ĐI TU CÓ CẦN KIẾN THỨC PHỔ THÔNG KHÔNG?

Thứ bảy - 03/06/2017 06:37 Đã xem: 4498
ĐI TU CÓ CẦN KIẾN THỨC PHỔ THÔNG KHÔNG?
 
Hỏi:
Có người hỏi đi tu có cần kiến thức phổ thông hay không?
Trả lời:
Mô Phật! Cũng cần. Kiến thức phổ thông trung học như toán, lý, hóa, văn, sử, địa hoặc ngoại ngữ anh văn, . . . là kiến thức căn bản của người công dân trong xã hội. Nên chi, đi tu cũng cần phải học để mở mang kiến thức trong xã hội. Do đó, các vị tu sĩ khi đi thọ giới đều phải có bằng cấp trung học. Đó là quy định của Giáo Hội Phật Giáo. Trừ những trường hợp lớn tuổi hay bán thế xuất gia . . . Nhưng kiến thức phổ thông nầy chỉ là phụ. Đi tu là để học Phật pháp. Đây là điều chính yếu.
ĐI TU CÓ CẦN KIẾN THỨC PHỔ THÔNG KHÔNG?
 
Hỏi:
Có người hỏi đi tu có cần kiến thức phổ thông hay không?
Trả lời:
Mô Phật! Cũng cần. Kiến thức phổ thông trung học như toán, lý, hóa, văn, sử, địa hoặc ngoại ngữ anh văn, . . . là kiến thức căn bản của người công dân trong xã hội. Nên chi, đi tu cũng cần phải học để mở mang kiến thức trong xã hội. Do đó, các vị tu sĩ khi đi thọ giới đều phải có bằng cấp trung học. Đó là quy định của Giáo Hội Phật Giáo. Trừ những trường hợp lớn tuổi hay bán thế xuất gia . . . Nhưng kiến thức phổ thông nầy chỉ là phụ. Đi tu là để học Phật pháp. Đây là điều chính yếu.
Hỏi:
Có người đi tu học lên đại học, học thạc sĩ, tiến sĩ, và có trình độ nhiều ngôn ngữ. Sao có người đi tu không đủ trình độ đại học, ngay cả trung học cũng không?
Trả lời:
Nếu có người có nhân duyên học lên đại học là tốt. Nhưng chúng ta không thể lấy kiến thức thế gian  mà  đặt vấn đề học đạo và tu đạo. Học đạo và tu đạo là học tu sữa bản thân, xây dựng nền tảng đạo đức con người và phát triển đời sống tinh thần. Người lên đại học là học về cái gì?
  1.  Nếu người học kỷ sư điện tử, thì sau nầy thành thợ sữa tivi
  2.  Nếu người học kỷ sư xây dựng, thì sau nầy thành thợ xây cất nhà.
  3. Nếu người học nha sĩ, thì sau nầy thành vị nha sĩ khám răng.
  4.  Nếu người học y khoa, thì sau nầy thành vị bác sĩ khám bệnh nhân.
  5.  Nếu người học tiến sĩ hóa học, thì sau nầy thành giáo sư hóa học, .v.v.
Những kiến thức nói trên là kiến thức thế gian, có thể giúp cho người ta có cái nghề nghiệp, mục đích là để kiếm tiền nuôi bản thân. Như vậy, kiến thức thế gian không liên can gì đến đời sống tâm linh cả. Vì vậy, việc tu sữa đạo đức con người không giới hạn, phân biệt giữa người có kiến thức thế gian và người không có kiến thức; giữa người giàu và người nghèo; người thiện và người ác;  giữa người khỏe và người tàn tật .v.v.
Hỏi:
          Những tu sĩ của đạo khác đều phải học đại học rồi mới được làm lãnh đạo tôn giáo. Vậy, tu sĩ Phật giáo chẳng lẻ không cần học đại học, thì đâu xứng đáng là người lãnh đạo tôn giáo?
Trả lời:
          Bạn nói rằng tu sĩ của đạo khác phải học đại học thì mới được làm lãnh đạo tôn giáo. Vậy, tôi xin hỏi là học cái gì ở đại học? Chương trình đó có liên can gì đến tu hành hay không? Nếu nói vị đó tu sĩ, thì họ tu như thế nào? Thường ngày họ mặc đồ tu hay đồ đời? Nếu mặc đồ đời, vậy có phải người tu sĩ  hay không? Nếu họ là tu sĩ thì họ có ăn thịt, uống rượu, hút thuốc và sống như người thế tục không? Đây là những điều căn bản mà người tu sĩ phải tập bỏ . . . để làm gương và hướng dẫn người khác.
          Tu sĩ Phật giáo có người học tu ở thiền viện hoặc học giáo trình ở trường Phật học như: học sơ cấp 2 năm, trung cấp 4 năm, cao cấp 4 năm; ở trường đại học Phật giáo: học cử nhân 4 năm, thạc sĩ 2 năm, và 3 đến 5 năm làm bằng tiến sĩ Phật học.
          Đức Phật không có dạy người ta thành người lãnh đạo tôn giáo, mà Ngài dạy người ta tự tu sữa bản thân, lãnh đạo chính mình và làm chủ chính mình, nhất là giác ngộ chân lý và giải thoát sanh tử luân hồi.
Hỏi:
Nói vậy kiến thức thế gian có giúp gì cho đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, giáo dục đạo đức con người và sau khi chết không?
Trả lời:
Kiến thức thế gian rất cần thiết cho người đời để có cái nghề nghiệp, địa vị và sự giao thương trong xã hội, có thể giúp cho xã hội con người phát triển khoa học kỷ thuật và đời sống vật chất. Vì đây là nhu cầu cuộc sống xã hội con người. Nhưng nó không liên can gì với đời sống tinh thần và tâm linh gì cả và nó đi ngược lại với đời sống tâm linh. Do đó, nhiều người có địa vị, danh thơm và kiến thức thế gian, nhưng họ vẫn tự tử chết. Và sau khi chết, kiến thức thế gian không còn sử dụng được nữa, vì không còn thân người để mưu sinh.
          Nếu người có kiến thức thế gian mà nghiên cứu làm vủ khí, bôm nguyên tử, bôm hóa học và những vủ khí giết người hàng loạt, thì người kiến thức thế gian đó có đạo đức không? Chắc chắn là không. Vậy, kiến thức thế gian có liên can đến xây dựng đạo đức con người không?
          Nếu người là tu sĩ thì họ phải biết tu sữa chính mình như đã nói ở trên. Đây mới là điều quan trọng.
Hỏi:
Vậy đi tu là quan trọng về phương diện nào?
Trả lời:
Đi tu là để học Phật pháp và tu tập bỏ ác, tu thiện, chuyển phàm thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.
          Đức Phật không có dạy con người làm ăn buôn bán, tổ chức xã hội, hoặc nghiên cứu khoa học kỷ thuật, .v.v. Việc học kiến thức thế gian là vấn đề cá nhân. Đức Phật chỉ dạy cho con người một chữ là “Tu”. Nghĩa là đức Phật dạy con người sửa đổi tư cách đạo đức của mỗi người và mục đích chính là thoát kiếp sanh tử luân hồi.
Người giàu, người có địa vị, người biết nhiều ngôn ngữ và kiến thức thế gian, .v.v. mà không biết sửa đổi  bản thân và không có tư cách đạo đức con người thì không được.
          Nếu người nghèo, không có kiến thức mà biết sửa đổi tâm tánh thì rất tốt.
Tóm lại: Đức Phật dạy con người đạo đức, sửa đổi tâm tánh, nên không phân biệt là người giàu hay nghèo; người trí thức hay không trí thức; người có địa vị hay không địa vị, người thiện hay ác . . .  Tất cả mọi người đều có khả năng sữa đổi chính mình. Đi tu quan trọng là học đạo ( Phật pháp ) và tu sửa con người của mỗi cá nhân.
 
 A DI ĐÀ PHẬT
 
         
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây