KỸ NĂNG SỐNG CHO THANH THIẾU NIÊN  

Thứ tư - 11/07/2018 20:32 Đã xem: 2312
KỸ NĂNG SỐNG
CHO THANH THIẾU NIÊN
 
I – ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH:
  1. Sự giáo dục của cha mẹ đối với con.
  1. Giáo dục của người Tây Phương: Cha mẹ người tây phương thường có trách nhiệm nuôi con đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Nếu con đi học đại học, thì con em của họ sẽ mượn tiền nhà nước để đi học. Khi đi học đại học thì các em thuê ký túc xá ở riêng. Nếu con em của họ không đi học, thì con em phải đi làm và cũng ra ở riêng lập nghiệp. Hầu như, các con em của họ khi trưởng thành đều dọn ra riêng tự lập. Thời đại bây giờ ít có đứa ở lại với cha mẹ sau khi trưởng thành. Mục đích của người tây phương muốn dạy con em phải tự vươn lên và biết tự lập.
  2. Giáo dục của người Á Đông:
Cha mẹ người á châu cũng có trách nhiệm nuôi con đến trưởng thành 18 tuổi. Hầu như, các cha mẹ đều lo tiền học phí cho con em học thành tài. Sau đó, cha mẹ lo cho con em lập gia đình; nhiều cha mẹ còn chia tài sản cho con em nữa. Nhiều cha mẹ còn lo nuôi cả cháu nội, cháu ngoại.
Nhiều đứa con không đi học, không đi làm, cha mẹ vẫn nuôi và nuôi hoài . . . có nhiều gia đình, con trai cưới vợ và rước về nhà; con gái lấy chồng cũng rướt về nhà. Cuối cùng, cha mẹ phải nuôi hết. Có nhiều gia đình các con áp lực cha mẹ chia của hoặc bán nhà để chia ra. Sau khi bán nhà, cha mẹ phải ra ở nhà trọ. Cha mẹ cả đời xây dựng được ngôi nhà nuôi bầy con khôn lớn, nhưng không có đứa con nào nuôi lo cha mẹ lúc tuổi già mà khi lớn lên còn phá sản nghiệp của cha mẹ. Có nhiều đứa con đánh bài, gây nợ, cha mẹ phải bán nhà để trả nợ cho con. Có nhiều đứa con phạm tội luật pháp, Cha mẹ lại bao che, tìm cách dấu tội để con đã sai càng sai hơn và cũng đẩy mình vào cảnh đồng phạm tội với con. Gây thêm khổ đau chồng chất.
Người tây phương không lo cho con và cháu chu đáo lâu dài như cha mẹ người á châu. Bởi vì, họ muốn giáo dục con em của họ biết tự lo và tự lập cho chính mình. Họ chỉ di chúc chia tài sản cho con cháu sau khi họ mất. Khi họ còn hiện tiền thì họ không có phải chia tài sản gì cả, trừ những trường hợp đặc biệt.
Nếu con của họ đã ở riêng mà tạo nợ, thì chúng nó phải tự gánh chịu, chứ họ không có lo. Nếu con em của họ trộm cướp hay buôn ma túy mà chính quyền chưa biết, thì họ sẽ báo cho cảnh sát để bắt chúng nó. Vì sao? Vì họ không dạy và ngăn chặn con của họ phạm pháp, thì họ phải nhờ chính quyền bắt chúng nó. Mục đích là ngừng con em của họ tiếp tục phạm pháp.
Qua đó, cha mẹ phải giáo dục con em:
  • Biết báo hiếu cho cha mẹ và phải biết tự lập. Có như vậy, cha mẹ mới an tâm.
  • Gần gũi chia sẽ và quan tâm tới tình cảm, giới tính trong tuổi thanh thiếu niên.
  • Hướng dẫn các em quan tâm về phương diện giáo dục, học hành, tiến thân trong xã hội.
  • Hướng dẫn các em thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe.
  • Hướng dẫn các em học hỏi đạo đức con người.
 
  1. Sự báo hiếu của con đối với cha mẹ.
  1. Nuôi dưỡng:
Đứa con khi trưởng thành phải có trách nhiệm trả hiếu cha mẹ. Thứ nhất là nuôi dưỡng cha mẹ bằng tiền tài, vật chất; thứ hai là bằng công sức như giúp đỡ công việc gia đình .v.v. bằng nhiều hình thức khác nhau.
  1. Cách xử sự đối với cha mẹ:
Ngoài việc nuôi dưỡng, giúp đỡ cha mẹ, các con phải kính trọng cha mẹ qua những lời nói lễ phép. Tuy nhiên, các phụ huynh cũng nên chia sẽ những kinh nghiệm và hướng dẫn về cuộc sống cho con cháu. Đặc biệt, cha mẹ nên gần gũi, tìm hiểu tâm sự của con cái và lắng nghe ý kiến hay của các con. Không nên áp dụng luật phong kiến vào trong gia đình.
  1. Đối với bản thân:
  • Các con không nên uống rượu, hút thuốc, dùng những chất say làm hại thân xác của mình. Các con phải tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
  • Các con phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
  • Các con không cờ bạc, cá độ, gây nợ .v.v.
  • Các con phải thể hiện lòng từ bi, giúp đỡ mọi người qua tinh thần hướng thiện và hướng thượng.
 II – ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG:
  1. Học sinh đối với Thầy Cô giáo:
Thầy cô giáo là người dạy kiến thức và đạo đức cho học sinh. Do đó, học sinh phải kính trọng thầy cô qua lời nói và hành động.
  1. Đối với bạn bè:
Bạn bè tốt sẽ giúp cho các con tiến thân. Do đó, các con nên chọn bạn tốt để học hỏi.
Bạn xấu sẽ đưa bạn vào con đường đen tối. Do đó, các con phải tránh xa. Nếu bạn bè cho các con mượn tiền ăn chơi, cờ bạc, hoặc dùng ma túy .v.v. thì người bạn nầy đưa các con vào con đường tội lôỗi. Nếu bạn bè có tính cách bạo động, hăm dọa, hiếp đáp, hoặc có những hành động xấu .v.v. thì các con mạnh dạn báo cho thầy cô giáo, cha mẹ và chính quyền ngay lập tức để kịp thời bắt giữ các bạn xấu nầy. Các bạn xấu đó đều sẽ bị luật pháp xử tội.
 
III – ĐỐI VỚI XÃ HỘI:
  1. Bảo vệ bản thân:
  1. Chánh kiến:
Chánh kiến là cái nhìn, nhận định và hiểu biết đúng đắn. Ví dụ: Ai nói cái gì, thì các con không nên tin liền, mà các con nghe rồi, phải suy nghĩ và tìm hiểu nguồn gốc có thật không? Các con phải suy nghĩ điều đó có lợi mình và lợi người không? Nếu họ cho các con tiền, mà họ bảo các con làm nghề ác, hại người, thì họ đưa các con vào con đường tội lỗi. Các con đừng thấy cái lợi trước mắt mà quên tội lỗi và tương lai đen tối.
  1. Tình cảm:
Tuổi trẻ thường mơ mộng về tình cảm và đặt niềm tin vào tình cảm. Nhiều em yêu thương không thành. Do đó, các em sanh ra buồn khổ và đưa đến hủy hoại thân xác như: uống rượu, hút thuốc, chích ma túy, bán rẻ thân thể hoặc tự tử chết .v.v. Trong lúc, cha mẹ nuôi con lớn khôn cực khổ và cho ăn học đầy đủ., mà các con chưa làm gì nuôi cha mẹ hay tặng cho cha mẹ một niềm vui gì đó .v.v. Ngược lại, các con tự làm hại chính mình và làm buồn cha mẹ, thì các con thật là người vô dụng và là người con bất hiếu vô cùng. Vì lý do nói trên, các con  không nên đặt nặng. Các con nên nghĩ đến sự học và sự hiếu thảo với cha mẹ là đều tất yếu.
  1. Xâm hại tình dục:
Có nhiều em bị hiếp dâm, mà không dám nói ra, vì sợ xấu hổ hay bị đe dọa .v.v. Nếu các con có bị trường hợp nầy, thì các con phải báo cho gia đình cha mẹ, bạn bè và báo chính quyền gấp. Các con không sợ ai hăm dọa cả, vì chính quyền và luật pháp quốc gia đều bảo vệ các con. Các con phải tuyệt đối bảo vệ bản thân, khi bị xâm phạm hay đe dọa.
  1. Đe dọa:
Nếu ai đe dọa các con, mà họ làm cho các con cảm thấy không an toàn. Các con không phải sợ gì cả. Các con phải biết người đó tên gì? và ở đâu? Nếu có hình ảnh càng tốt. Các con phải báo cho cha mẹ và chính quyền để mời người đó ra tòa, nếu các con có bằng chứng hăm dọa. Họ sẽ chịu trách nhiệm với tòa án cho suốt cuộc đời của các con, nếu có chuyện gì xảy ra với các con. Ngược lại, các con không được tham gia với các bạn xấu đe dọa hay đánh trả thù. Các con sẽ bị luật pháp xử tội.
  1. Ức chế:
Trong cuộc sống, ai cũng bị ức chế về tiền bạc, tình cảm, công việc làm, xã hội chính trị, giao tiếp, .v.v. đặc biệt, thanh thiếu niên bị ức chế, việc học, tình cảm, giao tiếp bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ anh em trong gia đình, .v.v. Lý do là các con không nói ra được. Vậy, Thầy khuyên các con nên tìm một người, mà các con tin tưởng để chia sẽ và giải tỏa sự ức chế nầy. Bên cạnh đó, các con tham gia tập thể dục thể thao như bơi lội, tập thể dục, chơi bóng chuyền, ca hát, đi làm từ thiện . . . hoặc các con có thể đi chùa tụng Kinh, ngồi thiền. Mục đích là để xả ức chế trong người, nếu không sẽ bị bệnh trầm cảm, vô ích.
  1. Từ thiện:
Các con nên tham gia vào những tổ chức từ thiện và hòa mình với mọi người. Nếu không, thì các con sẽ thấy mình bị cô đơn và cô lập.
  1. Giao thông:
Việt Nam có số lượng tai nạn bị thương và chết rất cao. Lý do, những người lái xe không học luật giao thông, không tôn trọng và áp dụng đúng luật giao thông. Vì thế, các con phải học và tôn trọng luật giao. Đó chính là tôn trọng mạng sống của chính mình. Ví dụ như: đội nón bảo hiểm, không vượt đèn đỏ .v.v.
  1. Tệ nạn xã hội:
Các con phải có trách nhiệm xa nơi cờ bạc, buôn bán ma túy, những nơi vui chơi không lành mạnh .v.v. những giây phút vui không lành mạnh có thể hại cả cuộc đời của các con.
Các con không bạo động, không vi phạm luật pháp quốc gia.
  1. Xóm làng: Các con phải thương yêu và tương trợ giúp đỡ mọi người.
  2. Môi trường:
  • Các con không xả rác, nhất là ni lông, nhựa plastic, mi ca .v.v. Nó khó hủy hoại và không làm môi trường sạch.
  • Không đổ nước hóa chất vào nguồn nước sạch như sông, ao, hồ, biển cả  .v.v. Nó sẽ ô nhiễm nguồn nước. Thứ nhất là chết cá; thứ nhì mọi người uống vào sẽ gây ra nhiều bệnh.
  • Không phá rừng, đốt hóa chất như mi ca, nhựa, plastic .v.v. vì người ta hít khói nầy sẽ ảnh hưởng bệnh phổi và gây tử vong.
  1. Đối với đất nước:
Chính quyền có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc. Người công dân cũng phải có trách nhiệm nói trên. Nếu ai bán nước, hại nhân dân, thì người đó là tội đồ của Tổ Quốc và Dân Tộc. Vì vậy, chính quyền và nhân dân phải đoàn kết bảo vệ Tổ Quốc.
  1. Đối với dân tộc:
Các con phải đoàn kết, bảo vệ Dân Tộc. Các con phải tự hào và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, phong tục.
Đây là những kỹ năng căn bản mà các em nên biết, học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
 
Kính chúc các em tự tin và thành công trên mọi lãnh vực!
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
Tỳ kheo Thích Hạnh Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây