ĐỊA NGỤC LÀ THẾ NÀO?

Thứ bảy - 03/06/2017 06:35 Đã xem: 3680
ĐỊA NGỤC LÀ THẾ NÀO?
Hỏi:
Có người hỏi thế nào là địa ngục?
Trả lời :
Định nghĩa: Người đời quan niệm địa ngục là nơi giam cầm và trừng phạt tội nhân.
ĐỊA NGỤC LÀ THẾ NÀO?
Hỏi:
Có người hỏi thế nào là địa ngục?
Trả lời :
Định nghĩa: Người đời quan niệm địa ngục là nơi giam cầm và trừng phạt tội nhân.
  1. Trong xã hội, những người vi phạm luật pháp quốc gia, thì họ sẽ bị chính quyền bắt và đưa ra tòa án để xử tội. Sau khi kết tội, họ sẽ được đưa vào nhà tù để chịu tội. Nhà tù là nơi hình phạt tội nhân. Do đó, nhà tù là địa ngục trần gian.
  2. Theo quan niệm thế gian, những người làm ác giết người, cướp của, . . . sau khi chết đi, họ bị quỹ thần bắt đem về ông Diêm Vương xử tội và đưa vào địa ngục. Nếu họ là kẻ đại ác thì họ bị giam cầm đời đời, kiếp kiếp ở dưới địa ngục. Địa ngục nầy ở đâu, không ai rõ.
  3. Người ở dương gian còn gọi là hữu hình. Vì người ở dương gian có thân người ( Thân tứ đại ). Nhưng khi con người chết, nghĩa là thân này mất đi, thì con người chỉ còn lại tâm thức ( hay còn gọi là linh hồn ). Do đó, người ta gọi người mất là con ma. Con ma vẫn sống và hoạt động trong thế giới vô hình, hay gọi là âm cảnh. Âm cảnh là cảnh giới u mê, đen tối. Cảnh u mê đen tối nầy cũng chính là địa ngục. Như vậy, con người sau khi chết đi đều rơi vào thế giới vô hình ( Âm cảnh ) hay nói cách khác là địa ngục. Trừ những bậc Thánh giải thoát.
Trong giáo lý đạo Phật, người sau khi chết thì họ sẽ rơi vào trạng thái trung ấm thân ( hay còn gọi là thân trung ấm ), nghĩa là trạng thái của tâm thức trong thế giới vô hình sau khi chết và trước khi chuyển sanh làm trời, người, súc sanh, . . . Nếu họ có nhân duyên đi chuyển kiếp thì thôi; còn nếu họ không đủ nhân duyên đi chuyển kiếp, thì họ vẫn hoạt động trong thế giới vô hình ( Âm cảnh ).
  1. Người ở dương gian sống là để hưởng thụ những gì họ muốn như ăn uống, mặc đẹp, tiền tài, danh vọng và tình cảm, .v.v. Người thụ hưởng được như ý muốn thì hạnh phúc; người không hưởng được coi như khổ đau. Tuy nhiên, cõi đời không ngừng chiến tranh tàn sát như người giết người, người giết vật; cướp dựt, chính quyền bất chính, gia đình ly tán, sống trong mù tối, tật nguyền .v.v. những cảnh khổ đau như vậy cũng gọi là địa ngục trần gian.
  2. Người ở dương gian sống buồn khổ, phiền não, sân hận, tham lam, ganh tỵ, .v.v. là vì tâm của họ không sáng; tâm của họ u mê, đen tối. Tâm đen tối đó cũng là địa ngục. Vậy, địa ngục không đâu xa, địa ngục ở quanh ta và địa ngục ở trong ta.
  • Đức Phật dạy:
  1. Có người sanh ra được hưởng phước giàu sang, phú quý.
  2. Có người sanh ra chịu quả báo nghèo nàn, ngu dốt, tật nguyền, đui, mù, câm, .v.v.
  3. Có người sanh ra làm từ thiện, lợi ích chúng sanh.
  4. Có người sanh ra lo học hành, trao dồi kiến thức.
  5. Có người sanh ra lo tu hành giải thoát.
Vậy, bạn muốn làm người nào? Chẳng lẻ, chúng ta sống chỉ biết ăn uống và chờ ngày chết thì uổng một kiếp nhân sinh.
A DI ĐÀ PHẬT!

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây