THÂN NGƯỜI ĐÁNG QUÝ

Thứ ba - 01/01/2019 23:18 Đã xem: 1753
THÂN NGƯỜI ĐÁNG QUÝ
 
Chư Tôn Đức dạy:
“Đắc sanh nhân đạo nan
Sanh nhi trường thọ nan
Trực phùng Phật pháp nan
Năng văn Phật pháp nan
Văn pháp sanh tín nan
Xuất gia tu học nan.”
Tạm dịch
“Sanh làm người là khó
Sống trường thọ là khó
Sanh thời Phật là khó
Gặp Phật pháp là khó
Nghe pháp tín tâm là khó
Xuất gia học đạo là khó.”
THÂN NGƯỜI ĐÁNG QUÝ
 
Chư Tôn Đức dạy:
“Đắc sanh nhân đạo nan
Sanh nhi trường thọ nan
Trực phùng Phật pháp nan
Năng văn Phật pháp nan
Văn pháp sanh tín nan
Xuất gia tu học nan.”
Tạm dịch
“Sanh làm người là khó
Sống trường thọ là khó
Sanh thời Phật là khó
Gặp Phật pháp là khó
Nghe pháp tín tâm là khó
Xuất gia học đạo là khó.”
        Đức Phật dạy:
        Chư thiên (Người trời) có phước sống lâu, xinh đẹp, ước gì có nấy. Họ lo hưởng thụ và vui chơi. Do đó, người trời khó mà học đạo xuất thế.
        A Tu La (Quỷ thần) sân hận, thích đấu tranh, tranh giành suốt ngày.
        Ở địa ngục chúng sanh chịu hình phạt không ngừng, cho nên họ không có cơ hội học đạo tu hành.
        Loài ngạ quỹ lo đói khổ trong thế giới vô hình, nên họ không chổ nương học đạo.
        Loài súc sanh không lý trí phân biệt thiện ác; không nói được, bị câm; không cười vui được, chỉ có khóc thôi; Chúng nó ngu si, không thể học đạo tu hành được.
        Chỉ có loài người là trung đạo. Con người có lý trí phân biệt chánh tà, thiện ác, đúng sai, .v.v. Do đó, con người có thể học hỏi mọi thứ. Con người có vui, có buồn; có giàu, có nghèo; có sống, có chết, .v.v. Chúng sanh muốn tiến hóa phẩm chất đạo đức con người thì phải tu học. Con người nhờ có tấm thân vật chất nầy mới có thể thực hiện điều nói trên. Tất cả bậc tu Thánh đạo đều phải sanh thân người để tu hành. Vì cõi nầy có đầy đủ tất cả nhân duyên thiện ác, khổ vui, sống chết .v.v. Những nhân duyên nầy sẽ giúp cho hành giả giác ngộ và tiến tu trên đường xuất thế.
Con người có thân hình, sống trong thế giới hữu hình. Nếu mất thân nầy gọi là con ma, sống trong thế giới vô hình. Khi chúng ta mất thân người, chúng ta muốn giúp đỡ ai không có được; chúng ta muốn bố thí, cúng dường cũng không được; chúng ta muốn học hành không được; chúng ta muốn học đạo tu hành cũng không được. Bỡi vì, không có thân vật chất nầy. Đặc biệt là không có Tam Bảo trong thế giới vô hình. Chỉ ở cõi Ta Bà mới có Tam Bảo cho chúng sanh nương tựa tu học. Vì lẽ nói trên, chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc khi có thân người.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy giúp đỡ và bố thí cho mọi người cả đời, thì chúng ta có biết bao là phước báo.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để học hành, thì chúng ta có biết bao kiến thức.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để trao dồi đạo đức, thì thân nầy của chúng ta vô cùng giá trị.
Nếu chúng ta dùng thân giả tạm nầy để tu học đạo xuất thế thì chúng ta đời đời qua lại chốn an vui.
Nếu chúng ta lỡ mất thân người, mà chúng ta không làm được những điều nói trên thì thật đáng tiếc và uổng phí cho một kiếp nhân sinh.
Tổ Quy Sơn có dạy:
“Một khi mất thân người,
muôn kiếp khó được lại.”
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây