LỄ AN TÁNG NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC LỢI LẠC?

Thứ tư - 11/10/2017 18:56 Đã xem: 4333
LỄ AN TÁNG NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC LỢI LẠC?
 
I -Duyên khởi
Xã Hội Bài thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân nơi đây có thối quen là khi nghe tiếng trống đình đánh vang trong xã, thế là mọi người đều biết ngay là trong xã có người mới mất. Cách tổ chức tang lễ ở đây, đầu tiên là các Thầy đến làm lễ nhập liệm cho hương linh. Sau khi nhập liệm xong, ban nhạc kèn tây bắt đầu trỗi lên với những khúc nhạc tình cha, tình mẹ, .v.v.
Đa phần các đám tang đều tổ chức ở nhà và kéo dài 3 ngày, có thể lâu hơn trừ những trường hợp đặc biệt. Trong những ngày lễ tang, bà con lối xóm đến đốt nhang viếng thăm. Chúng ta sẽ nghe được những tiếng trống và tiếng tù bà để chào đón người thăm viếng. Ban đêm, nhiều nhà tổ chức văn nghệ hát cải lương, hát tân nhạc, nào về tình cha, tình mẹ, tình thầy, tình quê hương, ngay cả tình yêu, .v.v.
Ngày cuối cùng của tang lễ, các Thầy đến làm lễ cầu siêu di quan. Kế tiếp là các đội lân của đình, của xã lần lượt ra biễu diễn; kế là ban nhạc kèn tây; sau cùng đoàn đạo tỳ (là những người khiên hòm) vào làm lễ bái quan tài trước khi di quan. Trong lúc đó, họ làm những điệu bộ nghi lễ truyền thống, hòa lẫn với tiếng trống, tiếng kẻn vang lên in õi. khi di quan, họ sắp xếp trống kèn của ban hội đình đi trước, kế là quý Thầy, kế nữa ban nhạc kèn tây, tiếp theo sau các đội lân, rồi đến kèn tù bà và sau cùng tiếng trống kẻng của ban đạo tỳ. Đây là một nghi thức đám tang theo phong tục truyền thống địa phương hay nói cách khác là nghi lễ thế gian. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán khác nhau. 
Có người cảm thấy vui và hãnh diện, vì tang lễ của họ được đưa tiễn đông người; vì nghi lễ phong tục rình rang như ngày lễ hội, . v.v. bên cạnh đó tâm thức (linh hồn) của hương linh như thế nào? hạnh phúc hay khổ đau? Không ai biết hết.

II - Theo quan niệm thế gian:
- Tổ chức một lễ tang linh đình là một phần thể hiện tình cảm của người thân đối với người mất.
- Những nhạc lễ là một phần để xoa diệu gia đình về sự khổ đau, buồn bả khi mất người thân.
- Sau lễ an táng, các người thân phải trở về vị trí của mình để lo cho gia đình, công việc làm, việc học, .v.v. còn người mất trở về nhà mồ làm ma giữ mã.
+ Mở cửa mã:
Người ta nghĩ rằng hương linh được chôn cất sau 3 ngày là họ đi mở cửa mã. 
• Có người hỏi rằng: “Ai đóng cửa mả, mà thân nhân phải đi mở cửa? tại sao đóng cửa để làm gì?” câu trả là không biết, vì ông bà xưa làm sao, thì con cháu làm vậy.
• Vậy ý nghĩa mở cửa mã là như thế nào?
Người xưa khi chết đi là họ đem đi chôn cất ngay, nên họ có quan niệm là người khi lâm chung, họ không biết là họ đã mất. Ví dụ như: người bị đụng xe chết đột ngột, hay bị bắn chết, hoặc đang ngủ rồi chết luôn .v.v. Do đó, họ cho rằng người mất kia có thể không biết là họ đã mất. Vì thế, sau 3 ngày họ ra mở cữa mã hay nói cách khác là đánh thức người mất. Thông thường sau khi an táng 3 ngày, họ đem con gà trống ra mộ và khiến cho con gà gáy để đánh thức hương linh biết mình đã mất rồi. Mục đích chỉ vậy thôi.
• Ngày nay có người vẫn giữ phong tục truyền thống như vậy, nhưng ít có người hiểu theo tinh thần nói trên.
• Ngày nay có người không áp dụng mở cửa mã nữa. Vậy có nên không? Không nên áp dụng. Vì sao? Ngày nay khi người ta mất không còn phải đi chôn liền như xưa; Gia đình thường đem người mất về nhà làm tang lễ từ 3 ngày trở đi. Trong thời gian đó, gia đình khóc lóc kêu gọi người mất. Bao nhiêu đó thôi người mất cũng đủ biết là mình lìa đời rồi. Huốn chi, có thêm quý Thầy làm lễ mời hương linh về thọ thực và nghe Kinh, niệm Phật và hướng dẫn hương linh làm sao qua bên kia thế giới. Do đó, việc đi mở cửa mã là điều không cần thiết nữa.
 
III - Lễ an táng theo nghi lễ Phật giáo:
- Người đời đa phần là chú trọng về hình thức nghi lễ thế gian, mục đích là phục vụ cho người sống. Chứ không có đặt nặng về lợi lạc tâm linh cho người mất.
- Theo tinh thần Phật giáo hình thức nghi lễ thế gian có tổ chức hay không là tùy thuộc vào gia đình tang chủ. Nhưng nếu là gia đình Phật tử thì không nên tổ chức nhạc lễ rình rang, mà phải nên đặt nặng lợi ích tâm linh của người mới mất. Vì sao?
- Người khi gần tắt thở là các nội tạng trong người hư hoại và chết từng phần. Do đó, họ có cảm giác đau đớn và phải chiến đấu với cái đau đớn nầy cho đến khi tắt thở. Có người các nội tạng chết trước, rồi tới não bộ chết sau. Trường hợp nầy họ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, vì não bộ ngưng hoạt động, nhưng tim vẫn hoạt động, đến khi tim ngưng hoạt động, thì họ tắt thở ra đi. Qua đó, chúng ta thấy rằng tim là quan trọng nhất. Khi tim ngưng hoạt động, dù các cơ quan nội tạng và não bộ có còn tốt đi nữa, cũng không ai sống nổi.
- Tinh thần của người lâm chung thứ nhất là chịu đau đớn của thân xác; thứ nhì là quyến luyến tình cảm gia đình, thứ ba sự nghiệp thế gian, thứ tư hoang mang không biết chết đi về đâu .v.v. đó là chưa nói những oan gia trái chủ đến đòi nợ.
+ Trước khi mất Ban hộ niệm: Vậy khi người gần lâm chung, chúng ta nên thỉnh quý Thầy và ban hộ niệm đến trợ duyên cho người sắp mất.
Thứ nhất là lập bàn thờ Phật Di Đà.
Thứ nhì là phụng thỉnh đức Phật Di Đà tiếp độ.
Thứ ba là khai thị cho người sắp mất.
Thứ tư là cho họ sám hối những tội lỗi.
Thứ năm cho họ quy y Tam Bảo.
Thứ sáu là hướng dẫn họ phát nguyện sanh về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Thứ bảy là hướng dẫn họ niệm Phật sao cho nhất tâm.
Làm được như vậy là chúng ta đã an tâm cho họ rồi.
+ Trong lễ an táng:
Sau khi tắt thở, người mất nếu còn quyến luyến người thân như con, cháu, hoặc ai đó .v.v. thì tâm thức của họ vẫn còn ẩn núp bên trong thân xác chưa muốn ra. Do đó, chúng ta hãy để thân xác nầy nằm yên ít nhất là 8 tiếng trở lên, vì có nhiều hợp họ hồi sinh (sống lại). Chúng ta đốt 4 ngọn đèn để bốn gốc giường và 1 thau nước trong để dưới giường. Đó là để thắp ánh sáng cho tâm thức của hương linh khi xuất ra khỏi thân xác. Sau đó, chúng ta cố gắng niệm Phật để trợ duyên cho hương linh. Lúc nầy, hương linh sẽ nương vào công phu niệm Phật của mình. Vì thế, nếu chúng ta niệm Phật được nhất tâm, thì hương linh cũng sẽ niệm Phật nhứt tâm.
Trong thời gian lễ tang, chúng ta tụng ba bộ Kinh là Kinh Thủy Sám, Kinh Địa Tạng và Kinh Di Đà.
*Kinh Thủy Sám là để hương linh nghe và sám hối tội lỗi và ba chướng (Nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng).
*Kinh Địa Tạng là để hương linh biết về ngài Địa Tạng Bồ Tát phát bồ đề tâm, hành từ bi tâm cứu độ chúng sanh như thế nào.
*Kinh Di Đà là để hương linh biết về Tịnh Độ Đạo Tràng Hoằng Pháp Độ Sanh của đức Phật A Di Đà. Đặc biệt, chúng ta công phu niệm Phật trợ duyên cho hương linh.
+ An táng: An táng có nhiều hình thức như thổ táng (chôn cất), hỏa táng (thiêu), thủy táng (là thả xuống nước), điểu táng (cho chim ăn), .v.v.
Lễ an táng theo phong tục Việt Nam là thổ táng và hỏa táng.
• Thổ táng: 
- Những người dân ở ngoại Ô, miền quê thường là hay chôn cất trong đất nhà hoặc ngoài ruộng đồng, .v.v. chôn cất như vậy có tốt không? Không tốt. vì sao?
1) Người sống và người âm hay (Âm dương) không thể lẫn lộn được.
2) Nhiều gia đình xây mộ trước nhà và sau nhà làm cho ngôi nhà mất đẹp. Đó không phải là nếp sống văn minh văn hóa. Có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh và chuồng heo sau nhà gần mồ mã. Vậy, người mất có hài lòng hay không?
3) Khi xác người chôn dưới đất, thì đất đó trở thành đất âm khí (đất chết) và những vùng đất đó ảnh hưởng nguồn nước giếng. Trong lúc đó, miền quê lại hay sử dụng nước giếng. Vậy, nước giếng đó có tốt không? Bên cạnh đó, các cánh đồng có rất nhiều mồ mã, lại càng không tốt. Ruộng đồng là nơi canh tác gạo thóc lương thực ăn uống, mà chôn cất như thế là không thích hợp. Tốt nhất là chôn cất ở Nghĩa trang.
4) Khi xây mã mồ, chúng ta chỉ xây dựng bốn vách tường chung quanh. Ở đáy không cần xây bít. Có như vậy, nước mới vào và làm cho thân xác trở về với cát bụi. Sau khi hạ nguyệt, chúng ta cũng có thể xây bốn vách cao hơn mặt đất khoảng 50 cm trở lên và đổ đất vào. Ở trên, chúng ta trồng cỏ hoặc hoa .v.v. Xây Mộ như vậy mới thích hợp âm dương.
5) Sau hạ nguyệt xong, thông thường người ta thường hay rướt hương linh về nhà để cúng bái. Nếu là gia đình Phật tử thì nên rớt hương linh về Chùa. Như vậy, hương linh sẽ nương vào Tam Bảo nghe Kinh niệm Phật hằng ngày.
+ Hỏa táng:
Sau khi hỏa táng xong, chúng ta cũng rướt hương linh về Chùa làm lễ nhập tự và an linh. Trong thời gian nầy, hương linh cần nghe Kinh niệm Phật. Hài cốt có thể xin để ở Chùa cho đến 49 ngày hoặc 100 ngày, rồi đem ra biển rãi bỏ. Con người nương vào thân xác nầy để sống. Khi thân xác nầy không hoạt động nữa hay nói cách khác là chết, thì tâm thức của người chết vẫn theo cái xác nầy. Vì tâm thức của con người luôn luôn cần có chổ để nương tựa. Do đó, khi chúng ta chôn cất người mất ở nhà mồ, thì tâm thức của họ sẽ nương vào đó và đó là căn nhà của họ. Nếu như người thân xây nhà mồ thật đẹp và nhiều tiền, thì người mất có thể sẽ quyến luyến không nghĩ tới việc đi đầu thai và người mất sẽ ở đó làm ma giữ nhà mồ đời đời kiếp kiếp. Nếu người mất được nương tựa vào Tam Bảo tu hành, thì sau một thời gian người mất đủ duyên sẽ đi đầu thai sang kiếp khác. Thân xác nầy từ tứ đại đất, nước, gió và lửa thì trả về cho cát bụi. Sau 49 ngày hoặc 100 ngày, chúng ta có thể rãi hài cốt. Hài cốt thuộc về âm khí, nếu để trong Chùa nhiều và lâu thì sẽ ảnh hưởng tới người sống. Hơn nữa, hài cốt không phải là đối tượng để thờ và lễ bái; trừ khi nhục thân xá lợi của những bậc chứng đạo.
+ Sau khi an táng trong thời gian 49 ngày:
*Người đời khi sống tạo nhiều thiện nghiệp, khi họ mất đi sẽ được chư thiên tiếp dẫn sanh về cõi trời.
*Người đời khi sống tạo nhiều ác nghiệp, khi họ mất đi sẽ được quỹ xứ tiếp dẫn xuống địa ngục.
*Người đời khi sống tu nhân giải thoát, cầu về Tịnh Độ tu hành, khi họ mất đi sẽ được đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng đến tiếp dẫn về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc tu tiếp.
* Nếu người chết đi ngoài nhân duyên nói trên, thì họ sẽ rơi vào thế giới vô hình. Người có thân vật chất gọi là con người hay còn gọi là hữu hình; Người mất thân vật chất, đã chết đi gọi là con ma, hay còn gọi là vô hình. Con người khi sống có nhiều người thân như cha me, ông bà, anh em, con cháu, .v.v. khi họ chết đi chỉ có một mình đơn lẻ. Do đó, người ta còn gọi họ là cô hồn. Vì họ là những vong hồn cô đơn. Sau khi người ta chết đi, thì họ thường nghĩ đến và tìm kiếm người thân mà họ thương yêu; thứ hai là họ nghĩ đến và tìm kiếm người mà họ thù ghét để trả thù . . . Qua đó, chúng ta biết rằng người mất chưa có đi đầu thai, nên họ chỉ có tâm thức hay còn gọi là trung ấm thân. Trung ấm thân là thân sau khi chết và trước khi đi đầu thai. Người mới mất rất nhớ thương người thân và luyến tiếc sự nghiệp trong đời; họ rất ngống trông sự quan tâm, giúp đỡ của người thân. Vì vậy, sau khi mất, gia đình tang chủ thông thường cầu siêu và cúng cơm mỗi tuần cho đến 49 ngày, rồi cúng cầu siêu 100 ngày và cúng giáp năm. Tuy nhiên, Phật tử nên mỗi ngày phụng thỉnh chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng tiếp độ người mất và tụng kinh, khai thị, hướng dẫn họ tu tập, . . . chứ đừng chờ tới 49 ngày mới cầu siêu. Ngoài ra, người thân tạo nhiều công đức hồi hướng cho người mất như cúng dường trai Tăng, bố thí cho người nghèo, phóng sanh chim cá, in Kinh ấn tống, làm công quả, .v.v. Khi người mất tu tập đủ duyên lành đi đầu thai, thì họ nhờ công đức của người thân hồi hướng, họ sẽ sanh vào gia đình phước đức hơn.
 
IV – Kết luận:
Đức Phật dạy: “ Cuối cùng của sự sống là cái chết; cái chết là kết thúc sự sống”. Vậy, sự sống là giả tạm, cái chết là sự thật. Vì sự sống là chân thật, thì con người phải sống hoài không chết, nhưng ai sống cũng để rồi chết. Cho nên, kiếp sống chỉ là giả tạm. Căn nhà chúng ta đang ở là căn nhà tạm bợ ở trần gian; căn nhà mồ là căn nhà cuối cùng của chúng ta. Chắc ai cũng sợ khi nói đến cái chết; chắc ai sợ khi sẽ cư ngụ ở nhà mồ. Mặc dù, ai cũng sợ, nhưng không ai làm sao tránh khỏi cái sợ hải nầy.
Đức Phật dạy chúng sanh muốn tránh khỏi cái sợ nầy, thì chúng ta phải tu tập cầu về Tịnh Độ Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Chúng ta là người duy nhất quyết định sự sanh tử của chúng ta. 
Tóm lại, đức Phật muốn chỉ cho chúng ta tu tập là chuẩn bị cho kiếp sống an lạc và chuẩn bị cho cái chết giải thoát khổ đau. Bên cạnh đó, chúng ta lo lễ an táng chu đáo đúng tinh thần nói trên, thì người sống lẫn người
mất đều được nhiều lợi lạc và giải thoát. 
“Âm siêu dương thới”
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây