Sách Thế Nào Đạo Phật

Thứ sáu - 21/01/2022 21:48 Đã xem: 2012
Lời giới thiệu          Đức Phật ra đời mục đích là: “Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”. Nghĩa là “ Chỉ dạy chúng sanh, hiểu và thâm nhập vào sự hiểu biết của đức Phật”. Do vậy, đức Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, là phỉ báng Ta”. Tại sao như vậy? Chúng ta đã biết rằng có rất nhiều người tự xưng là người tín ngưỡng Phật giáo, hay là người Phật tử, nhưng không có học giáo lý của đạo Phật. Cho nên, họ hiểu và trình bày về đạo Phật qua quan niệm cá nhân, qua kinh nghiệm về cuộc sống cá nhân, qua sự suy nghĩ cá nhân, hoặc qua hình thức nào của đạo Phật .v.v. Do đó, họ nhận định và nói không đúng theo tinh thần đạo Phật và đôi lúc nói xấu đạo Phật. Họ hoàn toàn không hiểu đạo Phật theo giáo lý của Ngài. Ví dụ như: họ cho rằng tu tập là phải hành khổ. Đức Phật không có dạy chúng sanh tu tập là để hành khổ. Tu tập hành khổ không phải là pháp môn tu tập và tu tập để khổ là tu dại dột. Ngài dạy chúng sanh tu tập là để diệt khổ. Vì chúng sanh diệt được hết khổ, thì chúng sanh sẽ an lạc, hạnh phúc. Vì lý do nói trên, chúng con xin viết vài lời tóm tắt giới thiệu về thế nào đạo Phật? để cho mọi người hiểu sơ về căn bản đạo Phật.          Bài viết nầy ngắn gọn có thể không hoàn hảo và tránh khỏi thiếu sót. Chúng con rất mong chư Tôn Đức góp ý và chỉ dạy thêm.Chúng con xin  hồi hướng công đức nầy, chúng con cùng pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo và đồng sanh Tịnh Độ.
Phật Thich Ca 2
Phật Thich Ca 2
 CHÙA PHẬT LINH
THẾ NÀO LÀ ĐẠO PHẬT
 
PHẬT LỊCH 2560 – DƯƠNG LỊCH 2016
 
NỘI DUNG
Lời giới thiệu
I. Tóm tắt lịch sử Đức Phật
II. Thế nào đạo Phật?
III. Kết luận
 
Lời giới thiệu
          Đức Phật ra đời mục đích là: “Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”. Nghĩa là “ Chỉ dạy chúng sanh, hiểu và thâm nhập vào sự hiểu biết của đức Phật”. Do vậy, đức Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, là phỉ báng Ta”. Tại sao như vậy? Chúng ta đã biết rằng có rất nhiều người tự xưng là người tín ngưỡng Phật giáo, hay là người Phật tử, nhưng không có học giáo lý của đạo Phật. Cho nên, họ hiểu và trình bày về đạo Phật qua quan niệm cá nhân, qua kinh nghiệm về cuộc sống cá nhân, qua sự suy nghĩ cá nhân, hoặc qua hình thức nào của đạo Phật .v.v. Do đó, họ nhận định và nói không đúng theo tinh thần đạo Phật và đôi lúc nói xấu đạo Phật. Họ hoàn toàn không hiểu đạo Phật theo giáo lý của Ngài. Ví dụ như: họ cho rằng tu tập là phải hành khổ. Đức Phật không có dạy chúng sanh tu tập là để hành khổ. Tu tập hành khổ không phải là pháp môn tu tập và tu tập để khổ là tu dại dột. Ngài dạy chúng sanh tu tập là để diệt khổ. Vì chúng sanh diệt được hết khổ, thì chúng sanh sẽ an lạc, hạnh phúc. Vì lý do nói trên, chúng con xin viết vài lời tóm tắt giới thiệu về thế nào đạo Phật? để cho mọi người hiểu sơ về căn bản đạo Phật.
          Bài viết nầy ngắn gọn có thể không hoàn hảo và tránh khỏi thiếu sót. Chúng con rất mong chư Tôn Đức góp ý và chỉ dạy thêm.
Chúng con xin  hồi hướng công đức nầy, chúng con cùng pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo và đồng sanh Tịnh Độ.
Ravenburg ngày 29/10/2015
Tỳ kheo Thích Hạnh Định
 
 
I. TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT!
         Cách đây hơn 2500 năm ở thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), nước Ấn Độ (India) có vị vua tên là Tịnh Phạn (Suddhodana) và bà Hoàng hậu tên là Maya. Thành Ca Tỳ La Vệ nằm giữa biên giới nước Nepal và Ấn Độ bây giờ. Những di tích lịch sử của đức Phật đã được  di sản văn hóa thế giới UNESCO khai quật và công nhận.
         Một hôm, bà Hoàng hậu nằm chiêm bao thấy con voi trắng sáu ngà chui vào bên hông phải của bà. Bà đã đem điềm chiêm bao kể lại cho các quan thần trong triều đình nghe. Ai cũng đoán đây là điềm lành. Chẳng bao lâu, bà mang thai một hoàng thái tử. Theo phong tục truyền thống Ấn Độ, khi người vợ sanh con là về nhà mẹ ruột. Do đó, Khi sắp tới ngày sanh, Hoàng hậu đi về quê mẹ để sanh Thái tử. Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu đi ngang qua khu rừng Lâm Tỳ Ni (Lumbini) có một vườn hoa Vô Ưu.Theo truyền thuyết Ấn Độ thì hoa này 1000 năm mới nở một lần. Vì thế, Hoàng hậu đã dừng chân ở đây để ngắm nhìn hoa. Bà giơ tay lên định hái một bông hoa. Đột nhiên, bà chuyển bụng liền hạ  sanh ra Thái tử.
Thái tử được sanh ra dưới cây Vô Ưu vào ngày 15 tháng 04 ÂL năm 624 trước tây lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
 
Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi đức Phật đản sanh
 
         Nay vẫn thuộc lãnh thổ nước Nepal. Vua cha đã đặt tên Thái tử là Tất Đạt Đa hay còn gọi là Sĩ Đạt Ta (Siddhattha). Hoàng hậu sanh ra thái tử được bảy ngày thì băng hà và thác sanh lên cõi trời Đao Lợi. Bởi vậy, người em gái của bà là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề làm dì mẫu nuôi thái tử.
Theo hình tượng, Thái tử ra đời đi bảy bước và tay phải chỉ lên trời và tay trái chỉ xuống đất.
- Ngài đi bảy bước là tượng trưng cho đã có bảy vị Phật ra đời trên trái đất này. Ngài là vị Phật thứ bảy.
 *Bảy vị Phật đó là: 1) Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật; 2) Thi Khí Phật; 3) Tỳ Xá Phù Phật; 4) Câu Lưu Tôn Phật; 5) Câu Na Hàm Mâu Ni Phật; 6) Ca Diếp Phật; 7) Thích Ca Mâu Ni Phật.
- Ngài tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, nghĩa là “ Trên trời dưới đất, chỉ có cái ngã được tôn quý, ngã ở đây hàm ý là Phật tánh (Tánh giác ngộ)”.
          Thái tử lớn lên học thông suốt các môn và tài giỏi mọi mặt, đặc biệt là Thái tử rất thương người và loài vật. Khi còn nhỏ, thái tử thường hay thích ngồi tĩnh lặng một mình. Khi trưởng thành lúc 16 tuổi năm 608 trước tây lịch, thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Hai vợ chồng sanh ra một người con trai tên là La Hầu La (Rahura).
          Một hôm Thái tử xin vua cha ra kinh thành để dạo chơi khắp bốn cửa thành. Thái tử đến cửa thành thứ nhất, thì chợt thấy một cụ già chống gậy đi rất khổ sở và thái tử hỏi người hầu: “Tại sao người nầy già nua như vậy?”. Người hầu trả lời: “Thưa Thái tử! Ai sanh ra rồi cũng phải già khổ như vậy, không ai thoát khỏi cả”. Viếng cửa thành thứ hai, Thái tử thấy một người bệnh nằm đau đớn. Thái tử hỏi người hầu: “Sao người nầy bệnh vậy?”. Người hầu trả lời: “Thưa Thái Tử! Bệnh không tha cho ai hết. Già trẻ bé lớn gì cũng bị bệnh hết, không ai thoát khỏi cái bệnh cả”. Tiếp đến là cửa thành thứ ba, Thái tử chứng kiến một người chết đang hỏa thiêu. Thái tử hỏi người hầu: “ Sao người nầy chết thiêu như vậy?”. Người hầu đáp: “Thưa Thái tử! ai sanh ra rồi cũng phải già, phải bệnh. Bệnh là nguyên nhân đưa đến cái chết. Chết là kết thúc kiếp người. Thái tử cũng không thoát khỏi cái chết nầy”. Cuối cùng đến cửa thành thứ tư, Thái tử gặp một vị tu sĩ. Thái tử đến hỏi vị tu sĩ: “Tu tập thiền quán để làm gì?”. Vị tu sĩ trả lời: “Thưa Thái tử! tu tập thiền quán có thể giúp chúng ta thoát ly cái khổ sanh, già, bệnh và tử, thoát ly sanh tử luân hồi”. Sau khi nghe vị tu sĩ giảng dạy về con đường giải thoát sự vô thường lão bệnh, Thái tử giác ngộ, thấy được sự thật giả tạm của cuộc đời. Vì khi thân nầy chết đi, thì tất cả sự nghiệp của cuộc đời mất hết. Chỉ còn cái nghiệp thiện ác theo chúng sanh thôi. Qua đó mới thấy rằng thân nầy giả tạm, nên cuộc đời cũng chỉ tạm bợ mà thôi. Vì lý đó, thái tử đã quyết định về cung điện xin vua cha cho đi xuất gia tầm sư học đạo, nhưng vua cha không đồng ý, vì nhà vua chỉ có một đứa con trai là Thái tử để nối ngôi.
Cuối cùng, Thái tử nữa đêm trốn ra kinh thành đi xuất gia tầm sư học đạo. Thái tử đi xuất gia lúc đó 19 tuổi, vào ngày 08 tháng 02 âm lịch năm 605 trước tây lịch. Thái tử đã tu học thiền định với nhiều vị thiền sư trong suốt 5 năm và đã thành tựu các bậc thiền ở cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Sau đó, Thái tử tu tập thiền quán 6 năm với 5 anh em Kiều Trần Như ở núi Tượng Đầu hay còn gọi là Khổ Hạnh Lâm. Trong thời gian tu tập nầy, Thái tử siêng năng tu tập và sống trong đại định. Vì thế, Thái tử quên ăn bỏ ngủ và đến lúc kiệt sức. Cũng may, nhờ nàng Suyata đi chăn bò đã phát tâm cúng sữa cho Thái tử, trong lúc Thái tử hết sức. Nàng Suyata là người cúng dường đầu tiên cho đức Phật.
Ngày 08 tháng 12 ÂL năm 594 trước tây lịch, lúc 30 tuổi, Thái tử ngồi thiền quán 49 ngày dưới cây Bồ Đề và đã thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), thành phố Gaya, thủ đô Patna, nước Ma Kiệt Đà (Magatdha), tiểu bang Bihar, nước Ấn Độ.
Sau khi thành đạo, Ngài đi đến vườn Lộc Uyển (Sarnath), thành Ba Na Đại (Varanasi) thuyết bài pháp đầu tiên “Tứ Diệu Đế” cho 5 anh em Kiều Trần Như. Năm anh em đồng tu nầy sau khi nghe bốn chân lý đều giác ngộ chứng quả A La Hán. Bài pháp “Tứ Diệu Đế” là bài pháp đầu tiên.
Kế tiếp Ngài đi đến Thành Vương Xá –Rajgir, nước Ma Kiệt Đà (Magatdha), nơi trị vì của vua Tần Bà Sala và hoàng hậu Vi Đề Hi. Đức  Phật hóa độ và quy y Tam Bảo cho vua Tần Bà Sa La (Bimbisala). Đây là vị vua đầu tiên được đức Phật hóa độ. Sau đó, vua đã phát tâm cúng dường đức Phật mảnh đất làm Tịnh Xá và được gọi là Trúc Lâm Tịnh Xá. Đây là tịnh xá có đầu tiên.
 
Mặt tiền tháp Bồ Đề Đạo Tràng
 
Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề nầy
Tháp kỷ niệm nơi đức Phật gặp lại năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển
 
Vườn nai (Sarnath) nơi đức Phật thuyết pháp đầu tiên
Tháp niết bàn (nơi đức Phật nhập niết bàn
dưới cây Sala Song Thọ
 
Tượng nằm nhập niết bàn trong Tháp
   
Tháp trà tỳ (nơi hỏa táng)
            Ông Cấp Cô Độc là người giàu có, rất có lòng thánh thiện giúp đỡ những người khổ, cô đơn. Ông sống trong thành Xá Vệ (Sravasti) do vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) trị vì đương thời. Ông đã cúng dường cho đức Phật tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) ở thành Xá Vệ. Đây là tịnh xá thứ nhì đức Phật thành lập cho Tăng chúng tu học.
Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati) là dì Mẫu của đức Phật đã được xuất gia ở thành Tỳ Xá Ly (Vajshali), cùng với 500 phụ nữ. Bà là người Ni đầu tiên được đức Phật cho xuất gia và Ni đoàn được thành lập từ nơi đây.
Sau khi thành đạo, đức Phật thuyết pháp độ cho các vị vua quan cho đến dân chúng, các tầng lớp trong xã hội, từ người xuất gia cho đến tại gia khắp nơi trong suốt 49 năm. Ngài đã viên thành việc hoằng pháp lợi sanh và thành lập Tam Bảo. Ngài đi về vùng Câu Thi Na (Kushinagar), thủ đô Pava, Xứ Malla, nhập đại định và an trú niết bàn dưới cây Sala Song Thọ.   Ngài nhập niết bàn lúc đó 80 tuổi, vào ngày 15 tháng 02 ÂL năm 544 trước tây lịch.
Ngài Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) là người đệ tử đầu tiên, được đức Phật truyền Y Bát, để lãnh đạo Tăng đoàn và tiếp nối mạng mạch Phật giáo. Sau khi Phật nhập niết bàn 100 ngày, Ngài làm chủ tọa tổ chức kết tập Kinh Điển ở động Thất Diệp, tại thành Vương Xá (Rajgir), nước Ma Kiệt Đà (Magatdha). Đây là lần kết tập Kinh Điển đầu tiên.
          Ngài A Nan là thị giả của đức Phật. Ngài đã giúp tôn giả Ca Diếp trùng tuyên giáo pháp của đức Phật trong lần kết tập Kinh Điển đầu tiên. Ngài là người thứ nhì được tôn giả Ca Diếp truyền Y Bát trong truyền thống thiền tông truyền thừa Y Bát. Các vị tổ đã truyền y bát với nhau cho đến tổ Huệ Năng là tổ thứ 33 trong thiền tông Phật giáo.
Chư Tăng sau này thiết lập trường đại học Phật Giáo Nalanda thuộc thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà (Magatdha). Đây là trường đại học Phật giáo quốc tế đầu tiên ở Ấn Độ.
-   500 năm sau Phật giáo Ấn Độ được truyền khắp các nước là nhờ vua A Dục (Asoka). Đây là vị vua đầu tiên có công giúp cho Phật giáo được truyền ra nước ngoài.
 
MƯỜI VỊ ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA
ĐỨC PHẬT THÍCH CA
 
1 – Đầu đà khổ hạnh  đệ nhất đại đức Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả.
2 – Đa văn đệ nhất đại đức A Nan Đà Tôn Giả.
3– Trí huệ đệ nhất đại đức Xá Lợi Phất Tôn Giả.
4 – Giải không đệ nhất đại đức Tu Bồ Đề Tôn Giả.
5 – Thuyết pháp đệ nhất đại đức  Phú Lâu Na Tôn Giả.
6 - Biện luận đệ nhất đại đức Ca Chiên Diên Tôn Giả.
7 - Thần thông đệ nhất  đại đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
8 – Thiên nhãn đệ nhất  đại đức A Na Luật Tôn Giả.
9 – Trì luật đệ nhất đại đức  U Ba Ly Tôn Giả.
10 – Mật hạnh đệ nhất đại đức La Hầu La Tôn Giả.
 
33 VỊ TỔ THIỀN TÔNG
 
Sau khi đức Phật nhập niết bàn. Ngài truyền y bát cho tổ Ma Ha Ca Diếp là người đại diện lãnh đạo Tăng đoàn. Các vị Tổ đã truyền y bát của Phật với nhau cho đến tổ Huệ Năng là vị Tổ thứ 33. Các vị Tổ đều là những bậc chứng đạo. Sau khi mãn việc hoằng pháp lợi sanh, các ngài không đợi cho thân nầy già, bệnh, rồi chết như những chúng sanh khác, mà các Ngài nhập định ra đi nhẹ nhàng như đức Phật. Đây là sự ra đi của những bậc liễu sanh thoát tử. Ngài Huệ Năng đã nhập định ra đi và để lại nhục thân bất hoại cho đến bây giờ ở chùa Nam Hoa, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, nước Trung Hoa. Bên cạnh của ngài Huệ Năng còn có ngài Hám Sơn, ngài Đằng Điền. Ở núi Cửu Hoa Sơn nước Trung Hoa có ngài Kim Kiều Giác, ngài Vô Hà thiền sư, . . . Ở Việt Nam có ngài Đạo Chân và ngài Đạo Tâm đã để lại nhục thân tại chùa Đậu, thôn Gia Phúc, huyện Thường Tín, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), Việt Nam

VỊ TỔ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ
1 -Tổ Ma Ha Ca Diếp, 2 - Tổ A Nan,
3 - Tổ Thương Na Hòa Tu, 4 - Tổ Ưu Ba Cúc Đa, 5 - Tổ Đề Đa Ca, 6 - Tổ Di Giá Ca,
7 - Tổ Bà Tu Mật, 8 - Tổ Phật Đà Nan Đề,
9 - Tổ Phục Đà Mật Đa, 10 - Tổ Hiếp Tôn Giả,
11 - Tổ  Phú Na Giạ Xa, 12 - Tổ Mã Minh,
13 - Tổ Ca Tỳ Ma La, 14 - Tổ Long Thọ,
15 - Ca Na Đề Bà, 16 - Tổ La Hầu La Đa,
17 - Tổ Tăng Già Nan Đề, 18 - Tổ Già Đa Xá Đa, 19 - Tổ Cưu Ma La Đa, 20 - Tổ Xà Dạ Đa,
21 - Tổ Bà Tu Bàn Đầu, 22 - Tổ Ma Noa La,
23 - Tổ Hạc Lặc Noa, 24 - Tổ Sư Tử,
25 - Tổ Bà Xá Tư Đa, 26 - Tổ Bát Như Mật Đa, 27 - Tổ Bát Nhã Đa La, 28 - Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

6 VỊ TỔ THIỀN TÔNG TRUNG HOA
        Tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 ở Ấn Độ. Ngài đã sang Trung Hoa truyền y bát cho ngài Huệ Khả và tiếp tục truyền cho đến ngài Huệ Năng là vị Tổ thứ 33 thiền tông Phật Giáo. Đối với Trung Hoa, ngài Huệ Năng là vị tổ thứ 6, cũng là người cuối cùng trong sự truyền thừa y bát. Vì ngài Huệ Năng chấm dứt sự truyền thừa nầy.
1- Tổ Bồ Đề Đạt Ma sơ tổ,
2- Tổ Huệ Khả, 3- Tổ Tăng Xán,
4- Tổ Đạo Tín, 5 - Tổ Hoằng Nhẫn,
6 - Tổ Huệ Năng.
 
Thiền sư Đằng Điền – Lục Tổ Huệ Năng – Thiền Sư Hám Sơn
(Lục Tổ Huệ Năng sanh năm 638, viên tịch năm 713 tại chùa Nam Hoa, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa)
 
Thiền sư Đạo Chân – Thiền sư Đạo Tâm
(tỉnh Hà Tây cũ), Việt Nam
Tại chùa Đậu, thôn Gia Phúc, huyện Thường Tín, Hà Nội

KẾT TẬP KINH ĐIỂN   
  1. Kết tập Kinh Điển lần thứ nhất là năm 544 thời vua A Xà thế tại động Thất Diệp ở thành Vương Xá (Rajgir), nước Ma Kiệt Đà (Magadha), do ngài Maha Ca Diếp chủ tọa.
  2. Kết tập Kinh Điển lần thứ hai là năm 444 thời vua Kalasoka tại thành Tỳ Xá Ly (Vajsali), nước Vajji.
+ Phật giáo chia làm 2 bộ:
2.1. Thượng tọa bộ - Phật Giáo Nguyên Thủy – Nam Tông do ngài Da Xá (Yassa)
2.2. - Đại chúng bộ - Phật Giáo Phát Triển – Bắc Tông do nhóm Tăng chúng (Vajjiputta).
  1. Kết tập Kinh Điển lần thứ ba là năm 244 thời vua A Dục (Asoka) tại thành Pataliputta (Thủ đô Patna), do ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta – Tissa) làm chủ tọa.
  2. Kết tập Kinh Điển lần thứ tư:
A – Nam Tông: năm 200 thời vua Vatta Gamani Abhaya tại nước Tích Lan (Sri Lanka), dịch bằng tiếng Pali.
B - Bắc Tông: năm 200 thời vua Ca Nị Sắc
(Kaniska) tại Kudalavana, nước Kế Tân
(Kasmira), do ngài Mã Minh (Asvaghosa), tổ thứ 12 thiền tông làm chủ tọa, dịch bằng tiếng Sanscrit.
  1. Kết tập Kinh Điển lần thứ năm là năm 1871 thời vua Mindon – Mẫn Đông tại Mandalay, nước Miến Điện (Mynanmar).
  2. Kết tập Kinh Điển lần thứ sáu là năm 1954 vào dịp lễ Phật đản tại Rangoon, nước Miến Điện (Mynanmar).
 
II. THẾ NÀO LÀ ĐẠO PHẬT?
 
DUYÊN KHỞI
Mọi người ai sống, cũng muốn được hạnh phúc.  Nên ai cũng đi tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi ý muốn của mình được thỏa mãn. Mình muốn cái gì mà được thành tựu như ý, thì mình vui, niềm vui đó chính là hạnh phúc. Vậy, thử hỏi là mình có bao nhiêu ý muốn trong cuộc đời này? Có bao nhiêu ý muốn đã được thỏa mãn rồi? và còn bao nhiêu ý muốn chưa được thành tựu?. Mặc dù, chúng ta chắc cũng có nhiều ý muốn được thỏa mãn, nhưng cũng có nhiều ý muốn chưa được thành tựu. Vậy, chúng ta có cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc không? Chắc cũng có ít người được toại nguyện. Nếu người ý cầu, ý nguyện không thỏa mãn, thì thật khổ tâm; nếu người đang hạnh phúc, mà hạnh phúc tồn tại hoài thì thôi, nhưng nếu nó tan biến đi, hoặc bị mất vì lý do gì đó, thì khổ đau sẽ xuất hiện.
Chúng ta có thân nầy, thì phải lo cho nó ăn, vì nó không được ăn, thì nó chết. Nếu ăn mà không uống, thì nó cũng mất. Nó ăn, uống rồi, mà không mặc áo quần ấm, thì nóng lạnh quá, nó cũng tiêu luôn. Ăn, uống, mặc rồi, không tắm rửa nó, thì nó hôi thối không ai chịu nỗi cả. Ăn, uống, mặc đẹp, sạch sẽ rồi, mà ngủ nghỉ ở ngoài đường, thì bệnh lìa đời. Vậy phải lo cho nó chỗ ở nữa. Để lo cho tấm thân nầy đầy đủ, thì phải làm kiếm tiền. Nên ai cũng cần tiền, vì phải lo sự sống của thân nầy. Nếu người kiếm không đủ tiền để lo cho thân nầy, thì nghèo khổ, còn người làm ra nhiều tiền dư thừa, thì giàu sang, vậy họ mới hạnh phúc. Do đó, hạnh phúc của người nghèo là được giàu.
Người có tài, thì ham nổi tiếng, danh thơm; người có địa vị, thì muốn quyền lực; Người đủ ăn, đủ mặc, mà ở phòng không lẽ bóng, thì cô đơn, Ôi! Làm sao hạnh phúc đây? Ngoài ra, chúng ta phải xây dựng hạnh phúc cho tấm thân nầy nữa, vì nó cần tình cảm. Có nhiều người đủ ăn, đủ mặc, mà phải tự tử, cũng chỉ vì tình cảm. Do đó  tình cảm là một sức sống mãnh liệt trong con người. Tóm lại, người ai cũng có nhiều ham muốn, nói chung đó chính là “Tài, sắc, danh, thực, thùy”. Thứ nhất tài. Tài là tiền tài; thứ nhì sắc. Sắc là nhan sắc, vật chất; thứ ba là danh. Danh là danh thơm, tiếng tăm; thứ tư Thực. Thực là ăn, uống; thứ năm là thùy. Thùy là ngủ nghỉ. Qua đó mới thấy mỗi người có niềm hạnh phúc riêng, tùy theo ý muốn cá nhân.
  Khi còn trẻ, thì ở nhà gia đình; khi già phải vào nhà dưỡng lão; khi bệnh, thì vào nhà thương; khi chết, thì vào nhà xác; khi an táng, thì vào nhà mồ. Vậy nơi an nghỉ cuối cùng của thân nầy là nhà mồ. Vì sao? Vì thân do nhân duyên đất, nước, gió, lửa tạo thành, rồi nó bị luật vô thường chi phối, tan rã trở về với cát bụi. Vậy, thân nầy có đó, nhưng chỉ giả tạm, không thật, vì nếu thật, thì phải tồn tại vĩnh viễn, nhưng sự thật cuối cùng của thân nầy là mất. Khi thân nầy mất rồi, thì sự sống của nó, sự nghiệp của nó trong cuộc đời nầy đều bị mất hết. Vì khi chết thân nầy không đem theo được cái gì cả.  Do đó mới thấy thân nầy giả tạm, không thật, thì sự sống nầy, cuộc đời nầy cũng giả tạm,  không thật, nó như giấc mộng. Khi ngủ mê, thì có giấc mộng, khi thức dậy rồi, mộng  biến mất. Vậy, mộng không có thật, thì cuộc đời nầy cũng giống như giấc mộng.
Phật nói rằng chúng sanh vô minh, nên chúng sanh tham  lam, sân hận, si mê, rồi tạo nhân thiện ác. Do đó mà chúng sanh phải chịu quả báo thiện ác. Vì có nhân quả, nên mới có luân hồi sanh tử. Cuộc đời nầy có nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Không ai tạo ra nhân quả cả, mà nhân quả là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Do đó, tôn giáo nào cũng không tránh khỏi luật nhân quả. Đức Phật đã giác ngộ hiểu biết ra điều nầy. Nên Ngài dạy chúng sanh phải hiểu biết luật nhân quả và tu nhân lành. Vì vậy, người tâm thiện, thì sanh cảnh thiện; người tâm đen tối, thì sanh cảnh đen tối; người tâm tịnh sanh cảnh tịnh.
 
CÂU HỎI PHẬT PHÁP
1. Đức Phật là ai?
* Phật là người giác ngộ; si mê là chúng sanh. Hễ ai giác ngộ đều là Phật.
Đức Phật là 1) Người giác ngộ viên mãn, 2) là người giải thoát sanh tử luân hồi, 3) là người thanh tịnh, 4) là người từ bi và 5) là người trí huệ.
1.1. Đức Phật là bậc giác ngộ (hiểu biết):
Ngài đã giác ngộ được Tục Đế ( sự thật của cuộc đời) và chân đế (sự thật của chân tâm, Phật tánh)
Thế Tục Đế (sự thật của cuộc đời):
Đức Phật dạy rằng cuộc đời là khổ. Con người có 2 cái khổ, là cái khổ về thân và cái khổ về tâm.
a) Cái khổ về tâm: cầu không được như ý là khổ; sự chia ly vĩnh biệt với người thân là khổ; Ở gần với người thù hận là khổ.
b) Cái khổ về thân: cái khổ của sanh ra; cái khổ của sự già; cái khổ của bệnh và cái khổ của sự chết.
Sự thật của chân tâm: là sự vắng lặng, thanh tịnh hay còn gọi là Niết Bàn.
Đức Phật dạy luật nhân quả và luật vô thường. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh. Nguyên lý nầy là sự thật của cuộc đời.
1.2. - Đức Phật là bậc giải thoát sanh tử luân hồi:
Đức Phật là bậc xuất thế, thoát ly sanh tử luân hồi, vì Ngài  tu giới, tu định, tu huệ và đạt được Niết Bàn.
1.3. Đức Phật là bậc thanh tịnh:
          Ngài tu tập và chứng các bậc thiền định, cùng thành tựu 6 loại thần thông như 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh). Ngài luôn sống trong an định, nên thân tâm của Ngài luôn luôn thanh tịnh.
1.4. Đức Phật là bậc đại trí tuệ:
Ngài chỉ dạy chúng sanh rất nhiều phương pháp tu tập để diệt trừ phiền não, khổ đau và chuyển người phàm phu thành Thánh nhân.
1.5. Đức Phật là bậc đại từ đại bi:
Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Ngài không trừng phạt ai, không đưa ai xuống địa ngục. Ngược lại, Ngài nguyện xuống địa ngục cứu độ chúng sanh.
 
2. Tại sao phải tin đức Phật?
Hỏi:
          Tại sao bạn phải tin Đức Phật?
Trả lời:
          Bạn có thể tin Đức Phật qua 3 yếu tố sau đây:
          1) Bạn có thể tin Đức Phật qua lịch sử; 2) Bạn có thể tin Đức Phật qua nguồn gốc nhân tu hành thành Phật; 3) Bạn có thể tin Đức Phật qua khả năng của Ngài hướng dẫn chúng sanh tu thành Phật.
2.1. Bạn có thể tin Đức Phật qua lịch sử:
          Có người hỏi rằng nếu bạn tin một người mà người đó không có thật lịch sử, thì người đó có thật không? Chắc chắn là bạn trả lời không. Vì người không có nguồn gốc lịch sử là không ai biết họ sanh ra ở đâu? sống ở đâu? cha mẹ là ai? và tu học như thế nào?
Nếu họ không có cha mẹ, thì họ cũng không có thân người. Họ không có thân người, thì làm sao có căn cứ để mọi người nhận biết họ tốt hay xấu? tu hành ra sao? và họ là Thánh hay phàm phu?
Nếu họ không có thân người thì làm sao họ dạy giáo lý cho bạn được. Nếu họ không có thân, thì họ có thể dạy giáo lý cho bạn qua cảm giác hay giấc mơ được không? Chắc chắn là không. Vậy, họ cũng không có giáo lý luôn. Do đó, nếu họ không có thật lịch sử, thì họ là người trong giấc mơ hay trong ảo tưởng của bạn.v.v.
Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật có nguồn gốc lịch sử thật, là một người thật.
2.2. Bạn có thể tin Đức Phật qua nguồn gốc nhân tu hành thành Phật:
Có người hỏi bạn: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ và thạc sĩ không, .v.v.?“ Chắc chắn bạn trã lời không liền. Có người hỏi bạn: “Có ai không học, không tu mà họ trở thành Thánh nhân hay bậc tối thượng và một bậc đầy quyền năng không?” Chắn chắn bạn trã lời không liền. bỡi vì, không có vị Thánh nào không học không tu mà họ thành Thánh được cả. Do đó, nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay đấng tối thượng, thì bạn phải tìm hiểu họ tu nhân gì để trở thành bậc Thánh nhân, tu hành phương pháp như thế nào? Bạn phải hỏi họ tu học pháp môn gì mà họ trở thành vị Thánh nhân hay là bậc tối thượng? Nếu họ không có nhân tu hành gì cả, thì làm sao họ thành Thánh nhân và đấng tối thượng? Vậy, quả Thánh nhân là Thánh giả. Thánh nầy do người ta tưởng tượng và thần thánh hóa họ lên; Chứ họ thật sự không có nguồn gốc nhân tu hành gì cả.
Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật là người giác ngộ sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm. Sự thật đó chính là chân lý. Thứ hai Đức Phật có nhân tu hành để thành một vị Phật. Nhân tu hành đó là tu giới, tu định và tu huệ. Nhờ nhân nầy mới đưa đến quả vị Phật. Tất cả mọi người có thể tu nhân nầy để thành vị Phật. Đây là lý do bạn có thể tin Đức Phật.
2.3. Bạn có thể tin Đức Phật qua khả năng của Ngài hướng dẫn chúng sanh tu thành Phật:
Nếu có người tự xưng là Thánh nhân hay bậc tối thượng, thì bạn phải hỏi họ có thể dạy bạn về giáo lý và những phương pháp tu hành để thành Thánh hay bậc tối thượng không, .v.v.? Nếu họ không có khả năng như vậy. Bạn có thể nhận biết rằng đây là Thánh giả, chỉ có cái tên mà không có thật năng. Vì họ không có khả năng dạy bạn tu hành thành Thánh gì cả. Hay nói cách khác là họ không phải Thánh nhân.
Bạn tin Đức Phật. Bỡi vì, Đức Phật có khả năng dạy bạn những phương pháp tu thiền định, thiền quán để trở thành bậc Thánh A La Hán, bậc Bồ Tát và thành vị Phật qua Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật và Luận).
+ Kết luận:
Nếu bạn tin một vị Thánh nhân hay bậc tối thượng mà họ thứ nhất không có lịch sử, thứ hai không có nhân tu hành, thứ ba không có khả năng dạy bạn tu hành thành Thánh hay bậc tối thượng; Vậy là bạn tin một người không có thật; Bạn tin mù quán, mê tín và thiếu hiểu biết rồi. Đây không phải là niềm tin chánh tín. Hay nói cách khác là bạn đã tự lường gạt niềm tin chính mình.
Đức Phật có đủ những yếu tố nói trên. Đó là lý do tại sao bạn tin Đức Phật.

3. Thế nào đạo Phật?
Đạo Phật dạy chúng ta tu thành Phật. Bởi vì, đức Phật dạy rằng tất cả chúng ta đều có Phật tánh. Do đó, đức Phật nói rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Nếu tất cả chúng sanh đều học và tu hành theo lời dạy của đức Phật”.
  • Phật tánh nghĩa là gì?
Phật nghĩa là sự giác ngộ, sự hiểu biết. Người giác ngộ là Phật; Người Si mê là chúng sanh.
Nếu chúng sanh là cục đá, cục sắt hay khúc cây, thì Đức Phật không thể giáo hóa chúng sanh được. Nhưng vì, Đức Phật biết được tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tánh giác ngộ, tánh hiểu  biết, nên Ngài muốn chỉ dạy chúng sanh tiến tu trên đường bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm phu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
4. Đức Phật dạy tu tập như thế nào?
Đức Phật dạy 3 điều:
1. Không làm các điều ác.
2. Làm các điều thiện.
3. Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh.
 
4.1. Không làm các điều ác: tu tập giữ 5 giới cấm.
  1. Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm; 4) Không nói dối; 5) Không uống rượu, sử dụng thuốc phiện, ma túy.
          Đức Phật dạy chúng sanh tu giữ những giới nầy là tu đức.
 
4.2. Làm các điều thiện:
1) Thể hiện lòng từ bi với chúng sanh, bằng cách không ăn thịt chúng sanh và phóng sanh.
2) Thể hiện lòng từ bi với người khác, bằng cách bố thí, giúp đỡ mọi người.
3) Thể hiện tình thương với gia đình, bằng sự chung thủy.
4) Thể hiện sự uy tín, bằng lời nói chân thật.
5) Ăn, uống thanh tịnh và tỉnh thức.
  Đức Phật dạy chúng sanh tu những điều thiện nầy để tu phước.
 
4.3. Thanh tịnh tâm và giữ tâm thanh tịnh:
          Điều thứ ba là đức Phật dạy chúng ta tu tâm. Thân và khẩu của chúng ta làm thiện, ác đều do tâm. Do đó, Chúng ta phải tu tâm. Tâm thanh tịnh giúp cho chúng ta hết phiền não, khổ đau và diệt được tham lam, sân hận, si mê, .v.v. Chúng ta hết phiền não si mê; Đó nghĩa là Đức Phật đã dạy cho chúng ta sống hạnh phúc.
          Tâm thanh tịnh là tâm của bậc A La Hán, bậc Bồ Tát và Đức Phật. Vậy, Đức Phật dạy chúng ta thanh tịnh tâm để chúng ta chuyển tâm phàm phu thành tâm Phật.
          Ví dụ: Tụng Kinh, niệm Phật, ngồi thiền là những phương pháp giúp mọi người thanh tịnh tâm.
5. Phật tử có thờ hình tượng đức Phật không?
          Phật tử có thờ hình tượng của đức Phật. Thờ tượng của đức Phật là để tưởng nhớ và tôn kính Ngài; đặc biệt là học tập theo hạnh tu của Ngài. Hình tượng của đức Phật được làm bằng giấy, bằng xi măng, bằng gỗ, bằng đồng, .v.v.
 
6. Tại sao có nhiều chư Phật và chư Bồ Tát trong đạo Phật?
          Tại sao có nhiều người bác sĩ? Bởi vì có nhiều người học bác sĩ, nên có nhiều người thành bác sĩ.
          Đức Phật dạy cho mọi người tu thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật qua phương pháp tu giới, tu định và tu huệ. Vì thế, trong đạo Phật có nhiều chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng.
 
7. Phật tử cúng đức Phật cái gì?
          Phật tử thường mang bông, trái cây, nước, nhang, đèn để dâng cúng đức Phật. Mục đích là cầu phước và trang trí bàn thờ đức Phật.
 
8. Phật tử có cúng dường Tam Bảo không?
          Phật tử có cúng dường Tam Bảo là để xây dựng và duy trì Chùa. Đồng thời, Phật tử cũng ủng hộ đời sống tu học của Tăng đoàn.
 
9. Ý nghĩa lạy Phật?
          Lạy Đức Phật là bày tỏ lòng tôn kính đức Phật và tri ân lời dạy của Ngài.
 
10. Ý nghĩa sám hối?
          Sám hối nghĩa là gì? Sám nghĩa là ăn năn những lỗi lầm đã làm; hối nghĩa là hối cãi sẽ không làm nữa. Nay chúng ta phát tâm sám hối những lỗi lầm đã gây ra trong kiếp nầy và nhiều kiếp về trước. Người biết sám hối là người biết tu sửa. Nhờ phát tâm sám hối, mà tâm ý được nhẹ nhàng, thanh tịnh.
Ví dụ:
          Chúng ta đã lỡ suy nghĩ cái gì sai, chúng ta đã lỡ làm cái gì sai; chúng ta đã lỡ nói cái gì sai. Nay, chúng ta xin sám hối lỗi lầm và chúng ta nguyện không dám làm nữa. Nhưng nếu chúng ta có làm nghiệp ác, thì chúng ta vẫn phải chịu nhân quả.
 
11. Ý nghĩa phát tâm Bồ Đề - phát tâm đại bi?
       Bồ đề là giác ngộ. Phát tâm bồ đề là phát tâm cầu thành Phật độ hết chúng sanh trong mười phương pháp giới. Chư Phật, chư Bồ Tát nào trong quá khứ cũng đều phát đại bi tâm, nguyện thành Phật độ cho hết thảy chúng sanh muôn loài trong mười phương pháp giới. Vì tâm từ bi của đức Phật bao la, nên bao trùm cả khắp pháp giới chúng sanh. Do đó mới nói rằng Phật đạo là đạo từ bi.
       Tất cả mọi người đều có tâm từ bi, nhưng vì chúng ta không biết khai triển và mở rộng nó ra. Nó không đâu xa; nó đang ngự trong ta. Chúng ta mở tâm từ bi của mình ra không có tội, không có giảm thọ, không có khổ và không có tốn tiền gì cả. Vậy tại sao chúng ta không chịu mở tâm từ bi của chúng ta ra? Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa? Tâm từ bi nầy mới chính là tâm thật của chúng ta. Nay, chúng ta hãy mở rộng tâm từ bi của chúng ta qua sự phát tâm nói trên. Được như vậy, Phật chính là chúng ta, chúng ta chính là Phật!
Nguyện thế nào:
  • Con nguyện thành Phật độ tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới.
 
12. Ý nghĩa ăn chay?
          Ăn chay là tránh việc sát sanh, hại vật, tránh sự thù hận, tôn trọng sự sống và nuôi dưỡng lòng từ bi. Tại sao?
          Con người và thú vật đều có sự sống, tình cảm thương ghét, cảm giác khổ đau, hạnh phúc và đặc biệt cả hai đều có linh hồn.
Ăn chay là không ăn máu, thịt của con người và các loài vật. Ngoài ra, ăn chay có thể dùng tàu hủ, bơ, sữa, rau quả và những chất bổ dưỡng bình thường . . .
          Những người nuôi gà công nghiệp nói rằng trứng gà công nghiệp không có trống, nên không thể nở con được. Nếu chúng ta không ăn thì trứng gà sẽ bỏ đi. Do đó, có người ăn chay vẫn dùng trứng gà công nghiệp.
 
13. Lợi ích của bố thí là gì?
          Bố thí sẽ sinh phước báo.
Bố thí cái gì?
*Bạn có thể bố thí: 1) tiền, 2) vật chất 3) công sức qua sự giúp đỡ người khác, 4) Bố thí Phật pháp. Mọi thành công của cuộc đời đều do phước báo cả. Do đó, đức Phật dạy: “Các con làm lợi ích cho người, có nghĩa là các con làm lợi ích cho chính mình”.
 
14. Lợi ích của phóng sanh?
          Chúng ta phóng sanh thú vật để tôn trọng sự sống, thể hiện tình thương với chúng và phát triển lòng từ bi của chúng ta.
 
 
 
15. Ý nghĩa đọc Kinh?
         Kinh là lời dạy của đức Phật. Đọc Kinh là tìm hiểu về lời dạy của đức Phật.
 
16. Ý nghĩa tụng kinh?
        Tụng Kinh là đọc lớn lên trong một nghi thức (hay còn gọi là nghi lễ) để cho mình và mọi người cùng nghe, đặc biệt là những người vô hình vẫn được nghe. Vì thế, nghi thức tụng Kinh là:
1) Tìm hiểu lời dạy của đức Phật.
2) Có thể cầu an và cầu siêu.
3) Thường đọc tụng Kinh giúp cho hành giả tập trung và định tâm lại.
 
17. Ý nghĩa tụng thần chú?
-   Thần chú là mật ngữ của chư Phật, chư Bồ Tát. Tụng thần chú giúp cho hành giả tiêu trừ bớt nghiệp xấu.
-   Tụng thần chú giúp cho hành giả nhất tâm bất loạn và  thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu và ý.
 
18. Ý nghĩa niệm Phật?
Về sự:
Niệm là nhớ nghĩ; Phật là bậc giác ngộ, trí huệ, từ bi. Niệm Phật là nhớ nghĩ đến đấng giác ngộ, trí huệ và từ bi, để chuyển tâm mình hướng thiện, hướng thượng, hướng đến sự giải thoát và cầu đức Phật cứu độ.
Về lý:
Niệm danh hiệu Phật liên tục là để cột tâm của mình đừng để cho tâm tán loạn. Nếu niệm Phật được nhất tâm, thì tâm sẽ định lại. Đó là phương pháp thanh tịnh hóa được tâm của mình.
 
19. Giữ giới có lợi ích gì?
        Giới là giúp chúng ta  biết được cái nào đúng; cái nào sai. Do đó, chúng ta giữ giới là để ngưng làm ác. Vậy, giới là nền tảng căn bản đạo đức con người.
 
20. Tu tập thiền định có lợi ích gì?
1) Bớt suy nghĩ
2) Bớt lo lắng.
3) Bớt căng thẳng
4) Thăng bằng thân và tâm, diệt loạn tâm
5) Phục hồi trí nhớ
6) Đạt định
7) Đạt chánh niệm
8) Tâm được thanh tịnh và an lạc.
9) Tỉnh thức, giác ngộ
10) Phát triển lòng từ bi.
11) Phát triển trí huệ.
21. Phương pháp ngồi thiền như thế nào?
* Cách ngồi thiền đếm hơi thở (quán sổ tức):
       Phương pháp nầy dùng hơi thở để cột tâm, giúp chúng ta diệt loạn tâm, thư giãn thân tâm và định được tâm. Phương pháp tu tập thiền định như sau:
  1. Tư thế ngồi thiền:
Ngồi được trên đất thì tiện hơn, vì giúp cho mình dễ tập trung hơn. Người già có thể ngồi trên ghế.
       Khi ngồi trên đất, nên ngồi trên bồ đoàn hay cái gối. Ngồi kiết già là chân trái để lên đùi phải và chân phải để lên đùi trái, sao cho hai đầu gối chống xuống đất, thì lưng dễ thẳng hơn; ngồi bán già là chỉ một chân trái để lên đùi phải hoặc chân phải để lên đùi trái, sao cho hai đầu gối chống xuống đất; nếu hai cách nầy không ngồi được thì ngồi bình thường, sao cảm thấy thoải mái cũng được.
       Như vậy thứ nhất là cách ngồi, thứ hai là phải thẳng lưng, thứ ba thẳng cổ, thứ tư mắt nhìn xuống sống mũi, thả lỏng, thứ năm uốn lưỡi để lên hàm răng trên, thứ sáu lưng quần không thắt chật bụng của mình, thứ bảy tay phải để lên tay trái, và toàn thân thả lỏng.
  1. Hành thiền:
       Hít vào sâu bằng mũi, đưa khí xuống đan điền  (ở bụng), thở ra từ từ bằng miệng. (3 lần)
Kế tiếp để hơi thở ra vào tự nhiên qua lổ mũi, không cần phải cố hít vào, thở ra. Chỉ cần theo dõi hơi thở ra vào mà thôi. Hơi thở vào, rồi hơi thở ra đếm thầm một;hơi thở vào, rồi hơi thở ra đếm thầm hai và đếm đến mười, sau đó bắt đầu đếm lại từ một đến mười.
Chúng ta có thể ngồi 15 phút hoặc 30 phút tùy ý.
 
  1. Xả thiền:
  •  Hít vào sâu bằng mũi, đưa khí xuống đan điền (ở bụng), thở ra từ từ bằng miệng. (3 lần)
     -  Xoa hai tay cho ấm, massage mắt, mũi, mặt, trán, đầu, lỗ tai, ót, cổ.
     -  Xoay hai vai vòng tròn từ ngoài vào trong, kết hợp hơi thở, làm 5 lần và xoay ngược lại. Tay trái bóp cánh tay phải từ trong ra và đổi bên.
     -  Massage lưng và thận, đấm vào thận (bóp hai bàn tay lại, sau đó đưa ra sau, đấm vào thận. Thận nằm đối diện với cái rún phía sau).
    -   Duỗi hai chân ra và bóp từ trong ra ngoài, sao cho giãn gân cốt, rồi đứng dậy.
 
22. Quý Thầy có làm lễ cầu siêu không?
          Quý Thầy thường làm lễ cầu siêu cho mọi người. Bởi vì, chư Phật, chư Bồ Tát nguyện độ tất cả chúng sanh. Do đó, Chư Phật và Chư Bồ Tát đều thị hiện các cõi để hóa độ chúng sanh. Chư Phật và chư Bồ Tát đều an trú trong đại định, nên quý Ngài đều có lục thông. Chư Phật và Bồ Tát đều thấy chúng ta làm gì, đều nghe chúng ta nói gì, đều biết chúng ta nghĩ gì .v.v. Quý Ngài còn biết quá khứ và tương lai của chúng sanh. Vì vậy, Chư Phật và Bồ Tát là người thật lực tha lực.
          Thông thường, sau lễ tang, quý Thầy làm lễ cầu siêu mỗi tuần ( sau 7 ngày ) và cho đến 49 ngày. Nếu gia đình có thời gian, thì gia đình có thể làm lễ cầu siêu mỗi ngày trong suốt 49 ngày, 100 ngày và đồng thời làm cầu siêu cho lễ giỗ mỗi năm?
 
23. Ý nghĩa hồi hướng?

       Nguyện đem công đức của mình có được, hồi hướng cho pháp giới chúng sanh ở mười phương đều thành Phật đạo. Chúng ta tu tập hay làm công đức gì cũng phải cầu nguyện, nghĩ đến hồi hướng cho chúng sanh, để mở tâm từ bi của mình.
 
24. Thế nào là sự vô thường?
          Vô thường là sự biến đổi của các hiện tượng và các pháp (các sự vật) theo quy luật thành trụ hoại không; sinh trụ dị diệt.
Ví dụ:
    - Trái đất nầy luôn quay và di chuyển. Tuy nhiên, nó cũng theo quy luật hình thành, và duy trì trụ lại một thời gian, rồi nó sẽ biến đổi hủy hoại đi. Tới một lúc nào đó, nó tan vỡ và trở về không.
    - Thời tiết lúc nào cũng thay đổi từ mùa xuân tới mùa hạ, mùa thu, mùa đông; rồi lại xuân. Nên nắng, mưa, gió, nóng, lạnh  thay đổi bất thường.
    -  Hoàn cảnh môi trường sống của con người cũng thay đổi.
    - Thân người được sinh thành người, rồi trụ một thời gian, già lần bị hoại, rồi chết là không còn gì. Vậy, thân này cũng biến đổi theo luật vô thường.
   - Tâm con người cũng thay đổi. Lúc tham, lúc sân, lúc si mê,  lúc vui, lúc buồn, lúc ganh tị, lúc thương, lúc ghét, lúc nhớ, .v.v.
   - Qua đó, chúng ta thấy các pháp, các hiện tượng đều biến đổi không ngừng. Vì vậy gọi là luật vô thường.
 
25. Thế nào là thần thông?
          Thần thông là nguồn năng lượng hay năng lực của tâm. Đó là do tu tập thiền định.
 
26. Nghiệp nghĩa là gì?
          Nghiệp là được dịch từ chữ Karma (Tiếng Sancrit Ấn Độ). Nghiệp là chỉ cho sự hoạt động của thân, khẩu và ý. Những gì chúng ta làm, những gì chúng ta nói và những gì chúng ta suy nghĩ gọi là nghiệp.
Ví dụ: chúng ta làm ác, gọi là nghiệp ác; chúng ta làm thiện, gọi là nghiệp thiện. Vậy, Nghiệp thiện, ác là tùy vào sự hoạt động của thân, khẩu và ý.
 
27. Thế nào là luật nhân quả?
          Trong xã hội, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa người giàu và người nghèo; người sống thọ và người chết yểu; người đẹp và người xấu; người mạnh khỏe và người tàn tật; Người thông minh và người ngu dốt; .v.v. tất cả là đều do luật nhân quả cả. Ai đã tạo ra luật nhân quả? Không ai tạo ra nó cả. Đây là nguyên lý chung của vũ trụ nhân sinh.
      -Nếu chúng ta tạo nghiệp ác, nghiệp ác là nhân. Nhân ác nầy sẽ đưa đến quả ác.
      -Nếu chúng ta tạo nghiệp thiện, thì nghiệp thiện là nhân. Nhân thiện nầy sẽ đưa đến quả thiện.
Ví dụ:
      -Tên ăn trộm ăn cắp hột xoàn của người. Cảnh sát bắt họ vào nhà tù. Việc ăn trộm là nghiệp nhân ác; ngồi nhà tù là quả ác phải chịu.
      -Anh sinh viên học y khoa sau 6 năm. Anh ta trở thành một vị Bác sĩ. Học 6 năm y khoa là nhân; thành một vị bác sĩ là quả.
     -Đức Phật tu giới, tu định, tu huệ thành Phật (Bậc giác ngộ). Tu giới, tu định, tu huệ là nhân; thành Phật là quả.
     -Nếu ai nói rằng: “ Tôi là Thánh nhân”. Thánh nhân là quả. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu người đó tu nhân gì để trở thành Thánh nhân. Nếu quả Thánh nầy không có nhân. Vậy, quả Thánh nầy không thật.
    -Vì thế, đức Phật dạy rằng hễ ai tạo nghiệp thiện ác, thì họ không tránh được luật nhân quả. Cho nên, đức Phật dạy chúng ta hiểu biết về luật nhân quả để chúng ta gieo nhân tốt. Nếu chúng ta đã gieo nhân tốt rồi, thì quả thiện sẽ đến với chúng ta.
 
28.  Thế nào là luân hồi?
          Con người sau khi chết đi sẽ thay hình dạng sang kiếp khác trong ba cõi. Đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tại sao? Bởi vì, chúng sanh tạo nghiệp thiện ác. Nghiệp thiện ác là nhân; nhân thiện ác nầy sẽ đưa đến quả thiện ác. Do vì có nhân quả nên mới có tương lai và kiếp sau. Bởi vậy, chúng sanh phải bị luân hồi đời đời kiếp kiếp qua bốn cách sanh: đó là thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh.
28.1. Dục giới:
       Dục nghĩa là ham muốn. Dục giới là thế giới có người nam và nữ để thỏa mãn lòng ham muốn, gồm sáu loại là Trời (trời dục giới), người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
  1. Trời dục giới:
Người có làm phước bố thí và tu thập thiện, sau khi chết được sanh lên cõi trời dục giới hưởng phước.
Cõi trời dục giới có 6 cõi như: Trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Xuất, trời Hóa Lạc và trời Tha Hóa Tự Tại.
  1. Người:
Người biết giữ 5 giới, khi chết sanh lại làm người đạo đức.
Cõi người thường ở 4 châu như: Đông Thắng Thần Châu; Nam Thiện Bộ Châu; Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Cu Lô Châu.
  1. A Tu La:
Người có làm phước thiện, nhưng sân si, nóng nãy và thích đấu tranh, chết sanh làm A Tu La. A Tu La có Thiên A Tu La và Nhân A Tu La
  1. Địa ngục:
Người sân hận tạo ác nghiệp, chết đọa địa ngục, chịu hình phạt.
  1. Ngạ quỷ:
Người tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ, chết đọa làm ngạ quỷ (quỷ đói).
  1. Súc sanh:
Người ngu si không giữ giới tạo ác nghiệp, chết đọa làm súc sanh.
 
28.2. Sắc giới:
        Sắc là sắc thân, thân tướng. Sắc giới là cõi trời có thân tướng, nhưng không có nam nữ. Bởi vì, những người nầy đã lìa sự ham muốn ái dục và dâm dục của con người. Họ chỉ lo an vui trong thiền định.
Sắc giới gồm có 4 giai đoạn tu thiền của phàm phu, đi dần từ chỗ nhàm chán cái vui thô thiển đến cái vui vi tế thanh tịnh như: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
  1. Sơ thiền (Ly sanh hỷ lạc):
          Hành giả khởi đầu bằng tâm lý nhàm chán, xa lìa cái ô trược ái dục và dâm dục của cõi dục. Sau khi nhờ tham thiền mà xa lìa được cái ô trược của dục giới, hành giả sanh vui mừng (sanh hỷ lạc). Đó là kết quả tham thiền đầu tiên (sơ thiền).
* Sơ thiền gồm có 3 cõi trời như: trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm
  1. Nhị thiền (Định sanh hỷ lạc):
          Những cái vui mừng nói trên, lại làm cho tâm chao động, cần phải dứt trừ; vì thế hành giả phải vào định. Khi định đã có kết quả, các vui mừng thô phù của sơ thiền chấm dứt và cái vui mừng vi tế ở trong định lại nẩy sanh; vì thế cho nên gọi là định sanh hỷ lạc.
* Nhị Thiền gồm có 3 cõi trời như: Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm.
  1. Tam Thiền (Ly hỷ diệu lạc):
 Cái vui mừng của nhị thiền mặc dù vi tế, nhưng vẫn còn làm cho tâm rung động. Vì thế, hành giả cần phải loại bỏ cái vui mừng ở Nhị thiền. Khi bỏ được cái vui mừng nầy, thì một nỗi vui mầu nhiệm khác lại phát sanh. Vì thế cho nên gọi là Ly hỷ diệu lạc.
Tam Thiền gồm có 3 cõi trời: trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh.
Trong các kinh thường chép: cõi Tam thiền thì vui hơn hết (diệu lạc). Vì các cõi dưới thì chỉ có cái vui thô động, còn ở các cõi trên thì chỉ là tịch tịnh, không còn vui nữa.
  1. Tứ Thiền (Xả niệm thanh tịnh):
 Ở cõi Tam thiền, tuy đã hết cái vui thô động của sơ thiền và nhị thiền; nhưng vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Nhưng hễ còn niềm vui, thì tâm chưa hoàn toàn thanh tịnh. Hành giả lại còn phải tiến lên một bậc nữa, đi vào cái thiền thứ tư xả luôn cái niệm vui, để tâm được hoàn toàn thanh tịnh, vì thế nên gọi là xả niệm thanh tịnh.
Tứ Thiền gồm có 9 cõi trời như: Trời Vô Vân, Trời Phước Sanh, Trời Quảng Quả, Trời Vô Tưởng, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Kiến, Trời Thiện Hiện, Trời Sắc Cứu Cánh.
 
28.3. Vô sắc giới (Tứ không định):
          Người ở cõi này không có thân, chỉ có tâm thức. Sau khi đã trải qua Tứ Thiền và đã thành tựu viên mãn, hành giả tiếp tục tu thiền định và sẽ trải qua bốn giai đoạn gọi là tứ không định sau đây. Sở dĩ gọi là tứ không, vì khi vào bốn định nầy, thiền giả sẽ không còn thấy có cảnh hay vọng tâm nữa.
  1.  Không Vô Biến Xứ Định:
Thiền giả khi đã đạt được Tứ Thiền, tâm đã được hoàn toàn thanh tịnh, nhưng vẫn còn có thấy sắc giới, còn thân, còn cảnh và bị hình sắc trói buộc, nên sanh tâm nhàm chán. Để rời bỏ các hình sắc về thân và cảnh, thiền giả vào định thứ nhất của Tứ Không, thể nhập với hư không vô biên, tức là không thấy có ngăn cách, có biên giới của cảnh.
  1.  Thức Vô Biên Xứ Định:
Thiền giả khi đã được định thứ nhất của Tứ Không, rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh, thấy được cái vô biên của hư không, nhưng vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi, vẫn còn thấy biên giới của tâm thức. Vậy thiền giả phải vào định thứ hai của tứ thiền, để xóa bỏ cái biên giới của thức; khi thành tựu, tức thể nhập được vào cõi Thức Vô Biên.
  1.  Vô Sở Hữu Xứ Định:
    Thiền giả mặc dù không còn thấy biên giới, ngăn cách của thức, nhưng vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức, có năng sở, mà hễ còn thấy có năng sở, tức còn thấy mình và người, còn thấy có sở hữu. Vậy, thiền giả phải vượt lên một tầng nữa, xa lìa sự chao động, năng sở, tức nhập định Vô Sở Hữu Xứ (cõi không sở hữu).
  1.  Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định:
Thiền giả khi đã nhập định Vô Sở Hữu, không còn thấy nhân ngã, năng sở, nhưng vẫn còn tưởng, mà còn tưởng thì còn vọng động. Vậy, thiền giả phải tiến lên một tầng nữa, vào cõi định không tưởng. Nhưng không tưởng đây, không có nghĩa là vô tri, vô giác như đất đá. Không tưởng, nhưng không phải không tưởng của đất đá, không tưởng mà vẫn sáng suốt như một tấm gương, chứ không phải là một tấm ván hay mặt đá. Đó là ý nghĩa của cõi tịnh Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
29. Thế nào là Phật tử tại gia?
          Phật tử tại gia là người có lập gia đình, đã quy y Tam Bảo và thọ nhận 5 giới cấm.
+ Quy y Tam Bảo: Quy y Tam Bảo nghĩa là gì? Chữ Quy là trở về; y là nương tựa; Tam Bảo là ba ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Phật Bảo: Bảo là những thứ đồ quý báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, .v.v. Phật quý hơn đồ quý báu ở cuộc đời này. Vì Phật là bậc giác ngộ, hiểu được sự thật của cuộc đời nầy. Sự thật đó chính là chân lý. Ngài là bậc trí huệ, từ bi cứu độ chúng sanh qua cuộc đời lịch sử và giáo lý của Ngài.
Pháp Bảo: Pháp là những lời dạy, là những phương pháp giải khổ, chuyển sự si mê thành giác ngộ, chuyển người phàm phu thành thánh nhân, đưa chúng sanh thoát ly sanh tử luân hồi. Vì thế, pháp của đức Phật gọi là “pháp xuất thế gian”. Pháp thế gian chỉ là những kiến thức giúp cho con người có một nghề nghiệp để mưu sinh kiếm tiền nuôi tấm thân nầy. Ví dụ như nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư .v.v.
Tăng Bảo: Tăng là một đoàn thể từ bốn người trở lên sống hòa hợp và tu tập chân chánh theo giáo pháp của đức Phật.
  • Vậy quy y Tam Bảo là phát tâm trở về nương tựa Phật bảo, Pháp bảo và Tăng Bảo cho đến khi thành Phật.
+ 5 giới cấm :
          5 giới cấm gồm: 1) Không sát sanh; 2) không gian tham trộm cắp; 3) không tà dâm; 4) không nói dối; 5) không uống rượu.
  1. Không sát sanh: Tất cả chúng ta ai sống rồi, cũng chết. Không ai có thể sống mãi mãi được. Vì thế, những ngày chúng ta còn sống chung với nhau, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Giết người và vật không giúp cho chúng ta mạnh khỏe hơn, sống lâu hơn và sống hoài không chết. Chúng ta không thể hạnh phúc được, trong khi chúng sanh khác đau khổ, bị giết chết. Vì thế, chúng ta lợi dụng lúc sống để thể hiện lòng từ bi với nhau và bảo vệ sự sống. Do đó, đức Phật dạy không sát sanh.
          Không sát sanh là không tự giết, bảo người giết và thấy người giết con người và loài vật, mà sanh tâm vui mừng. Vì con người và loài vật đều có sự sống, tình cảm, cảm giác khổ, vui .v.v. Chỉ có điều loài vật không nói được, không đi học được và không có lý trí cao như con người. Nói chung, con người và con vật đều có tâm thức hay nói cách khác là linh hồn. Tội sát sanh sẽ bị ngồi tù, đọa địa ngục và bị thù hận.
2)      Không trộm cắp: là không tự mình trộm cắp,không bảo người trộm cắp và thấy người trộm cắp, mà sanh tâm vui mừng. Tội trộm cắp bị ngồi tù và quả báo nghèo nàn, làm nô lệ.
  1. Không tà dâm: là không được có nhiều vợ, nhiều chồng, để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
  1. Không nói dối: *Nói dối có 4 cách. 1. Chuyện có nói không, chuyện không nói có; 2. Nói lưỡi đôi chiều là qua người nầy nói xấu người kia, qua người kia nói xấu người nầy; 3. Nói ác khẩu là chửi rủa người; 4. Nói ỷ ngữ là nói ngon ngọt lừa gạt người.
  2. Không uống rượu: là không được uống rượu và các chất say, sử dụng thuốc phiện, ma túy . . . Vì chất say làm con người không tỉnh táo và kích thích người có thể giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối và làm mất giống trí huệ .v.v.
Đức Phật dạy chúng sanh tu giữ những giới nầy là để ngăn ngừa làm việc ác. Giữ giới được là người đạo đức.
Phật tử tại gia là người có trách nhiệm hộ trì Tam Bảo.
 
30. Thế nào là Tam Bảo?
          Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng.
  • Đức Phật là một bậc giác ngộ chân lý của cuộc đời và chân tâm.
  • Pháp là lời dạy của đức Phật.
  • Tăng là một đoàn thể Tăng đoàn từ 4 vị trở lên, đang học và tu theo lời đức Phật dạy.
 
31. Thế nào là tu sĩ?
          Tu nghĩa là sửa đổi; sĩ là kẻ học hỏi. Tu sĩ là người học đạo đức và tu sửa nhân cách đạo đức của mình.
          Chúng ta biết rằng những người tu sĩ là người phát tâm học hỏi và tu sửa bản thân. Người tu sĩ có cái tốt, có cái xấu như mọi người, chứ không phải họ là người hoàn toàn tốt. Thông thường, những người tập tu là những người xấu, còn có đúng sai. Vì vậy mà họ mới lo tu sửa. Khi nào, họ tu học hoàn hảo rồi, thì họ gọi là Thánh nhân, Bồ Tát hay Phật. Còn những người không cần tu sửa, đa phần là những người đã tốt rồi.
 
32. Thế nào là người xuất gia?
          Mọi người đều có thể thành người xuất gia. Người xuất gia là người không có lập gia đình, rời khỏi gia đình vào Chùa tu học.
Người xuất gia học Phật pháp và tu giới, tu định và tu huệ. Người xuất gia có trách nhiệm là thuyết pháp cho các Phật tử.
 
33. Tại sao người xuất gia phải cạo đầu và mặc y áo?
          Người xuất gia là người tu học đạo xuất thế. Cho nên, cạo đầu, mặc y phục là để khác người đời. Đây là hình thức của người tu đạo.
 
34. Tại sao chư Tăng đi khất thực?
          Chư Tăng đi khất thực là để cho mọi người bố thí tạo phước và kết thiện duyên với Chư Tăng. Đồng thời, Chư Tăng tụng Kinh cầu nguyện phước báo cho người tín thí trước khi ăn.
 
35. Thế nào tu thành người đạo đức?
          Đức Phật dạy rằng ai giữ được 5 giới cấm, thì họ là con người đạo đức. Khi chết họ không bị rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kiếp sau, họ sanh làm người trở lại.
*5 giới cấm gồm: 1) Không sát sanh; 2) không gian tham trộm cắp; 3) không tà dâm; 4) không nói dối; 5) không uống rượu.
 
36. Thế nào tu thành chư thiên?
          Đức Phật dạy rằng ai giữ được 10 giới cấm và tu tập pháp bố thí. Sau khi chết, họ sẽ sanh làm người trời ở cõi trời dục giới.
          *10 giới gồm:
  • Thân có 3 giới: 1) Không sát sanh; 2) Không trộm cắp; 3) Không tà dâm.
  • Miệng có 4 giới: 4) Không nói dối; 5) Không nói lưỡi đôi chiều; 6) Không lời hung ác; 7) Không nói ỷ ngữ.
  • Ý có 3 giới: 8) Không tham lam; 9) Không sân hận; 10) Không si mê.
 
37. Niết bàn là gì?
        Niết bàn là vô sanh, tịch tịnh. Vô sanh là không còn sanh tử luân hồi. Tịch tịnh là trạng thái thanh tịnh của tâm. Niết bàn là quả chứng của bậc A La Hán.
 
38. Thế nào là bậc Thánh Thanh Văn?
38.1. Thế nào là Thánh Thanh Văn:
- Thánh Thanh Văn là người không sát sanh, giết người và vật, không trộm cướp, không tham ái, không hành dâm, không nói dối và không uống rượu .v.v. không phạm luật quốc gia (không phạm pháp).
- Thánh Thanh Văn  là người không phiền não, khổ đau.
- Thánh Thanh Văn là người không tham lam, sân hận, si mê, không giận hờn, thương, ghét, ích kỷ, ganh tỵ, gian dối, bỏn xẻn .v.v.
- Thánh Thanh Văn là người giác ngộ chân lý.
- Thánh Thanh Văn là người tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh.
- Thánh Thanh Văn là người xuất thế, là bậc vô sanh. Họ muốn sống hay chết tùy ý.
- Thánh Thanh Văn  là người đã đạt được Niết Bàn (Niết bàn là trạng thái thanh tịnh của chân tâm).
38.2. Có mấy bậc Thánh Thanh Văn:
Bậc Thánh Thanh Văn gồm có 4 bậc: 1) Tu Đà Hoàn; 2) Tư Đà Hàm; 3) A Na Hàm; 4) A La Hán.
38.3. Thánh Thanh Văn tu nhân gì?
Những bậc Thánh Thanh Văn tu tập pháp môn: Tu giới, tu định và tu huệ.
*Tu giới: là đoạn trừ tất cả điều ác, dứt trừ nghiệp nhân sanh tử luân hồi.
*Tu định: là thanh tịnh hóa tâm.
* Tu huệ: là diệt trừ vô minh, phiền não, khổ đau, tham, sân, si, .v.v.
        Những hành giả chứng quả bậc Thánh Thanh Văn đều có lục thông như: 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý),  4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
 
39. Thế nào là bậc Bồ Tát?
39.1. Thế nào là bậc Bồ Tát?
Bồ Tát nghĩa là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề là giác ngộ, đại đạo tâm; Tát Đỏa là chúng sanh hữu tình. Chúng sanh hữu tình phát đại đạo tâm là Bồ Đề Tát Đỏa, gọi tắt là Bồ Tát.
    - Bồ Tát và Thánh Thanh Văn đều là những bậc giác ngộ, giải thoát sanh tử luân hồi, .v.v. như nhau. Tuy nhiên, các vị Thánh Thanh Văn đi theo con đường xuất thế, ra khỏi luân hồi, không muốn trở lại Tà Bà nữa. Còn Bồ Tát phát nguyện đại bi tâm nhập thế, xuống cõi Ta Bà thực hành Bồ Tát đạo hóa độ chúng sanh.
39.2. Có mấy bậc Bồ Tát?
Bồ Tát có 52 quả vị: thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác và diệu giác. Tại sao có nhiều quả vị như vậy? vì các bậc Bồ Tát trí huệ, thần thông khác nhau.
39.3. Bồ Tát tu nhân gì?
        Bồ Tát tu nhân phát Bồ Đề tâm, tu bồ đề tâm và hành bồ đề tâm.
*Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm thành Phật và phát đại bi tâm độ tất cả chúng sanh.
*Tu Bồ Đề Tâm là tu lục độ ba la mật. Lục độ Ba La mật (là 6 phương pháp để đưa chúng sanh qua bờ giác gồm: 1) Bố thí; 2) Trì giới; 3) Nhẫn nhục; 4) Tinh tấn; 5) Thiền định; 6) Trí huệ.
1) Bố thí: là diệt tâm tham lam; lợi ích chúng sanh.
2) Trì giới: là diệt trừ tất cả điều ác.
3) Nhẫn nhục: là diệt tâm sân hận; nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi.
4) Tinh tấn: là diệt tâm lười biếng.
5) Thiền định: là diệt tâm tán loạn; ngược lại để định tâm và thanh tịnh tâm.
6) Trí huệ: là diệt trừ tâm vô minh; phát triển trí huệ.
*Hành Bồ Đề Tâm là thực hành Bồ Tát đạo hay nói cách khác là thực hành đại bi tâm cứu độ tất cả chúng sanh.
 
40. Thế nào là vị Phật?
          Đức Phật là người tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
*Tự giác: Ngài tự giác ngộ viên mãn.
*Giác tha: Ngài đã thực hành Bồ Tát đạo hóa độ chúng sanh viên mãn.
*Giác hạnh viên mãn: hai điều tự giác và giác tha đã thành tựu.
 
III. Kết luận
Ở đời có nhiều thú vui, khoái lạc, mà có thể làm cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Vì lẽ đó, con người mãi đam mê chạy theo để đạt được hết tất cả những hạnh phúc nói trên, cho đến khi nào người ta cảm thấy thân nầy không còn hoạt động được nữa, thì mới thôi. Vì lẽ đó mới nói: “Cuộc đời là cõi mê”. Khi thân nầy tan rã mất đi, thì những cảm giác vui, buồn, khoái lạc, sung sướng, hạnh phúc, .v.v. đều theo đó tan biến và lúc đó tâm ham muốn khởi lên quyến luyến, nuối tiếc cái hạnh phúc nói trên, rồi đau khổ sẽ từ đấy phát sanh. Ôi! Hạnh phúc chỉ có tạm bợ, mà khổ đau thì thật sự triền miên!
Hạnh phúc không tự nhiên đến với mọi người. Do đó, mọi người ai cũng đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc có được từ bên ngoài qua ai đó, vật chất nào đó, hay qua cảm giác nào đó, .v.v. nó lại không có tồn tại hoài mãi. Do vậy, cái hạnh phúc nào, mà chúng ta cảm thấy vui sướng nhất, khi nó mất đi, thì chính cái hạnh phúc đó làm chúng ta đau khổ nhất và chính nó sẽ giết chúng ta chết một ngày nào đó. Đức Phật chỉ chúng ta đi tìm cái chân hạnh phúc, nó không lệ thuộc vào ai, hay lệ thuộc vào cảnh bên ngoài. Cái chân hạnh phúc đó không đâu xa; đó chính ở trong ta. Mặc dù, chân hạnh phúc có sẵn trong ta, nhưng không phải chúng ta muốn là nó đến, mà chúng ta phải tạo ra, hay nói cách khác là chúng ta phải tu tập. Đức Phật dạy rằng:
1) Không làm việc ác
2) Làm việc thiện
3) Thanh tịnh hóa tâm mình.
Khi tâm thanh tịnh, thì không còn phiền não, khổ đau nữa. Cái hạnh phúc nầy mới bền lâu. “Nếu sống an lạc, thì chết bình an”.
 
Chùa Phật Linh ngày 01/09/2015
Thích Hạnh Định
   
Chùa Phật Linh
 
Trụ trì: Đại đức Thích Hạnh Định
Biên soạn
ĐC: 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa
Thị xã Phú Mỹ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: 0254 – 3891583
Email: thichhanhdinh@yahoo.com
Website: www.chuaphatlinh.com
Facebook: Chùa Phật Linh
 
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát

KINH SÁCH ẤN TỐNG
 
  1. Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày
  2. Nghi Thức Cầu An và Cầu Siêu
  3. Nghi Thức Siêu Độ Vong Linh – Tam Thời Hệ Niệm
  4. Tổ Chức Sinh Hoạt Tự Viện
  5. Organization in Monastery
  6. Thế Nào Đạo Phật
  7. What is Buddhism?
  8. Pháp Môn Tịnh Độ
  9. Nhân Tu Hành Của Chư Phật
  10. Buddha`s Cultivation
  11. Phật Pháp Vấn Đáp Căn Bản
  12. Buddha Dharma Conversation
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây