NGHIỆP LÀ CHỦ TỂ PHẢI KHÔNG?

Thứ sáu - 04/01/2019 00:13 Đã xem: 2159
NGHIỆP LÀ CHỦ TỂ PHẢI KHÔNG?
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi Thầy. Có người nói rằng người chết rồi, họ sẽ theo nghiệp của họ. Không cần cầu siêu. Vậy, nghiệp có phải là chủ tể không?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Quý Phật tử!
Trước khi trả lời vấn đề trên, thì chúng ta tìm hiểu nghiệp nghĩa là gì?
        Nghiệp dịch từ tiếng Sanrits là Karma. Nghiệp – Karma là cái tên gọi, chỉ hành động tạo tác của thân, khẩu và ý hay nói cách khác là chỉ sự hoạt động của thân, khẩu và ý.
NGHIỆP LÀ CHỦ TỂ PHẢI KHÔNG?
 
Hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi Thầy. Có người nói rằng người chết rồi, họ sẽ theo nghiệp của họ. Không cần cầu siêu. Vậy, nghiệp có phải là chủ tể không?
Trả lời:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Quý Phật tử!
Trước khi trả lời vấn đề trên, thì chúng ta tìm hiểu nghiệp nghĩa là gì?
        Nghiệp dịch từ tiếng Sanrits là Karma. Nghiệp – Karma là cái tên gọi, chỉ hành động tạo tác của thân, khẩu và ý hay nói cách khác là chỉ sự hoạt động của thân, khẩu và ý.
Ví dụ:
*Khẩu nói những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
*Thân làm những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
*Ý suy nghĩ những điều thiện, gọi là nghiệp thiện.
Ngược lại
*Khẩu nói những điều ác, gọi là nghiệp ác.
Vậy nghiệp thiện, nghiệp ác tùy thuộc vào hành động tạo tác của thân, khẩu và ý.
Ví như anh A giết người B. Vậy là anh A đã tạo nghiệp ác. Cảnh sát sẽ bắt anh A ra tòa án xử tội. Ông quan tòa sẽ căn cứ vào nghiệp nhân ác của anh A để xử tội anh A ngồi tù bao nhiêu năm.
Giết người là nghiệp nhân ác; ngồi tù là nghiệp quả ác.
Nếu anh A chết đi. Ông Diêm Vương cũng căn cứ vào nghiệp nhân thiện ác của anh A để xử cho anh A chịu nghiệp quả thiện ác.
Qua đó, chúng ta thấy Nghiệp là cái tên, chứ không phải là chủ tể. Vậy, nếu bạn chết rồi, bạn có muốn theo cái tên nghiệp không?
Nếu Nghiệp là chủ tể, thì nó có thể xử tội và lôi kẻ ác vào trong nhà tù mà không cần cảnh sát và ông tòa án. Nhưng nghiệp chỉ là cái tên. Ở trên trần gian nầy, có bao giờ quý vị thấy những kẻ ác nào tự động định tội của họ và đi vào nhà tù không?
Nếu Nghiệp là chủ tể, thì nó có thể xử tội và lôi kẻ ác xuống địa ngục, không cần ông Diêm Vương xét xử. Nhưng nghiệp chỉ là cái tên gọi, không phải là chủ tể. Quý vị có thấy kẻ ác nào tự định tội của họ và đi xuống địa ngục không?
Do đó, người nói rằng người ta chết theo cái tên nghiệp là đúng không?
Đức Phật dạy rằng người tạo nghiệp ác, thì nghiệp ác nầy là nhân hay còn gọi là nghiệp nhân ác. Nghiệp nhân ác nầy sẽ đưa đến nghiệp quả ác. Ngược lại, người tạo nghiệp nhân thiện, thì họ sẽ được nghiệp quả thiện. Ví như cây nghiên vực thẩm, thì khi cây ngã chắc xuống vực thẳm.
Nếu như có người si mê làm ác; nay họ giác ngộ hướng thiện và làm thiện. Họ bỏ ác làm thiện có được không? Có tốt không?
  • Những vị hành giả tu thiền định hay thiền quán, họ không chứng được quả A La Hán hay Bồ Tát. Họ có thoát luân hồi không? không. Chắc chắn họ đều phải luân hồi tiếp tục.
  • Nếu người thân của quý vị không giữ thập thiện giới và làm phước, thì họ chắc chắn không sanh về cõi trời dục giới được.
  • Nếu người đó lúc sanh tiền làm cực ác, thì chắc chắn ông Diêm Vương sẽ giam giữ họ ở dưới địa ngục.
  • Con người mất thân nầy, chuyển thành con ma, sống trong thế giới vô hình. Quý vị có thể gọi con ma là cô hồn hay ngạ quỹ tùy ý.
Nếu cha mẹ của quý vị mất, thì bạn làm gì? Quý vị sẽ ngồi thiền hay tụng Kinh?
Quý vị có muốn người thân của mình theo cái tên nghiệp hay không?
Nếu quý vị biết cha mẹ của quý vị chưa đủ phước đi đầu thai, mà họ vẫn còn trong thế giới vô hình, thì quý vị làm sao? Quý vị có mặc kệ cho cha mẹ của mình theo cái tên nghiệp và lẫn thẫn trong thế giới vô hình hay không?
        Đức Phật không có nói để Ta ngồi thiền và rãi tâm từ là các vị giác ngộ. Không. Đức Phật phải thuyết pháp giác ngộ chúng sanh và hướng dẫn tu hành. Như vậy lời dạy của đức Phật là để thức tỉnh và giải khổ cho chúng sanh. Cho nên, người sống nghe Kinh thức tỉnh, hết khổ và được an. Vậy, đó gọi là cầu an hay gọi là độ sanh.
        Người sống và người chết khác nhau ở chổ là người sống có thân vật chất; còn người chết không có thân vật chất. Nhưng người sống và người chết đều giống nhau ở chổ có tâm thức, biết vui, biết buồn; biết giận hờn, thương ghét, .v.v.
        Nếu người mất nghe Kinh Phật giác ngộ, bớt khổ và được an lành, thì đó là độ tử hay nói cách khác là cầu siêu.
        Cha mẹ của quý vị khi mất được trợ duyên khai thị lời đức Phật dạy, nghe Kinh, niệm Phật, quy y Tam Bảo, .v.v. nhất là quý vị thỉnh chư Phật và Bồ Tát hóa độ trong thế giới vô hình. Vậy thì có tội gì không? Vậy có tốt không?
Vì lẽ đó, cha mẹ của quý vị mất; quý vị có nên đọc Kinh Phật cho cha mẹ mình nghe không? Hay là quý vị để cho cha mẹ của mình theo cái tên nghiệp? Tại sao cha mẹ của quý vị là con của chư Phật, mà quý vị không hướng cha mẹ theo chư Phật, mà quý vị lại để cho cha mẹ của quý vị theo cái tên nghiệp?
Nếu quý vị tham thiết để cho cha mẹ hướng theo cái tên nghiệp, thì quý vị không xứng đáng là Phật tử.
        Chúng ta nên học hạnh hiếu của Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây