PHẬT LỊCH VÀ TÂY LỊCH

Thứ bảy - 22/06/2024 15:58 Đã xem: 297
PHẬT LỊCH VÀ TÂY LỊCH Hỏi:         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!         Kính bạch Thầy!         Trong thư mời Phật đản có ghi đại lễ Phật đản Vesak là thứ 2648, Phật lịch 2568. Con xin hỏi là Phật lịch và tây lịch tính như thế nào? Xin thầy giải thích cho mọi người cùng biết. Xin cám ơn.
PHẬT LỊCH VÀ TÂY LỊCH
 
Hỏi:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính bạch Thầy!
         Trong thư mời Phật đản có ghi đại lễ Phật đản Vesak là thứ 2648, Phật lịch 2568. Con xin hỏi là Phật lịch và tây lịch tính như thế nào? Xin thầy giải thích cho mọi người cùng biết. Xin cám ơn.
Trã lời:
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
         Kính thưa quý vị!
         Trước tiên, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã đưa câu hỏi nầy. Vào thập niên 60, Đại Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới tại nước Tích Lan thống nhất dùng ngày Phật đản sanh là Vesak. Vesak nghĩa là ngày Tam Hợp. Tam Hợp là 3 ngày quan trọng là ngày Đức Phật đản sanh, ngày Đức Phật thành đạo, ngày Đức Phật nhập niết bàn đều là vào ngày trăng tròn.
+ Âm lịch là người Á Đông tính sự vận hành của mặt trăng đi xung quang trái đất 1 vòng là 1 tháng, khoảng 30 ngày.
+ Tây lịch là người tây phương tính sự vận hành của trái đất đi xung quanh mặt trời một vòng là 1 năm, 365 ngày
+ Phật lịch là người ta tính từ năm Đức Phật nhập niết bàn. Đức Phật nhập niết bàn vào ngày 15.02 ÂL năm 544 trước tây lịch (trước công nguyên). Vậy, chúng ta lấy năm 544 cộng cho tây lịch 2024 bằng 2568 năm. Đó là Phật lịch 2568
+ Ngày đại lễ Phật đản (Buddha Vesak) lần thứ 2648 vì sao? Đức Phật sanh ra vào ngày 15.04 ÂL năm 624 trước tây lịch (trước công nguyên). Do đó, chúng ta lấy năm 624 cộng cho 2024 thành ra 2648. Đây là kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh lần thứ 2648.
Chú ý: Quý vị nên nhớ là lịch sử của Đức Phật luôn luôn dùng ngày, tháng là âm lịch và năm là dương lịch. Xin cám ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh

Kính thưa quý Phật tử xa gần! Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái Chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây