BỐ THÍ CỦA PHÀM PHU VÀ BỐ THÍ CỦA BỒ TÁT

Thứ bảy - 03/06/2017 17:32 Đã xem: 3554
BỐ THÍ CỦA PHÀM PHU VÀ
BỐ THÍ CỦA BỒ TÁT
 
I - Thế nào là bố thí của phàm phu?
          Người đời biết bỏ ác và làm thiện là người cao quý. Hầu như, đa phần những vị thí chủ đều hiểu rằng việc làm bố thí là không uổng phí. Vì họ hiểu và tin nhân quả. Nên họ bố thí hôm nay là họ sẽ được nhiều phước báu trong hiện tại và tương lai.
BỐ THÍ CỦA PHÀM PHU VÀ
BỐ THÍ CỦA BỒ TÁT
 
I - Thế nào là bố thí của phàm phu?
          Người đời biết bỏ ác và làm thiện là người cao quý. Hầu như, đa phần những vị thí chủ đều hiểu rằng việc làm bố thí là không uổng phí. Vì họ hiểu và tin nhân quả. Nên họ bố thí hôm nay là họ sẽ được nhiều phước báu trong hiện tại và tương lai.
  1. Tuy nhiên, người ta đa phần bố thí là để cầu phước báu và hưởng phước. Do vì, họ muốn hưởng phước ở cõi người và cõi trời, thì họ phải thọ thân phàm phu và thân chư thiên. Để được như vậy, họ phải luân hồi sanh tử. Bố thí như vậy gọi là bố thí của phàm phu.
  2. Có người bố thí muốn được danh thơm, được mọi người khen ngợi việc làm phước của mình. Nếu mọi người khen ngợi thì vui; nếu mọi người không khen ngợi thì buồn. Bố thí như vậy không sanh an lạc, và ngược lại phát sanh buồn phiền, giận hờn và khổ đau . . .Việc bố thí nầy gọi là bố thí của phàm phu.
  3. Có người bố thí và giúp đỡ người khác. Người thí mong cầu người thọ thí biết ơn và trả ơn,  nhưng người thọ thí không trả ơn, mà còn nói xấu người thí. Người thí phát sanh giận hờn và oán trách. Người thí như vậy gọi là bố thí phàm phu.
  4. Có người bố thí muốn được mọi người tôn sùng mình, hoặc muốn mọi người thần thánh hóa mình là Thánh hay Bồ Tát. Việc bố thí nầy gọi là bố thí của phàm phu.
  5. Nếu chúng ta bố thí, thì chúng ta sẽ có phước, chứ chúng ta không thể nào thành Thánh được. Muốn thành Thánh, thì chúng ta phải tu hành sữa đổi con người của chính mình. Muốn được như vậy, chúng ta phải tu giới, tu định và tu huệ.
 
II Thế nào là bố thí của Bồ Tát?
  1. Bồ Tát bố thí không có mong cầu hưởng phước báo ở cõi người và cõi trời. Nếu Bồ Tát mong cầu hưởng phước, thì Bồ Tát sẽ phải đi luân hồi sanh tử. Bồ Tát đã làm phước; Bồ Tát không cầu phước, nhưng phước vẫn đến với Bồ Tát, không mất. Bồ Tát bố thí là cứu độ chúng sanh; Bồ Tát không mong cầu chúng sanh mang ơn, biết ơn và trả ơn Bồ Tát. Vì sao? Vì Chúng sanh khổ, nên Bồ Tát cứu khổ chúng sanh, chứ Bồ Tát đâu có khổ, thì chúng sanh làm sao cứu khổ Bồ Tát được mà mong cầu.
  2. Bồ Tát lấy việc bố thí làm phương pháp tu tập để diệt tâm tham lam. Cho nên, phương pháp nầy gọi là bố thí ba la mật.
  • “Ba la mật” nghĩa là gì?
  • “Ba la mật” nghĩa là qua bên kia bờ giác ngộ hay giải thoát khổ đau.
  • Như vậy, Bồ Tát tu bố thí ba la mật như thế nào?
  • Bồ Tát khi bố thí, thì Bồ Tát tu tập thiền quán 3 điều: 1) là quán không thấy mình bố thí; 2) là quán không thấy có người nhận thí; 3) Là quán không có vật thí.
  • Quán như vậy được lợi ích gì?
  1. Diệt lòng ham muốn tích trữ nhiều.
  2. Quán như vậy là để xã chấp ngã hay nói cách khác là quán mọi thứ đều là không ( Đây là phương pháp quán không). Do đó, có ai khen Bồ Tát, thì Bồ Tát an vui; nhưng ai đó chê và phỉ báng Bồ Tát, thì Bồ Tát vẫn an vui, giải thoát. Nếu hành giả bố thí theo phương pháp nói trên, thì hành giả đã thành tựu bố thí ba la mật. Bố thí như vậy gọi là bố thí của Bồ Tát.
  3. Bồ Tát tu tập bố thí ba la mật mục đích:
1) lợi ích chúng sanh;
2) vì từ bi lợi tế hay nói cách khác là phát triển lòng từ bi;
3) là thực hành con đường Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh trong sáu nẽo luân hồi. Bố thí như vậy gọi là bố thí của Bồ Tát.
Đức Phật dạy: “Nếu ai thực hành phương pháp bố thí bằng tâm Bồ Tát, thì vị đó chính là Bồ Tát”
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Quá Trình Xây Dựng Chùa Phật Linh

Kính thưa quý Phật tử xa gần! Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái Chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây