào năm 2017, dưới sự chứng minh của tôi và một số chư vị Tôn Túc khác.
Sở dĩ có được điều nầy vì lẽ những thành viên cũ trong Ban Chấp Hành của Hội đã từ nhiệm hết hai phần ba, chỉ còn lại một phần ba thì không thể làm việc được, mặc dầu số Phật tửủng hộ chùa không giảm, nhưng những người chịu trách nhiệm trực tiếp thìít người kham nổi, nên vào tháng 10 năm 2017 vừa qua, trong một phiên họp quan trọng của những người sáng lập Hội và những người có công về việc xây dựng nên chùa nầy, tại nhà Anh Kiệt và CôNgọcAnhtại Moscow,toàn thể những người hiện diện đã ký tên và đồng ý hiến dâng cơ sởChùa Thảo Đường nầy cho GHPGVNTN Âu Châu. Đây chính là diệu kế vàkể từ năm 2017 đến nay hầu như mọi Phật sự chính đều do Sư Cô TuệĐàm Hương đảm trách. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi những gánh nặng trên hai vai của mình có thể trút bớt đi được phần nào.
Năm nay 2018 tôi đãđến Saint- Petersburg mà ngày trước khi còn Cộng sản cai trị, người ta gọi nơi đây là Leningrad và ngay cả bây giờ cũng còn nhiều người quen gọi như thế. Đón tôi tại phi trường vào ngày 15.10.2018 nầy có Sư Cô TuệĐàm Hương và Cô Tâm Diệu Hương(đến từ Moscow), Anh Thiện Đồng Tâm và Cô Diệu Nghiêm(St. Petersburg). Trời hôm ấy thật đẹp.Cái đẹp của mùa Thu nơi xứ Bắc Âu thật không có lời văn và bút mực nào tả nổi, chỉ có thể cảm nhận khi người ta đến được đóđể chiêm nghiệm mà thôi.Những vị nầy là những người vạch ra chương trình trong 10 ngày tôi ở tại đó và Moscow, hay nói đúng hơn là trong thời gian tôi ở Nga. Tối ngày 15.10 về nghỉ tại khách sạn của gia đìnhanh Tịnh, anh Kiên.Сả ngày hôm sau 16.10.2018,Đoàn đi thăm Cung điện Konstantin. Cung điện này là một phần của Khu phức hợp Quốc Gia "Cung điện của các Hội nghị", làmột quần thể cung điện và công viên tuyệt đẹp nằm trên bờ biển Vịnh Phần Lan, được phục hồi và cải tạo trong thế kỷ 19. Cung điện là dinh của Tổng thống Liên bang Nga, các hội nghị, đàm phán và diễn đàn quan trọng nhất thường diễn ra tại các sảnh chính của cung điện.Tại Konstantin Palace chúng tôi được xem phòng Hội Nghị của những nguyên thủ quốc gia trên thế giới vềđây hội nghị, trong đó có Tổng thống Pháp, Thủ Tướng Angela Merkel của Đức, Thủ Tướng Tony Blair, Anh và đặc biệt là chúng tôi cũng đã đến thăm phòng gặp gỡ riêng giữa Tổng thống Putin và Tổng Thống Bush. Thành phố St. Petersburg này chính là nơi sinh trưởng của Tổng thống Putin đương nhiệm, nên bộ mặt của thành phố bây giờ quá đổi khác, không như năm 1994, khi Đh Thiện Mẫn dẫn tôi và Hạnh Bảo đi thăm những Cung điện mùa Hè, Cung điện mùa Đông tại đây. Chiều đó chúng tôi đến Chùa Tây Tạng để làm lễ Phật cho cộng đồng Phật tử Việt Nam tại đây.

Chùa nầy được xây dựng từ thời Nga Hoàng còn tại vị và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã đến đây một vài lần vào đầu thế kỷ thứ 20.
Buổi tối ngày 25.10 tại Chánh điện chùa Thảo Đường, trong buổi thuyết pháp bằng tiếng Anh và tiếng Đức của một vị Thượng Tọa người Tích Lan, chúng tôi được biết là Hội Phật Giáo Đức cũng đã tặng cho Chùa Tây Tạng nầy tại St. Petersburg vào đầu thế kỷ thứ 20 một tượng Phật Thích Ca. Đây tuy cũ, nhưng cũng là một tin mới. Hôm đó tại Chánh điện Chùa Tây Tạng vừa được tân trang, chúng tôi tụng một bài Kinh Bát Nhã và sau đó giảng về Tam Quy Ngũ Giới cho khoảng 30 người Việt và Nga nghe.
Sáng ngày 17.10 chúng tôi đến xem Cung điện Pavlovsk của Pavel đệ nhất,cách xa St. Petersburg chừng 50 cây số về hướng Bắc. Đến đây để thấy cái vĩđại của Nga Hoàng một thời như thế. Thật raCung điện Versailles, Cung điện Louvres của Pháp tôi đã nhiều lần đi xem, nhưng so ra với những cung điện của Nga Hoàng thì là một trời, một vực. Đến sáng sớm ngày 18.10 chúng tôi lên tàu hỏa tốc hành do Đức chế tạo, không khác với ICE tại Đức là bao, nhưng đẹp và tiện nghi hơnở Đức rất nhiều. Từ St. Petersburg về Moscow độdài hơn 700 cây số, nhưng tàuchạy chỉ 4 tiếng đồng hồ.
Ngày 19.10 rảnh rỗi và chúng tôi đã đến hãng may mặc của Đạo hữu Nhuận Hải để cúng cầu an và sái tịnh nhà mới. Ngày 20 và ngày 21.10 là hai ngày Thọ Bát Quan Trai cho 9 người Nga và gần 20 Phật tử Việt Nam. Lần nầy tôi giảng xong phần còn lại của Kinh A Di Đà. Trưa ngày 21.10,đoàn gồm 10 người đã lên phi trường để bay đến đảo Crimea, mà tiếng Nga đọc là KPЫM(Krym).
Từ Moscow ngồi máy bay gần 3 tiếng đồng hồ mới đến địa phương nầy. Trong khi tại Moscow nhiệt độđã lạnh dần, nhưng tại đảo nầy nhiệt độ vẫn là 18 độ C. Gần Thổ Nhĩ Kỳ nên khí hậu, phong cảnh cũng như nhiệt độ rất đặc biệt. Tại đây ít lạnh vì có dãy núi phíaBắc bao bọc nên gió bấc khó thổi vào, và chính nơi đây cũng là chỗ nghỉ dưỡng lý tưởng của vua chúa thời Nga Hoàng cũng nhưÔng Gorbachev vàÔng Putin sau nầy.Dưới thờiNữ HoàngEkaterina đệ nhị, bán đảo Crimea được sát nhập với đế quốc Nga (năm 1783).
Từ năm 1921 bán đảo này là một Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị thuộc Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga. Năm 1954, theo đề nghị của Khrushchev, lúc đó là Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, đã sát nhập bán đảo vào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina. Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Crimea vẫn ở Ukraine, giành quyền tự chủ với quyền có hiến pháp và chủ tịch riêng.Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2014.Hầu hết những người Crimean đã tham gia và đã bỏ phiếu cho thống nhất đất nước với Nga, nên đã có Visa vào Nga rồi thì vào đảo nầy không cần xin Visa nữa.

Ngày 22 tháng 10 chúng tôi được nhân viên khách sạn Yalta Intourist đưa đi thăm Cung điện Đại Hãn Pakhchisaray(Mông Cổ), cung điện nằm sâu vào bên trong của đảo quốc. Đến đây rồi mới thấy người xưa thật là bản lãnh. Từ Mông Cổ mà sang tận đây để làm Vua một vùng thì quả thật điều nầy ít ai nghĩ tới. Bây giờ đến đây chỉ còn thấy một gốc cây dâu độ 500 tuổi là chứng nhân của lịch sử một thời và người xưa, kể cả cung tần mỹ nữ, vua chúa cũng chẳng còn sót lại, ngoại trừ những ngôi Lăng Mộ vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt đấy thôi.Trong cung điện nầy có đặt bức tượng của nhà thơPushkin, cũng như huyền thoại về những giọt nước mắt của những Đại Hãn đẫm lệ, chảy ngang qua hai cánh hoa hồng cả hai màu đỏ trắng.
Thời nào cũng vậy, chuyện tình là một bài thơ dài vô tận, chưa ai chấm hết bao giờ, mà chỉ chấm phết để nghỉ ngơi trong kiếp luân hồi lục đạo mà thôi. Buổi chiều Đoàn của chúng tôi đi Sevastopol để thăm Hải Cảng quân sự của Nga đặt tại đây, nơi hạm đội biển đen hùng cứ qua nhiều giai đoạn của lịch sử. Đến đây rồi và tìm hiểu qua lịch sử tồn tại củaCrimeaqua các thời kỳ,mới biết tại sao Nga muốn đảo quốc nầy phải trở lại với mình, vì địa thế nầy quá quan trọng vềmặt quân sự.
Sáng ngày 23.10 chúng tôi đi thăm lâu đài Alupkyn do Công tước Vorontsov xây dựng trong vòng 20 năm, toàn bằngđá ong vàđá vôi lấy từ núi bên cạnh ra.Nơi đây có một hoa viên rất đẹp, mọi người trầm trồ nhìn ngắm mãi không thôi.Phía trước cung điện có 3 cặp Sư Tử; cặp thì còn đang ngủ, cặp thì vừa thức giấc, cặpthì gầm gừ, nhăn răng trông thật hùng vĩ và lạ mắt. Sau khi dùng trưa tại một nhà hàng gần đó, chúng tôi đã lên tàu thủy đểđi xem lâu đài Tổ Yến, được xây dựng trênđỉnh chót vót của mỏm đánhôra ngoài biển. Tương truyền rằng đây là công trình của một người Đức, giàu có như là một Ông Vua dầu hỏa bỏ tiền ra để xây dựng.
Sáng ngày 21.10.2018, đoànchúng tôi được hướng dẫn viên du lịch cho đi tham quan một nơi thật là đặc biệt.Đó là Cung điện Livadia được vua Nikolai đệII xây dựng.Ởtầng một cung điện, chúng tôi được tham quan phòng họpHội nghị Yalta (từ 04.02-11.02 năm 1945) của ba cường quốc Nga, Mỹ và Anh đểquyết địnhsố phận của Châu Âu và thế giới sau Đệ nhị thế chiến. Những phòng họp nầy rất đặc biệt,Tổng thống Mỹ Roosevelt đãđi cùng con gái đến đây để dự Hội Nghị và phái đoàn Mỹđãtrú ngụ tại cung điện nầy. Phía Anh do Thủ Tướng Churchill đi cùng với con gái và trú tại lâu đài Alupkyn. Còn phái đoàn của Nga do Stalin lãnh đạo thìở tạiCung điện Yusupov,nhưng nay đã biến thành khách sạn, nên đoàn chúng tôi đã không thăm viếng được. Cũng tại đây, Mỹ đã lôi kéo được Liên xô vào chiến tranh với đế quốc Nhật.Sau đó vào tháng 8 năm 1945 thì hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima, khiến cho quân đội của Nhật Hoàng Hirohito phải đầu hàng Mỹ và Đức đã bị chia đôi đất nước vào năm 1949. Miền Đông Đức thuộc pheCộng sản do Liên xô cai trị. Miền Tây Đức thuộc về thể chếTự do nhưng do Mỹ, Anh và Pháp quản lý.
Sau này, năm 1955 Tây Đức gia nhập khối NATO, còn Đông Đức gia nhập khối Hiệp ước Varshava.Mãi cho đến ngày 9.11.1989 nước Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Chủ nghĩa cộng sản không còn hiện hữu trên vùng đất nầy nữa.
Từ ngày thống nhất đất nước 3.10.1990 đến nay, Đức cũng như Nhật Bản,những nước bại trận và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh,đã đứng ngang hàng với Mỹ, Pháp, Anh rồi.
Trong khi đó Việt Nam chúng ta sau Hiệp định Paris năm 1973 và sau ngày 30.4.1975 hai miền Nam Bắc đã thông thương với nhau vềđịa lý, nhưng nền kinh tế của Việt Nam sau gần 45 năm so với các nước phát triển trên thế giới và ngay cả với các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia, Singapore, v.v.. vẫncòn kém xa và không biết bao giờ chúng ta mới có được đời sống thanh bình an lạc như người Nhật và người Đức trong hiện tại?
Ở tầng hai cung điện này, là nơi sinh hoạt và làm việc của vị vua cuối cùng của đế chế Nga – Nikolai đệ nhị.
Theo các nhà sử học, đối vớigia đình của Hoàng đế Nga cuối cùng, cuộc sống ý nghĩalà quan trọng nhất.Hầu hết thời gian họ luôn ở trong vòng tròn gia đình, không thích thú vui thế tục, đặc biệt coi trọng hòa bình, thói quen, sức khỏe và hạnh phúc của người thân.Niềm đam mê của  Hoàng đếlà đi săn, tham gia các cuộc thi cưỡi ngựa, trượt băng và chơi khúc côn cầu. Con cái phảitựlàm các việc trong gia đình, kể cả thêu thùa và tắm nước lạnh, v.v... Những người giúp việcđược sống cùng với gia đình nhà vuatrên tầng 3 cung điện.Nhà vua sau này bị thoái vị, xinra nước ngoài, nhưng không được và đãbịCộng sản giết chết cả nhà vào đêm 16 rạng 17 tháng 7 năm1918ở thành phố Ekaterinburg.Sựtàn bạo của một chế độCộng sản như vậy cảnh báo rằng, sớm hay muộn chế độ này cũng sẽ bị sụp đổ.
Chiều ngày 24.10,đoàn của chúng tôi trở lại Moscow để tối ngày 25.10 có một bữa tiệc chia tay nho nhỏ, cũng nhưđón tiếp vị khách Tăng Tích Lan đến từ Đức. Ngày hôm sau 26.10.2018 tôi lại lên đường để trở về lại Âu Châu. Tiếp đến hai ngày 27 và 28.10 làm lễ Thọ Bát Quan Trai cho Phật tử Việt Nam và người Pháp tại Chùa Vạn Hạnh tại Nantes, nơi Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc Trụ Trì.
Hôm nay 29.10 trên đường bay về lại Hannover sau những ngày vắng bóng nơi chùa Viên Giác, chúng tôi có mấy tiếng đồng hồ chờ máy bay tại Paris, nên viết vội những dòng chữ nầy, ghi lại một thời đã qua là như vậy,vì để thời gian năm tháng trôi qua sẽ không còn nhớlại được những chi tiết nữa.
Xin gửi đến quý Đạo hữu Phật tử xa gần tại Nga như: Khôi, Cô Thiện Niệm, Chị Tiến, Cô Lan Hương, Long , Anh Tịnh, CôHằng và đặc biệt là Sư Cô TuệĐàm Hương những lời niệm ân chân thành nhất. Rồi đây chúng ta sẽ cókẻ còn người mất, nhưng trong sự mất mát về hình hài thể xác đó, chúng ta còn lại đời sống tâm linh của người Phật Tử thật là miên viễn, dẫu cho thời gian và năm tháng có trôi qua đi chăng nữa thìtinh thần phụng sựĐạo ấy vẫn không bao giờ phai nhạt được.
Viết xong vào lúc 16:00 ngày 29 tháng 10 năm 2018
tại Phi trường Charles De Gaulle Paris Pháp Quốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây