BỔN PHẬN NGƯỜI XUẤT GIA

Thứ sáu - 25/10/2019 09:48 Đã xem: 2423
BỔN PHẬN NGƯỜI XUẤT GIA
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni!
“Lành thay! Đức Phật ra đời,
Lành thay! Giáo pháp cao minh,
Lành thay! Chư Tăng hòa hợp,
Lành thay! Tứ chúng đồng tu”.
        Người xuất gia là phát tâm cắt ái từ thân, rời khỏi gia đình để học đạo, tu đạo và hành đạo, hay nói khác hơn là đi theo con đường xuất thế, con đường thoát ly sanh tử luân hồi và cũng có thế nói là đi con đường Thánh đạo. Vì lẽ đó, người xuất gia cần phải lưu ý những điều sau đây:
Điều 1: Người xuất gia có bổn phận học đạo, tu đạo và hành đạo. Đây là nhân tu hành để thành tựu A La Hán quả, Bồ Tát quả và Phật quả.
Điều 2: Người xuất gia ăn cơm Phật, mặc áo Phật, ở nhà Phật, học lời dạy của Phật. Do đó, người xuất gia phải ăn nói, hành động và dạy đúng như lời Phật dạy. Người xuất gia không được nói Phật pháp theo ý mình. Nói chánh pháp, hành động chánh pháp và dạy chánh pháp là lời Phật dạy.
Điều 3: Người xuất gia không được nói xấu Tăng đoàn hoặc phỉ bán Phật pháp trong quần chúng xã hội hoặc trên trang mạng xã hội hay báo chí. Ai làm sai là lỗi của cá nhân người đó  chứ không phải của Tăng đoàn hay đạo Phật. Ai làm sai sẽ đưa ra Tăng đoàn hoặc tòa án xét xử.
Điều 4: Người xuất gia phải tạo uy tín cho chính mình, Tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật nói chung; Cho tín đồ Phật tử, quần chúng xã hội nói riêng.
Điều 5: Người xuất gia phải thể hiện tư cách đạo đức và lòng từ bi đối với mọi người và mọi vật trong tự viện và trong xã hội.
Điều 6: Người xuất gia không được tự ý đưa phim ảnh về sinh hoạt đời sống hằng ngày của cá nhân hoặc của Tăng đoàn lên mạng gây ảnh hưởng tai tiếng. Ngoài trừ tin tức Phật sự lợi ích cho mọi người.
Điều 7: Người xuất gia có bổn phận duy trì Phật bảo và pháp bảo để lại cho hậu lai.
Điều 8: Người xuất gia có bổn phận hoằng pháp cho Phật tử xuất gia, Phật tử tại gia và mọi người trong xã hội.
Điều 9: Người xuất gia không được bỏ bớt giới luật của đức Phật hoặc chế thêm giới luật cho Tăng đoàn và Phật tử.
Điều 10: Người xuất gia phải hiến dâng đời mình để phụng sự Tam Bảo, Tăng đoàn và tất cả chúng sinh để thực hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sinh; ngõ hầu mau chóng thành Phật đạo.
“Phụng sự chúng sanh là cúng dường Tam Bảo”
 
“Nương pháp, không nương người. Vì người có đúng, có sai.
Nương nghĩa lý, không nương lời nói. Vì lời nói có thể vụng về.
Nương Kinh có nghĩa, không nương Kinh không có nghĩa. Kinh không ý nghĩa đưa chúng sanh đến tà kiến.
Nương trí huệ, không nương nhận thức. Nhận thức chủ quan không đưa đến chánh kiến và trí huệ”.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây