Ý NGHĨA CẦU SIÊU

Thứ năm - 02/08/2018 08:18 Đã xem: 4695
Ý NGHĨA CẦU SIÊU
Ý NGHĨA CẦU SIÊU
 
+ Hỏi:
          Bạch Thầy! Có người nói rằng:
  1. Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu.
  2. Người chết rồi là họ theo nghiệp thiện ác của họ.
  3. Người khi sống làm tội. Khi họ chết, mà mình cầu nguyện họ được siêu. Vậy là phi nhân quả.
Con xin quý Thầy giải thích cho con về ý nghĩa cầu siêu?
+ Trả lời:
1)       Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu có đúng không?
          Nam mô A Di Đà Phật!
          Kính thưa quý Phật tử!
          Trước khi chúng tôi trả lời câu hỏi “Lúc đức Phật còn tại thế, không có chuyện cầu an và cầu siêu”. Chúng tôi xin định nghĩa thế nào cầu an và cầu siêu.
1 – Cầu an: Cầu an là dùng cầu nguyện cho người sống và  mọi lãng vực trong cuộc sống. Cầu nghĩa là cầu nguyện. An là sự bình an. Thường ngày, chúng ta tụng Kinh cầu nguyện bánh xe pháp thường chuyển, mưa hòa, gió thuận, đất nước thanh bình, nhân dân an lạc. Cầu nguyện cho người khác là để mở lòng thương yêu, lòng từ bi và mở tâm hướng thiện của chính họ. Nếu người ta cầu an như vậy có tội không? Có tốt không?

2 – Cầu siêu: Cầu siêu là dùng cầu nguyện cho người mất. Cầu là cầu nguyện. Siêu là vượt thoát âm cảnh (hay nói cách khác siêu thoát thế giới vô hình). Người sống dương gian quan niệm rằng người chết đi rất là khổ. Tại sao?
          Bỡi vì, người sống có thân nầy có thể ăn ngon, mặc đẹp, có địa vị, danh thơm, có thể lập gia đình sanh con, đẽ cháu để nối dõi tông đường .v.v. Do đó, họ nghĩ rằng người mất ở âm cảnh không có thân, thì họ không thể ăn ngon, mặc đẹp được; Họ cô đơn, không có mái ấm gia đình như người dương gian được. Vì thế, người dương gian thường cúng thức ăn, áo quần, nhà cửa .v.v. cho người mất ăn đỡ thèm. Cho nên, chỉ có người dương gian cúng cho người âm cảnh; chứ người âm cảnh đâu có cúng cho người dương gian. Người dương gian quan niệm người âm cảnh khổ, nên họ cầu siêu cho người âm cảnh thoát ly thế giới vô hình; chứ đâu có người âm cảnh cầu siêu cho người dương gian. Có đúng không?
  • Tóm lại: Người dương gian cầu siêu cho người âm cảnh trong thế giới vô hình có tội không? Có tốt không?

Có Người nói nghi thức cầu an và cầu siêu không có khi đức Phật còn tại thế là đúng. Nghi thức nầy do các vị tổ soạn ra sau nầy.
Đức Phật hiện thân ở đời là để hoằng pháp hóa độ chúng sanh. Thời đức Phật còn tại thế hễ ai bất an, rồi tìm đến đức Phật, thì đức Phật an tâm ngay. Ai mà phiền não đến cầu hỏi đức Phật, thì Ngài giải phiền não cho ngay. Không cần làm lễ tụng kinh cầu an gì cả. Ngay cả, hễ ai đến gặp đức Phật, thì ba nghiệp thân, khẩu, ý của họ đều được thanh tịnh. Vì sao? Vì khi đối trước đức Phật, không ai dám nói dối cả. Nếu nói dối là Ngài biết ngay. Chúng ta làm gì, Ngài cũng thấy. Vì Ngài có thiên nhãn thông. Nếu chúng ta nghĩ gì, Ngài cũng biết, vì Ngài có tha tâm thông.
          Câu chuyện về Ngài Tổ Sư Đạt Ma hóa độ cho ngài Thần Quang như sau. Khi ngài Thần Quang đến gặp Tổ Sư Đạt Ma. Ngài Đạt Ma hỏi: “ Tìm Ta có chuyện gì?”. Ngài Thần Quang trả lời: “Tâm của con bất an. Xin Ngài an tâm cho con”. Ngài Đạt Ma nói: “Con đem tâm bất an của con ra đây, Ta an cho”. Lúc đó, Ngài Thần Quang không tìm được tâm bất an và đột ngột, Ngài hiểu ra là tâm bất an là không thật tướng. Do ta chấp mà thôi. Như vậy là ngài Thần Quang không cần làm lễ cầu an cho mình nữa.
          Trong Kinh Vu Lan kể rằng Ngài Mục Kiền Liên khi chứng quả A La Hán và đạt được lục thông. Sau đó, Ngài dùng thiên nhãn thông tìm kiếm mẹ của mình. Ngài thấy mẹ của Ngài đang làm ngạ quỹ trong thế giới vô hình. Ngài về thưa với đức Phật để tìm cách cứu mẹ. Vậy, Ngài mới xứng đáng là con có hiếu và xứng đáng là con của đức Phật. Ngài không để cho mẹ của Ngài theo nghiệp quả làm loài ngạ quỹ.
          Sau khi, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. Ngài đã trở về hoàng cung và thuyết pháp cho vua, quan, đại thần và gia đình hoàng gia. Ngài hướng dẫn vợ, con, dì mẫu và các anh em bà con trong hoàng tộc đều đi xuất gia học đạo.
          Đức Phật có một thời gian vắng bóng 3 tháng trên trần gian. Lý do là Ngài lên cung trời đao lợi thuyết pháp cho mẹ của Ngài ( là bà Maya ) cùng các chư thiên ở đó về Kinh Địa Tạng. Trong Kinh Địa Tạng nói về tiền thân của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Trong nhiều kiếp quá khứ khi Ngài còn là một cư sĩ nữ. Ngài đã vì cứu mẹ trong thế giới vô hình, mà Ngài đã phát bồ đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm là phát nguyện thành Phật độ chúng sanh; tu bồ đề tâm là tu tập lục độ ba la mật; hành bồ đề tâm là hành bồ tát đạo cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài phát nguyện như thế nào? Ngài phát nguyện: “ Địa ngục nếu còn, thề không thành Phật. Chúng sanh độ hết mới chứng bồ đề”.  Tóm lại, kinh Địa Tạng là nói về nhân hạnh tu hành của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Mục đích, đức Phật giảng thuyết cho hoàng hậu Maya là vì Ngài muốn mẹ của mình tu hành để trở thành một vị Bồ Tát. Qua đây, chúng ta thấy rằng đức Phật không để cho mẹ mình theo nghiệp quả chư thiên. Ngài Địa Tạng cũng không muốn mẹ của mình theo nghiệp quả địa ngục.
 
  • Kinh là lời dạy của đức Phật về sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm; Ngài dạy về đạo đức và các phương pháp tu hành .v.v. Vậy, chúng ta là con Phật; chúng ta đọc và tụng Kinh của đức Phật là để học lời dạy của Ngài. Chúng ta đọc tụng chánh pháp có tội không? Nếu chúng ta không đọc tụng Kinh của đức Phật, Vậy, chúng ta đọc tụng cái gì để học hỏi? Ở Campuchia, các Sư tụng Kinh cầu an cho lễ cưới cô dâu và chú rễ. Đó là chúc phúc. Vậy, các sư làm như vậy có tội không? Ở Thái Lan, có nhiều lễ tang để kéo dài cả tháng, các Sư đến tụng Kinh cầu siêu cả tháng cho người mất. Vậy, các Sư tụng cầu siêu cho người mất lâu như vậy, có tốt cho người mất không? Tụng Kinh lâu như vậy có tội không?
 
2 – Người khi chết đi là theo nghiệp phải không?
  • Nghiệp nghĩa là gì? Nghiệp tiếng phạn là Karma. Nghiệp là cái tên (danh xưng) để chỉ sự hoạt động của thân, khẩu, ý. Nếu thân làm ác, gọi là nghiệp ác. Nghiệp ác nầy là nhân (hay còn gọi là nghiệp nhân). Nghiệp nhân nầy sẽ đưa đến quả báo ác ( hay còn gọi là nghiệp quả ác). Ngược lại, nếu thân làm việc thiện thì gọi là nghiệp thiện ( hay còn gọi là nghiệp nhân thiện). Nghiệp nhân thiện nầy sẽ đưa đến nghiệp quả thiện. Do đó, nghiệp là cái tên để chỉ hành động thiện ác. Chứ nghiệp không phải là tòa án hay chủ tể để lôi kéo, ràng buộc và xử tội ai hết.
Ví dụ: Tên trộm ăn cắp hột xoàn của tiệm vàng. Sau đó, công an bắt và đưa ra tòa án. Ông tòa căn cứ tội ăn trộm hột xoàn và xử tên trộm 5 năm tù. Việc ăn trộm là nghiệp nhân ác; 5 năm tù là nghiệp quả ác.
          Sau khi nhận 5 năm tù, tên trộm nguyện không làm ác và bắt đầu làm thiện bố thí, giúp người. Vậy, tên trộm đã tự chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện qua hành động tạo tác của thân, khẩu  và ý. Do đó, chúng ta thấy rằng nghiệp thiện ác không cố định, mà nó luôn thay đổi tùy thuộc vào chúng ta. Vì lý đó mà đức Phật mới dạy chúng ta tu sửa, chuyển hóa nghiệp của chúng ta được. Người chết đi sẽ chịu nghiệp quả thiện ác của họ tạo ra, nhưng họ vẫn có thể chuyển ý ác thành ý thiện được, nếu có Bồ Tát hướng dẫn.
 
3 - Người khi sống làm tội. Khi họ chết, mà mình cầu nguyện họ được siêu. Vậy là phi nhân quả đúng không?
          Người khi sống có thân gọi là con người. Con người sống trong thế giới hửu hình; khi con người chết mất thân nầy gọi là con ma. Con ma sống trong thế giới vô hình. Con người khi sống không tu thành Thánh và thành Bồ Tát, thì sau khi họ chết chắc chắn sẽ luân hồi tiếp tục.
          Khi con người lúc sống giữ 10 giới của đức Phật và làm nhiều phước thiện, thì sau khi chết sẽ sanh về cõi trời dục giới để hưởng phước.
          Khi con người lúc sống giữ 5 giới của đức Phật, thì sau khi chết họ sẽ sanh lại làm người.
          Khi con người lúc sống không giữ 5 giới của đức Phật và ngược lại họ làm tội ác. Chắc chắn, họ phải chịu nghiệp quả ác ở địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.
 
Ví dụ: Nếu tên ăn trộm đi lấy hột soàn của người ta. Cảnh sát bắt và giao cho ông tòa án xử 5 năm tù. May mắn, tên ăn trộm gặp anh thiện hửu tri thức khai thị cho anh hướng thiện. Tên ăn trộm nầy xin sám hối và nguyện bỏ ác, làm lành. Vậy, tên ăn trộm được giáo hóa như vậy có tốt không?  Tốt chứ! Có phi nhân quả hay không? Mặc dù, tên ăn trộm đã sám hối ăn năn, nhưng anh vẫn phải chịu ngồi tù. Anh vẫn bị nhân quả. Tuy nhiên, anh thiện hửu tri thức cảm hóa cái tâm ác, cái tâm ăn trộm của tên ăn trộm để chuyển thành tâm thiện
          Đức Phật giáo hóa chúng sanh cũng như anh thiện hữu tri thức. Đức Phật giáo hóa chúng sanh chuyển cái tâm ác thành tâm thiện, bỏ nghiệp ác và làm nghiệp thiện mới. Tuy nhiên, chúng sanh vẫn phải bị nhân quả chi phối.
         
  1. Ý nghĩa cầu siêu:
Có người nói rằng người ta chết là theo nghiệp khỏi có cầu siêu?
          Nếu bạn biết đạo. Cha mẹ và người thân của bạn lúc sống không có tu hành gì cả, chỉ biết lập gia đình sanh con đẻ cháu, lo làm ăn buôn bán tạo đủ thứ nghiệp thiện ác. Khi họ chết rơi vào thế giới vô hình. Con người khi sống có thân gọi là hữu hình; khi họ mất thân người gọi là vô hình. Nếu bạn biết cha mẹ và người thân đang ở trong thế giới vô hình, thì bạn để cho họ tùy theo nghiệp phải không? Hay là bạn tìm cách cứu họ giống như Ngài Mục Kiền Liên và Ngài Địa Tạng Bồ Tát?
          Tôn giáo nào cũng đều tụng Kinh cầu nguyện đấng thiêng liêng của họ. Đức Phật chỉ dạy tu, chứ không dạy cầu nguyện Ta, rồi Ta cứu cho. Vì sao? Thứ nhất nếu Ngài nói như vậy thì chúng sanh sẽ ỉ y, không lo tu tập; thứ hai Ngài nói như vậy thì người ta sẽ cho rằng Ngài tự cao và tự kêu căng là mình tối thượng. Tuy nhiên, chúng ta tự biết chư Phật, chư Bồ Tát đúng là đấng cứu thế, là người cứu đời. Căn cứ vào đâu?
  1. Chư Phật và chư Bồ Tát đều có cùng một nguyện: “ Phát tâm đại bi cứu độ tất cả chúng sanh trong mười pháp giới”.
  2. Chúng sanh gồm có 2 loại là hửu hình và vô hình. Vô hình là từ hửu hình. Ngược lại, hửu hình từ vô hình. Hửu hình có thân thể; vô hình không có thân thể. Đây là điểm khác nhau. Nhưng giống nhau đều là chúng sanh có tâm thức (hay còn gọi là linh hồn). Họ biết tham lam, sân hận, si mê, thương, ghét và vui buồn .v.v. Cho nên, chư Phật, chư Bồ Tát không phải chỉ cứu độ người sống, mà người chết bỏ đi. Người chết khổ đau hơn người sống, nên họ cần sự hướng dẫn và giúp nhiều hơn. Vì thế, đức Phật Thích Ca giới thiệu Phật Dược Sư và Bồ Tát Quan Âm hiện thân độ sanh. Phật Di Đà và Bồ Tát Địa Tạng hiện thân độ tử .v.v.
  3. Bồ Tát Quan Âm phát 12 lời nguyện cứu độ chúng sanh qua Kinh Phổ Môn. Ngài Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện: “ Địa ngục nếu còn thề không thành Phật; chúng sanh độ hết mới chứng bồ đề”. Phật Dược Sư phát 12 lời nguyện độ sanh qua Kinh Dược Sư. Phật Di Đà phát 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh qua Kinh Vô Lượng Thọ. Do đó, chư Phật và chư Bồ Tát chia ra các cõi để cứu độ chúng sanh. Cõi trời Đao Xuất có Ngài Bồ Tát Di Lặc hoằng pháp. Ở cõi Ta Bà nầy có Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Đại Thế Chí .v.v. ở địa ngục có Bồ Tát Địa Tạng. Chỗ nào có chúng sanh, là nơi đó có chư Phật, chư Bồ Tát hiện thân cứu độ. Vì chư Phật, chư Bồ Tát đều phát tâm đại từ bi cứu chúng sanh. Cho nên, chư Phật và chư Bồ Tát là đấng cứu thế, là đấng thiêng liêng.
  4. Chúng ta biết rằng chư Phật, chư Bồ Tát đều có lục thông qua thiền định.  Cho nên:
1. Chúng sanh nào làm gì, thì các Ngài đều thấy hết. Bỡi vì, các Ngài có thiên nhãn thông.
2. Chúng sanh nào nói gì, thì các Ngài đều nghe được hết. Bỡi vì, các Ngài có thiên nhĩ thông.
3. Chúng sanh nào suy nghĩ cái gì, thì các Ngài đều nghe được hết. Bỡi vì, các Ngài có tha tâm thông.
4. Các Ngài đều biết quá khứ, hiện tại và vi lai của chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài đều có túc mạng thông.
5. Các Ngài có thể dùng thần thông biến hóa nhiều thân để độ chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài đều có thần túc thông.
6. Các Ngài có nhiều phương pháp hóa độ chúng sanh. Bỡi vì, các Ngài có lậu tận thông. Qua đó, chúng ta biết rằng chư Phật và chư Bồ Tát mới là người thật lực tha lực, là người có năng lực cứu độ chúng sanh.
  1. Chư Thánh Thanh Văn và chư Bồ Tát mặc dù đã giác ngộ, giải thoát sanh tử luân hồi rồi. Nhưng các Ngài chưa thành Phật, trí huệ, thần thông chưa bằng đức Phật. Do đó, các Ngài phải học thêm trí huệ và phương tiện cứu độ của chư Phật. Huốn chi, chúng sanh còn lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi. Họ cầu thỉnh chư Phật thì đâu có tội, đâu có sai. Nếu họ không cầu thỉnh chư Phật và chư Bồ Tát cứu độ, thì chúng sanh cầu thỉnh ai?  
Nam mô A Di Đà Phật!
Chùa Phật Linh ngày 70/07/2018
 
ĐĐ Thích Hạnh Định
 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

  NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY

VIEN GIAC PAGODE   NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY     PHẬT LỊCH 2567 – DƯƠNG LỊCH 2023    NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY   CẦU NGUYỆN – BETEN - PRAYER           Nam Mô Bổn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây