Bệnh từ đâu ra?

Thứ bảy - 08/10/2016 19:40 Đã xem: 5395
Đức Phật dạy:“Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”.“ Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”.+ Bệnh từ miệng vào:
Bệnh từ đâu ra
Bệnh từ đâu ra
Đức Phật dạy:
“Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”.
“ Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”.
+ Bệnh từ miệng vào:
Thân thể con người có nhiều bệnh. Bệnh là do một phần từ ăn uống vào thân thể. Do đó, bệnh có nhiều lý do, nhưng căn bản là:
– Vi trùng vào qua hơi thở.
– Vi trùng vào qua thức ăn không vệ sinh.
– Ăn, uống nhiều hóa chất.
– Do ăn quá nhiều máu, thịt của xúc sanh bị bệnh .v.v.
Chúng ta đã ăn máu thịt của chúng sanh nhiều đời nhiều kiếp, chứ không phải chỉ kiếp nầy. Nào là con gà, con vịt, con heo, con bò, con cá, con cua, rất là nhiều loài xúc sanh . . . Như vậy là bao tử của chúng ta là nghĩa địa chôn chúng sanh các loài. Do đó, vô tình chúng ta tạo nghiệp sát sanh một cách gián tiếp. Nghiệp sát nầy là oan gia của chúng ta trong hiện tại và tương lai. Bệnh từ đây mà ra. Muốn cho thân thể con người được khỏe mạnh, sống thọ, thì chúng ta phải:
– Tập thể dục. ví dụ như chạy bộ, bơi lội, . v.v.
– Không uống nhiều thứ nước có pha hóa chất.
– Không ăn thức ăn có hóa chất để lâu.
– Hạn chế ăn máu thịt chúng sanh, hay nói cách khác là nên ăn chay .
– Thỉnh thoảng thanh lọc cơ thể qua nước ấm, hoặc thuốc nam và thuốc bắc.
– Thỉnh thoảng xông hơi để khai thông kinh mạch.
– Thường xuyên khám bệnh định kỳ.
Những phương pháp nầy là phòng bệnh tạm thời cho chúng ta thôi. Chứ thân thể con người già nua theo thời gian và sức khỏe cũng theo đó mà suy dần. Khi cơ thể già yếu không hoạt động nỗi, thì thân sanh ra bệnh tật, và bệnh là nguyên nhân đưa đến cái chết. Chết là kết thúc kiếp nhân sinh. Không có đấng thiêng liêng nào có thể giúp chúng ta không già, không bệnh và không chết được. Đức Phật dạy rằng đó là nguyên lý chung của sự “thành, trụ, hoại, không; sanh, trụ, dị, diệt”. Nghĩa là con người sanh ra, rồi hình thành, kế đến là biến đổi, sau đó là tiêu diệt. Vì thân tứ đại (bao gồm đất, nước, gió, lửa) là thân giả tạm, nên không bền chắc trường tồn mãi mãi được. Đây là sự thật. Từ người phàm phu cho đến thánh hiền đều do nhân duyên sanh ra và cũng đều theo nhân duyên diệt. Biết như thế, chúng ta phải lợi dụng thân giả tạm nầy tu tập phúc thiện.
Điều phúc thiện đầu tiên là không gì khác hơn là đoạn trừ tất cả điều ác. Đó là sát sanh. + Họa từ miệng ra:
Khi chúng ta nói ra từ cái miệng. Đây là nhân. Người ta nghe và hiểu được lời nói của chúng ta. Đây là quả. Vì thế, lời nói có tác dụng nhân quả. Do đó, lời nói rất quan trọng trong đời sống hằng ngày.
– Lời nói có thể làm cho người ta thương, lời nói có thể làm cho người ta ghét.
– Lời nói có thể làm cho hòa bình; lời nói có thể làm cho chiến tranh giặc giả.
– Lời nói có thể giúp người hướng thiện; lời nói có thể làm cho người ta tà kiến, làm ác.
Do vậy, đức Phật dạy con người bốn điều tu khẩu nghiệp thanh tịnh:
1) Không nói dối. Phải nói chân thật. Nếu nói dối là vì cứu người và lợi ích chúng sanh thì được.
2) Không nói ác khẩu, chửi rủa, trù ẻo cho người chết đi. Ngược lại phải nói ái ngữ.
3) Không nói ngon ngọt dụ dỗ, lừa gạt người khác.
4) Không có qua người nầy nói xấu người kia, qua người kia nói xấu người nầy để cho hai bên đánh nhau.
Nếu ai làm được những điều nầy, thì đây là sự cầu an thiết thực và giúp cho khẩu nghiệp được thanh tịnh, nhân phẩm tốt. Ngược lại, ai vi phạm những điều trên, thì họ sẽ mang quả báo xấu vào thân, nên mới nói “Họa từ miệng ra”.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây