ĐÓNG THUẾ CÓ NÊN KHÔNG?

Thứ tư - 21/11/2018 22:19 Đã xem: 2413

ĐÓNG THUẾ CÓ NÊN KHÔNG?
  • Tất cả con em đi học từ lớp 1 cho đến lớp 12 và ngay cả đi đại học đều miễn phí.
  • Những em học giỏi đều được học bổng.
  • Các em sinh viên có thể mượn tiền chính phủ đi học đại học.
  • Chính phủ cung cấp tập sách và các thiết bị cho các em học sinh từ l lớp cho đến lớp 12.
  • Chính phủ xây trường học và trả hết tiền chi phí như điện nước và tiền bảo trì. Đặc biệt, tiền lương cho thầy cô giáo.
III – Y tế:
  • Tất cả công dân vào bệnh viện chữa bệnh đều miễn phí.
  • Chính phủ xây dựng bệnh viện, mua các thiết bị y khoa, trả tiền điện nước.
  • Chính phủ trả lương cho các bác sĩ và nhân viên điều hành .v.v.
IV – Môi trường:
  • Chính phủ lo làm cầu cống, đường lộ.
  • Chính phủ lo cây cảnh, vệ sinh môi trường .v.v.
V – Kinh tế và văn hóa:
  • Chính phủ lo vấn đề phát triển kinh tế, khoa học và văn hóa, giáo dục .v.v.
VI - An ninh:
  • Chính phủ lo trả tiền cho cảnh sát để giữ an ninh xã hội.
  • Chính phủ trả tiền quân đội để giữ biên giới an ninh tổ quốc
Chúng tôi xin nói sơ lược những hiểu biết cạn cợt thế thôi. Qua những phúc lợi nói trên, nếu chính phủ không có tiền thuế và những nguồn thu nhập qua tài nguyên thiên nhiên, thì chính phủ lấy tiền đâu để lo phúc lợi đất nước và dân tộc. Do đó, chính phủ nhờ sự đóng thuế của người dân để duy trì đất nước xã hội nói trên. Ở Nauy, chúng ta đóng thuế cho nhà nước cũng giống như là chúng ta đang thực hành bố thí, từ thiện xã hội. Số tiền thuế nầy của chúng ta không có mất. Thử hỏi, chúng ta mất việc làm, chúng ta vẫn có tiền thất nghiệp; chữa bệnh không tốn tiền; về già có tiền hưu; nghèo chết có nhà nước lo; con đi học cho đến thành tài không tốn tiền .v.v. Chúng ta chỉ lo ăn mặc cá nhân; nhà nước đã lo mọi chuyện phúc lợi xã hội rồi.  Vậy, chúng ta có nên đóng thuế hay không? Hoàn toàn là nên đóng thuế.
        Nhiều người Nauy làm di chúc cho chính phủ hết tài sản, chứ họ không cho con cháu. Lý do là chính phủ đã lo phúc lợi xã hội quá đầy đủ rồi, thì con cháu của họ cũng đã cộng hưởng trong đó. Huốn chi, con cháu của họ cũng đã đủ ấm no rồi.
Tóm lại: Chúng tôi khuyên mọi người nên đóng thuế đúng qui định của nhà nước. Đó là góp phần xây dựng phúc lợi xã hội tốt đẹp.
Hỏi:
        Thưa Thầy! Người ta nói rằng những nước nghèo đa phần là do chính quyền cán bộ tham nhủng, luật pháp không áp dụng rõ ràng và chính quyền lách luật để tham nhủng trong mọi phương diện xã hội. Đó là tiền đóng thuế của người dân. Vậy, chúng ta có nên đóng thuế cho họ hay không?
Trả lời:
        Mô Phật!
Kính thưa quý vị!
Chúng tôi chỉ xin đề cập với những quốc gia có tổ chức an sinh xã hội như Nauy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, .v.v. còn các nước khác tôi không nói đến. Tuy nhiên, quốc gia nào cũng phải lo tổ chức xã hội gần giống nhau. Vấn đề là lo nhiều hay ít. Muốn tổ chức an sinh xã hội tốt, thì trước đất nước đó phải thành lập luật pháp thật mạnh. Nếu không, những quan tham sẽ lợi dụng quyền hành lách luật. Ví như xây dựng một ngôi nhà lầu cao tầng, thì chúng ta phải làm cái móng cho thật chắc. Đất nước nào luật pháp mạnh, thì chính trị, kinh tế xã hội phát triển mạnh và lâu bền. Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ không ngại kinh doanh vào. Cho nên, chúng ta phải thương và khuyến khích những nước chậm phát triển học hỏi và làm theo tinh thần nói trên. Nhất là chúng ta cũng mong đất nước Việt Nam sẽ thực hiện được tổ chức an sinh xã hội như Nauy cho con cháu của chúng ta mai sau được nhờ.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
 
Hỏi:
Kính bạch Thầy! Người ta nói rằng nhà nước lấy thuế cao quá! Mình có nên  đóng thuế không?
Trả lời:
        Kính thưa quý vị! Trước chúng ta nên tìm hiểu tiền thuế dùng để làm gì?
        Chúng tôi xin nói sơ về xã hội  nước Nauy và những nước bắc âu. Những người đi làm hầu như đều phải đóng thuế cho chính phủ bao nhiều phần trăm theo tỉ lệ thu nhập hàng tháng hoặc hằng năm. Chính phủ sẽ dùng số tiền nầy giúp cho an sinh xã hội.
Ví dụ:
I – An sinh xã hội:
*Cá nhân:
- Nếu bạn đi làm đóng thuế, khi bạn nghĩ hè vẫn được lương.
- Khi bạn mất việc làm, thì bạn được tiền thất nghiệp.
- Khi bạn về già, thì bạn được tiền hưu.
- Khi bạn bệnh tật được bảo hiểm sức khỏe miễn phí.
- Con của bạn đi học miễn phí.
* Cộng đồng xã hội:
- Hầu như tất cả những người mất việc làm đều được tiền thất nghiệp.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người tàn tật.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người nghèo và mất sức lao động.
- Chính phủ trợ cấp tiền cho những người già từ 65 tuổi trở lên.
II – Giáo dục:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây