BAN ĐIỀU HÀNH TỰ VIỆN

Thứ ba - 08/09/2020 09:42 Đã xem: 2112
BAN ĐIỀU HÀNH TỰ VIỆN
CHÙA PHẬT LINH
248A Ấp Phước Hiệp, xã Tân Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh BR-VT
Điện thoại : 0254 - 3891583

 
CHƯƠNG TRÌNH
SINH HOẠT TU HỌC
  
PL 2556 – DL 2012
 
   
CHƯƠNG TRÌNH
SINH HOẠT TU HỌC
  
Trụ trì Tỳ Kheo Thích Hạnh Định
 PL 2556 – DL 2012
 
 
TIỂU SỬ XÂY DỰNG CHÙA PHẬT LINH
A HISTORICAL BRIEF OF PHAT LINH TEMPLE
 
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
NAMO SAKYAMAUNI BUDDHA!
Kính bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni!
Dear all the most venerable Bhikkhu Sangha!
Kính thưa quý Phật Tử xa gần!
Dear all Buddhists!
Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu:
“Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”.

Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong tục tập quán của người  dân Việt, Đặc biệt về tín ngưỡng Phật giáo. Qua đó chúng ta thấy rằng mái Chùa luôn luôn gắn liền với đất nước và dân tộc, không thể tách rời nhau. Mái Chùa có trang nghiêm bao nhiêu, thì đó cũng đóng góp một phần làm nền tảng đạo đức nhân loại nói chung, cho đất nước dân tộc ta nói riêng.
Sư ông thượng Pháp hạ Minh, thế danh Huỳnh Văn Kiệm đã tìm đến miền đất nầy tọa lạc mặt đường trên quốc lộ 51 cách thành phố Bà Rịa 10 km và làm lễ đặt đá vào năm 1972. Năm 1973 Sư ông cùng với ban hội tự khởi công xây dựng ngôi Tam Bảo. Công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn về kinh tế và trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc. Do đó công trình xây dựng kéo dài mãi đến năm 1976, thì sư ông viên tịch và để lại ban hội tự cùng hàng môn đồ hiếu quyến bơ vơ.
Sư cô thích nữ Vạn Thanh, thế danh Huỳnh Thị Hoa, là con gái thứ sáu của sư ông, xuất gia với hòa thượng thượng Trí hạ Minh tại chùa Khuông Việt ở vương quốc Na Uy. Sau đó, sư cô về Việt Nam y chỉ với hòa thượng thượng Đồng hạ Quy, trưởng ban trị sự tỉnh BR-VT. Sư cô về trụ trì chùa Phật Linh. Sư cô cùng với ban hội tự cũng luôn luôn quyết tâm trùng tu lại ngôi Tam Bảo như hoài bão của sư ông trước kia. Sư cô  vừa lo giấp tờ trùng tu, và lo đắp vá ngôi chánh điện xuống cấp. Sư cô thường nói với Phật Tử: “tôi nhìn thấy ngôi Tam bảo mới hình thành, rồi tôi mất cũng mãn nguyện”. Đến khi bắt đầu thi công xây dựng ngôi Tăng xá, thì bệnh nặng bộc phát. Đầu năm 2007 sư cô viên tịch. Cho nên cũng không thực hiện được ước nguyện nói trên.

Đại đức Thích Hạnh Định là con trai của sư cô trụ trì. Thầy làm việc ở Ấn Độ về và cùng với ban hội tự tiếp tục lo việc trùng tu ngôi Tam Bảo. ĐĐ Thích Hạnh Định  xuất gia với hòa thượng thượng Như hạ Điển tại chùa Viên Giác ở Hannover – Đức Quốc. Năm 2007 thầy cùng với ban hội tự khởi công xây dựng. Theo ước tính của công ty xây dựng công trình chi phí khoảng 1,4 tỷ đồng, làm khoảng 8 tháng. Ban hội tự lúc bấy giờ chỉ có vài trăm triệu, không đủ để thuê công ty xây dựng, nhưng cũng may các anh em Phật tử đã có kinh nghiệm về xây dựng lâu năm, phát tâm giúp đỡ làm phần móng trước, sau đó thì kinh phí khó khăn, nên tạm ngưng vài tháng. Sự tiến hành Công trình bị lệ thuộc vào sự ủng hộ của Phật tử, cũng như bà con trong gia đình. Do đó công việc cứ từ từ.
Chúng tôi còn nhớ đầu mùa mưa năm 2008 Thầy Hạnh Định và anh Thắng (chú em bà con) cùng hai anh Phật tử (anh Đẹp và anh Dọn) mua toang về để đổ mấy chục cây cột tròn bê tông nầy. Mỗi cây cột phải đổ từ 3 đến 4 ngày mới xong. Những  ngày trời mưa to thì có thể kéo dài thêm. Đây là một trong những kỷ niệm khó quên trong công trình xây dựng ngôi Tam Bảo này. Khi làm xong phần cột thì bí, không ai biết làm phần mái cả. Lúc đó mọi người phải tìm người thợ chuyên môn làm Chùa. Gần hai tháng mới tìm được anh Quang Phật tử hứa khả giúp đỡ làm phần mái chùa cho. Lúc đó mọi người đều vui mừng làm sao!
Trong thời gian làm phần mái kéo dài hơn cả nữa năm, mà lại gặp tình hình kinh tế khó khăn vật giá leo thang xi măng, sắt thép giá cả lên vùn vụt, làm cho kinh phí tăng ngoài dự tính. Ban hội tự phải đi vay mượn tiền thêm để chi trả công thợ hằng tuần. Tuy nhiên cũng nhờ quý vị Phật tử bên vật tư xây dựng, công ty đá hoa cương, công ty tượng đá non nước, đã giúp cung cấp vật tư thiếu  . v.v. . nhờ vậy công trình xây dựng từ từ và hoàn thiện đến ngày hôm nay. Ban hội tự tính ra phần chi phí cho công trình là 2,8 tỷ, và phần tiền vay mượn và thiếu nợ tiền vật tư là 740, triệu đồng. Tổng chi phí tất cả khoảng hơn 3,5 tỷ đồng. Thật ra ban hội tự rất mừng thứ nhất là hoàn tất hoài bão của sư ông và  thứ hai là thời gian dài trong quá trình thi công không có tai nạn gì xảy ra cả. Tuy vậy ban hội vẫn còn lo; lo vì tiền vay mượn và thiếu nợ vật tư vẫn còn đang chờ đợi sau lễ khánh thành nầy. Nghĩ lại qua quá trình xây dựng nầy không phải chỉ có 3 năm, mà thật ra đã gần 40 năm rồi và đã trải qua 3 thế hệ . . . sự hiện diện ngôi Tam Bảo nầy đã phải mất biết bao thời gian, biết bao công sức và tiền của của những người đi trước và những người đi sau. Quý Thầy thường dạy: “xây dựng một ngôi Tam Bảo đã khó như vậy, huống chi xây dựng con người đạo đức lại càng khó hơn”.
Hôm nay trong bầu không  khí vui mừng hớn hở của buổi lễ khánh thành, với sự chứng minh của chư Tôn Đức Tăng Ni và sự tham dự đông đảo của quý Phật tử xa gần đã làm cho buổi lễ vô cùng trang trọng . . . 
Chúng con toàn thể trong ban hội tự chùa Phật Linh, thành tâm cảm niệm tri ân Sư Phụ (thượng Như hạ Điển) cùng chư Tôn Đức Tăng Ni đã giúp đỡ hổ trợ từ tinh thần đến vật chất; xin cảm niệm chính quyền các cấp giúp đỡ tạo điều kiện mọi phương diện và chúng tôi xin cảm niệm công đức quý Phật tử trong nước, và ở Âu Châu, Mỹ Châu, và Canada, .v.v. đã cúng dường tịnh tài, tịnh vật trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn.
Chúng con xin chấp tay cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ Sư Phụ cùng chư Tôn Đức Tăng Ni pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ; và chúng tôi cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ quý Phật tử luôn được nhiều phúc lạc, gặp nhiều thắng duyên trên bước đường tu học giải thoát . . .
Master Thich Phap Minh, ordinary name: Huynh Van Kiem was a founder of Phat Linh Temple. It located on highway 51 about 10 km from Ba Ria city. He did the first stone ceremony for construction on 1972 and started construction on 1973. The contruction had not been completely because of war. In 1976, he passed away.
His daughter Huynh Thi Hoa, Dharmname: Thich Nu Van Thanh, ordinated by master Thich Tri Minh, abbot at Khuong Viet Temple in Norway. She came to Viet Nam for to take care of Phat Linh Temple. She wished to rebuild this construction. But 2007, she got sickness and passed away.
Her son Thich Hanh Dinh, did work as a monk in charge of Vien giac Temple at Bodhgaya in India. He ordinated by master Thich Nhu Dien, abbot of Vien Giac Temple at Hannover city, in Germany. He did rebuild this construction in 2007 and in 2009, construction would be completed. The openningsceremony organised on 4,5 July 2009. Consumery, this Temple had been undergone for building by three generations.
On behalf of Phat Linh Sangha Community, we would like to say “Thank you” to all the most venerable Bhikkhu Sangha and all donors for supports of construction of Phat Linh Temple. We one again would like to pay gratitudes all of you.
We all sincerely pray the Lord Buddha blessing all of you having good health, peaceful and happiness in the mind. We would like to dedicate all merits to all living beings becoming Buddhas soon.
 
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT!
NAMO SAKYAMAUNI BUDDHA!
 
Chùa Phật Linh ngày 04/07-2009
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
   
TIỂU SỬ TRỤ TRÌ CHÙA PHẬT LINH
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
A BIOGRAPHY OF ABBOT OF PHAT LINH TEMPLE
 
Chư Tôn Đức có dạy:
“Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.”

 Đại đức trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là bác sĩ Đỗ Đình Phẩm, làm tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, mẹ Huỳnh Thị Hoa, là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp 11, cùng năm ấy 1989, thầy theo mẹ đi đoàn tụ gia đình tại thủ đô Oslo - vương quốc Nauy. Sang Nauy thầy học nghề sức khỏe môi trường xã hội; sau đó đi làm nhân viên siêu thị Rimi. Thầy xin quy y Tam Bảo với hòa thượng thượng Minh hạ Trí tại chùa Khuông Việt – Nauy, pháp danh là Minh Định. Mặc dù ở xứ lạ quê người, nhưng thầy cũng thường tới chùa tu học Phật pháp thường xuyên. Năm 1995, Thầy cùng mẹ đi hành hương Ấn Độ và nhờ vậy, sau 2 năm, thầy sang chùa Viên Giác ở thành phố Hannover - Đức Quốc, phát tâm xuất gia với hòa thượng thượng Như hạ Điển vào ngày 31 tháng 07 năm 1997, được pháp tự là Hạnh Định. Một năm sau, thầy thọ Sa Di vào ngày 16 tháng 05 năm 1998. Sau thời gian tu học 5 năm thầy thọ Tỳ Kheo giới, pháp hiệu là Giác Niệm vào ngày 01 tháng 07 năm 2001.
Năm 2003 thầy được Sư Phụ đề cử sang Ấn Độ làm tri sự Trung Tâm Tu Học Viên Giác và đồng thời phụ lo Phật sự của chùa Phật Linh ở Việt Nam. Tháng 10 năm 2006 thầy trở về Việt Nam trực tiếp đại trùng tu chùa Phật Linh; sau 4 năm xây dựng công trình hoàn thành. Chùa Phật Linh chính thức tổ chức lễ khánh thành vào ngày 4 và 5 tháng 07 năm 2009; kể từ đó sinh hoạt tu học bắt đầu phát triển mãi đến ngày hôm nay.
Ước nguyện của thầy là lập đạo tràng Tịnh Độ ở chùa Phật Linh để cho mọi người đến tu học, ngõ hầu báo đáp ân đức chư Phật, chư Bồ Tát và chư Tôn Đức.
Master Thich Hanh Dinh, ordinary name: Do Dinh Binh, born in 1972 at Sai gon city, Viet Nam. His father was a doctor at Nguyen Tri Phuong hospital. His mother was a tourist guide. Since, he was 11 class at high school; He did move with famnily to Norway in 1989. In Norway, he did study sosial and environment at high school. After that, he worked as cashsier in Rimi shopping in Oslo. In 1995, he and his mother visited the Lord Buddha `s holy land in India. On 31 July 1997, he ordinated as a Buddhist monk by master Thich Nhu Dien, a Abbot of Vien Giac Temple, at Hannover city, in Germany. On 16 May 1998, he did ordinate Sammenera. On 01 July 2001, he did ordinate Bhikkhu. In 2003, he was monk in charge of Vien Giac Temple. On 2006, he came back to Viet Nam for to take care of Phat Linh Temple. He did complete whole construction of Phat Linh Temple. The openningsceremony of Phat Linh Tepmle was held on 04,05 July 2009. From that day, all activitives had been running well until now.
He wished that Phat Linh Temple would be a pure land for everyone to seach peaceful and happiness in their lives.
 Nam Mô A Di Đà Phật!
Namo Amitabha Buddha!
                     Chùa Phật Linh mùa an cư, ngày 30 tháng 06 năm 2012
 
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
 
 CHÙA PHẬT LINH
248A Xã Tân Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh BR-VT
Điện thoại : 0254-3891583

 
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TRONG TU VIỆN
ORGANISATION IN MONASTERY

 
MỤC LỤC – CONTENT
I - Lời Giới Thiệu - Introduction
II – Điều kiện xuất gia - Condition to be a monk in monastery
III – Nội quy Tăng chúng - Sangha community `s rules 
IV – Ban điều hành trong tu viện - Organisation in monastery
V -  Thời khóa hằng ngày - Time table
VI –  Chương trình tu học - Studying program
 
I - Lời Giới Thiệu – Introduction:
         Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là : “Khai ngộ chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”. Vì mục đích nói trên, chư Phật mới thiết lập Đạo tràng Tịnh Độ để hóa độ chúng sanh thoát khỏi kiếp sanh tử luân hồi.
         Chúng tôi ước muốn chùa Phật Linh sẽ sinh hoạt tu học cho người xuất gia & tại gia như một viện chuyên tu. Đệ tử Phật gồm có người xuất gia và người tại gia. Người xuất gia là người duy trì và phát huy mạng mạch Phật Pháp, còn người tại gia là ủng hộ, bảo vệ cho ngôi Tam Bảo. Nhưng cả hai cũng đều phải giữ gìn Giới luật và thực hành lời dạy của Đức Phật một cách nghiêm túc. Ngõ hầu mới có thể chứng nghiệm và đạt được sự an lạc thiết thực qua kinh nghiệm bản thân.
Trong xã hội có rất nhiều thành phần, nhưng nếu không có luật pháp, thì cũng dễ xảy ra sự hỗn loạn và mất trật tự an ninh, hoặc trong gia đình không có nề nếp giáo dục rõ ràng, cũng có thể đưa đến mất hạnh phúc . . . Tự viện là nơi tập trung người tu học ở khắp nơi thì cũng không thể không có những ưu khuyết điểm xảy ra. Vì lẽ đó, chúng tôi cũng cố gắng làm bảng nội quy, tổ chức sinh hoạt tu học theo sự chỉ dạy của chư Tôn Đức, để cho cả hai hàng đệ tử của Phật có phương chỉ nam hướng tới tu học một cách dễ dàng. Chủ trương tu học của Tự Viện là Thiền Tịnh Song Tu, “Cầu sanh Tịnh Độ”. Nếu như mọi người ai cũng biết tu và biến tâm mình thành Tịnh Độ, thì từ trong gia đình, tới xã hội, đất nước và cả thế giới nầy sẽ được an vui, hòa bình.
Chúng tôi cố gắng hết sức mình tạo duyên lành cho mọi người hướng đến mục đích nói trên, ngõ hầu báo ân phần nào cho sự dày công hoằng hóa của chư Phật, chư Bồ Tát và chư Tổ Sư trong vô lượng số kiếp qua.
The Lord Buddha gave teachings to human beings enlightening the truth of the life and the truth of true mind. That was reasons, the Lord Buddha did establish Pureland for human beings studiing Dharma and practising meditation to liberate Samsara. We wished that Phat Linh Temple would be a Pureland for monks and lay peoples practising the Lord Buddha `s teachings. Monks would propagate Buddhism for everyone. The Buddhists would support and protect Triple Gems.
If there are no rules and regulations in society; there could be not in order and  happen complicated. Even in family. There were many peoples from somewhere in Monastery. So Monastery has also been a small society. It could be positive and negative in between. Therefore, we should make commen rule, regulations, timetable and management. If everyone follow commen activitives, then it will be peaceful in monastery. This monastery will be a pureland.
We try on our best to create good opporpunities for everybody focusing the purposes above. By this way, we would like to pay gratitude of the Lord Buddha `s teachings.
Namo Sakyamauni Buddha!
        
Mùa An cư chùa Phật Linh
Ngày 26/05-2005 (nhằm ngày 19/04 ÂL)
 Tỳ kheo Thích Hạnh Định
 
II – ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI XUẤT GIA - CONDITIONS TO BE A MONK IN MONASTERY:
Tự Viện là nơi quy tụ những người con Phật khắp nơi phát tâm tu học đạo giải thoát. Vì lẽ đó, Đại chúng cần phải có nội quy chung để giúp cho tập thể an ổn và tu tập thanh tịnh. Sau đây là những điều cần thiết trước khi nhập Chúng:
The monastery is a place where all the Monks allow to stay and to practise  the Buddha `s teachings. If the Sangha community accept them as a member in the monastery. We should give them good teachings and practice. At the same time, we also provide them foods, materials, healthcare, .v.v. But all the Monks should follow the commen rules for to have a harmony of Sangha community. All the rules are below:
1 – Nộp giấy chứng minh nhân dân
- To submit the personal ID.
2 – Nộp giấy xác nhận độc thân. Trường hợp, bạn đã lập gia đình rồi, thì bạn phải nộp giấy xác nhận ly dị.
- To submit the single certificate. In the case, you got mariaged before. You should deliver divorce certificate.
3 – Nộp giấy sơ yếu lý lịch.
- To submit official curriculum vitae.
4 – Nộp giấy khám sức khỏe.
- To submit health certification.
5 – Nộp đơn xin xuất gia.
- To submit the application form for to be a monk.
6 – Bạn dưới 18 tuổi, bạn nộp giấy phép của cha mẹ.
Under 18 old age, you should submit permission from parents.
7 – Người xin xuất gia phải đủ lục căn như: Không mù, không câm, không điếc, không tàn tật, không bị bệnh tâm thần, .v.v.
- Being a monk do not be blind, dumb, deaf, handicapped and no memtal illness. ect . .
8 – Nộp bằng cấp III trường phổ thông trung học. Trừ khi, bạn hơn 40 tuổi.
- To submit the high school certificate. Unless, you are over 40 old age.
9 – Không thiếu nợ hay phạm pháp quốc gia.
- Do not have debt or commit criminals.
10 – Không có công việc làm ràng buộc trong xã hội.
- Do not have any relationship in society.
11 – Cấm sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, hút thuốc, uống rượu, dùng chất say, đánh bài, cá độ đá banh, đánh đề, cho vay, hay buôn bán làm ăn .v.v.
- No killing, no stealing, no sex, no telling lies, no smoking, no drink alcohol, no drug, no playing cards, no businesses .ect ..
12 – Người xuất gia không được rời bỏ Tăng đoàn và sống riêng lẻ như người thế tục.
- Being a monk do not leave from Sangha community. Do not live separatly like secular life.
13 – Tất cả đại chúng đều phải theo thời khóa hằng ngày, tuân thủ nội quy và làm các công việc của chúng Tăng.
- All monks should follow time table, Sangha community `s rules and working duties.
14 – Cấm nói xấu, đánh lộn với nhau. Đại chúng phải sống hòa hợp trong Tăng đoàn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái; Bạn có thể xin phép đến tu viện khác tu học. Nhưng không được nói xấu Tăng đoàn.
- No fighting, no slander each other,  being harmony in Sangha community. If you do not feel comfortable here, you can ask permission to leave for another monastery. But you should not speak ill about Sangha community.
         Trường hợp, bạn không đủ điều kiện trên. Bạn không thể xuất gia được.
         In the case, you do not have enough conditions above. You can not be a monk.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 Namo Sakyamauni Buddha!
 
IIISANGHA COMMUNITY ` S RULES AND REGULATIONS:
         Mục đích của đời sống người xuất gia là đạt định và huệ. Do đó, người xuất gia nên dùng hết thời gian của mình để học Phật pháp và tu tập thiền định, thiền quán. Tuy nhiên, người xuất gia cũng phải theo những nội quy chung trong tu viện.    
The purpose for Monks `s life is to achive sammadhi and wisdom. So, being a monk should use the times to study the Lord Buddha `s teaching and to practice Sammatha and Vipassana meditation. But we should follow the commen rules in Monastery.
1 – Hành giả không nên đi ra ngoài quá nhiều. Trừ khi đi học, đi bác sĩ, đi thăm cha mẹ, người thân khi bệnh tật, hoặc có đám tang người thân thuộc. Tuy nhiên, đi đâu cũng phải xin phép Sư Phụ và tác bạch đại chúng.
- Practitioner do not go out too much. Unless, going to school, doctors and visiting parents, relative during being sickness, or there is dealth ceremony of family members. However, we should ask pernission from Sangha community.
2 – Đại chúng có thể tiếp khách tại phòng khách và nơi công cộng. Không được tiếp khách nơi vắng vẻ.
- All Monks can contact the guests in the sitting room or public places. Not in the secrect places.
3 – Chúng Tăng phải hoàn thành công việc được phân công.
- All Monks should complete their duties.
4 – Chúng Tăng phải luôn có mặt đúng giờ trong các thời khóa tu. Ngoài trừ bệnh tật hay lý do chính đáng.
- All Monks must be present in time in all session. Except sickness or other reasons.
5 – Hành giả không được lười biếng trong lúc đại chúng làm việc.
- Practitioner is not allow to be lasy, while all Monks do works together.
6 – Tất cả chúng Tăng có trách nhiệm giữ gìn tài sản của Tam Bảo nói chung, tu viện nói riêng.
- All Monks must have responsibility to take care all the monastery `s property.
7 – Chúng Tăng phải xin phép khi đi ra ngoài. Chúng Tăng phải thông báo quản chúng khi về trễ.
- All Monks must ask permission for to go out. You should inform the monk in Sangha in the case you come back late.
8 – Ai muốn xin qua tu viện khác tu tập, thì bạn xin tác bạch đại chúng.
- Who would like to move to another monastery. You can ask permission from Sangha community.
9 – Tất cả người xuất gia không được phép tham gia hội đoàn chính trị hoặc hội đoàn xã hội, .v.v.
- All Monks are not allow to join in any political group or to do business, ect..
10 – Khi bạn rời khỏi tu viện và Tăng đoàn thì bạn phải có trách nhiệm với chính mình.
- If you leave from monastery and the Sangha community, so you should have responsibility by yourselve.
 
IV – TỔ CHỨC - ORGANISATION:
         Trong công việc nào cũng là vấn đề, nếu chúng ta không biết cách sắp xếp giải quyết. Nhất là trong cộng đồng, xã hội, cũng như quốc gia cần phải biết cách tổ chức, điều hành nhân sự và công việc sao cho thích hợp thì vấn đề mới vắng mặt. Nhiều Tự Viện có đông người ở chung như một cộng đồng hay một xã hội nhỏ thì cũng rất cần thiết cho việc tổ chức đúng đắn. Do đó chư Tôn Đức soạn ra phương cách tổ chức điều hành trong Tự Viện như sau :
The Sangha community is a small society. If we know how to organise the management members in the monastery. Then we will be stronger.
A. Ban tổ chức – Organisationsmembers:
1) Trụ trì: Chịu trách nhiệm hướng dẫn tu hành và quyết định xem xét tổng quát toàn bộ Tự Viện.
- The abbot: He has responsibity to take care all activity in the monastery.
2) Phó trụ trì: Thay thế Trụ Trì khi vắng mặt hoặc đặc cách một trách nhiệm gì do Trụ trì giao phó.
- Vice abbot: He can replace the abbot in the case of absent.
3) Ban giáo thọ : là Sư Phụ, hoặc là quý thầy Giảng sư.
- The Dharma teacher have responsibility to teach Dharma to the monks and Buddhists.
4) Thư ký: Gìn giữ những văn kiện, thư từ quan trọng của Tự Viện. Soạn thảo văn thư và liên lạc qua lại với Giáo Hội, Chánh Quyền, Phật Tử.
- The secretary: He has pesponsibility to solve all documents in the monastery.
5) Thủ quỹ: Giữ tài chánh của Chùa.
- The treasurer: He keeps the property of monastery and solve all expenditures.
6) Quản chúng: Có trách nhiệm sắp đặt việc tu hành của toàn Chúng, Chủ lễ trong các buổi lễ, xem xét nhắc nhở sự tu hành, đạo đức và tật bệnh của Chúng.
- The sangha in charge: He has to take care of monks.
7) Phó quản chúng: Có trách nhiệm thay thế quản chúng khi vắng mặt và nhận một công tác đặc biệt do quản Chúng giao phó.
- The vice sangha in charge: He helps and replace the sangha in charge.
8) Tri sự: Sắp đặt phân công nhân sự trong mọi công việc của Tự Viện. Phân chia vật dụng cho Chúng.
- The monk in charge: He takes care of maintainent of construction and do all activities in monastery.
9) Tri khách: Tiếp xúc các Phật tử và sắp đặt nơi ăn ở cho khách. Nếu khách cần ở lại, hướng dẫn xin và trình giấy với Chánh quyền.
- The guest monk: He contacts the guests. If they want to overnight in monastery, he can guide them and receive their ID.
10) Tri khố: Mua sắm những thức ăn uống, sắp đặt cho Ban trực nhật nấu nướng những thức ăn thích hợp với nhu cầu cần thiết cho Chúng.
- The monk in charge of the foodstore: He takes care of food store.
11) Hương đăng: Lau quét điện Phật, chưng cúng hoa quả và hướng dẫn Phật tử hành hương lễ Phật.
- The monk in charge of Buddha `s hall: He take care of Buddha `s hall and guide the lay peoples how to worship Buddha.
12) Tri viên: Trồng trọt và trông coi săn sóc toàn bộ hoa kiểng trong khuôn viên Tự viện.
- The monk in charge of garden: He take care of the garden.
13) Ban nghi lễ: Sắp xếp tụng niệm các lễ đám.
- The monk in charge of ceremonies: He takes care of all ceremonies.
 
C. Bầu ban chức sự - Election of management in monastery:
         Đức Phật thành lập Tam Bảo để cho chúng sanh nương tựa lâu dài. Sau khi, đức Phật nhập Niết Bàn, thì Tăng đoàn thay đức Phật duy trì Phật bảo và pháp bảo. Tất cả chư Tăng đều phải nương tựa tổ chức của Tăng đoàn và sống hài hòa trong Tăng đoàn. Chùa là nơi thờ Tam Bảo ( Phật, pháp, Tăng). Vị trụ trì là người đại diện cho Tăng đoàn để duy trì Tam Bảo. Do đó, tất cả tài sản của chùa là thuộc về tài sản của Tam Bảo nói chung, Tăng đoàn nói riêng.
         The Lord Buddha establisthed the Triple Gems where the living beings can take refugee in forever. As Lord Buddha entered Nirvana already, after that Sangha had replaced Lord Buddha to mantain the Triple Gems. All Monks should live together  in harmony of Sangha Community. Monastery is a place where everyone worship Triple Gems. The abbot is representativ of Sangha Community to remain Triple Gems and its properties.
         Có những vị trụ trì là người sáng lập chùa. Vị nầy có công đức lập Chùa, nhưng không có nghĩa là chùa nầy là tài sản riêng của vị trụ trì. Ngôi chùa là do sự đóng góp công sức, tiền tài và vật chất của các tín đồ Phật giáo xa gần. Họ cúng dường làm chùa để duy trì Tam Bảo (Phật, pháp và Tăng đoàn). Chứ họ không có cúng dường cho vị trụ trì làm tài sản riêng. Nếu vị trụ trì nghĩ rằng chùa nầy là tài sản riêng của mình, thì vị nầy là người ăn cướp tài sản của Tam Bảo. Chùa là thuộc về của Tăng đoàn. Cho nên, chư Tăng nào ở tu học cũng được, nhưng phải theo chương trình sinh hoạt và nội quy của chùa đó.
         Some Monks are founders of monastery. They did a lot of work for this monaster. But it did not mean that monasteries are their private or personal property. The monasteries have been contribuded moneys, materials and a lot of supports by all Buddhists and donors. ect. . They did not want to donate the Abbot `s  personal property. If the Abbot said that monastery was his personal property. It means that he robbed the Triple Gems `s property. The Triple Gems and monastery are belong to Sangha Community. So all Buddhist Monks have rights to stay in all monasteries in order to practise The Lord Buddha `s teachings. But all Monks have to follow Silas, timetable, activitives in monastery.
         Trường họp, vị trụ trì một mình quản lý chùa, thì vị nầy có trách nhiệm chăm lo một mình. Nếu chùa có 4 vị tỳ kheo trở lên, nghĩa là chùa có đủ Tăng đoàn. Vì thế, vị trụ trì có trách nhiệm tổ chức tác pháp yết ma theo Tăng đoàn hay nói cách khác là bầu ban chức sự để diều hành sinh hoạt Tăng chúng trong chùa. Do đó, Tăng chúng nên tìm hiểu những điều dưới đây.
         In the case, the Abbot manages monastery alone, then he has responsibity to take care of all things alone. If there are 4 bhikkhus up in monastery. That is enough a Sangha. Then the Abbot must elect a managing committee. Now we reseach it as followings:
1 - Các Vị được bầu do phiếu bầu hơn 51 phần trăm trở lên của các Vị trong Tăng đoàn.
- All Delegates have been elected by 51% of Sangha.
 
2 - Nhiệm kỳ bầu là 5 năm. Bầu ban vào ngày 1/12 và thừa nhiệm vào đầu năm ngày 01/01.
- The term last 5 years. Election organises on 01 dec and new term can start on 01 Jan.
 
3 - Tăng đoàn quy định các vị trong Ban chức sự (Ban điều hành) sau nhiệm kỳ 5 năm tự động mãn nhiệm kỳ. Tăng đoàn phải bỏ phiếu bầu ban chức sự mới.
- Sangha made rules and regulations for term 5 years. After 5 years, all delegates automatically will be expired. Then Sangha open new election.
 
4 - Nếu vị nào từ chức  có lý do chính đáng, thì Tăng chúng phải chấp thuận và bầu người mới.
- If  any delegate would like to resign his work with properly reason. Then Sangha must approve and elect new one.
 
5 - Nếu vị nào trong ban chức sự vi phạm lỗi lầm lớn như giới luật, luật pháp quốc gia, làm tai tiếng cho giáo hội Phật giáo, Tăng đoàn, và tín đồ Phật giáo, mà Tăng chúng có chứng cớ, thì Tăng chúng sẽ họp cách chức và bỏ phiếu bầu lại. Phiếu bầu hơn 51% sẽ được chấp thuận.
-If any delegate commits Silas, criminals, and other matters that effect Congregation, Buddhism, Sangha and Buddhist Community. Sangha have his evidences. Then Sangha have right to dismiss him. Then Sangha elect new one.
 
6 - Trước khi bầu cử, Tăng chúng phải được thư mời và phiếu bầu. Trường hợp ai không có mặt bỏ phiếu vào ngày bầu cử, thì coi như phiếu bầu nầy bị hủy bỏ và không có giá trị. Dù cho, vị nầy có bất cứ lý do gì.
- Before election, all members must be received invitation letter and votes. Who is absent in election day. Then their votes will be deleted. Even though, they have any reasons.
 
7 - Ban chức sự đã được quyết định bầu cử rồi, thì đại chúng nên chấp nhận vui vẻ mà cộng tác làm việc. Những vị được bầu là những người đại diện Tăng chúng tạm thời 5 năm để chăm lo cho Tam Bảo, Tăng đoàn và tín đồ Phật giáo. Cho nên, mọi người không cần phải tranh chấp với nhau về chức vị lãnh đạo.
- Managing Committee were elected already, then everybody should be happy and cooperate each other. They are temperary reprensentative 5 years of Sangha in order to take care of Monastery `s activitives. Therefore, everyone do not compete any posittion.
 
8 - Tất cả những vị trong ban chức sự đều phải nộp sơ yếu lý lịch. Tăng chúng phải xem họ có trốn nợ hay vi phạm luật pháp quốc gia hay không? .v.v.
- All Delegates should deliver curriculum vitae and all education certificates. Sangha will considerate that they commit Silas, commit crimes, or have any debts .ect. .
 
9 - Nếu nhân sự nào muốn từ chức thì phải nộp đơn xin từ chức cho ban Tăng sự.
- If anyone resign your duty. So he can deliver resignation form to Sangha.
 
10 - Mỗi tháng họp 2 lần vào tối 15 ÂL và ngày 01 đầu tháng để báo cáo chi thu và các công việc Phật sự.
- We have meeting two times in a month on the first and the 15th lunar calendar. Then the secrectay reports monthly expenditure and activitives.
 
11 - Trường hợp các vị ban chức sự vắng mặt buổi họp phải báo trước, nếu quá 10 lần vắng mặt trong năm mà không báo, thì Tăng chúng thay đổi nhân sự mới.
- Anyone must inform Sangha. If they will be absent in meeting. In the case, they are absent 10 times without reports. Then Sangha can change a new one.
 
12 - Các vị ban chức sự đại diện Tăng chúng đều phải được tuyển chọn người có học, có tu, có tư cách đạo đức.
- All Delegates should have good personalities, good educations and good practices.
 
13 - Mọi người đều có quyền đề nghị việc chung của Tăng chúng. Nhưng những vị nào nói xấu,  có gây xung đột, chia rẽ trong Tăng chúng. Nếu Tăng chúng có đầy đủ bằng chứng nói trên, thì Tăng chúng có quyền cách chức họ.
- Everyone are able to suggest anything in Sangha. But noone allow to slander each other, create fighting and disunite Sangha. Sangha have any evidences above, then Sangha expell him from Sangha.
 
14 - Sau khi bầu cử rồi, thì các người đại diện phải phát nguyện phụng sự Tam Bảo trước đại chúng.
- After election, all Delegates vow to complete their duties and follow rules and regulations in front of Sangha.
 
15 - Tăng chúng quy định sinh hoạt các Phật sự thuộc về Phật giáo. Các sinh hoạt chính trị và xã hội không được đem vào trong Tăng chúng và chùa để sinh hoạt.
- Sangha have rules and regulations for all monks to do Buddhist services only. All Monks are not allow to do political works and business, .ect. . in Sangha `s activitives.
 
D. Tài chánh cúng dường - Donation:
- Tiền cúng dường Tam Bảo được chia ra cúng Phật, Pháp và Tăng đoàn như sau:
- Donation is for Triple Gems as Buddha, Dharma, and  Sangha.
I – Cúng đức Phật - Donation for Buddha:
- Cúng bông, trái cây, nhang, đèn, .v.v.      
- Offering flowers, fruits, incences, candles, .ect . .
II – Cúng pháp - Donation for Dharma:
- In Kinh sách .v.v.
- Offering the Dharma books, Dharma courses, ect. .
III – Cúng Tăng đoàn - Donation for Sangha community:
1 - Chi phí cho ẩm thực hằng ngày.
- Daily foods for Sangha community.
2 - Chi phí tứ vật dụng cho Tăng đoàn.
- Life materials for Sangha community.
3 - Chi phí học hành.
- School fee and school materials.
4 - Chi phí phần y tế tật bệnh cho Tăng đoàn.
- Healthcare  and life insurance for Sangha community.
5 - Chi phí tiền điện, nước, Điện thoại, TV, internet .v.v. hằng ngày.
- Expenditure for electricity, water, Telephone, TV, Internet, .ect . .
6 – Tri sự có thể cúng dường cho chúng một ít để chi tiêu cá nhân, Nếu có dư.
- Monk in charge can give all the monks a small pocket money monthly. If the donation funds is possiple.
7 – Tất cả chúng nhận cúng dường thì phải cúng dường lại Tam Bảo một nửa để nuôi chúng.
- All monks should offer a half of personal donation to The Triple Gems for to take care  the monastery `s expenditure and Sangha community.
IV – Chi phí cho duy trì tự viện - Donation for maintainent of construction:
- Chi tiêu cho duy trì xây dựng sửa chữa tự viện.
- Expenditure for maintainent and rebuilding of the monastery.
   
IV. THỜI KHÓA HẰNG NGÀY – TIME TABLE:
04 giờ                Thức Chúng - Wake up
04 giờ 15          Hô chuông – Ringing bell.
04 giờ 30          Tọa thiền - Meditation.
05 giờ                Công phu khuya - Chanting.
07 giờ                Tảo thực - Breakfast.
07 giờ 30          Chấp tác – Tidy up.
08 giờ 30           Học Chúng - Study.
10 giờ                Cúng ngọ - Cooking rice offering to Buddha.
11 giờ                Ngọ trai - Lunch.
12 giờ                Chỉ tịnh – Take rest.
13 giờ 30          Thức Chúng – Wake up.
14 giờ                Tham thiền, niệm Phật - Meditation.
15 giờ 30           Công phu chiều - Chanting.
17 giờ                Vãn thực – Dinner.
18 giờ 30           Tịnh độ - Chanting.
19 giờ 30           Tọa thiền - Meditation.
22 giờ 00           Chỉ tịnh – Sleeping time.
 
  1. Sáng ngày 14, 30 ÂL chư Tăng Bố-tát; Tối rằm họp Chúng.
  2. Sau lễ Sám hối, có bố tát cho Phật tử và thuyết giảng.
  3. Mỗi tháng tổ chức Bát Quan Trai 1 lần.
 
V – CHƯƠNG TRÌNH HỌC – STUDIING PROGRAM:
         Nhiều người nghĩ rằng đi tu theo đạo Phật là ăn, mặc, và sống khổ hạnh, cực khổ . . . Đó là vì họ hiểu đạo Phật theo quan niệm cá nhân, hay hiểu theo  kinh nghiệm cuộc sống, hoặc định nghĩa cái nhìn hình thức bên ngoài nào đó, chứ họ không chịu hiểu đạo Phật theo đúng giáo Pháp của Ngài. Ở đời người ta đi tìm cuộc sống ấm no hạnh phúc, bằng cách phải nỗ lực học tập một kiến thức nào đó như về y khoa, văn chương, hoặc là một ngành nghề nào đó, mục đích chung là để tìm phương cách thuận lợi để đáp ứng với đời sống vật chất, và để nuôi tấm thân nhỏ bé nầy. Lý do là vì thân nầy cần phải ăn uống mới duy trì được. Nhưng con người ăn uống ngủ nghỉ cũng chưa đủ, vì còn có lý trí, suy nghĩ, tình cảm, hay nói chung đó là đời sống tinh thần. Vậy đi tu cũng không có gì lạ là học đạo, hay  nói cách khác là học giáo pháp của đức Phật. Mục đích là để thăng bằng cả hai đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Phật pháp thì bao la, nếu không biết cách nghiên cứu, hoặc không thầy hướng dẫn thì biết đâu mà mò. Vì vậy quý Thầy soạn giáo trình căn bản cho người mới tập tu học dễ dàng nương tựa.
 
A - Người tập tu – New practitioner :
  1. Học thuộc lòng hai thời công phu; nhị khóa hiệp giải.
- To memorize daily chanting.
  1. Học Luật tỳ ni, Oai nghi.
- To learn morality.
  1. Học nghi lễ (học sử dụng các Pháp khí).
- How to use Buddhist instruments.
 
ĐIỀU KIỆN TẬP TU – TRIING TIME:     Người Phật tử muốn xuất gia, thì trước phải tập sự tu học ít nhất tháng trở lên;  nếu là người bán thế xuất gia (nghĩa là đã có gia đình rồi mới đi tu) thì  phải lâu hơn, lý do là tập khí đời nặng hơn. Trong thời gian này Thầy trò tìm hiểu nhau. Người tập tu phải có trình độ văn hóa ít nhất lớp 10 trở lên (trừ trường hợp đặc biệt) và lục căn phải đầy đủ.
 
B - Sa Di - Samanera:
1 - Kinh Tứ Thập Nhị Chương; Kinh Di Giáo; Kinh Bát Đại Nhân Giác.
2. Luật: Luật Sa Di; Quy sơn cảnh sách.
- To learn Samanera `s sila.
3. Phật Học Phổ Thông.
- To learn the general Buddhism.
4. Học Pháp số + Hán văn + Nghi lễ.
- To learn old Chinese
 
ĐIỀU KIỆN – CONDITIONS TO BE BHIKKHU: Sa Di phải tu học ít nhất 5 năm trở lên để thọ Tỳ Kheo giới (trừ trường hợp đặc biệt). Nếu chưa thọ và học giới Tỳ Kheo, thì không được rời khỏi Sư Phụ.
 
C – Tỳ Kheo:
* Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh -  Mahayana Tripitaka.
- Luật – Vinyana: gồm 1) Tứ Phần luật; 2) Ngũ Phần Luật, 3) Thập Tụng Luật, 4) Maha Tăng Kỳ Luật, 5) Pali Luật.
- Luận – Abhidamma: gồm Trung Quán luận; Đại Thừa Khởi tín Luận; Nhân Minh Luận; Đại Trí Độ Luận; Câu Xá Luận; .v.v. .
- Giáo lý căn bản tiếng anh - The basical Buddhist theory in English.
- Lịch sử Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam - The Indian, Chinese and Vietnamese Buddhist history.
- Tôn giáo học - Other religious study.
- Học nghi lễ: Giới đàn Tăng – The Buddhist General Rituals.
- Tứ Diệu Đế - Four Noble Truths.
- Ba mươi bảy phẩm trợ đạo - Thirty seven factors to achieve Buddha.
- Luật nhân quả - Law of Cause and effect.
- Luật nhân duyên - Cause and condition law.
- Thập nhị nhân duyên - The Twelve Links of Dependent Origination.
- Phát Bồ Đề tâm - Bodhicitta generation.
- Lục độ Ba La Mật - The six Paramitas: Giving; Keep silas; Patience; Diligent; Sammadhi; Wisdom.
* Pháp môn tu - Practice:
- Pháp môn Tịnh Độ - Pureland practice.
- Thiền chỉ: Thiền quán sổ tức – Sammatha.
- Thiền quán: Ngũ đình tâm quán, quán tứ niệm xứ - Vipassana meditation.
* Quản trị - Management:
- Tổ chức quản trị tu viện và trường Phật học - Management of The Buddhist monastery and school.
- Học tổ chức Giáo Hội, Hiến Chương Giáo Hội. – Study of organisation and the Charters of Congregation.
* Phương pháp hoằng pháp trong đời sống - Propagation methods in Soceity:
         Chúng ta có thể  giảng dạy qua 1) Trang nhà, 2) Youtube, 3) Facebook, 4) Radio, 5) Truyền hình, 6) Báo chí, 7) Sách vở, 8) Âm nhạc, 9) Phim ảnh, 10) Hình ảnh, 11) Trường Phật học, 12) Khóa tu, 13) Các hoạt động văn hóa Phật giáo, 14) Công việc từ thiện, 15) Hành hương, .v.v. 
We can give Buddha `s teachings and we post them on: 1) Website, 2) Youtube, 3) Facebook, 4) Radio, 5) Television, 6) Newspapers, 7) Books, 8) Music, 9) Film, 10) Pictures, 11) Buddhist school, 12) Meditation retreat, 13) the Buddhist cultural activitives, 14) Charitable works, and 15) Pilgrimages, .ect . .
 
  
BỔN PHẬT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA
THE BUDDHISTS `S DUTY
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Namo Sakyamauni Buddha!
Kính thưa quý Phật tử!
Dear all the Buddhist!
Phật tử tại gia là người lập gia đình, sanh con, sanh cháu để tiếp nối dòng họ. Do đó, Phật tử lo làm ăn buôn bán để lo mái ấm gia đình. Như vậy, Phật tử tại gia là người đi theo con đường đời. Con đường đời là con đường sanh tử luân hồi. Tuy nhiên, Phật tử đã quy y Tam Bảo là kết thiện duyên với Tam Bảo nói chung và đức Phật nói riêng. Phật tử thọ 5 giới của đức Phật là để tập tu trau dồi đạo đức. Vì 5 giới năm là nền tảng đạo đức của nhân sinh, nhân loại. Giữ 5 giới nầy có lợi ích hiện đời không sợ chính quyền dòm ngó; Ông tòa không có cơ hội xử tội; Chết không sợ ông Diêm Vương phán xét và không sợ đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kiếp sau sanh nhân đạo.
Phật tử xuất gia là người theo con đường đạo. Họ không lập gia đình để sống theo đời sống phạm hạnh, giới luật của đức Phật. Ngõ hầu thoát kiếp sanh tử luân hồi.
Phật tử tại gia đã biết sự khác biệt nói trên. Quý vị cũng nên lưu ý về bổn phận của mình như sau:
Phật tử tại gia đã biết sự khác biệt nói trên. Quý vị cũng nên lưu ý về bổn phận của mình như sau:
The Buddhists are the lay peoples whom can get marriage and having children. So they must do bussiness for to take care of whole families. We can say that they follow the mundane lifes. The rural life is the way to reincarnation. However, the Buddhists took refugee in the Triple Gems and receive 5 precepts. 5 precepts are the basical foundation of Buddhism; We can say it another way that 5 precepts are the basical foundation of the human being `s morality. 5 precepts have usefuls for not to fall down in animal, hungry ghost and hell being realms. Next life will be in the human realm.
Monks left home to follow the Buddha `s life. They do not have families and children. the purpose is to achieve Nirvana in order to liberate the samsara (rebirth).
The Buddhists had known the differents above. Then you pay attention all your duties below:
 
1- Phật tử phải đăng ký làm lễ quy y Tam Bảo. Quy y Tam Bảo là phát nguyện nương tựa Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo hay nói cách khác là  chính thức phát nguyện theo đạo Phật. Nếu không, Phật tử chỉ là người tín ngưỡng đạo Phật.
- All the Buddhists should take refugee in Triple Gems ceremony. Then you will be recognised an official Buddhist.
 
2- Phật tử phải tập tu 5 giới để ngăn ngừa nghiệp ác.
– The Buddhist should vow to receive 5 precepts.
 
3 - Phật tử phải đăng ký học giáo lý căn bản. Phật tử mà không biết giáo lý đạo Phật. Vậy là không phải người đạo Phật.
- The Buddhist should go to the basical Buddhist class. If a Buddhist do not know the Lord Buddha `s teaching. It means that you are not a Buddhist.
 
4 - Phật tử phải đi lễ Phật sám hối ở Chùa gần nhà mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và 30 ÂL.
- The Buddhists ought to have daily chanting. Particular, the fulmoon day.
 
5- Phật tử phải tập ăn chay mỗi tháng 2 lần  vào ngày rằm và mồng một để giảm bớt nghiệp sát và tôn trọng sự sống.
- The Buddhists try on your best to eat vegetarians 2 times monthly in order to avoid killing and to respect the life.
 
6 - Phật tử phải tập bố thí để tạo phúc báu hiện tại và mai hậu.
- The Buddhists should practise giving for having good karma in present and future life.
 
7 - Phật tử phải tập phóng sanh để thể hiện và phát triển lòng từ bi.
- The Buddhists should befree animals in order to develope compassion.
 
8 - Phật tử phải học tụng Kinh, niệm Phật và ngồi thiền.
- The Buddhists should learn how to do chanting and how to do meditation.
 
9 - Phật tử nên hành trì hằng ngày tụng niệm vào buổi sáng hoặc buổi chiều để cho thân tâm được an lạc.
- The Buddhists practise chanting and meditation on morning and evening daily.
 
10 - Phật tử phải có trách nhiệm hướng dẫn con em quy y Tam Bảo và học hỏi về giáo lý đạo Phật.
- The Buddhists should have responsibility to guide your children taking refugee in Triple Gems and learning Buddhism.
 
11 - Phật tử đi Chùa là để thanh tịnh thân, khẩu, ý. Do đó, Phật tử  không nên qua người nầy nói xấu người kia, gây sự bất hòa trong chúng Phật tử. Điều nầy là ác khẩu.
- The Buddhists go to Monastery for to purify the mouth, body and mind. So do not slander each other or to fight each other.
 
12 - Phật tử không nên nói xấu Tăng đoàn hoặc phỉ báng Phật pháp. Nếu cá nhân làm sai. Phật tử được thưa ra Giáo hội và chính quyền giải quyết. Có như vậy mới biết đúng sai như thế nào.
- The Buddhists are not allow to criticise or to speak ill about Monks in public. You can complain to Sangha community or the gorvement. Then we require justice.
 
13- Phật tử không nên nghe tin đồn hay hoàn toàn tin tưởng vào báo chí và tin tức trên mạng xã hội. Phật tử nghe rồi, phải tìm hiểu nhân chứng và vật chứng cụ thể. Đó là chánh kiến.
- The Buddhist are not allow to believe the public news or the news on newspapers, facebook, ect . . You should research the evidences and victims, .ect . . This is right view.
 
14 - Phật tử có trách nhiệm bảo hộ và duy trì Tam Bảo. Nhưng Phật tử cúng dường hay giúp đỡ ai đó làm am cốc cá nhân, thì điều nầy là việc cá nhân, chứ không liên quan đến tài sản Tam Bảo và Tăng đoàn.
- The Buddhists have responsibility to support and protect the monasterys for present and next generations. The monastery where worships the Triple Gems. The Triple Gems are Buddha, Dharma and sangha. But Sangha remains Buddha and Dharma. So Sangha is very important. General speaking, Sangha and lay Buddhists coorperate each other. Then, Buddhism will be stronger.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Namo Sakyamauni Buddha!
 
MONKS `S RESPONSIBILITY
BỔN PHẬN NGƯỜI XUẤT GIA
 
Namo Sakyamauni Buddha!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Dear Bhikhu and Bhikhuni!
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni!
“Lành thay! Đức Phật ra đời,
Lành thay! Giáo pháp cao minh,
Lành thay! Chư Tăng hòa hợp,
Lành thay! Tứ chúng đồng tu”.
        
         Người xuất gia là phát tâm cắt ái từ thân, rời khỏi gia đình để học đạo, tu đạo và hành đạo, hay nói khác hơn là đi theo con đường xuất thế, con đường thoát ly sanh tử luân hồi và cũng có thế nói là đi con đường Thánh đạo. Vì lẽ đó, người xuất gia cần phải lưu ý những điều sau đây:
Monks and Nuns leave home, families, relatives, and all the activities in society in order to study the Lord Buddha `s teachings and to practise meditation. The purposes are to attain Nirvana for to liberate samsara (Rebirth). We can say that these are the Arahat `s way, The Bodhisatta `s way, the Buddha `s way. That is the reasons that we must pay attention in some informations below.
Điều 1: Người xuất gia có bổn phận học đạo, tu đạo và hành đạo. Đây là nhân tu hành để thành tựu A La Hán quả, Bồ Tát quả và Phật quả.
Monks `s duties is to study, practise  the Lord Buddha `s teachings and to do propagation of Dharma.
Điều 2: Người xuất gia ăn cơm Phật, mặc áo Phật, ở nhà Phật, học lời dạy của Phật. Do đó, người xuất gia phải ăn nói, hành động và dạy đúng như lời Phật dạy. Người xuất gia không được nói Phật pháp theo ý mình. Nói chánh pháp, hành động chánh pháp và dạy chánh pháp là lời Phật dạy.
Monks stay in the Buddha `s house, to wear the Buddha `s robes, to eat the Buddha `s foods, to learn the Buddha `s teachings. So the monks have to say, to act and to teache  exactly as Buddha had taught.
 
Điều 3: Người xuất gia không được nói xấu Tăng đoàn hoặc phỉ báng Phật pháp trong quần chúng xã hội hoặc trên trang mạng xã hội hay báo chí. Ai làm sai là lỗi của cá nhân người đó  chứ không phải của Tăng đoàn hay đạo Phật. Ai làm sai sẽ đưa ra Tăng đoàn hoặc tòa án xét xử.
Monks are not allow to speak ill about sangha community or Buddha Dharma in society, on facebook, on websites, or in newspapers. ect. . In the case, any monks did mistakes. You can complain to Sangha community or to the judge, then you can know what is wrongs and rights.
 
Điều 4: Người xuất gia phải tạo uy tín cho chính mình, Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật nói chung; Cho tín đồ Phật tử, quần chúng xã hội nói riêng.
Monks have to create trustful for yourselve, for Sangha community, for Buddhist congregation and for the Buddhists.
 
Điều 5: Người xuất gia phải thể hiện tư cách đạo đức và lòng từ bi đối với mọi người và mọi vật trong tự viện và trong xã hội.
Monks must behave morality and perform compassion forward everyone and animals in anywhere.
 
Điều 6: Người xuất gia không được tự ý đưa phim ảnh về sinh hoạt đời sống hằng ngày của cá nhân hoặc của Tăng đoàn lên mạng gây ảnh hưởng tai tiếng. Ngoài trừ tin tức Phật sự lợi ích cho mọi người.
Monks are not allow to post pictures  or video clips of Sangha `s activitives on facebook, websites, .ect . . Unless the Buddhist activitives
 
Điều 7: Người xuất gia có bổn phận duy trì Phật bảo và pháp bảo để lại cho hậu lai.
- Monks have responsibilies to preserve Triple Gems for present and future generation.
 
Điều 8: Người xuất gia có bổn phận hoằng pháp cho Phật tử xuất gia, Phật tử tại gia và mọi người trong xã hội.
Monks have responsibities to preach Dharma for new monks, Buddhists and everybody in society.
 
Điều 9: Người xuất gia không được bỏ bớt giới luật của đức Phật hoặc chế thêm giới luật cho Tăng đoàn và Phật tử.
Monks are not allow to reduce the Buddha `s precepts or to create more rules for Monks and lay peoples.
 
Điều 10: Người xuất gia phải hiến dâng đời mình để phụng sự Tam Bảo, Tăng đoàn và tất cả chúng sinh để thực hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sinh; ngõ hầu mau chóng thành Phật đạo.
Monks offer own body to serve the Triple Gems, Sangha community and all living being. This is the Buddha `s way.
 “Phụng sự chúng sanh là cúng dường Tam Bảo,
Benefiting human being is to serve Triple Gems”
 
“Nương pháp, không nương người. Vì người có đúng, có sai.
Nương nghĩa lý, không nương lời nói. Vì lời nói có thể vụng về.
Nương Kinh có nghĩa, không nương Kinh không có nghĩa. Kinh không ý nghĩa đưa chúng sanh đến tà kiến.
Nương trí huệ, không nương nhận thức. Nhận thức chủ quan không đưa đến chánh kiến và trí huệ”.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Namo Sakyamauni Buddha!
 
VÀI LỜI CẢNH TỈNH TRONG CHÚNG
SOME ADVICES FOR NEW PRACTITIONERS
review once time on fullmoonday)
(Mỗi tháng đọc 1 lần vào ngày rằm –
 
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
NAMO SAKYAMUNI BUDDHA  !
Kính thưa đại chúng!
Dear all Bhikkhu Sangha! 
Người xuất gia là người ra khỏi gia đình để nương tựa Tam Bảo, nương tựa Thầy Tổ, nương tựa Tăng đoàn, .v.v. Vì thế, người xuất gia là thành viên của Tăng đoàn. Mục đích là để học đạo, tu đạo và hành đạo. Sau nầy, người xuất gia sẽ là người hoằng pháp, tiếp nối mạng mạch Phật giáo. Nếu người xuất gia ở riêng một mình, thì họ giống như người cư sĩ tại gia tự tu, chỉ khác là cạo đầu và mặc y áo. Nếu họ qua đời, thì gia đình sẽ mang về làm lễ tang tại gia đình như người cư sĩ tại gia. Vì cả đời chỉ lo bản thân, chứ không có phụng sự Thầy, Tổ hay Tam Bảo gì cả. Vì lẽ đó, tôi xin có lời khuyên Tăng chúng như sau:
The ordinated one is a Buddhist monk. A monk is a member of Sangha Community. So he left his family home for to be a member in Sangha Community. That is why, he should take refuge in Triple Gems, in the Ancient Master and in Sangha, ect...in order to learn and to practice Buddhism. Afterward, he will propagate Buddhism and maintain Triple Gems. If  Monks left Sangha and lived alone, separately. Then, he will look like a Buddhist layman. Because, he did not live harmony in Sangha Community. When he pass away, his relatives will make his funeral ceremony as layman. Because all his life, he served only for personality, but he did not do any service for Triple Gems, for Sangha and for Buddhism. These are reasons, i share some advices to all new practitioner as followings:
 
I - TU KHẨU - MOUTH PRACTICE:
ĐIỀU 1 - ARTICAL 1:
Người xuất gia miệng ăn sạch, ở sạch như phòng ngủ, nhà vệ sinh.v.v. . Ăn xong phải súc miệng, đừng để miệng hôi ảnh hưởng người khác. Nếu biết hôi miệng phải chữa ngay.
Monks should keep mouths cleanly, even in sleeping rooms, accommodations and toiletts. ect. . Moreover, Monks have to take care of good environment. After eating, you must brush teeth to avoid bad odor to others. If having halitosis, you should be cured at once.
 
+ ĐIỀU 2 - ARTICAL 2:
Người xuất gia miệng không hút thuốc, uống rượu bia và các chất say. Đặc biệt, miệng không ăn máu thịt của chúng sanh.
Monks do not use your mouth to smoke cigarettes, to drink wines, beers, other intoxicants .ect. . Especially, you must avoid to eat flesh or meat of living beings.
 
+ ĐIỀU 3 - ARTICAL 3:
Huynh đệ phải sống sự hòa hợp với nhau trong Tăng đoàn. Huynh đệ không được qua người nầy nói xấu người kia gây chia rẽ huynh đệ. Nhất là nói xấu Thầy Tổ, ngay cả người đời. Huynh đệ có thể gặp trực tiếp khuyên nhủ với nhau. Nhưng nếu không sửa đổi, thì đưa ra chúng xét xử. Sư huynh phải làm bổn phận lo cho sư đệ; Sư đệ phải nghe lời chánh ngữ của sư huynh. Sư huynh không được lợi dụng sư đệ để làm lợi ích cho cá nhân. Có như vậy mới là người tu sĩ chân chính. Trường hợp, đệ tử không vừa lòng với Sư Phụ, hoặc không hòa với chúng, hay không thích hợp với môi trường tu tập trong Chùa nầy, thì hành giả có thể thưa xin qua tu viện khác tu hành. Không nên ở lại trong chùa nói xấu Sư Phụ, huynh đệ và gây tranh cải, bất hòa, thì tự mình hại đời tu của mình.
All Dharma brothers must live harmony in Sangha. You must not slander each other and disunite in Sangha. Espescially, you do not slander to the Anciant Masters or even to the layman. If any Dharma brother did something mistakes; You can give some advices directly to them. They did not change anything. So, they will be a trial in Sangha meeting.The older Dharma brothers should take care of younger brothers. Younger brothers ought to listen to the right speech of older Brothers. More over, the older brothers should not use younger brothers to benefit for yourselve. To do so, you will be a true practitioner.
In the case, the disciples has not satisfied with your Master, not being harmony in Sangha or you do not feel comfortable to practise here, then you may get permission to move another monastery. You should not remain in this monastery to slander Master, brothers and to create fightings in monastery.
 
+ ĐIỀU 4 - ARTICAL 4:
Huynh đệ không được nói ác khẩu, nói tục, nói về tình dục, chính trị, .v.v. Miệng trao đổi Phật pháp để tu học.
Monks must not say harsh, say obscene, talk about sexual desires or political, etc... You are able to use your mouth sharing about Dhamma and meditation experiences.
 
+ ĐIỀU 5 - ARTICAL 5:
Huynh đệ phải nói chuyện lễ phép, lễ độ đối với nhau và mọi người. Nhất là phải nói lời kính trên nhường dưới. Như vậy mới là người tu đạo.
Monks must speak polite each other and everyone. Especially, you must know how to respect not only the elders and but also the youngers. Such was the real cultivators.
 
+ ĐIỀU 6 - ARTICAL 6:
Người xuất gia phải nói thật thà. Như vậy, người xuất gia mới có thể tập làm thánh, làm Bồ Tát và làm Phật được.
Monks must say honest, trustful. So, you can meditate for becoming a Saint, a Bodhisattva, and a Buddha.
 
+ ĐIỀU 7 - ARTICAL 7:
Người xuất gia sống đúng chánh pháp, thì không sợ ông tòa bắt tội. Người xuất gia cũng không sợ người ta nói xấu, vì những lời nói xấu không căn cứ thì vô hiệu quả. Do đó, người xuất gia không được nổi giận và thù ghét họ. Đây là cơ duyên thử lòng đạo tâm của mình.
Monks live in the right Dhamma, follow Silas and national laws. So you are not scared of polices and any judges. Someone slander you. If you are a good practitioner, then you do not fear it and do not be angry them. They challenge for your practice.
 
+ ĐIỀU 8 - ARTICAL 8:
Người xuất gia là học đạo tu sửa lỗi bản thân. Nếu có huynh đệ hay ai đó nhắc nhở và chỉ lỗi cho bạn, thì bạn không nên đem tâm giận hờn, thù ghét họ. Đây không phải là người tu đạo. Ngược lại, người xuất gia phải nhận lỗi và thể hiện lòng tri ân đối với người thiện hữu tri thức nầy đã gia tâm giúp ta tu sửa bản thân.
Being a monk is to qualify your personality. If someone remind and point out your mistakes, then you should not get angry and hate them. If you do so, you are not a real Buddhist cultivator! Contrary, you have to perform respect and to pay gratitude forward them. They are your living teachers who concern your practice.
 
+ ĐIỀU 9 - ARTICAL 9:
Người xuất gia không được kể cho người đời về lỗi lầm của huynh đệ hoặc Tăng đoàn. Những lỗi lầm đều đem ra chúng giải quyết.
Monks should not tell to the laymen about mistakes of the Dhamma brothers. All mistakes must be resolved in Sangha meeting.
 
+ ĐIỀU 10 - ARTICAL 10:
Người xuất gia không được phép nói pháp môn nầy cao hơn pháp môn kia và ngược lại. Và không được phép nói Kinh nầy có thật và Kinh kia không có thật. Bạn nói như vậy có thể là phỉ báng Phật pháp. Tất cả chỉ tạo ra tranh chấp của các hệ phái và làm mất niềm tin của tín đồ Phật giáo.
Monks must not say “ this practice is higher than another practice”, “ this Sutra is a real one and that Sutra is a fake one”. To say so is to scold Dhamma. All of  these works only create disputing among Buddhist Sects and lose faith of Buddhists.
 
II – TU THÂN - BODY PRACTICE:
+ ĐIỀU 11 - ARTICAL 11:
Người xuất gia hằng ngày nên lao động, tập thể dục cho có sức khỏe.
Monks ought to work and do exercite for the sake of healthy.
 
+ ĐIỀU 12 - ARTICAL 12:
Người xuất gia luôn sống nương tựa Tam Bảo, Thầy Tổ, Tăng đoàn, huynh đệ để tu hành. Nhất là đi đâu phải đi chung với chúng và phải đi thưa về trình. Như vậy mới là người tu đạo. Người đời còn có cha mẹ, anh em gia đình. Huống chi, người xuất gia mà không có nguồn gốc Thầy Tổ sao?
Monks always live on refuge in Triple Gems, in Ancient Master, in Sangha for cultivation. If you want to go out, you should go together with Dhamma brothers, but you must ask permission in advance. To do so, you are a real cultivator. Layman has parent and family. Doesn`t Monk have source of Ancient Master?
 
+ ĐIỀU 13 - ARTICAL 13:
Người xuất gia không được sát sanh, gian tham trộm cắp, đánh bài, đánh đề, mua vé số, cá độ đá banh, vay nợ, cho vay, hay vi phạm luật pháp quốc gia .v.v. hành động nầy tự phá đạo tâm, tự phá sự thanh tịnh của chính mình.
Monks must not kill living beings, must not have sexual relations, must not play cards, steal, buy lottery, bet football, borrow loan or commit the national laws, ect... these works can break your monk life and your Buddha nature.
 
+ ĐIỀU 14 - ARTICAL 14:
Người xuất gia nghiêm cấm cướp đoạt tài sản của Tam Bảo. Chùa, tiền cúng dường Tam Bảo và các vật chất đều là thuộc tài sản của Tam Bảo hay nói cách khác là tài sản của Phật, Pháp và Tăng đoàn. Người xuất gia được làm trụ trì là đại diện cho Tam Bảo nói chung và đại diện cho Tăng đoàn nói riêng, mục đích là giữ gìn tài sản của Tam Bảo và phát triển mạng mạch Phật giáo. Nếu vị trụ trì bán Chùa, các vật chất và dùng tiền cúng dường Tam Bảo mà sử dụng cho cá nhân hoặc cho gia đình hay ai đó, thì người xuất gia nầy phạm tội cực trọng trộm cướp của Tam Bảo. Mặc dù, vị trụ trì có công xây dựng Chùa, nhưng tất cả tiền bạc, tài sản, công quả đều do mồ hôi nước mắt của Phật tử cúng dường. Cho nên, vị trụ trì có quyền truyền thừa cho người khác, chứ không có quyền nói trên. Người xuất gia ăn cơm Tam Bảo, ở nhà Tam Bảo, mặc áo Tam Bảo, Tu học Tam Bảo, mà bán Tam Bảo, thì vị trụ trì nầy kiếp sau bị ông Diêm Vương giam hãm địa ngục.
Monks are strictly forbiden to rob Triple Gems’ property. The donation and all materials are belong to Triple Gems’ property. In other words, these things are property of Buddha, Dhamma, and Sangha. Generally speaking, all abbots are presentative of  Triple Gems in order to maintain Triple Gems and to develope Buddhism. If  the Abbot sells his monastery, materials, and he use donation for personality or to provide someone. It means that he rob Triple Gems `s properties. This Abbot commit great crimes. Althought, the Abbot did good service for building of monastery, but all the donation, materials and charity work are from all donors. Noone would like to donate for development of the Abbot `s property. However, the Abbot has his right to transfer Abbot position to a new generation.
Monks stay in the Lord Buddha `s house, eat the Lord Buddha `s foods, wear the Lord Buddha `s robes, study the Lord Buddha `s Dhamma, but monks robbed Triple Gems `s properties and sell the Lord Buddha `s house. Then this abbot would be detained in the hell being.
 
+ ĐIỀU 15 - ARTICAL 15:
Người xuất gia là cắt ái từ thân để cầu thoát ly sanh tử luân hồi. Chư Tôn Đức thường dạy: “Ái không nhiễm không sanh ta bà”. Do đó, người xuất gia không được kết thân với người đời làm cha mẹ nuôi, anh chị em nuôi. Người xuất gia phải cắt bớt liên hệ gia đình, bạn bè và duyên trần xã hội .v.v. Trừ khi, người thân bệnh tật hoặc có tang lễ. Tại sao? Có như thế, người xuất gia mới định tâm định trí tu học thiền định, thiền quán được.
Monks left family home in order to liberate Samsara. The holy Venerable usually teaches  : “ Non -  loving – attachment does not be reborn in Samsara”. So, Monks are allow to  make loving relation with lay peoples as father, mother or adopt children. Monks should cut loving relations with others and unnecessary activitives in society. Unless, monks do Dhamma works. To do so, you can enter Sammadhi through your meditation practice.
 
+ ĐIỀU 16 - ARTICAL 16:
Người xuất gia phải ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm, thì người ta mới kính trọng. Nếu ăn mặc như người ăn xin, thì họ xem mình như người ăn xin.
Monks wear robes properly and cleanly. Then, everyone can show respect to you. Otherwise, laypeoples consider you like beggars. If you wear ugly and dirty.
 
+ ĐIỀU - ARTICAL 17:
Người xuất gia khi ở trong Chùa và ngoài đường đều nên giữ oai nghi, nhất là ăn nói, xử sự lễ độ với mọi người. Họ không quan tâm đến người tu có bằng cấp hay không, mà họ để ý đến tư cách đạo đức và thật lực của người xuất gia.
Monks ought to perform your good personality, good attitude and good behavious to everyone inside and outside of monastery. The laypeoples do not pay attention to the monks `s certificate and practice mostly. They focus on the monks `s morality and abilities.
 
+ ĐIỀU 18 - ARTICAL 18:
Người xuất gia không được nhận quà, tặng quà cá nhân qua lại với con gái. Vì đây là cái nhân mà sẽ làm phát sinh tình cảm, tình yêu trai gái và sẽ dễ hoàn tục.
Monks should not receive private presents from girl friends. That may create loving desires for both two. Then monks maybe disrobe one day.
 
+ ĐIỀU 19 - ARTICAL 19:
Người xuất gia không được cho giới nữ vào phòng chúng Tăng và phòng cá nhân. Vì mọi người nghi ngờ quan hệ bất chính của người tu đạo.
Monks are not allow to let female entering Sangha room and private room. Because, everyone may doubt negative and mistrust about Sangha.
 
+ ĐIỀU 20 - ARTICAL 20:
Người xuất gia không được điện thoại, nhắn tin, email thư từ qua lại cá nhân với con gái. Vì đây là cơ hội cho hai người tỏ tình. Trừ khi làm việc Phật sự.
Monks are not allow to phone, to give messages, to email privatly to girl friends. Because, these are good occasions for both two to express love and sexual desires. Unless Buddhist works.
 
+ ĐIỀU - ARTICAL 21:
Huynh đệ không được lập bè đảng chia rẽ tình huynh đệ.
Monks are not allow to create fightings and to disunite Sangha.
        
+ ĐIỀU 22 - ARTICAL 22:
Huynh đệ phải thể hiện lòng từ bi với nhau, giúp đỡ và khuyên bảo nhau trong việc tu học và  nhất là chăm sóc khi bệnh tật.
Monks have to perform compassion to each other and to help each other. Monks may give advices and share experiences of cultivation. Especially, you take care of Dhamma brothers during being sickness.
 
III - CONSCIOUSNESS PRACTICE
+ ĐIỀU 23 - ARTICAL 23:
Người xuất gia không hơn thua, tranh chấp, ganh tỵ với nhau về tiền, về tình, về địa vị, về danh lợi, về mọi phương diện. Điều nầy nguy hại cho sự thanh tịnh và không tu định và tu huệ được.
Monks must not be jealous or to dispute about money, love, position and fame, .ect. .  These may harm your Buddha nature and meditation practice.
        
+ ĐIỀU 24 - ARTICAL 24:
         Người xuất gia không nên ngồi đó mà mong thí chủ cúng dường. Đừng biến mình là kẻ ăn xin trong Chùa.
Monks should not await for foods and donations. Do not make yourselves  as beggars in monastery.
        
+ ĐIỀU 25 - ARTICAL 25:
         Người xuất gia không được đi làm ăn, buôn bán kiếm tiền nuôi bản thân hay gia đình. Nếu có nhu cầu kiếm tiền thì hoàn tục. Người xuất gia là để học đạo, tu đạo và hành đạo thôi.
Monks must not look for moneys or do business for personality and family. If you want to business, then you are able to disrobe. Being a monk is to follow the Lord Buddha `s life. It means that being a monk is to study Dhamma and to practise meditation.
        
+ ĐIỀU 26 - ARTICAL 26:
         Chùa là nơi mọi người đến học đạo và tu hành diệt tham, sân, si, diệt phiền não, khổ đau sanh tử luân hồi; Chứ Chùa không phải là nơi cho mọi người đến cầu cúng dường tiền bạc, vật chất, hay tranh giành địa vị trụ trì, địa vị giáo hội hoặc mong được danh thơm, .v.v.
Monastery is a place where everyone comes to learn Buddhism and to practise to erradicate lust, hatred, ignorance, disturbings and sufferings of Samsara. So, practitioners do not come to monastery in order to require money, materials or to struggle abbot positions and other Buddhist positions, ect. .
        
+ ĐIỀU 27 - ARTICAL 27:
         Người xuất gia không được tham gia vào đảng phái chính trị và các hoạt động xã hội không liên quan đến sự tu hành giải thoát. Luôn luôn dành thời gian học đạo và tu đạo. Giữ thân thanh tịnh.
Monks are not allow to join in political parties or social activities which have no relation to Buddhist practices. You should use your times for study and practice of Buddhism. Particularly, to keep your mind silence.
        
+ ĐIỀU 28 - ARTICAL 28:
Ý không tham lam, sân hận, si mê, . . .
Monks do not let the mind appearing lust, hatred and ignorant, ect..
        
+ ĐIỀU 29 - ARTICAL 29:
         Người xuất gia phải kính trọng người có tài đức, người có khả năng hoằng pháp, người có khả năng làm lợi ích cho Phật giáo. Người xuất gia không nên ganh tỵ, nói xấu với những người tài đức nói trên. Đó không phải là nền tảng đạo đức của người tu đạo.
Monks should respect to venerable who is talent, moral and who has ability to propagate Buddhism and to maintain Triple Gems. Practitioners should not be jealousy and slander to the most Venerable aforesaid. That is not moral foundation of cultivators.
        
+ ĐIỀU 30 - ARTICAL 30:
         Người xuất gia phải cần tránh xa ngũ dục như tiền tài, nữ sắc, danh tiếng, danh lợi địa vị trụ trì, địa vị giáo hội, địa vị xã hội .v.v. Vì nó sẽ phá đạo tâm, phá tâm thanh tịnh và Phật tánh của người xuất gia.
Monks must keep away from five desires such as money, female beauty, fame, materials, abbot position, society positions, ect. . Because these will break your Buddha nature and sammadhi.
        
+ ĐIỀU 31 - ARTICAL 31:
         Người xuất gia không có khả năng hoằng pháp, Không biết giáo lý, Không biết pháp môn tu, Không có kinh nghiệm tu hành bản thân, Không tìm Thầy học đạo, Không lo tu hành; chỉ mong được cúng dường của người tín thí. Vậy, người xuất gia nầy là tu giả, là kẻ ăn xin đúng nghĩa. Người nầy nếu không sửa đổi tiến tu, thì được phép hoàn tục.
If  the ordinated one had non ability to propagate Buddhism, did not know Buddhism, did not have any practice experiences, did not look for Master for study and cultivation. But he only await for foods and donations. So, this monk was a fake monk and a real beggar. If  he does not want to change for progress. Then, he may have permission to return to layman life.
        
+ ĐIỀU 32 - ARTICAL 32:
Người đời lo học một cái nghề để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình. Người xuất gia phải học một pháp môn tu thiền chỉ, thiền quán để soi chiếu tâm mình sao cho đắc định, đắc huệ.
The layman learn a career in order to ear money for their lives. Monks have to learn sammatha and vipassana meditation to reflect insight in the mind in order to attain Sammadhi and wisdom.
        
+ ĐIỀU 33 - ARTICAL 33:
Người xuất gia ăn cơm Phật, mặc áo Phật, ở nhà Phật, học Phật. Do đó, người xuất gia có trách nhiệm không gây tai tiếng cho Giáo hội, cho Phật giáo, cho Tăng đoàn và không làm mất niềm tin cho tín đồ Phật giáo. Người xuất gia phải phụng sự Tam Bảo và hoằng pháp lợi sanh. Nhất là nhận cúng dường thí chủ phải cúng dường lại Tam Bảo ít nhất 1 nửa để duy trì Tam Bảo nói chung, nuôi chúng nói riêng. Có như vậy mới dạy Phật tử được.
Monks stay in Buddha `s house, eat Buddha `s foods, wear Buddha `s robes and study Buddha `s teachings. Therefore, Monks have great responsibility not to make scandals for Buddhism, for Shanga and for Congregation. Particularly, Monks let Buddhists mistrust Sangha Community. Monks have a great responsibility to maintain Triple Gems and to benefit the human beings.
Monks receive donations not to spend for personality only. You should use this donation for to maintain Triple Gems and to take care of Sangha. To do so, you are a real Buddhist Master.
        
+ ĐIỀU 34 - ARTICAL 34:
Đức Phật mới thật có khả năng tự giác và giác tha. Người xuất gia là phàm phu thì không có khả năng tự giác và giác tha như đức Phật. Cho nên, người xuất gia phải luôn luôn nương vào Tam Bảo, Thầy Tổ, và Tăng đoàn.
The Buddha really had ability of self –enlightened and enlightened others. Monks are ordinary peoples whom have no ability of self enlightment like Buddha. Therefor, Monks should always take refuge in The Triple Gems, in Ancient Master and in Sangha.
        
+ ĐIỀU 35 - ARTICAL 35:
Người xuất gia phải tập tính tự giác và giác tha. Có như vậy, người xuất gia mới tiến tu thành tựu A La Hán quả, Bồ Tát quả và Phật quả.
Monks must practise self – consiousness and enlighten others. To do so, you are able to progress to achieve a Arahan, a Boddhisattva and a Buddha.
        
+ ĐIỀU 36 - ARTICAL 36:
Đức Phật do tu giới, tu định và tu huệ mà thành Phật. Nếu người xuất gia mà không tu hành, thì chắc chắn người nầy thành chúng sanh.
Prince Siddhatha became a Buddha by practising sila, Sammadhi and wisdom. If  Buddhist Monks do not practise like Buddha. You surely would be a living being.
Chúng tôi hy vọng rằng vài lời chia sẻ cảnh tỉnh của chúng tôi sẽ đóng góp cho các hành giả mới luôn tiến bộ trên bước đường thành tựu Phật quả.
We hope that our advices contribute to all new practitioners in order to progress on the way to achievement of Buddhahood.
 
“ Y pháp, bất y nhân,
Based on Dhamma, not based on peoples,
Y nghĩa, bất y ngữ,
Based on meanings, not based on words,
Y Kinh liễu nghĩa, bất y Kinh bất liễu nghĩa,
Based on the meaning Sutra , not based on non meaning Sutra,
Y trí, bất y thức,
Based on wisdom, not based on realizing.”
 
NAMO SAKYAMAUNI BUDDHA!
Ravensburg, 09/18/2019
Bhikkhu THÍCH HẠNH ĐỊNH
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây