Luân hồi sanh tử

Thứ năm - 20/10/2016 00:07 Đã xem: 2898
+ Luật nhân quả:
          Con người tạo ra nghiệp thiện, ác. Nghiệp thiện, ác là nhân. Do có nhân nên mới đưa đến quả thiện, ác. Nhân nào quả nấy.
Ví dụ: chúng ta gieo hạt đậu, thì cây đậu sẽ lớn lên và sanh trái đậu. Vậy, hạt đậu là nhân; trái đậu là quả.
Có nhân đưa đến quả liền; có nhân đưa đến quả trong tương lai hay kiếp sau . . . Do có nhân quả, nên mới có luận hồi sanh tử.
Ví dụ: chúng ta gõ vào cái trống, thì cái trống phát ra âm thanh liền. Cái gõ là nhân. Âm thanh là quả. Ví dụ nầy cho thấy nhân và quả đi liền với nhau.
Ví dụ: Tên ăn trộm lấy cắp tiền của ông chủ. Cảnh sát điều tra và bắt tên trộm ra tòa. Ông quan tòa xử tội và đưa vào nhà tù. Nhà tù là địa ngục trần gian. Ăn trộm là nhân; ngồi tù là quả. Từ nhân ăn trộm để đưa đến quả báo ngồi tù cần thời gian. Thời gian dài ngắn là tùy thuộc vào nhân duyên.
Ví dụ: người làm nghề sát sanh súc vật. Chính quyền không có làm luật xử tội người giết xúc vật ăn thịt. Người nầy không bị tội luật pháp quốc gia trong đời nầy, nhưng đời sau hoặc nhiều kiếp sau, người nầy sẽ chịu quả báo thân tàn tật, chết yểu, .v.v.
+ Luân hồi:
          Con người sau khi chết đi sẽ thay hình dạng sang kiếp khác trong ba cõi, sáu đường.
* Ba cõi (tam giới): là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
* Sáu đường: là Trời, người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
  1. Dục giới: Trời, Người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, súc sinh.
  1. Trời: Người có làm phước bố thí và tu thập thiện, sau khi chết được
sanh lên cõi trời dục giới hưởng phước.
Cõi trời dục giới có 6 cõi như: Trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Xuất, trời Hóa Lạc và trời Tha Hóa Tự Tại.
  1. Người: người biết giữ 5 giới, khi chết sanh lại làm người.
Người thường ở 4 châu như: Đông Thắng Thần Châu; Nam Thiện Bộ Châu; Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Cu Lô Châu.
  1. A Tu La: Người có làm phước thiện, nhưng sân si, nóng nãy và thích
đấu tranh, chết sanh làm A Tu La. A Tu La có Thiên A Tu La và Nhân A Tu La
  1. Địa ngục: Người sân hận tạo ác nghiệp, chết đọa địa ngục, chịu hình
phạt.
  1. Ngạ quỹ: Người tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, chết đọa làm ngạ quỹ.
  2. Súc sanh: Người ngu si không giữ giới tạo ác nghiệp, chết đọa làm
súc sanh.
  1. Sắc giới: người ở cõi trời nầy có thân, nhưng không có nữ thân, vì họ
không có ái dục như cõi dục giới. Họ hưởng pháp lạc qua thiền định. Sắc giới gồm có 4 giai đoạn tu thiền của phàm phu, đi dần từ chỗ nhàm chán cái vui thô thiển đến cái vui vi tế thanh tịnh như: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
  1. Sơ thiền (Ly sanh hỷ lạc): Hành giả khởi đầu bằng tâm lý nhàm chán
cái ô trược của cõi dục và mong cầu được xa lìa. Sau khi nhờ tham thiền mà xa lìa được cái ô trược của dục giới, hành giả sanh vui mừng (sanh hỷ lạc). Đó là kết quả tham thiền đầu tiên (sơ thiền).
* Sơ thiền gồm có 3 cõi trời như: trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm
  1. Nhị thiền (Định sanh hỷ lạc): Nhưng cái vui mừng nói trên, lại làm
cho tâm chao động, cần phải dứt trừ; vì thế hành giả phải vào định. Khi định đã có kết quả, các vui mừng thô phù của sơ thiền chấm dứt và cái vui mừng vi tế ở trong định lại nẩy sanh; vì thế cho nên gọi là định sanh hỷ lạc.
* Nhị Thiền gồm có 3 cõi trời như: Trời thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm.
  1. Tam Thiền (Ly hỷ diệu lạc): Cái vui mừng của nhị thiền mặc dù vi tế,
nhưng vẫn còn làm cho tâm rung động, vì thế hành giả cần phải loại bỏ cái vui mừng ở Nhị thiền. Khi bỏ được cái vui mừng nầy, thì một nỗi vui mầu nhiệm khác lại phát sanh; vì thế cho nên gọi là Ly hỷ diệu lạc.
Tam Thiền gồm có cõi trời: trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh.
Trong các kinh thường chép: cõi Tam thiền thì vui hơn hết (diệu lạc), vì các cõi dưới thì chỉ có cái vui thô động, còn ở các cõi trên thì chỉ là tịch tịnh, không còn vui nữa.
  1. Tứ Thiền (Xã niệm thanh tịnh): Ở cõi Tam thiền, tuy đã hết cái vui
thô động của sơ thiền và nhị thiền; nhưng vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Nhưng hễ còn niềm vui, thì tâm chưa hoàn toàn thanh tịnh. Hành giả lại còn phải tiến lên một bậc nữa, đi vào cái thiền thứ tư xã luôn cái niệm vui, để tâm được hoàn toàn thanh tịnh, vì thế nên gọi là xã niệm thanh tịnh.
Tứ Thiền gồm có 9 cõi trời như: Trời Vô Vân, Trời Phước Sanh, Trời Quảng Quả, Trời Vô Tưởng, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Kiến, Trời Thiện Hiện, Trời Sắc Cứu Cánh.
  1. Vô sắc giới (Tứ không định):
          Người ở cõi này không có thân, chỉ có tâm thức. Sau khi đã trãi qua Tứ Thiền và đã thành tựu viên mãn, hành giả tiếp tục tu thiền định và sẽ trãi qua bốn giai đoạn gọi là tứ không định sau đây. Sở dĩ gọi là tứ không, vì khi vào bốn định nầy, thiền giả sẽ không còn thấy có cảnh hay thức tâm nữa.
  1. Không Vô Biến Xứ Định: Thiền giả khi đã đạt được Tứ Thiền, tâm đã
được hoàn toàn thanh tịnh, nhưng vẫn còn có thấy sắc giới, còn thân, còn cảnh và bị hình sắc trói buộc, nên sanh tâm nhàm chán. Để rời bỏ các hình sắc về thân và cảnh, thiền giả vào định thứ nhất của Tứ Không, thể nhập với hư không vô biên, tức là không thấy có ngăn cách, có biên giới của cảnh.
  1. Thức Vô Biên Xứ Định: Thiền giả khi đã được định thứ nhất của Tứ
Không, rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh, thấy được cái vô biên của hư không, nhưng vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi, vẫn còn thấy biên giới của tâm thức. Vậy thiền giả phải vào định thứ hai của tứ thiền, để xóa bỏ cái biên giới của thức; khi thành tựu, tức thể nhập được vào cõi Thức Vô Biên.
  1. Vô Sở Hửu Xứ Định: thiền giả mặc dù không còn thấy biên giới,
ngăn cách của thức, nhưng vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức, có năng sở; mà hễ còn thấy có năng sở, tức còn thấy mình và người, còn thấy có sở hữu. Vậy thiền giả phải vượt lên một tầng nữa, xa lìa sự chao động, năng sở, tức nhập định Vô Sở Hữu Xứ (cõi không sở hữu).
  1. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định: Thiền giả khi đã nhập định Vô
Sở Hữu, không còn thấy nhân ngã, năng sở, nhưng vẫn còn tưởng. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Vậy thiền giả phải tiến lên một tầng nữa, vào cõi định không tưởng. Nhưng không tưởng đây, không có nghĩa là vô tri vô giác như đất đá; không tưởng, nhưng không phải không tưởng của đất đá, không tưởng mà vẫn sáng suốt như một tấm gương, chứ không phải là một tấm ván hay mặt đá. Đó là ý nghĩa của cõi tịnh Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỜI THIỆU

Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh

Kính thưa quý Phật tử xa gần! Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái Chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây