Tình thương, tình yêu và từ bi

Thứ năm - 20/10/2016 01:02 Đã xem: 3375
+ Tình thương, tình yêu và từ bi khác nhau như thế nào?
  1. Tình thương: là tình cảm của con người đối với con người, con vật, quê hương, dân tộc, bạn bè, .v.v.
Ví dụ: Cha mẹ thương con, thương cháu; con thương cha mẹ; anh chị em thương nhau; có người thương bạn bè; có người thương dân tộc của mình; có người thương con chó hay con mèo và các loài vật  .v.v.; có người thương quê hương tổ quốc; có người thương thiên nhiên; .v.v.
Tuy nhiên, chúng ta biết có người thương con cháu mình, nhưng con cháu gia đình khác thì không. Vậy, tình thương nầy cũng giới hạn trong phạm vi trong gia đình; có người rất thương quê hương và dân tộc của mình, nhưng quê hương và dân tộc khác, thì họ sẳn sàng xâm chiếm, cướp bốc và tàn sát quê hương và dân tộc khác; Có người thương con vật nầy, nhưng họ lại ăn máu thịt của con vật khác .v.v. Qua đó, chúng ta thấy rằng tình thương là tình cảm cá nhân của mỗi con người qua nhận thức sự quan hệ thân thuộc. Cho nên, tình thương vẫn còn sự giới hạn.
  1. Tình yêu:
Tình yêu là nói về tình cảm lứa đôi trai gái. Khi người nam và nữ yêu nhau, thì họ sẽ kết hôn, lập gia đình và sanh con. Khi người nam yêu người nữ, thì người nam muốn sở hửu người nữ và muốn người nữ quan tâm lo lắng và yêu lại mình như vậy hoặc nhiều hơn nữa. Người nam nầy không muốn người yêu của mình chia sẽ tình cảm cho bất cứ ai. Ngược lại, người phụ nữ cũng vậy. Do đó, tình yêu là sự sở hửu và đầy ích kỷ.
  1. Từ bi:
Từ bi là ban vui cứu khổ. Bồ Tát ban vui cứu khổ tất cả chúng sanh. Chúng sanh gồm có người và vật. Từ bi là không có phân biệt người đó là gia đình hay người ngoài, dân tộc của mình hay dân tộc khác, người thân hay là kẻ thù; từ bi là không phân biệt bất cứ loài vật nào, từ bi là không phân biệt tôn giáo. Từ bi như vậy mới bình đằng.
Từ bi là không có điều kiện hay sự mong cầu đáp trả của người đối phương. Chúng sanh khổ đau trong biển sanh tử luân hồi, nên Bồ Tát chỉ dạy chúng sanh tu tập sao cho thoát khổ. Bồ Tát đã thanh tịnh, an lạc rồi. Bồ Tát đâu bao giờ mong chúng sanh cứu khổ ban vui cho Bồ Tát. Chỉ có Bồ Tát từ bi cứu độ chúng sanh thôi.
+ Làm sao có lòng đại từ bi?
          Đức Phật giác ngộ biết được lòng từ bi đã có sẳn trong tâm các chúng sanh, nhưng vì chúng sanh vô minh, ích kỷ, nên không thấy được tâm từ bi của mình. Chúng ta có thể đem tâm từ bi nầy ban bố cho tất cả chúng sanh vô lượng kiếp cũng không bao giờ có thể hết được. Vì tâm từ bi rộng rãi vô lượng, vô biên. Vậy mà chúng ta không biết sử dụng nó. Khi chúng ta qua đời rồi, chúng ta muốn thực hành từ bi tâm nầy, cũng không được. Lúc đó, chúng ta thật hối hận vô cùng. Muốn có tâm từ bi bao la, thì chúng ta phải phát nguyện: “Chúng con nguyện thành Phật cứu độ tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới”. Chúng ta phải thường xuyên phát tâm như vậy, thì tâm từ bi của chúng ta sẽ mở rộng ra. Vậy là chúng ta đã tự khai tâm của chúng ta rồi. Do đó, chúng ta mới biết rằng “ Đạo Phật là đạo khai tâm”. Đức Phật muốn chỉ dạy chúng sanh “khai tâm” hay nói cách khác là mở tâm từ bi của chúng sanh. Chúng sanh mở được tâm từ bi rồi, thì chúng sanh thành Bồ Tát, thành đức Phật.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây